intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng được cơ sở khoa học để góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển các loài thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN HÀI NGHIÊN CỨU BẢO TỒN THỰC VẬT HỌ DẦU (DIPTEROCARPACEAE) TẠI VƢỜN QUỐC GIA BẾN EN, TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẨN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN SÂM Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học. Thanh Hóa, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Người cam đoan Lê Văn Hài
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo Chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ của Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội. Đề tài được thực hiện tại Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa từ tháng 4/2018 đến 10/2018. Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay bản luận văn Thạc sỹ đã hoàn thành. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường cũng như Ban lãnh đạo và các cán bộ Kiểm lâm viên của Vườn Quốc gia Bến En đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Hoàng Văn Sâm, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả về chuyên môn trong suốt quá trình khảo sát và hoàn thiện luận văn. Cuối cùng xin cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn chế nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân trọng cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Tác giả Lê Văn Hài
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ viii Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.2. Ở Việt Nam.............................................................................................. 4 1.3. Tại Vườn quốc gia Bến En ...................................................................... 7 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 8 2.1. Mục tiêu ................................................................................................... 8 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 8 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 8 2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................... 8 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 8 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 8 2.2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 8 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 8 2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8 2.4.1. Kế thừa tài liệu .............................................................................. 9 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 9 2.4.3. Điều tra thực địa ............................................................................ 9 2.4.4 Xử lý số liệu ................................................................................. 13
  5. iv Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 15 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới.................................................................. 15 3.1.2. Địa chất đất đai ........................................................................... 16 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ......................................................................... 17 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................... 18 3.2.1. Dân số và lao động ....................................................................... 18 3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành.................................................. 20 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 22 4.1. Thành phần loài họ Dầu tại VQG Bến En ............................................. 22 4.2. Giá trị bảo tồn các loài thực vật họ Dầu tại VQG Bến En .................... 24 4.3. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Dầu tại VQG Bến En ............ 24 4.3.1. Loài Chò chỉ ............................................................................... 24 4.3.2. Loài Chò nâu .............................................................................. 30 4.3.3. Loài Táu muối ............................................................................. 35 4.3.4. Loài Táu mặt quỷ ........................................................................ 39 4.4. Đặc điểm thảm thực vật nơi có các loại cây họ Dầu tại khu vực nghiên cứu. ................................................................................................................ 43 4.5. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển các loại cây họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En .................................................................................. 46 4.5.1. Nghiên cứu khoa học .................................................................. 46 4.5.2. Quản lý, bảo vệ tài nguyên.......................................................... 47 4.5.3. Đánh giá mức độ biến động của các loài cây họ Dầu ................. 48 4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật họ Dầu tại VQG Bến En. .............................................................................................. 49 4.6.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học ......................................................................................................... 50
  6. v 4.6.2. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn50 4.6.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. ................................ 51 4.6.4. Giải pháp đối với công tác thực thi pháp luật ............................. 53 4.6.5. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.................. 53 4.6.6. Bảo tồn và nhân giống................................................................. 54 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung VQG Vườn quốc gia CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới NĐ Nghị định ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn ĐDSH Đa dạng sinh học PV Phỏng vấn QĐ Quyết định SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự UBND Ủy ban nhân dân
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tọa độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra ................... 10 Bảng 4.1. Kết quả điều tra phân bố thực vật họ Dầu theo tuyến .................... 22 Bảng 4.2. Tình trạng bị đe dọa của các loài họ Dầu ....................................... 24 Bảng 4.3. Tái sinh tự nhiên Chò chỉ trên các tuyến điều tra ........................... 27 Bảng 4.4. Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò chỉ .................................. 29 Bảng 4.5. Chất lượng tái sinh của loài Chò chỉ tại VQG Bến En ................... 29 Bảng 4.6. Tái sinh tự nhiên Chò nâu trên các tuyến điều tra .......................... 33 Bảng 4.7. Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò nâu ................................. 34 Bảng 4.8. Chất lượng tái sinh của loài Chò nâu tại VQG Bến En .................. 35 Bảng 4.9. Tái sinh tự nhiên Táu muối trên các tuyến điều tra ........................ 38 Bảng 4.10. Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Táu Muối............................. 42 Bảng 4.12. Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Táu Mặt Quỷ ....................... 43 Bảng 4.13. Đánh giá mức độ thay đổi số lượng các loại cây họ Dầu trong VQG trong 3 năm gần đây .............................................................................. 48
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Bản đồ các tuyến điều tra cây họ Dầu tại VQG Bến En ................ 11 Hình 3. 1. Sơ đồ vị trí VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa ..................................... 15 Hình 4. 1. Thân và lá cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) ......... 25 Hình 4. 2. Sơ đồ phân bố loài cây Chò chỉ tại VQG Bến En .......................... 26 Hình 4. 3. Chò chỉ tái sinh chụp tại tiểu khu 633 ............................................ 28 Hình 4. 4. Lá và hoa cây Chò nâu chụp tại tiểu khu 255 ................................ 30 Hình 4. 5. Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) ....................................... 31 Hình 4. 6. Sơ đồ phân bố loài cây Chò nâu tại VQG Bến En ......................... 32 Hình 4. 7. Lá cây Táu muối ............................................................................. 36 Hình 4. 8. Sơ đồ phân bố loài cây Táu muối tại VQG Bến En ....................... 37 Hình 4. 9. Lá cây Táu Mặt Quỷ chụp tại tiểu khu 625 ................................... 40 Hình 4. 10. Sơ đồ phân bố loài cây Táu Mặt Quỷ tại VQG Bến En ............... 41
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, hệ sinh thái và môi trường. Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã gây sức ép cho các loại tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Tài nguyên rừng đã được huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về lương thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội của con người. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên rừng đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vườn quốc gia (VQG) Bến En được thành lập ngày 27/01/1992 theo Quyết định số 33/CP của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thuộc địa phận hai huyện Như Thanh và Như Xuân tỉnh Thanh Hoá, với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544 ha rừng nguyên sinh và tái sinh VQG Bến En nằm trong khu chuyển tiếp từ vùng đồng bằng ven biển Thanh-Nghệ rộng lớn với vùng núi cao Bắc Trường Sơn. Với các kiểu địa hình sơn thuỷ hoà quyện với nhau giữa là hồ sông Mực với nhiều đảo còn rừng, xung quanh được bao bọc bởi các khu rừng núi đất, xen lẫn núi đá vôi. Đặc điểm đó đã hình thành khu hệ thực vật rừng đa dạng và phong phú. Thực vật rừng VQG Bến En tiêu biểu cho sự giao thoa của nhiều luồng thực vật di cư từ các khu hệ thực vật lân cận vào nước ta, như hệ thực
  11. 2 vật Himalaya, Malaixia...nên thành phần loài thực vật đa dạng và phong phú với nhiều cây quý hiếm. Sau hơn 20 năm ổn định và phát triển, hàng năm VQG Bến En đã thực hiện các chương trình điều tra, nghiên cứu và kết quả phúc tra đánh giá hệ thực vật VQG Bến En lần này đã thống kê được 1.363 loài, 904 chi, 198 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao. Trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới như : Kim giao (Decussocarpus wallichiana), Trầm hương (Aquilaria crasna), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Trai lý (Garcinia fagracoides). Họ Dầu (Dipterocarpaceae) là một trong những họ thực vật quan trọng nhất trên thế giới với nhiều loài có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã thống kê họ Dầu (Dipterocarpaceae) có 43 loài thuộc 6 chi, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Họ Dầu nổi tiếng bởi nhiều loài cho gỗ lớn có giá trị kinh tế cao như Táu mật, Sao đen, Cẩm liên, Chò nâu, Dầu rái, Chò chỉ. Ngoài cung cấp gỗ, nhiều loài trong họ Dầu còn cho nhựa dầu. Bên cạnh giá trị kinh tế thì họ Dầu cũng là một trong ít họ có giá trị bảo tồn cao với nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và danh lục đỏ thế giới (IUCN) năm 2009. Tại Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa đã phát hiện có 4 loài thuộc họ Dầu (gồm Chò chỉ (Shorea chinensis); Sao hải nam (Hopea hainanensis); Táu mật (Hopea mollissima); Táu trắng (Vatica odorata). Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở con số 4 và cũng chưa có nghiên cứu sâu về đặc điểm phân bố, sinh thái và tình trạng bảo tồn của các loài này. Bên cạnh đó các loài thuộc họ Dầu cũng là đối tượng chịu nhiều áp lực của người dân địa phương do giá trị kinh tế cao. Vì những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa”. Nhằm cung cấp những cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên sinh vật tại Vườn quốc gia.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới - Họ Dầu ( Dipterocarpaceae Blum 1825) trên thế giới có 17 chi với 680 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Theo Ashton, cây họ Dầu tập trung ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa bình quân lớn hơn 1000 mm và mùa mưa dưới 6 tháng, các loài không phân bố trên độ cao quá 1000 mm so với mực nước biển. Họ Dầu chia làm 3 họ phụ: + Dipterocarpoideae là phân họ lớn nhất gồm 13 chi và 475 loài, phân bố ở vùng châu Á nhiệt đới. + Monotoideae có 3 chi và 30 loài, phân bố ở vùng châu Phi và Madagasca. + Pakaraimoideae chỉ có một chi và một loài, phân bố ở vùng Nam Mỹ. - Theo T.Smitinand, J.E. Vidal và Phạm Hoàng Hộ ở Lào, Campuchia và Việt Nam họ Dầu có 6 chi và 46 loài. - Ở châu Á, họ Dầu tập trung chủ yếu ở vùng rừng nhiệt đới ẩm như Malaysia gồm các chi: Anisoptera, Balanocarpus, Cotylelobium, Dipterocarpus, Hopea, Parashorea, Shorea, Stemonoporus, Upuna, Vateria, Vateriopsis, Vatica, trong đó có các chi lớn nhất là Shorea (196 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (65 loài). Ở khu vực châu Phi và Madagasca với 2 chi Marquesia và Monotes, ở khu vực Nam Mỹ với chi đặc trưng là Pakaraimaea (Guyana). - Họ Dầu Dipterocarpaceae gồm những cây gỗ lớn, thường xanh hoặc bán thường xanh, thường rụng lá vào mùa khô, thân thẳng, lá đơn, nguyên mọc xen, phiến lá với gân lá có hình mạng lông chim, mép lá nguyên hoặc có khía, cuống có gối, lá bẹ bao lấy chồi, lá kèm không rụng hoặc rụng sớm. Hoa lưỡng tính, mẫu 5, đối xứng, chùm tụ tán, cánh hoa màu trắng đến hường, đính bên hoặc dính liền với đế, nhiều nhị đực mang trung đới kéo dài, nhị rời
  13. 4 hay đính với cánh hoa, bầu trên thường có 3 ô. Trái có lá đài trưởng thành 2, 3 hoặc 5 cánh lớn, hạt không có phôi nhũ, rễ mầm hướng về phía rốn hạt. Gỗ của các loài họ Dầu có sự biến đổi về màu sắc, tỷ trọng và cường độ phù hợp với cấu trúc của chúng. Gỗ từ màu vàng nhạt đến nâu đỏ, tỷ trọng gỗ cũng khác nhau từ 40pounds/m3 (tương đương 640kg/m3) đến 60pounds/m3 (tương đương 960kg/m3). Một đặc điểm cơ bản của gỗ cây họ Dầu là sự có mặt các ống nhựa xếp thẳng đứng, khi cắt ngang các ống nhựa này là những điểm màu trắng nằm rải rác, hoặc nằm song song với nhau. - Theo Maury - Lecon, cây họ Dầu châu Á được ghép thành hai nhóm lớn dựa vào sắp xếp cơ bản của lá đài trên quả và số thể nhiễm sắc là: + Nhóm Valvate - Dipterocarpi: Vateria, Vateriopsis, Stemonoporus, Vatica, Cotylelobium, Upuna, Anisoptera, Dipterocarpus với số lượng nhiễm sắc cơ bản n = 11. + Nhóm Imbricate - Shoreae: Shorea, Parashorea, Hopea, Balanocarpus với số lượng nhiễm sắc cơ bản n = 7. Năm 1985 tại thành phố Samarinda ở đảo Borneo Indonesia diễn ra hội nghị quốc tế lần III về họ Dầu, xác định đây là trung tâm phát sinh của họ Dầu và đề cập đến nhiều vấn đề như phân bố, phân loại, hình thái giải phẫu cổ sinh, tái sinh và trồng lại rừng, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên. 1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về họ Dầu như: “Báo cáo tổng quan về họ Dầu Việt Nam” của Thái Văn Trừng năm 1986, họ Dầu khu vực Lào, Campuchia và Việt Nam của Smitinand và Phạm Hoàng Hộ năm 1990. Cây làm thuốc trong họ Dầu của Việt Nam của Võ Văn Chi năm 1985. Các công trình trên tập trung vào mô tả và tìm hiểu giá trị sử dụng của các loài họ Dầu tại Việt Nam. Trong cuốn Phân loại thực vật bậc cao của tác giả Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, năm 1997: Họ Dầu (Dipterocarpaceae) thuộc bộ Chè –
  14. 5 Phân lớp Sổ - Lớp Ngọc lan. Theo đó các loại cây trong họ Dầu là những cây gỗ lớn chỉ phân bố trong vùng cổ nhiệt đới (bao gồm vùng Đông Nam Á), đó là một trong ba họ đặc hữu của vùng cổ nhiệt đới (Dipterocarpaceae, Nephethaceae, Pandanaceae). Trong thân của chúng luôn có ống tiết nhựa dầu. Lá mọc cách, đơn, lá kèm sớm rụng. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đế hoa phẳng hay lồi nhưng cũng có khi lõm. Đài gồm 5 lá đài rời hay dính lại ở phần dưới thành bao, phần trên tự do và một số mảnh lớn lên cùng với quả tạo thành cánh. Tràng gồm 5 cánh hoa, có tiền khai văn hoa, bộ nhị có số lượng thay đổi từ 10 – 15 (10 ở Hopea, 15 ở Pentacme, Vatica) hoặc nhiều hơn (20 – 35 ở Dipterocarpus, Anisoptera hay hơn nữa ở Shorea). Chỉ nhị dời hay dính lại với nhau ở dưới, bầu trên 3 ô, trong mỗi ô có 2 noãn đảo. Đôi khi dính với ống đài làm thành bầu dưới. Quả nang, có cánh do lá đài lớn lên làm thành: 2 cánh ở Dipterocarpus, Anisoptera, Hopea, 3 cánh ở Shorea, Vatica, 5 cánh ở Parashorea. Hạt thường không có nhũ, thùy hạt xoắn lại, ôm lấy rễ mầm. Nguyễn Tiến Bân (1997) trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã viết về họ Dầu như sau: Cây gỗ, lá đơn mọc cách, có lá kèm sớm rụng, hoa đều, lưỡng tính, lá đài 5 hợp gốc và ống đài thường đính với bầu. Cành hoa 5 xếp vặn, nhị nhiều hoặc 10 – 15, đôi khi 5, thường rời nhau. Bộ nhụy gồm 3 noãn hợp Syncarp (hợp nguyên lá noãn) thành bầu thượng 3 ô. Rất đặc trưng bởi quả khô không mở, nằm trong đài bền, đồng trưởng thành 2, 3 hoặc 5. Hạt thường không có nội nhũ, lá mầm vặn và ôm lấy rễ mầm. Phân bố nhiệt đới chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới. Việt Nam có 6 chi đó là Dipterocarpus, Anisoptera, Shorea, Hopea, Vatica, Parashorea với trên 45 loài. Chi Pentacme với loài duy nhất ở Việt Nam là Pentacme siamensis ( Cà chấc), nay đổi thành Shorea Siamemsis. Chi Perissandra thuộc họ Violaceae theo Jscobs (1967), nay là tên đồng loài Vatica. Trong hệ thống Takhtajan 1987, họ Dầu được chuyển sang bộ Bông (Malvales).
  15. 6 - Trong công trình nghiên cứu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ năm 1999, tác giả đã thống kê, mô tả 40 loài thuộc 6 chi trong họ Dầu có tại Việt Nam. - Nguyễn Kim Đào (2003) trong Danh lục thực vật Việt Nam tác giả đã thống kê được họ Dầu tại Việt Nam có 42 loài thuộc 6 chi. - Theo cuốn 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (1993), họ Dầu ở Việt Nam có 7 chi, 40 loài. - Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), trong công trình nghiên cứu họ Dầu Việt Nam lại cho rằng Việt Nam có 38 loài và 02 loài phụ thuộc 06 chi. - Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), trong cuốn giáo trình Thực vật rừng cũng đã giới thiệu một cách tổng quát về họ Dầu và mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố, giá trị và khả năng kinh doanh bảo tồn của 12 loài trong họ Dầu tại Việt Nam. - Theo cuốn “Hình thái và phân loại thực vật”, họ Dầu (Dipterocarpaceae Blume 1825) thuộc bộ Bông (Malvales Dummortier 1829). Họ Dầu có một số đặc điểm chính như sau: Cây gỗ, thường xanh hay rụng lá, trong thân thường có nhựa dầu, các bộ phận non thường phủ lông hình sao hay vẩy nhỏ. Lá đơn, mọc cách, hệ gân lông chim, gân cấp 2 thường nhiều và song song, mép lá nguyên, lá kèm sớm rụng đôi khi lá kèm bao chồi. Hoa tự chùm hay bông viên chùy. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hợp gốc đôi khi liền với bầu, sống dai, sau phát triển thành cánh quả. Tràng dời hay hợp ở gốc, xếp vặn. Nhị 5 – nhiều, rời. Nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô 2 noãn, đôi khi nhụy phình to ở gốc. Quả kín khô, 1 hạt. Thường có đài bao quả trong đó 2,3 hoặc 5 cánh đài phát triển thành cánh quả. Hạt không có nôi nhũ, lá mầm vặn. Họ Dầu gồm 13 chi, khoảng 700 loài, phân bố ở nhiệt đới cổ, đặc biệt nhiều ở rừng mưa Malaixia, Việt Nam có 6 chi, trên 40 loài. - Theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của tác giả Trần Hợp và Nguyễn Tích năm 1971: Họ quả hai cánh trên thế giới có 22 chi và 400 loài, ở Việt
  16. 7 Nam có 7 chi và 38 loài. Tác giả cũng liệt kê và mô tả tóm tắt về dạng sống, nơi mọc, mùa hoa quả và công dụng của các loài nói trên. Tác giả còn liệt kê được 13 loài thuộc chi Dipterocarpus, 3 loài thuộc chi Anisoptera, và 9 loài thuộc chi Shorea. 1.3. Tại Vƣờn quốc gia Bến En Theo các chương trình điều tra, nghiên cứu và kết quả phúc tra đánh giá hệ thực vật VQG Bến En lần này đã thống kê được 1.363 loài, 904 chi, 198 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó 34 loài cây quý hiếm, chiếm 2,5% tổng số loài thực vật hiện có ở VQG Bến En, thuộc 29 chi, 24 họ. Về họ Dầu mới phát hiện được ở Bến En có Chò Chỉ và Sao lá lớn, hơn nữa các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thống kê tên loài mà chưa có nghiên cứu sâu về các loài này làm cơ cở cho công tác bảo tồn. Bên cạnh đó những loài thuộc họ Dầu được phát hiện tại VQG Bến En cũng là những loài có giá trị kinh tế cao nên cũng chịu nhiều áp lực từ người dân. Chính vì vậy nên việc thực hiện đề tài nghiên cứu này là hết sức cần thiết.
  17. 8 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu chung Xây dựng được cơ sở khoa học để góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển các loài thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài thuộc họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En. - Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học các loài thực vật họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En. 2.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Thực vật thuộc họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa 2.2.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2018 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần, phân bố các loài thuộc họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học và sinh thái các loài thuộc họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển các loài cây họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vât họ Dầu tại Vườn quốc gia Bến En tỉnh Thanh Hóa. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
  18. 9 2.4.1. Kế thừa tài liệu Thu thập các tài liệu, thông tin có liên quan đến công tác nghiên cứu: - Các báo cáo điều tra đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa - Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, bản đồ khu dân cư của khu vực ... - Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Khí hậu, thủy văn, đất đai, tài nguyên rừng, dân số, thành phần dân tộc, tập quán... 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được thực hiện song song với quá trình điều tra thực địa. Các đối tượng được phỏng vấn bao gồm: + Phỏng vấn cán bộ (Vườn Quốc gia, chính quyền địa phương, kiểm lâm,…) + Phỏng vấn người dân Phương pháp này cung cấp cho chúng ta những thông tin có ý nghĩa về tình hình tài nguyên thực vật rừng của địa phương điều tra, trên các phương diện thành phần loài, mức độ phong phú, phân bố, tình trạng các loài cũng như một số đặc điểm của các loài thực vật họ Dầu tại địa phương. 2.4.3. Điều tra thực địa a) Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến các loài nghiên cứu. - Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép ghi lại những kết quả điều tra được. - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Thước dây, máy GPS, máy ảnh, địa bàn… - Chuẩn bị các tư trang cá nhân phục vụ cho công tác điều tra ngoài thực địa. b) Chuẩn bị địa điểm điều tra - Khảo sát thực tế để kiểm tra lại các thông tin đã có trên bản đồ hiện trạng. Bổ sung và hiệu chỉnh các thông tin thu thập được. - Mô tả các dạng sinh cảnh chính của khu vực theo các chỉ tiêu (địa hình, cấu trúc rừng, thảm thực vật, tác động của con người tới sinh cảnh …) - Lập các tuyến điều tra cố định. Các tuyến điều tra được phân bố đều trên các dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu.
  19. 10 c) Điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn Điều tra sơ bộ để xác định các tuyến điều tra và khu vực có phân bố các loài cây họ Dầu tại khu vực điều tra. Tổ chức điều tra trên 12 tuyến (hình 2.1). Các tuyến điều tra đi cắt qua các dạng địa hình và sinh cảnh chính của Vườn quốc gia. Trên các tuyến tiến hành điều tra phát hiện các loài bằng cách quan sát, nhận dạng qua đặc điểm hình thái và thu hái tiêu bản. Trên tuyến đó chọn những điểm đặc trưng để lập OTC. Đề tài đã tiến hành lập 22. Đề tài sử dụng hệ tọa độ VN 2000. Bảng 2.1. Tọa độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra Số Chiều Tọa độ Tọa độ hiệu Tuyến/Khu vực điều tra dài (km) điểm đầu điểm cuối tuyến 0539387 0541028 1 Trạm KL Sông chàng - Rừng giống 2,78 2167450 2166688 0541490 0543707 2 Rừng giống - Ông Mão - Bãi Cao su 2,35 2166637 2166893 0544735 0543707 3 Xuân Đàm - Ông Mão - Bãi măng đắng 02 3,09 2168925 2166893 Xuân Thái- Đồng Thô - Điện Ngọc - Bãi sau đồi 0551828 0551076 4 2,43 ông Mão 2163091 2164473 0551644 0551868 5 Làng Quãng - Bãi Đồng Thô 5,5 2160995 2162728 0556065 0553287 6 Cầu khe tai chua- Dốc mướp - Khe tre - Bãi bằng 4,79 2164708 2161683 0551406 0552002 7 Đồi Ông Tâm - Khe Thông bên trái 1,8 2171471 2169205 0551362 0552181 8 Đồi Ônh Tâm - Khe tre - Ngã 3 Đức Lương 2,12 2171392 2169371 0551094 0551731 9 Đồi Ông Lương - Dốc Đồng bẹp - Khe thông 2,55 2171190 2169940 Rẫy Ông Quyên Làng Mài - Rẫy Ông Dân - Rẫy 0548602 0546638 10 2,48 Bà Hằng - Cổng trời 2167995 2167048 0548052 0546362 11 Làng Mài - Lèn Đá - Đồi Vàng Tâm - Xuân Bình 5,37 2167195 2162419 0544735 0543493 12 Đồi ông Lương - Đồi đồng bẹp - Đồi Vàng tâm 1,92 2168925 2167239
  20. 11 Hình 2. 1. Bản đồ các tuyến điều tra cây họ Dầu tại VQG Bến En Cách lập OTC: Lập OTC đại diện nhất, đặc trưng nhất về loài. Diện tích ô tiêu chuẩn là 1.000m2 (25mx40m). Trong ô tiêu chuẩn phân chia thành các ô dạng bản có kích thước là 25m2 (5mx5m). Ô dạng bản (ODB) được bố trí ở 4 góc và hai đường chéo của ô tiêu chuẩn. Thông tin thu thập trong OTC: Địa hình, địa mạo, hướng phơi, trạng thái thảm thực vật và tất cả các cá thể trong OTC được ghi lại. Trong OTC ghi chép và chụp ảnh tất cả các loài, đồng thời thu mẫu tất cả các loài chưa biết tên hoặc nghi ngờ về phân loại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1