intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TIẾN LUẬT ĐÁNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG (PFES) TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ DUY BÁCH Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018 Ngƣời cam đoan Nguyễn Tiến Luật
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Duy Bách, cùng các thầy, cô giáo đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô. Tác giả Nguyễn Tiến Luật
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ .............................................................. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG ............................................................................................ 3 1.1. Khái niệm chung về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ............................. 3 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường rừng ..................................................... 3 1.1.2. Khái niệm dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng ................................. 3 1.1.3. Thiết lập hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................... 4 1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................ 4 1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ................. 8 1.2.1. Người được hưởng lợi phải trả tiền .......................................................... 8 1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả dịch vụ môi trường rừng............................................ 9 1.3. Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng .......................... 12 1.3.1. Căn cứ xây dựng chính sách ................................................................... 12 1.4.2. Nội dung cơ bản chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ............... 19 1.5. Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai ......................... 21 1.5.1. Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La ............... 21 1.5.2. Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng ......... 23 1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bảo Yên .......................................... 24 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 25
  5. iv 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 25 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 25 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 25 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 25 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 25 2.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................... 26 2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 26 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 26 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU………………………………………...……………………30 3.1. Giới thiệu huyện Bảo Yên..................................................................... 30 3.1.1. Về vị trí địa lý.......................................................................................... 30 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 31 3.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 33 3.2.1. Tài nguyên đất ........................................................................................ 33 3.2.2. Tài nguyên nước ..................................................................................... 36 3.2.3. Tài nguyên rừng ...................................................................................... 36 3.2.4. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 37 3.2.5. Tài nguyên nhân văn ............................................................................... 38 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….40 4.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng .... 40 4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ........................................................ 40 4.1.2. Hiện trạng giao đất giao rừng ................................................................ 41 4.1.3. Hiện trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng ...................................... 42 4.1.4. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bảo Yên ....... 43 4.1.5. Đánh giá chung về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Bảo Yên .................................................................................................. 44 4.2. Hiện trạng hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ......................... 45
  6. v 4.3. Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đối với kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên .............................................................. 46 4.3.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 46 4.3.2. Hiệu quả môi trường ............................................................................... 56 4.3.3. Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 58 4.3.4. Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Bảo Yên .. 61 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.................................................................................................. 67 4.4.1. Những thách thức khi triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Bảo Yên .................................................................................... 67 4.4.2. Một số định hướng về áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Bảo Yên và tỉnh Lào Cai .......................................................... 71 4.4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ........................ 71 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị giữ nƣớc, giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ......................................................................................................6 Bảng 1.2. Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ................................................................................... 7 Bảng 1.3. Hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo loại rừng và chức năng của rừng ............................................................................................................. 8 Bảng 3.1. Tài nguyên đất của huyện Bảo Yên................................................33 Bảng 4.1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Bảo Yên ....... 40 Bảng 4.2. Kết quả giao rừng tham gia chƣơng trình chi trả DVMTR tại Bảo Yên .................................................................................................................. 41 Bảng 4.3. Diễn biến diện tích rừng của huyện Bảo Yên…………...………..42 Bảng 4.4. Số tiền các nhà máy thủy điện phải chi trả ..................................... 48 Bảng 4.5. Số tiền chủ rừng đƣợc hƣởng tại các xã tham gia chƣơng trình .... 49 Bảng 4.6. Lợi ích kinh tế của ngƣời dân khi tham gia chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bảo Yên....................................................................... 53 Bảng 4.7. Một số đặc trƣng cơ bản của ba bản thực hiện điều tra .................. 61 Bảng 4.8. Một số kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình ..................................... 62 Bảng 4.9. Kết quả điều tra hộ gia đình tại địa bàn .......................................... 63
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Ảnh hƣởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ .................................................................................................... 10 Hình 1.2. Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trƣờng ......................... 11 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Sơ đồ dòng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại Bảo Yên ...... 50
  9. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ KT-XH Kinh tế - xã hội PFES Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng UBTVQH Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con ngƣời. Rừng mang lại nhiều giá trị sử dụng, trong đó có các giá trị sử dụng trực tiếp, các giá trị sử dụng gián tiếp, các giá trị để lại, các giá trị lựa chọn và các giá trị tồn tại. Tất cả các giá trị sử dụng kể trên mà rừng đem đã, đang và sẽ đƣợc con ngƣời sử dụng. Nhƣng một thực tế ở Việt Nam, giá trị về rừng mà ngƣời cung cấp đƣợc ngƣời sử dụng chi trả mới chỉ là các giá trị sử dụng trực tiếp nhƣ: Gỗ, củi, thuốc, nguồn gen, thực phẩm...còn các giá trị sử dụng khác, đặc biệt là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trƣờng và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra nhƣ duy trì chất lƣợng nƣớc, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon,… vẫn chƣa đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá và chi trả cho bên cung cấp. Dựa trên nguyên tắc ngƣời sử dụng phải trả tiền, việc chỉ đƣợc chi trả cho bên cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp mà chƣa coi trọng các giá trị sử dụng khác đã gây ra sự thiệt thòi lớn, không khuyến khích đƣợc bên cung cấp tham ra tích cực vào bảo vệ và phát triển rừng, việc cung cấp dịch vụ cũng không ổn định và bền vững. Nhƣ vậy, việc bên sử dụng dịch vụ chi trả cho bên cung cấp các giá trị sử dụng của rừng nhƣ là một đòi hỏi tất yếu, khách quan, hƣớng tới sự công bằng. Mà chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ( PFES) là một điển hình, trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã thực hiện việc chi trả, tại Việt Nam sau kết quả thí điểm, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, đƣợc ban hành đánh dấu mốc cho việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc đã đem lại nhiều kết quả tích cực và cũng bộc lộ không ít khó khăn, thách thức. Không nằm ngoài những tình hình chung trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng của cả nƣớc, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai là một
  11. 2 trong những huyện có diện tích rừng lớn, việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc thực thi cũng đem lại nhiều kết quả, xong chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là một chính sách mới mẻ do đó việc thực hiện tại địa phƣơng còn rất nhiều những tồn tại và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của hạn chế, từ khi thực thi chính sách Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại địa phƣơng cho đến nay chƣa có một nghiên cứu nào, do đó để có một nghiên cứu nhƣ là một đòi hỏi cấp thiết và để có những góc nhìn, cùng sự đánh giá khách quan, chân thực về kết quả của việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bảo Yên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” với mong muốn đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của của chính sách, từ đó góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại huyện Bảo Yên.
  12. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG 1.1. Khái niệm chung về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường rừng Dịch vụ môi trƣờng rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng nhƣ điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…. Trong đó, giá trị môi trƣờng rừng đƣợc hiểu là giá trị mà rừng làm lợi cho môi trƣờng, do bản thân các khu rừng tạo ra nhƣng không chỉ đƣợc sử dụng bởi những ngƣời quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn bởi toàn xã hội. Với việc xem xét đến các đến các dịch vụ môi trƣờng rừng thì các giá trị này đƣợc xem xét nhƣ một loại hàng hoá công cộng, có thể do cả xã hội sử dụng mà ngƣời làm rừng không quản lý và điều tiết đƣợc quá trình khai thác và sử dụng chúng. Các loại dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc chi trả Dịch vụ điều tiết nƣớc và cung ứng nguồn nƣớc Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hộ Dịch vụ về du lịch 1.1.2. Khái niệm dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng Chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ môi trƣờng. Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trƣờng đƣợc đƣa ra năm 2005 là: “Chi trả dịch vụ môi trƣờng là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi trƣờng đƣợc xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có đƣợc dịch vụ này) đang đƣợc ngƣời mua (tối thiểu một ngƣời mua)
  13. 4 mua của ngƣời bán (tối thiểu một ngƣời bán) khi và chỉ khi ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng đảm bảo đƣợc việc cung cấp dịch vụ môi trƣờng này”. 1.1.3. Thiết lập hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng thực chất là một cơ chế chi trả dựa trên việc ngƣời sử dụng hay ngƣời cung cấp có đƣợc lợi ích từ các dịch vụ sinh thái, từ đó dẫn đến việc bảo vệ và quản lý rừng và môi trƣờng rừng. Cơ chế này cần có sự thiết lập rõ ràng để đảm bảo cơ chế hoạt động diễn ra thực sự hiệu quả trong một thời gian và có khả năng duy trì, nhân rộng. Các tiêu chí trong thiết lập hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng gồm: - Tự nguyện trong giao dịch - Có ít nhất một ngƣời cung cấp dịch vụ - Có ít nhất một ngƣời mua dịch vụ - Nếu và chỉ với điều kiện là ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trƣờng rừng (đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng). Dựa trên các tiêu chí này, hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng [đƣợc xây dựng theo ba bƣớc, bao gồm: 1/ Nhận dạng và xác định các dịch vụ môi trƣờng rừng 2/ Xem xét giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trƣờng rừng. 3/ Thiết lập kế hoạch chi trả: bao gồm xác định cách thức hoạt động chi trả, quản lý dòng tiền và tiến hành chi trả 1.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc triển khai thí điểm tại Việt Nam (Lâm Đồng và Sơn La) từ năm 2009 [1] và đã đƣợc nhân rộng ra các tỉnh với việc dựa trên các nguyên tắc cơ bản của PFES là: - Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trƣờng rừng;
  14. 5 - Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dƣới hình thức là tiền hoặc hiện vật. Cụ thể hơn, với việc chi trả cho dịch vụ môi trƣờng rừng, Điều 7 chƣơng I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định nhƣ sau: + Việc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng trực tiếp do ngƣời đƣợc chi trả và ngƣời phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theo nguyên tắc thị trƣờng. + Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng gián tiếp do Nhà nƣớc quy định đƣợc công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết. + Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng cho ngƣời đƣợc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nƣớc hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật. + Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng. 1.1.5. Phương pháp tính hệ số K Xây dựng hệ số K cho từng loại rừng: Hệ số K xác định cho vùng cần phải tính toán sao cho để khi áp dụng với từng đối tƣợng rừng, số tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tƣơng đƣơng với số tiền thu đƣợc từ dịch vụ môi trƣờng rừng. Tại Lào Cai, hệ số điều chỉnh K đƣợc xác định theo hai chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả môi trƣờng của một khu rừng, đó là loại rừng và chức năng của khu rừng đó. Nhƣ vậy, với những loại rừng có chức năng phòng hộ đầu nguồn và là rừng tự nhiên thì hệ số này sẽ cao hơn đối với những loại rừng khác nhằm duy trì và bảo vệ các khu rừng tự nhiên. Gọi hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trƣờng cho rừng tự nhiên và rừng trồng theo hiệu quả môi trƣờng của chúng lần lƣợt là Kttr1 và Kttr2. Ta có:
  15. 6 Kttr1 = (HQ rtn)/((HQ rtn + HQ rt) /2) Kttr2 = (HQ rt)/((HQ rtn + HQ rt) /2) Trong đó: HQ rtn là hiệu quả môi trƣờng của rừng tự nhiên; HQ rt là hiệu quả môi trƣờng của rừng trồng. Hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trƣờng tính cho rừng tự nhiên và rừng trồng đƣợc trình bày trong bảng sau đây: Bảng 1.1. Giá trị giữ nƣớc, giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng Giá trị giữ nƣớc Giá trị giữ đất Trung bình Đại lƣợng Rừng tự Rừng Rừng tự Rừng Rừng tự Rừng nhiên trồng nhiên trồng nhiên trồng Lƣợng tiền 254 208 1530 1455 892 831,5 Kttr 1,1 0,9 1,03 0,97 1,06 0,94 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhƣ vậy, hệ số K của rừng tự nhiên và rừng trồng khi làm tròn đến 1 số lẻ thì hệ số K cho rừng tự nhiên là Ktrr1 = 1.1 còn hệ số K cho rừng trồng Ktrr2 = 0.9. Xây dựng công thức tính hệ số K theo chức năng rừng Tính toán hệ số K theo mục đích sử dụng rừng, có 3 nhóm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Tuy nhiên, rừng đặc dụng thƣờng phân bố ở những nơi cao, dốc, địa hình khó tiếp cận tƣơng tự nhƣ rừng phòng hộ. Vì vậy, hiệu quả môi trƣờng của rừng đặc dụng đƣợc ƣớc lƣợng tƣơng tự nhƣ rừng phòng hộ và đƣợc ghép chung thành một nhóm. Do đó, trong phạm vi dự án thí điểm này, hệ số K theo mục đích sử dụng rừng sẽ đƣợc tính theo 2 nhóm có hiệu quả môi trƣờng khác nhau.
  16. 7 Các nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả giữ nƣớc của rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhƣng lại có sự khác biệt rất rõ trong về giá trị giữ đất của chúng. Nguyên nhân chủ yếu là do điạ hình của 2 khu vực này, rừng phòng hộ thƣờng phân bố ở những nơi có độ dốc cao, bình quân là 28 độ. Trong khi đó, độ dốc trung bình của rừng sản xuất chỉ là 22 độ. Chính sự khác biệt đã tạo nên sự khác biệt về tiềm năng xói mòn đất ở rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ, nơi có tiềm năng xói mòn cao thì giá trị giữ đất của rừng lớn hơn so với rừng sản xuất là nơi có tiềm năng xói mòn thấp. Công thức xác định hệ số K cho rừng phòng hộ (Kmdsd 1) và rừng sản xuất (Kmdsd 2) theo hiệu quả môi trƣờng của chúng đƣợc sử dụng là: Kmdsd 1 = (HQ rph)/( (HQ rph + HQ rsx)/2) Kmdsd 2 = (HQ rsx)/( (HQ rph + HQ rsx)/2) Trong đó: HQ prh là hiệu quả môi trƣờng của rừng phòng hộ HQ rsx là hiệu quả môi trƣờng của rừng sản xuất Kết quả tính toán hệ số K đƣợc tổng hợp trong bảng dƣới: Bảng 1.2. Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng Giá trị giữ đất Đại lƣợng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Lƣợng tiền 1867 1144 (đồng/ha/năm) Kmdsd 1,24 0,76 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Khi làm tròn đến 1 số lẻ ta có: hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trƣờng cho rừng phòng hộ, Kmdsd 1 = 1.2 còn cho rừng sản xuất Kmdsd 2 = 0.8. Tổng hợp hệ số K chung
  17. 8 Hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng chung đƣợc xác định bằng tích số của hệ số chi trả theo loại rừng và hệ số chi trả theo mục đích sử dụng rừng (hay chức năng của rừng), sau đó đƣợc làm tròn đến 1 số lẻ: K = Kttr x Kmdsd Kết quả tính toán kết hợp theo 2 tiêu chí trên đựoc cho trong bảng dƣới: Bảng 1.3. Hệ số chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo loại rừng và chức năng của rừng TT Mục đích sử Kmdsd Loại Kttr Tích các Hệ số chi dụng rừng rừng hệ số trả K 1 Phòng hộ 1,2 Tự nhiên 1,1 1,32 1,3 2 Phòng hộ 1,2 Rừng trồng 0,9 1,08 1,1 3 Sản xuất 0,8 Tự nhiên 1,1 0,88 0,9 4 Sản xuất 0,8 Rừng trồng 0,9 0,72 0,7 Dựa vào bảng trên đây, sau khi tính mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng sẽ xem xét với từng khu vực khác nhau để có mức chi trả khác nhau cho phù hợp với từng đối tƣợng rừng đƣợc chi trả. 1.2. Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng 1.2.1. Người được hưởng lợi phải trả tiền Trong các mô hình quản lý môi trƣờng cũng nhƣ các giải pháp quản lý môi trƣờng trƣớc đây, chúng ta thƣờng hay sử dụng nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền. Cơ chế này yêu cầu những ngƣời gây ra các tác động có hại đến môi trƣờng phải có trách nhiệm chi trả và cải tạo lại môi trƣờng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này cũng có một số hạn chế nhất định vì ngƣời gây ô nhiễm thƣờng không muốn trả tiền hoặc không khắc phục các thiệt hại về môi trƣờng. Trái với các cơ chế quản lý trƣớc đây, PFES không hoạt động theo cơ chế ngƣời đây ô nhiễm phải trả tiền mà hƣớng tới một cơ chế khác là ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ dịch vụ môi trƣờng sẽ trả tiền cho việc thụ hƣởng đó. Các
  18. 9 nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để con ngƣời giữ gìn môi trƣờng hơn là bắt họ phải chi trả cho những thiệt hại môi trƣờng mà họ đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những ngƣời dân ở vùng thƣợng lƣu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lƣu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi ích cho dân ở vùng hạ lƣu. Những ngƣời ở hạ lƣu trƣớc đây không phải trả tiền cho bất cứ lợi ích nào họ nhận đƣợc từ môi trƣờng rừng thì nay họ sẽ chi trả một phần cho các lợi ích mà họ đƣợc hƣởng. Đây là một cách tiếp cận rất mới của PFES, coi dịch vụ môi trƣờng là hàng hoá và nếu ta nhận đƣợc lợi ích từ hàng hoá thì hiển nhiên ta phải trả tiền để đƣợc tiêu dùng nó. Dựa trên cách tiếp cận này, các giá trị của dịch vụ môi trƣờng, đặc biệt là dịch vụ môi trƣờng rừng sẽ đƣợc đánh giá một cách chính xác hơn. 1.2.2. Sự sẵn lòng chi trả dịch vụ môi trường rừng Sự sẵn lòng chi trả là thƣớc đo độ thoả mãn, đồng thời là thƣớc đo lợi ích và là đƣờng cầu thị trƣờng tạo nên cở sở xác định lợi ích đối với xã hội từ việc tiêu thụ hoặc bán một mặt hàng cụ thể. Nền tảng của PFES chính là việc những ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng sẽ nhận đƣợc một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trƣờng (tính điều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thoả thuận với bên nhận đƣợc lợi ích từ các lợi ích từ môi trƣờng. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm khác của PFES, ví dụ PFES là một cơ chế giao dịch tự nguyện giữa ít nhất một ngƣời cung cấp và một ngƣời sử dụng đối với các hàng hoá dịch vụ môi trƣờng, thì tính điều kiện vẫn là đặc điểm rõ nhất phân biệt PFES với các cách tiếp cận trƣớc đây. Nhà kinh tế học Ronald Coase cũng đƣa ra quan điểm rằng cơ sở của PFES là dựa trên sự thoả thuận lợi ích giữa hai bên thông qua việc mặc cả để đƣa ra một mức giá hợp lý.
  19. 10 Theo hình 1.1. Đƣờng thẳng AB là đƣờng lợi ích cận biên của những ngƣời ở vùng thƣợng lƣu (ở đây là chủ rừng) đối với việc chặt cây. Có thể nhận thấy lợi ích cận biên của họ giảm dần khi chặt thêm cây, nguyên nhân có thể do giá cả của gỗ hoặc những cây có giá trị cao đã bị chặt phá trƣớc. Đƣờng thẳng OD biểu diễn mức chi phí biên của ngƣời ở vùng hạ lƣu, chi phí này ngày càng tăng lên cùng với việc nhiều cây bị mất đi. Hai đƣờng này cắt nhau tại E, là điểm mà lợi ích của hai bên là nhƣ nhau, tƣơng ứng với mức giá là P. Đây là mức giá mà những ngƣời ở hạ lƣu sẵn lòng chi trả và những ngƣời chủ rừng sẵn sàng chấp nhận. Hình 1.1. Ảnh hƣởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ (Nguồn: Stefano Pagiola (2007)) Đƣờng AB biểu thị cho lợi ích của chủ rừng khi thực hiện khai thác rừng, nếu càng khai thác mà không chú ý tới bảo vệ thì lợi lích lâu dài của chủ rừng sẽ bị giảm sút. Đƣờng OD biểu thị mức chi phí của cộng đồng phải bỏ ra khi rừng bị khai thác quá mức, lợi ích của chủ rừng và lợi ích của cộng đồng có sự ảnh hƣởng đến nhau. Tại điểm E là mức giao thoa giữa lợi ích của
  20. 11 chủ rừng và cộng đồng, ở đó lợi ích của cả 2 bên đều đƣợc hƣởng ở mức cao chấp nhận đƣợc mà lại đảm bảo tính bền vững. Mức chi trả này đã đƣợc đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về PFES. Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả đƣợc đƣa ra trong một nghiên cứu của World Bank năm 2003. Hình 1.2. Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trƣờng (Nguồn: Wold Bank, 2003) Trong mô hình này có thể thấy: nguồn thu nhập từ việc chặt phá rừng và sử dụng các cánh rừng đầu nguồn là lợi ích của những ngƣời chủ rừng nhƣng lại là chi phí của những nhà máy thuỷ điện và cƣ dân ở hạ lƣu. Phần màu xanh nhạt biểu diễn cho phần lợi ích của ngƣời chủ rừng nhƣ khai thác gỗ, buôn bán động vật hoang dã…Ngƣợc lại phần diện tích màu đỏ cho thấy chi phí hay thiệt hại của các nhà máy thuỷ điện khi rừng bị chặt phá, ví dụ nhƣ các thiệt hại về kinh tế do giảm năng suất hay thiên tai, lũ lụt. Do đó, những nhà máy này sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để trả cho ngƣời chủ rừng nhằm duy trì các khu rừng đầu nguồn và lợi ích của họ và mức tiền này phải nhỏ hơn phần thiệt hại về kinh tế nhƣng không là giảm bớt lợi ích của ngƣời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2