Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Từ đánh giá thực trạng tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỒNG THỊ VÂN ANH VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỒNG THỊ VÂN ANH VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Đình Tuấn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực. Thái Nguyên, năm 2017 Tác giả Đồng Thị Vân Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng các thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Trần Đình Tuấn - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức, viên chức UBND thành phố Sông Công, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và triển khai thu thập số liệu phục vụ luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2017 Tác giả Đồng Thị Vân Anh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ....................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 4 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH ................... 5 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình .......................................................................................... 5 1.1.1. Giới và giới tính ...................................................................................... 5 1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế gia đình ............................................................... 8 1.1.3. Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội ............................................ 10 1.1.4. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ............................. 12 1.1.5. Vai trò của Hội Phụ nữ trong thúc đẩy phụ nữ phát triển kinh tế gia đình ............................................................................................... 16 1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ........................................................................................ 18 1.2. Kinh nghiệm về nâng cao vai trò phụ nữ trong phát kinh tế gia đình của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 21
- iv 1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình của một số nước trên thế giới .................................................... 21 1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Việt Nam ............................................................................ 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công ....................................... 24 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26 2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................ 26 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 27 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 27 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 29 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30 2.3.4. Phương pháp phân tích đánh giá ........................................................... 30 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 30 2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ .................................. 30 2.4.2. Các chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ .......... 31 Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG .......... 32 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Sông Công....... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 45 3.2. Thực trạng vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế gia đình ............. 48 3.2.1. Khái quát thực trạng về vai trò của phụ nữ ở Thành phố Sông Công........ 48 3.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ điều tra ............................. 53 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Thành phố Sông Công .................................. 64
- v 3.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài .................................................. 64 3.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong .................................................. 68 3.4. Vai trò của Hội phụ nữ Thành phố Sông Công trong thúc đẩy phụ nữ phát triển kinh tế gia đình .................................................................. 69 3.5. Đánh giá chung về vai trò của phụ nữ Thành phố Sông Công trong phát triển kinh tế hộ gia đình .................................................................. 73 Chương 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ........ 76 4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công ..................................... 76 4.1.1. Quan điểm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công ......................................................... 76 4.1.2. Định hướng nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công ......................................................... 77 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công ..................................... 79 4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ .................. 79 4.2.2. Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ kết hợp với giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ ...................... 81 4.2.3. Nhóm giải pháp đối với Hội phụ nữ Thành phố Sông Công trong việc thúc đẩy phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ...................... 81 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CNVC Công nhân viên chức CTQG Chính trị quốc gia LHPN Liên hiệp Phụ nữ NXB Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn TP Thành phố TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số mẫu điều tra phân theo nhóm hộ gia đình ............................. 28 Bảng 2.2: Chọn mẫu điều tra hộ tại các điểm điều tra ................................ 29 Bảng 3.1: Dân số thành phố Sông Công phân theo giới tính giai đoạn 2011- 2015 .................................................................................. 42 Bảng 3.2: Dân số nữ Thành phố Sông Công phân theo đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2011- 2015 ............................................. 43 Bảng 3.3: Phân loại phụ nữ từ 18 tuổi của Thành phố Sông Công năm 2015 .... 48 Bảng 3.4: Trình độ học vấn của lao động nữ Thành phố Sông Công năm 2015 ..................................................................................... 50 Bảng 3.5: Thống kê kết quả đào tạo cho lao động nữ thành phố Sông Công năm 2016 ........................................................................... 52 Bảng 3.6: Thống kê ngành kinh tế của các hộ gia đình Thành phố Sông Công năm 2015 .................................................................. 53 Bảng 3.7: Mức sống của các hộ sản xuất nông nghiệp điều tra .................. 54 Bảng 3.8: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý, điều hành sản xuất trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ..................................................................................... 55 Bảng 3.9: Phân công lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 .............................................. 56 Bảng 3.10: Vai trò kiểm soát các nguồn lực và tài chính gia đình của phụ nữ trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ..................................................................................... 57 Bảng 3.11: Vai trò tạo ra thu nhập của phụ nữ trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ......................... 59 Bảng 3.12: Vai trò trong sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ........... 60
- viii Bảng 3.13: Vai trò kiểm soát các nguồn lực và tài chính gia đình của phụ nữ trong các hộ kinh doanh và hộ công nhân viên được điều tra ........................................................................................ 62 Bảng 3.14: Mức độ đóng góp của phụ nữ trong thu nhập của gia đình trong trong các hộ kinh doanh và hộ công nhân viên được điều tra ........................................................................................ 63 Bảng 3.15: Vai trò trong sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ trong các hộ kinh doanh và hộ công nhân viên Thành phố Sông Công, năm 2016 ..................................................................................... 63 Bảng 3.16: Kết quả thực hiện phong trào thi đua của phụ nữ Thành phố Sông Công, năm 2016 ................................................................. 66 Bảng 3.17: Kết quả thực hiện phong trào thi đua của phụ nữ thành phố Sông Công, năm 2016 ................................................................. 67
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Phân loại phụ nữ từ 18 tuổi của Thành phố Sông Công năm 2015................................................................................... 49 Biểu đồ 3.2. Vai trò kiểm soát các nguồn lực và tài chính gia đình của phụ nữ trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ......................................................................... 58 Biểu đồ 3.3. Mức độ đóng góp của phụ nữ trong thu nhập của gia đình trong các hộ sản xuất nông nghiệp Thành phố Sông Công, năm 2016 ................................................................................... 59 Hình: Hình 3.1. Vị trí địa lý Thành phố Sông Công ................................................32
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình và trong mọi hoạt động xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hoá dân gian của Việt Nam, ở bất cứ nơi nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của người phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Ngày nay ở các địa phương, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động quản lý và hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Sông Công là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Sông Công tiền thân là Thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở thị trấn Mỏ Chè, các xã Cải Đan, Tân Quang và Bá Xuyên của huyện Phổ Yên theo quyết định số 113/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi và 3 xã: Bá Xuyên, Cải Đan, Tân Quang. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; thành lập phường thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên; Theo số liệu
- 2 thống kê năm 2015, Thành phố có diện tích tự nhiên là 9.671,41 ha, dân số là 66.054 người, trong đó dân số thành thị là 47.179 người, nông thôn là 18.875 người, nam là 33.357 người và nữ là 32.697 người. Là thành phố trẻ vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động còn thấp và không ổn định. Thành phố Sông Công là một trong những địa phương trong tỉnh đang thu hút được đầu tư từ trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 3.959,5 tỷ đồng và giá trị sản xuất nông lâm nghiệp là 762,002 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Hội Phụ nữ thành phố Sông Công, năm 2015 Hội có 15.008 hộ gia đình hội viên, trong đó có 179 hộ là cán bộ quản lý, 5.138 hộ là gia đình nông nghiệp, 5.762 hộ là gia đình công nhân viên, 2.026 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ và 1.133 hộ là các đối tượng khác. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, phụ nữ ở Thành phố Sông Công đã có rất nhiều cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khó khăn, cản trở để người phụ nữ có thể đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình. Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho các cấp, hội phụ nữ là vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình hiện nay như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn để người phụ nữ có thể thực hiện được vai trò của mình? Những yếu tố tác động đến việc nâng cao vai trò của người phụ nữ như thế nào? Để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công cần thực hiện các giải pháp gì? Để có thể trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Từ đánh giá thực trạng tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình. - Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Sông Công trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Sông Công trong các điều kiện kinh tế khác nhau như hộ sản xuất nông lâm nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ và hộ công nhân viên chức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2014- 2016. Số liệu điều tra hộ gia đình được thực hiện trong năm 2016. - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình Thành phố Sông Công. Chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- 4 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu - Luâ ̣n văn hệ thống hoá mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế gia điǹ h, kinh tế địa phương nói riêng. Những kinh nghiê ̣m về vai trò của phụ nữ tham gia phát triể n kinh tế hộ gia đình của mô ̣t số quố c gia trên thế giới và ở mô ̣t số điạ phương trong nước. - Thông qua việc nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình tại Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên để đề xuất những giải pháp chung nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình và trong phát triển kinh tế địa phương. - Kế t quả nghiên cứu luâ ̣n văn là tài liệu cho các cơ quan chức năng của điạ phương, đặc biệt là Hội Phụ nữ Thành phố Sông Công tham khảo trong việc xây dựng chính sách về phụ nữ và đô ̣ng viên phụ nữ tham gia xây dựng kinh tế gia đình và phát triển kinh tế địa phương trong tiế n trình thực hiêṇ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế . Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho Hội Phụ nữ Thành phố Sông Công xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Thành phố. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình 1.1.1. Giới và giới tính 1.1.1.1. Khái niệm * Giới (Sexual): Là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng sinh học của nữ giới và nam giới trong tự nhiên. Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. [1] Khái niệm về “Giới” xuất hiện ban đầu tại các nước nói tiếng Anh vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Đến thập kỷ 80 thì nó xuất hiện tại Việt Nam. Giới là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Giới là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội. * Giới tính (Gender): Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trên cả khía cạnh sinh học và xã hội. Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và đã gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.[1] Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự nhiên, di truyền (Ví dụ: trong sự di truyền giống nòi, người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ giới, người nào có nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam giới). Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo
- 6 ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới. Các đặc trưng giới tính là kết quả của một quá trình tiến hoá rất lâu dài của loài người trong lịch sử. Do vậy, các biến đổi giới tính cũng đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian với những điều kiện và sự can thiệp rất đặc biệt. Sự khác nhau về giới tính không hàm chứa sự bất bình đẳng, tức là vị thế sinh học của nam và nữ là ngang nhau. 1.1.1.2. Đặc điểm của giới Giới có những đặc điểm cơ bản như sau: [4] - Không tự nhiên mà có - Học được từ gia đình và xã hội - Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền) - Có thể thay đổi được. (Ví Dụ: Phụ nữ có thể làm được những việc mà tưởng trừng chỉ có nam giới mới làm được và ngược lại: phụ nữ có thể làm Tổng thống, làm chủ tịch nước… còn nam giới có thể làm đầu bếp, thuê thùa may vá….) 1.1.1.3. Nguồn gốc và sự khác biệt về giới Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người, bảo đảm cho việc tái sản xuất con người và xã hội. Sự khác biệt về giới đã quy định thiên chức của họ trong gia đình và trong xã hội. Bắt đầu từ khi sinh ra là đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó là bé trai hay bé gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố mẹ. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình như bé trai thích đá bóng còn bé gái thích nhảy dây… Những tri thức xã hội cũng hướng theo sự khác biệt về giới khi trẻ lớn lên bắt đầu đi học. Chẳng hạn như nam giới được hướng theo những ngành kỹ thuật, phải có thể lực tốt và tư duy cao. Còn nữ giới có thể lực yếu hơn thường được hướng theo các ngành nữ công và những ngành cần có sự khéo
- 7 léo, tỉ mỉ…Tất cả các tác động vô tình hay hữu ý của xã hội đều làm tăng sự khác biệt về giới trong xã hội. Tuy nhiên, người ta lại thường lấy sự khác biệt về giới tính để giải thích sự khác biệt về giới. Phụ nữ thường được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác hơn nam giới. Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng về giới này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội và ít bị ràng buộc hơn bởi con cái, gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Để thay đổi quan hệ giới các đặc trưng của giới cần phải vượt qua những quan niệm cũ, tức là cần phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội về giới và quan hệ giới. Hơn nữa, nam - nữ lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận với cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn, tính chất và mức độ khác nhau để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, từ điều kiện và cơ hội đi học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với giới cũng có sự khác nhau. Sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân cơ bản gây nên bất bình đẳng trong xã hội. Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các nước đã dần đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ, kết quả là thực hiện các mục tiêu “Bình đẳng nam nữ” để giải phóng sức lao động và xây dựng củng cố thêm nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên mức độ bình đẳng đó tuỳ thuộc vào từng quốc gia và giảm dần theo chiều tăng của sự phát triển đối với mỗi nước trên thế giới.
- 8 1.1.1.3. Vai trò của giới Vai trò giới thể hiện ở ba loại hình: - Vai trò sản xuất: Được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. Là những công việc do phụ nữ và nam giới thực hiện nhằm tạo ra thu nhập hoặc để tự tiêu dùng. Chúng bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc tạo ra những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Ví dụ: Vai trò sản xuất của phụ nữ ở nông thôn bao gồm công việc trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, làm hàng thủ công… Vai trò sản xuất của phụ nữ ở thành thị bao gồm việc làm công ăn lương trong các cơ quan, xí nghiệp, làm thuê cho chủ tư nhân hoặc kinh doanh, buôn bán… - Vai trò tái sản xuất sức lao động: Bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: các công việc nội trợ, chăm sóc nuôi dạy con cái,… vai trò này hầu như là thuộc về phụ nữ. - Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng như: tham gia các hoạt động phụ nữ tại địa phương, các hoạt động y tế thôn bản, các dự án tại địa phương…[4] 1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế gia đình 1.1.2.1. Khái niệm hộ gia đình Có yếu tố chính thường được nói đến khi đưa ra khái niệm Hộ gia đình: - Có quan hệ huyết thống và hôn nhân - Cư trú chung - Có cơ sở kinh tế chung Gia đình là khái niệm dựa trên tiêu thức thứ nhất. Hai tiêu thức sau không nhất thiết phải có trong khái niệm gia đình. Bởi vì một số thành viên trong gia đình khi trưởng thành có thể tách ra cư trú và làm ăn ở nhiều nơi khác
- 9 nhau và có cơ sở kinh tế riêng. Tuy vậy, họ vẫn được coi là người trong một gia đình. Đối với khái niệm hộ gia đình có những quan niệm khác nhau. Theo một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ thì hộ được hiểu là: Tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những người có cùng huyết tộc và những người làm công - tức là lấy yếu tố thứ 2 làm chính. Khi nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số nước Châu Âu, Megree (1989) cho rằng: "Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung cùng một ngôi nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ". Về phương diện thống kê các nhà nghiên cứu Liên hiệp quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Tuy vậy, một số quan điểm khác lại chú trọng đến tính huyết thống trong khái niệm hộ. Đại diện cho quan điểm này là các giáo sư trường Đại học Lisbon khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ tại một số nước Châu Á cho rằng: "Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng". Đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân hoặc thân tộc. Vì vậy, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành một khái niệm chung là hộ gia đình. [9] 1.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm kinh tế gia đình Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Sự trường tồn của hình thức sản xuất này đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển - xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn