Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ NGỌC HOÀNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8340110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG.. NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHAO HỌC: PGS TS. BÙI XUÂN DŨNG Hà Nội, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Xuân Dũng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Lâm Nghiệp không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Ngọc Hoàng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng Đào tạo sau đại học cũng như thầy cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp, các phòng ban UBND huyện Quảng Ninh và tập thể cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Xuân Dũng người hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, nghiên cứu và xây dựng luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ còn những hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và đồng nghiệp để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Ngọc Hoàng
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trong những năm qua trên địa bàn huyện Quảng Ninh; (2) Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh; (3) Tìm hiểu tình hình sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương và sự tham gia của họ trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và từ đó (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Nghiên cứu được bắt đầu bằng việc thu thập số liệu thứ cấp thông qua các hình thức khác nhau và thu thập thông tin sơ cấp bằng cách sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA). Các phương pháp này được áp dụng nhằm điều tra, nghiên cứu, quan sát thực tế, phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính ở cấp tỉnh, huyện, xã. Sau đó thông tin được kiểm chứng, kiểm tra chéo thông tin bằng các cuộc thảo luận nhóm. Những thông tin thu được từ đánh giá thực địa sẽ được tổng hợp, phân tích tổng thể bằng phương pháp thống kê mô tả. Phạm vi nghiên cứu là tại 02 xã Trường Sơn và xã Trường Xuân thuộc huyện Quảng Ninh; cụ thể là Thôn Long Sơn, bản Thượng Sơn xã Trường Sơn và thôn Kim Sen xã Trường Xuân. Nghiên cứu đã chỉ ra được hiện trạng, đặc điểm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên rừng của huyện Quảng Ninh; Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng bao gồm công tác phòng cháy chữa cháy rừng, công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, công tác chống chặt phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp, công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, các vấn đề xã hội như phong tục, tập quán ... đều có những ảnh hưởng về cả tiêu cực và tích cực trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm
- iv nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng như: ngăn chặn hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát, tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Ngoài ra, nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý bảo vệ rừng, các giải pháp về kinh tế, xã hội nhằm ổn định đời sống của người dân địa phương. Tóm lại hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại huyện Quảng Ninh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả thật sự cũng vẫn chưa cao do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan. Do vậy cần có những nỗ lực, giải pháp tổng hợp và liên ngành, cần khuyến khích để có sự tham gia tích cực và chủ động của người dân địa phương để có thể thực hiện tốt hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC.............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4 1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 4 1.1.1. Những nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng ................ 4 1.1.2. Những nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng.............................................................................................................. 6 1.1.3. Những nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ....................................................................................... 10 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 12 1.2.1. Những nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng .............. 12 1.2.2. Những nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng............................................................................................................ 13 1.2.3. Những nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ....................................................................................... 16 1.3. Các văn bản của tỉnh Quảng Bình liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ........................................................................................................... 18 1.4. Thảo luận .................................................................................................... 19 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 20 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 20 2.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 20
- vi 2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 20 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 20 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 21 2.4.1. Phương pháp luận nghiên cứu ............................................................... 21 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng........................................ 23 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG NINH .................................................................................................................... 28 3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 28 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28 3.1.2. Điều kiện địa hình ................................................................................. 29 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 30 3.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 31 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................. 33 3.2.1. Dân số ................................................................................................... 33 3.2.2. Thu nhập ............................................................................................... 33 3.2.3. Giao thông ............................................................................................ 33 3.2.4. Lâm nghiệp ........................................................................................... 34 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 35 4.1. Hiện trạng và diễn biến tài nguyên thực vật rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ..................................................................... 35 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ....................................... 35 4.1.2. Diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................ 40 4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Quảng Ninh .. 48 4.2.1. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng .................................................... 48 4.2.2. Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng .................................... 52 4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản .................................................... 53
- vii 4.2.4. Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp ............... 59 4.2.5. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật............................... 62 4.2.6. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng......................................................................................... 64 4.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Quảng Ninh ..... 68 4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến công tác quản lý bảo vệ rừng .... 68 4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến công tác quản lý bảo vệ rừng....... 72 4.3.3. Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội ( phong tục, tập quán, kiến thức bản địa) ...... 81 4.3.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng............................................................................................................ 82 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Quảng Ninh ............................................................................................. 85 4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng ................................................................................................................ 85 4.4.2. Giải pháp về chính sách......................................................................... 92 4.4.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân....................... 93 4.4.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................. 95 4.4.5. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 100 4.4.6. Kinh nghiệm thực tiễn ......................................................................... 101 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105 PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVR : Bảo vệ rừng ELCDP : Chương trình phát triển cộng đồng địa phương FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc ICIMOD : International Centre for Integrated Mountain Development KHCN : Khoa học công nghệ PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng PTNT : Phát triển nông thôn QLBV & PTR : Quản lý bảo vệ và phát triển rừng QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng RTN : Rừng tự nhiên RT : Rừng trồng RSX : Rừng sản xuất RĐD : Rừng đặc dụng RPH : Rừng phòng hộ UBND : Ủy ban nhân nhân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân tích SWOT trong công tác quản lý bảo vệ rừng ............................. 27 Bảng 4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ........................................ 35 huyện Quảng Ninh năm 2018 ................................................................................ 35 Bảng 4.2. Diện tích (ha) và phân bố các loài cây trồng rừng chính theo đơn vị hành chính xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh năm 2018 ............................................... 38 Bảng 4.3. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và theo cấp tuổi trên địa bàn huyện Quảng Ninh năm 2018 ................................................................................ 40 Bảng 4.4. Diễn biến diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2018 [15] ................................................................ 41 Bảng 4.5. Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................................... 42 Bảng 4.6. Diện tích và phân bố các loài cây trồng rừng theo đơn vị hành chính xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 .......................................... 46 Bảng 4.7. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh .............. 49 giai đoạn 2014- 2018 ............................................................................................. 49 Bảng 4.8. Tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác QLBVR ............................... 52 huyện Quảng Ninh năm 2018 ................................................................................ 52 Bảng 4.9. Số vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018.......................... 54 Bảng 4.10. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Quảng Ninh ................ 55 giai đoạn 2014-2018 .............................................................................................. 55 Bảng 4.11. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................ 60 Bảng 4.12. Đặc điểm các yếu tố khí tượng tỉnh Quảng Bình trong 15 năm ............ 69 (giai đoạn 2003 - 2018) [33] .................................................................................. 69 Bảng 4.13. Phân loại nhóm hộ gia đình tại 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân ....... 73 Bảng 4.14. Các sản phẩm khai thác chủ yếu của người dân địa phương ................. 76 Bảng 4.15. Phân bố diện tích đất nương rẫy theo đơn vị hành chính ...................... 77
- x Bảng 4.16. Các loại mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên ....................................... 79 ở khu vực nghiên cứu ............................................................................................ 79 Bảng 4.17. Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ................................................................. 80 Bảng 4.18. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh ................................................................ 83 Bảng 4.19. Một số kết quả đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ..................................................... 86
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu của đề tài ..................................... 23 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình ........................ 28 Hình 3.2. Bản đồ địa hình huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ............................ 29 Hình 4.1. Biến động diện tích có rừng, rừng tự nhiên và rừng trồng huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2018 (Đvt: ha) .................................................................... 41 Hình 4.2. Biến động diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................ 43 Hình 4.3. Biến động diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp .............................. 44 theo điều kiện lập địa trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ........ 44 Hình 4.4. Biến động diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp .............................. 45 theo trữ lượng trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2018 ................... 45 Hình 4.5. Phân bố diện tích cây Keo các loại, Bạch đàn bình quân/HGĐ ............... 47 theo đơn vị hành chính xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh năm 2018 .................... 47 Hình 4.6. Lớp thực bì cỏ rười, vật rơi rụng dưới các lâm phần rừng trồng Keo tại xã Hải Ninh ................................................................................................................ 50 Hình 4.7. Cháy rừng tại lâm phần của BQL RPH ven biển Nam Quảng Bình ........ 51 Hình 4.8. Kiểm tra phương tiện vận chuyển Lâm sản có dấu hiệu vi phạm............. 56 Hình 4.9. Gỗ tập kết tại khu vực Sắt , xã Trường Sơn ............................................ 57 Hình 4.10. Khai thác gỗ trái phép tại TK 329, xã Trường Sơn ............................... 58 Hình 4.11. Gỗ do đầu nậu gửi nhà dân, Trường Sơn .............................................. 58 Hình 4.12. Gỗ tập kết tại khu vực bến sông Long Đại ............................................ 59 Hình 4.13. Phá và lấn chiếm rừng tại khoảnh 1, TK391B, xã Trường Xuân ........... 61 Hình 4.14. Hiện trường vụ phá rừng Phòng hộ để trồng rừng kinh tế tại khoảnh 1, TK 391B, xã Trường Xuân .................................................................................... 61 Hình 4.15. Diễn tập PCCCR tại xã Vĩnh Ninh ....................................................... 62 Hình 4.16. Bảng tin tuyên truyền và biển cảnh báo cháy rừng ............................... 64 đặt tại tuyến đường 11, xã Trường Sơn .................................................................. 64 Hình 4.17. Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đất tỉnh Quảng Bình vào tháng 4 năm 2016 [33] ............................................................................................................... 70
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loài động vật, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu… mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác, duy trì tính ổn định, độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm mức ô nhiễm không khí, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống… bên cạnh đó, rừng còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, một sự thật đang diễn ra tài nguyên rừng ngày càng suy giảm về số lượng, chất lượng và giảm khả năng tái tạo. Ở Việt Nam, năm 1943 độ che phủ của rừng là 43% và đến năm 1995 thì diện tích rừng còn lại 25%. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đến năm 2019 (QĐ 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 [20]), đến hết 31/12/2018 toàn quốc có tổng diện tích trên 14,49 triệu ha rừng, bao gồm 10,255 triệu ha rừng tự nhiên và 4,23 triệu ha rừng trồng. So với năm 2010, tổng diện tích rừng Việt Nam đã tăng lên 1,103 triệu ha rừng, trong đó rừng trồng tăng 1,152 triệu ha và rừng tự nhiên giảm 49,291 ngàn ha rừng, độ che phủ rừng tăng từ 39,5% (2010) lên 41,65% (2018). Qua con số trên, cho ta thấy diện tích rừng Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng về diện tích rừng nhưng chủ yếu là tăng diện tích các loại rừng trồng trong khi đó diện tích rừng tự nhiên vẫn đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước quản lý, bảo vệ và khôi phục lại nguồn tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo quyết định 886/QĐ-TTg. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn như: áp lực gia tăng dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, đời sống người dân sống ở gần rừng, liền rừng còn khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân
- 2 trí khu vực vùng sâu, vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương đang còn bị xem nhẹ, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách lâm nghiệp còn hạn chế, chủ trương, chính sách, chương trình của Nhà nước về lâm nghiệp còn nhiều bất cập và chưa được phát huy tối đa hiệu quả của nó đem lại… Như vậy, với hiện trạng tài nguyên rừng hiện nay là thành quả của việc thực hiện các giải pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng và những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện thì việc tìm, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng là một vấn đề cấp bách hiện nay. Muốn như vậy, việc đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng ở các cấp là rất quan trọng. Huyện Quảng Ninh được tái lập vào ngày 1/7/1990 theo Quyết định số 190/QĐ-HĐBT, ngày 1/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) sau khi chia tách huyện Lệ Ninh thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Phía Bắc giáp Thành phố Đồng Hới, phía Nam giáp huyện Lệ Thủy, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Tính đến hết 31/12/2018, huyện Quảng Ninh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp có 102.305,29 ha, chiếm 85,7% tổng diện tích tự nhiên (diện tích tự nhiên 119.418,49ha), trong đó, rừng tự nhiên có 78.427,03ha, chiếm 76,7% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện, rừng trồng 15.304ha và đất lâm nghiệp 8.375,48 ha, với 3 loại rừng gồm: rừng đặc dụng 127,56 ha, rừng phòng hộ 44.778,88 ha và rừng sản xuất 55.869,14 ha. Độ che phủ rừng toàn huyện đạt 71% (Hạt Kiểm lâm Quảng Ninh, 2018 [9]). Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên số vụ phá rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép có xu thế ngày càng tăng theo số liệu báo cáo số vụ vi phạm đã xử lý của Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh (năm 2014 có 93 vụ vi phạm về lâm nghiệp; năm 2015 có 113 vụ vi phạm; năm 2016 có 99 vụ vi phạm; năm 2017 có 113 vụ vi phạm; năm 2018 có 105 vụ vi phạm) [9]. Bên cạnh đó diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm do tình trạng phá rừng đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc; phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế;
- 3 chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su...vv làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng càng giảm sút. Đứng trước thực trạng đó, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng và khôi phục tài nguyên rừng. Tuy trong quá trình thực hiện đã và đang gặp không ít khó khăn. Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trện địa bàn huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình, từ đó nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong lý thuyết và tiến tới áp dụng ngoài thực tiễn, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng, góp phần quản lý bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có trên địa bàn, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thực vật rừng trên địa bàn huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình” là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
- 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Những nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng Trên thế giới phương thức quản lý rừng tập trung dưới dạng quản lý nhà nước hoặc tư nhân đã có lịch sử từ rất lâu đời (Westoby, 1987, 1989; Dixon và Sherman, 1991; Harrison, 1992; Peluso, 1992; Vandergeest và Peluso, 1995; Fay và Michon, 2003). Trong khi đó, quyền tiếp cận và sử dụng rừng lại thường bị lãng quên hoặc có sự đề cập một cách mờ nhạt (Peluso, 1992; Lynch và cs, 1995; Colchester, 2007). Những vấn đề đó đã gây ra những phản ứng tiêu cực của người dân vùng với những tác động không mong muốn vào rừng (Hyakumura, 2010). Vì vậy, xu hướng xung trong quản lý bền vững tài nguyên rừng trên thế giới ngày càng phân quyền và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương (Westoby, 1989; Fisher, 1999; Pei và cs, 2009; Tole, 2010) (dẫn theo Đoàn Tiến Vinh, 2013 [32]). Theo thống kê của FAO (2005), trong giai đoạn 1990 - 1995 ở các nước đang phát triển đã có hơn 65 triệu ha rừng bị mất. Tính đến năm 2000, diện tích rừng toàn thế giới, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng chỉ còn 3.869,455 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ chiếm 29,6% lãnh thổ [39]. Cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng như: Chiến lược bảo tồn quốc tế (1980, 1991); Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983); Chương trình hành động của tổ chức Nông lương thực (FAO, 1985); Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED, Rio de Janeiro, 1992); Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992); Công ước về chống sa mạc hóa (CCD, 1996); Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997)… (dẫn theo FAO, 2005 [38]). Ở các quốc gia trên thế giới, việc nghiên cứu và thực hiện các chính sách quản lý cũng như đất rừng được thực hiện một cách chặt chẽ và luôn gắn liền với môi trường sinh thái, phát triển con người và thể chế chính trị của đất nước. Các nghiên cứu về Chương trình phát triển cộng đồng địa phương (gọi tắt là ELCDP) thực hiện bởi sự tài trợ của FAO với một số nghiên cứu chuyên đề tại
- 5 nhiều nước đã khẳng định rằng, nguồn lợi chủ yếu từ quản lý rừng hay các hoạt động từ rừng cần thuộc về các cá nhân hay nhóm của các cộng đồng tham gia. Các nghiên cứu này đã tìm cách mô tả và phân tích các loại hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Các vấn đề về tài liệu hóa, đào tạo đã được triển khai từ những năm 1985. Những trọng tâm về vấn đề xã hội liên quan đến quản lý rừng đã được nhấn mạnh, như: nếu những cây hoặc rừng không do người địa phương quan tâm và cơ chế hành chính (thể chế) không cho phép người dân tiếp cận lợi ích từ quản lý nó thì các dự án không bao giờ thực hiện được. Tại Philippin, năm 1997 chính phủ đã ban hành Điều luật quyền của người dân tộc bản địa (IPRA) - công nhận quyền của người dân tốc bản địa đối với đất đai do tổ tiên để lại và cam kết thực hiện các bổn phận quốc tế. Đến năm 2011, Philippin đã công nhận những quyền về đất đai theo phong tục tập quán (giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã góp phần khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của người dân bản địa đối với bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Nó cũng khuyến khích khai thác gỗ theo quy chế, thu hái lâm sản, những cố gắng của cộng đồng trong việc trồng những loài cây gỗ có giá trị và những loài thực vật khác trong việc bảo tồn và phân loại thực vật theo luật tục và tri thức truyền thống (Lương Thị Trường và Orlando M. Genotiva, 2011 [26]). Ở Trung Quốc, trước những năm 1970 chính phủ đã chỉ đạo nhân dân trồng cây bằng biện pháp hành chính nên hiệu quả trồng rừng thấp, giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích của người dân chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Từ khi có luật Luật Lâm nghiệp năm 1984, toàn xã hội tham gia vào công tác lâm nghiệp và được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ; từng bước đưa sản xuất lâm nghiệp vào hệ thống phát triển nông thôn để tăng trưởng kinh tế, loại bỏ nghèo nàn (dẫn theo Hoàng Thế Hùng, 2013 [10]). Cũng tại Trung Quốc, các quyền sử dụng đất không rõ ràng và không ổn định trong thập niên 80 đã dẫn đến tính trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp không được quản lý bền vững. Ở giai đoạn này, Luật pháp chưa phân biệt rõ khái niệm rừng và đất rừng, các quy định cũng không xác định rõ ràng, dẫn đến xung đột về sự hưởng lợi, đặc biệt là rừng do HGĐ quản lý. Bên cạnh đó, trách nhiệm của hình thức sở hữu tập thể cũng mập mờ, bởi định nghĩa thế nào là tập thể cũng khác nhau ở các thời kỳ và ở các địa phương
- 6 (Romando và Reed, 2006b [45]). Ở Châu Âu, đất rừng chủ yếu thuộc 2 dạng sở hữu chính là sở hữu công và sở hữu tư. Rừng thuộc sở hữu tư là những khu rừng do các cá nhân, HĐG và tập thể quản lý. Trong khi đó, đất rừng được xác định thuộc sở hữu công là những vùng thuộc Nhà nước quản lý, hoặc thuộc các cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã quản lý (Schmithusen, F. và F. Hirsch, 2010 [46]). Hiện nay, các nước trên thế giới đã xây dựng nhiều mô hình, chính sách về công tác quản lý bảo vệ rừng khác nhau phù hợp với tình hình thực tế trong nước và đem lại hiệu quả; các công trình nghiên cứu khoa học thì được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau và đều tập trung chú trọng tới các chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng cộng đồng có sự tham gia của người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong tổ chức quản lý rừng, đặc biệt chú trọng về hiệu quả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đều mang tính chất vĩ mô, chưa đưa ra được nhiều giải pháp cụ thể, đa dạng để có thể áp dụng được với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương khác nhau trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. 1.1.2. Những nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng * Ảnh hưởng của sinh kế hộ gia đình Một trong những vấn đề phức tạp xuất hiện ở phần lớn các nước trên thế giới đó là xung đột giữa sinh kế và tài nguyên rừng. Theo Chandraskharan (dẫn theo FAO, 2005 [38]) xung đột tài nguyên là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác. Thực chất, nguồn gốc phát sinh các xung đột này đều do sự hạn chế của kinh tế hộ gia đình (HGĐ), dẫn đến phần lớn sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng trong KBT hay các VQG. Điều này có nghĩa rằng, trong cùng một thời điểm tài nguyên rừng sẽ phải chịu nhiều áp lực từ nhiều cộng đồng khác nhau. Sự gia tăng áp lực này luôn tỷ lệ thuận với sự hạn chế về kinh tế của các HGĐ xung quanh (dẫn theo FAO, 2005 [39]). Xung đột giữa sinh kế và tài nguyên rừng cũng được tiếp cận ở các nhiều góc độ không thỏa đáng khác về: (i) Thể chế cộng đồng; (ii) Thành phần tham gia; (iii) Chính sách và thủ tục; (iv) Quản
- 7 lý và các nhu cầu. Kinh tế HGĐ được xác định là nhân tố chính chi phối các hình thức và mức độ tác động của người dân lên tài nguyên rừng và đất rừng. Tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2005 [39]) đã xác nhận rằng: phần lớn người dân vùng đệm các KBT hay các VQG sử dụng các sản phẩm lâm sản để phục vụ các nhu cầu sống của của mình. Nhiều nơi có đến 50% thu nhập của các hộ dân nông thôn là từ lâm sản ngoài gỗ. Nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề xung đột và bảo tồn tài nguyên đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Sau nhiều nỗ lực, một chiến lược bảo tồn mới dần được hình thành và khẳng định tính ưu việt, đó là gắn mục tiêu bảo tồn với phát triển sinh kế của các người dân địa phương và phát triển cộng đồng. Mô hình bảo tồn văn hóa cộng đồng địa phương gắn bảo tồn ĐDSH đã được thực hiện rất thành công ở VQG Kakadu (Australia). Những người thổ dân không chỉ được chung sống với VQG một cách hợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và được tham gia quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Tại VQG Wasur (Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền [38]. Ở Thái Lan, độ che phủ rừng giảm từ 60% (1954) xuống còn 26% (1995) với hơn 170.000 km2 rừng bị tàn phá. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Thái Lan đã tăng cường thành lập các KBT. Tuy nhiên, quá trình này lại dẫn đến gia tăng mạnh mẽ các xung đột giữa các cộng đồng địa phương vùng đệm. Nhận rõ sự cần thiết phải xem xét điều kiện kinh tế, xã hội xung quanh KBT, các nhà quy hoạch quản lý KBT đã bắt đầu đề xuất và thiết lập các vùng đệm để ngăn chặn sự xâm hại từ bên ngoài vào các KBT [38]. Trong chiến lược Quốc gia của Philippines về bảo tồn ĐDSH chi ra rằng: "Điều chủ chốt dẫn đến thắng lợi cho bảo tồn ĐDSH là phải bảo đảm rằng các cộng đồng địa phương, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mọi quyết định về chính sách liên quan đến môi trường, sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý đối với bảo tồn ĐDSH" [38]. Peluso (1986) cho biết, tại Indonesia đã công bố các ảnh hưởng qua lại giữa đất và rừng của nhà nước như: Rừng sản xuất, rừng trồng, rừng tự nhiên đều được nghiên cứu. Sản phẩm là những mặt hàng sinh lời được và khó quản lý đối với các cơ
- 8 quan lâm nghiệp nhưng có giá trị to lớn đối với nhân dân địa phương. Kế hoạch hành động ĐDSH ở Indonesia cũng ghi nhận rằng: "Việc tăng cường sự tham gia của công chúng, đặc biệt là cộng đồng sinh sống bên trong và phụ thuộc vào các vùng có tính ĐDSH cao, là mục tiêu chính của kế hoạch hành động và là điều kiện tiên quyết đối với việc thực hiện kế hoạch” (dẫn theo FAO, 2006 [39]). Bink Man W.1988 trong tài liệu giới thiệu nghiên cứu định hình chi tiết về làng Ban Pong tỉnh S. Risaket Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc vào rừng để chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như: củi đun và hoa quả trong rừng. Đây là một minh hoạ rất cần thiết của người dân địa phương tham gia vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển (dẫn theo Trần Ngọc Lân, 1999 [11]). Ở khu vực VQG bán đảo Paria - Vênêzuêla, Uỷ ban quốc gia của Vênêzuêla đã đề xuất các chương trình phát triển cộng đồng, như hoạt động phát triển, giáo dục và nghiên cứu cho người lớn và trẻ em; đưa vào ứng dụng các phương pháp canh tác lâu bền cho cộng đồng địa phương vùng đệm; triển khai các hoạt động làm ăn, sinh sống mới để tạo thu nhập cho người dân như vườn nhà, nuôi ong, du lịch sinh thái; đồng thời thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học tại VQG (dẫn theo Khuất Thị Lan Anh, 2009 [1]). Ở Niger, giải pháp để giải quyết xung đột vùng đệm trong khu dự trữ thiên nhiên Air - Tenere (diện tích 77.000ha) được đưa ra là: Tăng cường các dịch vụ xã hội; tạo việc làm mới; cho phép sử dụng có hạn chế, có kiểm soát một khoảng đồng cỏ nhất định, nguồn nước mùa khô; trích một phần thu nhập từ khu bảo vệ chuyển cho cộng đồng nhân dân địa phương (xây dựng trường học, bệnh viện…) giúp đỡ về chuyên môn và trang bị cho nhân dân thực hiện các đề án địa phương (dẫn theo Trần Ngọc Lân, 1999 [11]). Một cách giải quyết khác hơn ở Nepan trong vấn đề xung đột tại vùng đệm KBT Annpurna: từ năm 1986 chính phủ nước này đã có các chính sách tăng cường thực hiện các dự án bảo tồn nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; Chú trọng sự tham gia của người dân địa phương như là những người hưởng thụ dự án; thu hút nhân dân vào các khâu trong quá trình thực hiện từ việc lập quy hoạch, kế hoạch đến các quyết định và quá trình triển khai thực hiện trên cơ sở áp dụng nguyên tắc bền vững. Đồng thời tạo môi trường xúc tác, để thu hút
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn