intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn Nặm Ngưm- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của 1 loài lan được lựa chọn. Đề xuất được một số giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển loài lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm, tỉnh Xiêm Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn Nặm Ngưm- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LATDAVAN BOUNYAVET NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN NẶM NGƢM, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NGÀNH: QUẢN LÝ TNR MÃ NGÀNH: 8 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI TS. PHÙNG THỊ TUYẾN Hà Nội - 2019
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đôc lâp - Tƣ do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019 Ngƣời cam đoan LATDAVAN BOUNYAVET
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân, người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tập thể, cá nhân và người thân trong gia đình, nhất là chồng tôi đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới NGƯT. PGS.TS. Trần Ngọc Hải; TS. Phùng Thị Tuyến, những người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình viết đề cương, thu thập số liệu, tính toán cũng như hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Lâm nghiệp, phòng sau Đại học, các thầy, cô giáo khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo khu bảo tồn Nặm Ngưm, UBND tỉnh Xiêm Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ths. Sing Souphanha đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học và bạn đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày .. tháng .. năm 2019 Tác giả LATDAVAN BOUNYAVET
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG ............................................................... viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3 1.1. Nghiên cứu trên thế giới về các loài Lan .............................................. 3 1.1.1. Nghiên cứu điều tra, phân bố, phát hiện về loài Lan ...................... 3 1.1.2. Nghiên cứu bảo tồn, phát triển các loài lan .................................... 4 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về các loài Lan ............................................... 7 1.4. Thảo luận vấn đề nghiên cứu .............................................................. 16 1.4.1. Về đặc điểm họ lan ....................................................................... 16 1.4.2. Về thành tựu nhân nuôi lan .......................................................... 17 1.4.3. Về tồn tại nghiên cứu .................................................................... 17 1.4.4. Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận án............................. 17 Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 18 2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 18 2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 18 2.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 18 2.3.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................ 18 2.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 18 2.4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 18
  5. iv 2.5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 18 2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19 2.6.1. Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm. ...................................................................................... 19 2.6.2. Điều tra một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài Lan quý hiếm ở Khu bảo tồn Nặm Ngưm. ............................................... 24 2.6.3. Thử nghiệm nhân giống bằng cây con, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của 1 loài lan quý hiếm bằng phương pháp thực nghiệm ................................................................................................... 27 2.6.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm ........................................................... 28 2.6.5. Xử lý số liệu.................................................................................. 29 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................ 31 3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 31 3.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 32 3.3. Khí hậu thủy văn ................................................................................ 32 3.4. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 32 3.5. Đặc điểm dân số - lao động ................................................................ 33 3.6. Đặc điểm giáo dục - y tế ..................................................................... 33 3.7. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 34 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 35 4.1. Thành phần, phân bố và giá trị bảo tồn loài lan trong vùng lõi, khu bảo tồn Nặm Ngưm.......................................................................................... 35 4.1.1. Thành phần và phân bố các loài la ............................................... 35 4.1.2. Đa dạng về giá trị bảo tồn các loài lan trong khu vực .................. 42 4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của 2 loài Lan quý hiếm Khu bảo tồn Nặm Ngưm.......................................................................................... 45 4.2.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................... 45
  6. v 4.2.2. Đặc điểm sinh thái học (sinh cảnh) của loài lan Kim tuyến trong khu bảo tồn ............................................................................................ 49 4.3. Mức độ đe dọa, sự cấp bách bảo tồn và một số đặc trưng sinh trưởng, phát triển của lan Kim tuyến trong giai đoạn nghiên cứu bảo tồn tại khu vực nghiên cứu................................................................................................. 54 4.3.1. Tình trạng khai thác, buôn bán và mức độ đe dọa trên địa bàn tỉnh Xiêm Khoảng đối vối loài lan Kim tuyến ................................................ 54 4.3.2. Nhân giống bằng cây con và đặc điểm sinh trưởng, phát triển lan Kim tuyến ............................................................................................... 58 4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm ........................................................................... 63 4.4.1. Bảo tồn tại chỗ (In situ) kết hợp xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong khai thác sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng ....................................................................................................... 65 4.4.2. Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài lan Kim tuyến (Ex situ). ................................................................... 66 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................. 69 5. 1. Kết luận ............................................................................................. 69 5.2. Tồn tại ................................................................................................ 70 5.3. Khuyến nghị ....................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 71
  7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội dung đầy đủ 1 CHDCNDL Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (chất kích thích sinh 2 2,4 D trưởng) Convention on International trade of endangered 3 CITES species (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) 4 CT Công thức thí nghiệm 5 GPS Global Positioning System (hệ thống thông tin địa lý) 6 IUCN Red List of Threatened Species (sách Đỏ thế giới) Murashige and Skoog medium (môi trường nuôi cấy 7 MS mô) 8 NPK Đạm - Lân - Kali 9 NuoL Đại học Quốc gia Lào 10 OTC Ô tiêu chuẩn 11 PLB Protocorm like body (môi trường tạo chồi) 12 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 13 TDZ Thidiazuron (chất kích thích sinh trưởng) 14 UBND Ủy bân nhân dân 15 VQG Vườn Quốc gia 16 VQGCT Vườn Quốc gia Cát Tiên
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bản đồ 3.1: Vị trí đại lý của Tỉnh Xiêm Khoảng nước CHDCND Lào. ........ 31 Bảng 4.1. Danh mục các loài lan rừng .......................................................... 37 Bảng 4.2. Phân bố theo đai cao..................................................................... 41 Bảng 4.2. Danh lục các loài cần được bảo tồn .............................................. 43 Bảng 4.3. Thành phần loài cây trên trạng thái phân bố loài lan quý hiếm ..... 49 Bảng 4.4. Loài và hệ số tổ thành loài Ki (%) ............................................... 51 Bảng 4.5. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và độ tàn che tán rừng lan Kim tuyến phân bố tự nhiên ................................................................................. 52 Bảng 4.6 Các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................ 59 Bảng 4.7 Các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................ 62 Tổng số bảng: 7 bảng
  9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bố trí tuyến và OTC điều tra ngoại nghiệp trong vùng lõi VQG ... 21 Hình 4.1. Ông Phong Saly, thương lái Lào đang sơ chế lan để xuất khẩu ..... 56 Hình 4.2. Lan được sơ chế, đóng bao chờ thương lái thu mua ...................... 56 Hình 4.3 Lan Kim tuyến được xấy khô, đóng gói ........................................ 58 Hình 4.4. Gây trồng thực nghiệm trong vườn rừng ....................................... 60 Hình 4.5. Sua 3 tháng thực nghiệm............................................................... 61 Hình 4.6. Lan Kim tuyến được thuần dưỡng ................................................ 61 Hình 4.7. Sau 3 tháng thử nghiệm trong chậu ............................................... 63 Hình 4.8. Lan Kim tuyến sau thuần dưỡng ................................................... 63 Tổng số hình: 8 Hình và 31 ảnh trong phục lục
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới chung với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dài khoảng 2.069 km ở phía Đông. Phía Tây có đường biên giới chung với Thái Lan dài khoảng 1.835 Km. Phía Nam có đường biên giới chung với Cam Phu Chia dài khoảng 535 Km. Phía Bắc có đường biên giới chung với Trung Quốc dài khoảng 505 Km và Phía Tây Bắc có đường biên giới chung với Myan Ma dài khoảng 236 Km. Lào là một nước có diện tích đất đai tự nhiên 23.680.000 ha. Diện tích đồi núi chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên và là một nước phong phú tài nguyên thiên nhiên với diện tích rừng 11.29 triệu ha chiếm 47% diện tích cả nước (Bộ Nông Lâm nghiệp Lào, năm 2018). Lào là một trong những quốc gia trên thế giới giàu về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thực vật rừng, theo quy luật pháp triển tự nhiên thì tài nguyên rừng sẽ ngày càng giàu thêm nếu không có những tác động có hại cho hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên trong những năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây rừng tại Lào đã xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và quy mô rộng đã gây ra những hậu quả xấu về tài nguyên, kinh tế và môi trường. Theo Cục Lâm nghiệp Lào thống kê trong 5 năm từ năm 2010 – 2015, trên phạm vi toàn quốc 1.500 triệu m3 gỗ và 978 loài động thực vât, lâm sản ngoài gỗ, trong đó nhiều loài lan rừng tự nhiên được khai tác sử dụng thiếu tính bền vững. Khu bảo tồn Nặm Ngựm được thành lập năm 2005 có vị trị đặc biệt quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học và phòng hộ đầu nguồn. Khu bảo tồn có tổng diện tích quy hoạch là 289.635 ha với đủ các kiểu rừng phân bố tự nhiên trong khu vực. Khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Lào và là nơi còn nhiều loài động vật quý hiến (đặc hữu), thực vật và loài lan rừng được ghi trong danh mục sách Đỏ Thế giới và Lào.
  11. 2 Tuy nhiên, trong những năm qua tài nguyên động vật và thực vât rừng, đặc biệt các loài lan rừng quý hiếm ở đây bị tàn phá nặng nề do nhiều nguyên nhân, trong đó do khai thác, sử dụng trái phép, thiếu bền vững là nguyên nhân chủ yếu. Để phục hồi, khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng, đặt biệt loài lan rừng đã bị tác động, không chỉ bằng hệ thống chính sách, pháp luật mà còn đòi hỏi một sự hiểu biết tốt về sinh thái học các loài trong quá trình phục hồi, các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến quá trình baor. Tuy nhiên, do chúng ta hiểu biết chưa được tốt nên quá trình phục hồi rừng, bảo tồn và phát triển loài lan rừng tự nhiên nơi đây đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là: (i). Chưa xác định được đặc điểm sinh thái học, tái sinh cũng như khả năng phục hồi, phát triển của loài lan rừng hiện có; (ii). Chưa xác định được số lượng loài lan quý hiếm nên chưa thể đề ra các giải pháp phù hợp nhằm rút ngắn thời gian phục hồi, bảo tồn và phát triển lan rừng và (iii). Chưa xác định được ảnh hưởng của những nhân tố nuôi dưỡng chủ yếu đến tình hình sinh trưởng và phát triển lan rừng tự nhiên ở khu vực. Để góp phần giải đáp vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài luận văn “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn Nặm Ngưm- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Đề tài được nghiên cứu là rất cần thiết và có ý nghĩa lỹ luận và thực tiễn cao.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu trên thế giới về các loài Lan 1.1.1. Nghiên cứu điều tra, phân bố, phát hiện về loài Lan Tài nguyên di truyền cây trồng là di sản ngàn đời của nhân loại và nằm trong những tài nguyên quý giá nhất hiện nay. Vài chục năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự đa dạng di truyền cây trồng đã và đang đứng trước mối đe doạ bị thu hẹp và bị mất đi.Trên trái đất, hầu như nơi nào có thực vật là có phong lan. Cây hoa lan mọc ở khắp năm châu, bốn bể, từ miền gió tuyết lạnh cho đến sa mạc khô hạn, từ miền núi cao rừng thẳm cho đến các đồng cỏ miền bình nguyên và ngay cả vùng sình lầy, đâu đâu cũng có lan sinh sống. Tuy nhiên, đa số các loài lan mọc tập trung ở các rừng cây nhiệt đới, ở các nước Châu Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… Theo hệ thống phân loại, cây hoa lan thuộc ngành Mộc lan (hạt kín - Magnoliophyta), lớp hành (1 lá mầm -Liliopsida), phân lớp hành (Lilidae), bộ lan (Orchidales), Họ lan (Orchidaceae). Cho tới nay, con người đã hiểu biết và phân loại họ lan gồm hơn 780 chi với khoảng 35.000 loài là loài cây thân thảo, thân leo sống lâu năm. Những loài sống chủ yếu trên môi trường đất, có thân giả dạng củ, rễ chùm được gọi là địa lan; loại sống chủ yếu trên thân cây tách khỏi mặt đất gọi là phong lan,... Lan có rất nhiều loài và giống, tên gọi theo địa phương rất khác nhau và rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, khi muốn phân biệt được các loài lan khác nhau, cần phải mô tả chi tiết đặc điểm thực vật học và xác định chính xác tên khoa học. Do sự đa dạng và phong phú về số lượng, hình thái, cấu trúc cho nên hệ thống phân loại của họ này khá phức tạp[18]. Họ Phong lan được chia làm 6 họ phụ: Apostasioideae, Cypripedioideae, Neottioideae, Rchidioideae, Ppidendroideae và Vandoideae, trong các họ phụ
  13. 4 còn các tông, chi khác nhau. Ở vùng Trung Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài. Vùng Trung Nam bán cầu có 40 chi và 500 loài. Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ có khoảng 170 loài. Ở vùng Châu Á nhiệt đới có khoảng 250 chi và 6800 loài. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có khoảng 306 chi và 8.266 loài [11]. Vùng nhiệt đới có khí hậu rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa lan. Tuy có số chi, số loài lan ít hơn nhưng xuất hiện một số loài lan đặc biệt mà các vùng khác không có. Ở Châu Mỹ có khoảng 306 chi và 8.266 loài lan. Châu Mỹ là nơi khởi nguồn của nhiều loài lan nổi tiếng được con người nuôi trồng rộng rãi như: Cattley 60 loài, Epidendrum 500 loài, Odontoglossum 200 loài,… Vùng Đông Nam Á điều kiện có mùa khô, mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa rất cao thuận lợi cho lan sinh trưởng và ra hoa. Ở Đông Nam Á có khoảng 250 loài và 6900 giống khác nhau. Trong đó, có các nhóm lan như: Hoàng thảo (Dendrobium) 1400 loài, Thanh đạm (Coelogyne) 200 loài, Hồ điệp (Phalaenopsis) 35 loài, Vanda 60 loài[12]. Để bảo tồn đa dạng sinh học, một số cách thức và nguyên tắc đã được các nước áp dụng đó là bảo tồn nguyên vị (insitu) và bảo tồn chuyển vị (ex – situ). Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới đã được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất giống lan. 1.1.2. Nghiên cứu bảo tồn, phát triển các loài lan Tại Ấn Độ, một số tác giả đã nghiên cứu về tính đa dạng và các phương pháp bảo tồn các loài lan quý hiếm phân bố ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, các tác giả đã khẳng định trên toàn Ấn Độ có khoảng 1.331 loài hoa lan, thuộc 186 chi,trong đó vùng Đông Bắc Ấn Độ duy trì số lượng cao nhất với khoảng 856 loài. Trong số đó có 34 loài có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo tồn. Các tác giả đã khẳng định vấn đề ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu, thương mại hóa nông nghiệp và lâm nghiệp, trồng trọt và khai thác quá mức là những nguyên nhân chính cho sự mất đa dạng. Ấn Độ đã tăng cường về bảo tồn đa
  14. 5 dạng sinh học bằng cách thực hiện một loạt các hành vi, quy tắc, luật lệ, quy định, thỏa thuận và mạng lưới phát triển các khu bảo tồn [16]. Trung tâm nghiên cứu phong lan Quốc gia Ấn Độ cho rằng, biến đổi khí hậu hiện đang là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ giảm số lượng và tuyệt chủng của các loài phong lan quý hiếm. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp khắc phục như: cần phục hồi và duy trì các hệ sinh thái bản địa, quản lý chặt sinh cảnh của các loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, xếp hạng các mức độ dễ tổn thương của các loài và theo dõi, nghiên cứu dài hạn các loài sinh vật giao phấn[10] . Tại Iran, bất chấp lệnh cấm khai thác, vấn đề khai thác hoa lan hoang dã nhằm xuất khẩu mỗi năm lên tới 40–50 triệu cây, nhiều loài phong lan trở nên khan hiếm. Lan hài (Paphiopedilum Pritz) là một chi lan đẹp trong họ lan (Orchidaceae Juss) thuộc họ phụ Cypripedioideae. Hơn 2 thập kỷ trở lại đây, lan hài ngày càng được chú ý nhiều hơn ở trên thế giới không chỉ trong việc nuôi trồng, lai tạo mà còn cả trong việc sưu tầm phát hiện những loài lan hài mới. Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, thế giới đã có một loạt các loài lan hài mới được phát hiện và ghi nhận. Để tạo điều kiện sống tốt nhất cho các giống lan hài được thuần hóa, một số tác giả đã xác định điều kiện ánh sáng nhân tạo cho hầu hết các loài lan hài là từ 11.000 – 22.000 lux. Nếu lá bị vàng hoặc phát hoa ngắn là cây quá thừa ánh sáng, còn nếu lá mềm, màu xanh đậm hoặc phát hoa dài, yếu, là bởi do thiếu ánh sáng. Cây từ rừng về không ra hoa nguyên nhân chính là ánh sáng và nhiệt độ không phù hợp. Ngoài ra, ánh sáng có vai trò quan trọng trong sự nảy mầm của hạt giống, sự tiếp xúc với ánh sáng sẽ ức chế sự nảy mầm và có thể dẫn đến hiện tượng ngủ của hạt gây khó khăn cho quá trình nhân giống[15] . Trong chương trình cải tiến giống của chi lan Hài (Paphiopedilum) ở đại
  15. 6 học Hawaii đã nhận thấy phương pháp nuôi cấy vô trùng trong nhân giống lan hài khó thực hiện thành công vì mẫu nuôi cấy của loài này rất khó bảo quản. Nhiều thử nghiệm về mẫu cấy như chồi đỉnh, chồi lấy từ cây con nẩy mầm trong ống nghiệm hoặc môi trường nuôi cấy mô sẹo từ protocorm, tái sinh lan hài thông qua sự hình thành chồi từ nuôi cấy lá... đã được thực hiện nhưng tỉ lệ hình thành mô sẹo và khả năng tái sinh còn rất thấp[14] . Một phương pháp khác được ứng dụng là sử dụng hạt lan hài nẩy mầm in vitro để sản xuất cây con. Từ cây con in vitro, các mô sẹo được cảm ứng từ protocorm có nguồn gốc từ hạt, được cấy chuyền trên môi trường có chứa nồng độ 2,4-D và TDZ cao, những mô sẹo này có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh thông qua bước trung gian hình thành PLB. Một mảnh nhỏ mô sẹo này có thể tái sinh từ 3-7 chồi trong 3 tháng và chúng có thể được giữ trên môi trường nuôi cấy trong 3 năm mà không mất đi khả năng tái sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết như tính bền vững về mặt di truyền của những cây được tái sinh,… Các tác giả cũng đã tiến hành phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào từ những dòng mô sẹo có nguồn gốc từ protocorm và nuôi cấy mô sẹo có tính toàn thể từ những loại mô khác của Paphiopedilum[14]. Ở Ấn Độ đã nghiên cứu nhân giống Paphiopedilum trong in vitro thông qua phương pháp hình thành các thể protocorm thứ cấp từ thể protocorm sơ cấp được phát triển từ callus có nguồn gốc từ thân. Các thể protocorm được nuôi cấy trên môi trường 1/2 MS có bổ sung các nồng độ BA và Kinetin khác nhau (1.0, 2.0, 3.0, và 4.0 μM) để cảm ứng các PLB thứ cấp. Số lượng PLB thứ cấp được hình thành nhiều nhất trên môi trường 1/2 MS có bổ sung 4.0 μM Kinetin, trung bình có 4.1 PLB được hình thành trên mỗi mẫu sau 8 tuần nuôi cấy. Các PLB thứ cấp được nhân lên từ 9,5-12,1 PLBs mới. Mỗi PLB thứ cấp sau khi được cấy chuyển trên môi trường 1/2 MS không có chất điều hòa sinh trưởng và được bổ sung 60 g/l dịch chiết chuối. Các PLB thành thục
  16. 7 này sẽ được nuôi cấy trên môi trường có chứa các chất hữu cơ khác nhau như nước dừa, dịch chiết chuối, khoai tây, cà chua để tái sinh hình thành cây con. Trong số các chất hữu cơ được thử nghiệm, việc bổ sung 20% CW trên môi trường 1/2 MS có kết quả tỷ lệ tái sinh trung bình là 67,9% PLBs, sau 8 tuần nuôi cấy[20]. 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về các loài Lan Tài nguyên di truyền là tài sản riêng của mỗi quốc gia đồng thời cũng là tài sản chung của thế giới. Tài nguyên di truyền sinh vật là một bộ phận của giống, là vật liệu ban đầu để lai tạo giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Với nhận thức đó, Việt Nam đã sớm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc quản lý bảo tồn nguồn gen. Từ năm 1987 đến nay, mặc dù còn nhiều hạn chế, khoa học và công nghệ đã đóng góp đáng kể trong việc lưu giữ, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn tiếp theo, với mục tiêu và các nội dung đã đề ra của Chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, khoa học công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt và là động lực để thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen sinh vật, nguồn tài nguyên vô giá của đất nước. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á nhiệt đới, đây là một trong hai khu vực tập trung nhiều loài lan rừng đẹp nhất thế giới và có khoảng 158 chi và 900 loài phong lan được phát hiện ở Việt Nam. Vào năm 2004 đã thống kê được 10 chi lan lớn nhất trong số 160 chi của họ lan ở Việt Nam trong đó chi Hoàng thảo Dendrobium có 97 loài, chi lan lọng Bulbophllum có 78 loài ,Chi Erria 37 loài, chi Calanthe 20 loài, chi lan hài Paphiopedilum 18 loài.... Đây cũng là những chi lớn nhất của lan nhiệt đới châu Á. Lan Hài Việt Nam có sự đa dạng nhất về số loài lan thuộc chi Paphiopedilum, chỉ có một số vùng ở nam Trung Quốc gần đạt được sự đa dạng này , có chín taxôn của chi
  17. 8 Paphiopedilum có khu vực phân bố chỉ ở Việt Nam là: Paphiopedilum x Aspersum, P. x dalatense, P.delenatii, P.Hangianum, P. helense, P. malipoense var. hiepii, P. tranliennianum, P. vietnamnense và P. villosum var.anamnense.Và 12 taxôn khác: Paphiopedilum x affine, P. barbigerrum, P.dianthum, P. Emersonii, P. g, P. gratrixianum, P.henryanum, P. x hermannii, P. malipose var.malipoense, P. malipose var. jackii, P. micrathum, P. purpuratum, P. villosum var.bosalliicó thể coi là đặc hữu của Việt Nam vì chỉ có một số vùng gần biên giới Việt Nam mới có những loài này [5]. Vào năm 2015, tại Việt Nam đã thống kê và phát hiện được 160 chi và 1004 loại lan. Đây cũng là quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật và đặc biệt là họ Lan phong phú bậc nhất trong khu vực Châu Á[5]. Các loài lan hân bố ở Việt Nam là lan của vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt, vì thế đa số các loài lan mỗi năm chỉ cho một kỳ hoa. Mùa nở hoa tập trung vào hai thời kỳ: Tháng 2 và tháng 4; tháng 7, tháng 8 [7]. * Về các nghiên cứu điều tra, sưu tập, lưu giữ, bảo tồn lan. Việc bảo tồn những loài lan quý hiếm, xây dựng ngân hàng gen về hoa lan để phát triển lâu dài ngành trồng và kinh doanh hoa lan cũng đang bắt đầu được khởi động tại tỉnh Lâm Đồng nơi được giới chơi hoa lan thế giới đánh giá cao về tiềm năng trồng và xuất khẩu hoa lan của vùng đất này. Vùng rừng Lâm Đồng đứng đầu cả nước về nguồn lợi lan rừng với khoảng 400 loài, chiếm đến gần 80% lan rừng Việt Nam. Thế nhưng, người ta đã chứng kiến sự mất đi của nhiều loài lan rừng quý hiếm. Trong khi đó, những loài lan có giá trị tại các vườn trồng cũng bị thoái hoá về giống. Các nhà khoa học đang xúc tiến việc bảo tồn giống hoa lan bằng hai con đường, đó là hình thành bộ sưu tập sống về các loài lan và xây dựng ngân hàng gen. Công việc này đang có tính khả thi khi gần đây Phân viện Sinh học Đà Lạt đã sở hữu những
  18. 9 phương pháp mới trong tạo giống. Hàng loạt giải pháp kỹ thuật theo công nghệ sinh học được áp dụng, về cơ bản cho phép nhà khoa học có thể bảo tồn được những loài lan quý hiếm. Và thực tế, họ đã thành công bằng việc giữ lại giống lan hài được tổ chức Bảo vệ động thực vật hoang dã thế giới đưa vào sách đỏ". - Đề tài “Điều tra tài nguyên di truyền các loài lan rừng Khu bảo tồn Cát Tiên (VQGCT) và nghiên cứu các biện pháp nhân nhanh để bảo tồn” [9]. - Khoa Nông Lâm thuộc trường Đại học Đà Lạt. Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi có sự tập trung với mật độ khá dày các loại lan rừng quý hiếm tại Việt Nam (ở đây có tới 100 chi và gần 400 loài trên tổng số 152 chi và 897 loài lan của cả nước). Được biết, tình trạng khai thác bừa bãi diễn ra liên tục trong thời gian dài và không có kế hoạch gây trồng đã làm cho nhiều loài lan đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngay tại VQGCT. Sau hơn 01 năm nghiên cứu, đã nhân giống thành công bằng biện pháp nuôi cấy mô gần 30 giống lan đặc hữu của VQGCT. Trong số các giống lan đã được nhân giống thành công tại Khoa Nông lâm Đại học Đà Lạt có nhiều loài rất quý được nước ngoài đặt mua với số lượng lớn như kim hài, vân hài, lan gấm,... (trong đó có một số loài còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như Ludisia discolor, Kim tuyến...). Việc nhân giống thành công các loài lan đặc hữu không chỉ cho phép bảo tồn các nguồn gen quý hiếm bằng cách di thực các giống lan này trở lại trồng tại VQGCT mà còn tạo điều kiện để nhân rộng các giống phong lan quý ở các địa bàn khác (nhất là trồng tại vùng trồng hoa nổi tiếng Đà Lạt)[9]. - Dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan”, do Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh tiến hành từ năm 2005, đến nay đã sưu tập được hơn 285 giống hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium …), để phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống. Trong đó, đặc biệt có hơn 80 giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan sau
  19. 10 này. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 giống lan Mokara, 13 giống Dendrobium, 5 giống Catlleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ sản xuất. Hiện tại, Trung tâm này đã lai tạo 50 cặp lai, đang tiến hành gieo hạt trong ống nghiệm. - Đề tài “Nghiên cứu chọn lọc và phát triển một số loài lan rừng có triển vọng phục vụ cho công tác nhân giống, lai tạo và bảo tồn nguồn gien đặc hữu, quý hiếm của Lâm Đồng” của Viện Sinh học Tây Nguyên công bố tháng 10/2008. Kết quả đã xác định được 73 loài lan rừng có hoa to, lâu tàn, màu sắc đẹp, có giá trị kinh tế và được nhiều người ưa chuộng có thể đưa vào nhân giống phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra đã xác định được tên khoa học của 189/209 loài lan rừng phân bố trên địa bàn Lâm Đồng mà đơn vị đã thu thập, khảo sát. Trong đó có 3 loài mới và 37 loài đặc hữu thuộc loại quý hiếm của Việt Nam như lan Hài hồng, Huyết nhung trơn, Hài vân, Hài Đà Lạt... Hiện các loài lan thu thập được ngoài tự nhiên đều đang phát triển tốt, có khả năng ra hoa ở điều kiện của khí hậu Đà Lạt. - Dự án: “Sưu tập và xây dụng vườn hoa phong lan đầu dòng tại tỉnh Phú Yên” năm 2006. Kết quả đã xây dựng khu vườn 4.500 m2, với bộ sưu tập phong lan lớn nhất miền Trung – Tây nguyên với gần 200 dòng phong lan trong và ngoài nước. - Đề tài: “Điều tra, thu thập đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây hoa cảnh khu vực miền Bắc Việt nam do Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp chủ trì. Kết quả của đề tài đã chỉ ra khu vực Tây bắc có trên 18 chi lan khác nhau, trong đó phải kể đến các chi Hoàng thảo (Dendrobium), Dáng Hương (Aerides), Ngọc điểm (Rhynchostylis), Kiếm (Cymbidium), Hài(Paphiopedilum),... - Đề tài: “Thu thập đánh giá nguồn gen hoa lan Việt Nam và lưu giữ chúng ở 2 vùng: miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ” do GS. TSKH. Trần Duy Quý – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm, từ
  20. 11 năm 2007 – 2009. Kết quả đã điều tra, thu thập, định danh và lưu giữ nguồn gen cho nhiều loài lan rừng thuộc 10 chi khác nhau (Hài vệ nữ, Hồ điệp, lan Kiếm, Hoàng thảo, Quế lan hương, Vanđa, Catlan, Phượng vĩ, Hạc đính và Đai châu) và lưu giữ chúng ở 2 nơi: Vùng núi Tam đảo và vùng đồng bằng Hà nội với quy mô 2.000 dò (chậu)/ 1.500m2 vườn nuôi trồng. * Về nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng lan + Trung tâm hoa cây cảnh, Viện Di truyền nông nghiệp - cho rằng: Nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hay lúc chiều mát, không nên tưới phân vào buổi trưa. Bình thường tưới một lần trong tuần, nếu vườn lan râm mát thì khoảng cách dài hơn 10- 15 ngày/lần. Ngược lại vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại gây ảnh hưởng bất lợi cho lan. Cây lan rất cần bón phân nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là dùng phân bón lá. Nồng độ và liều lượng phun tuỳ thuộc tuổi và thời kỳ phát triển của cây lan. Đối với lan dưới 6 tháng tuổi phun phân NPK loại 30-15-10 nồng độ 500 ppm (0,5 g/l) 7 ngày/lần. Đối với lan 6-12 tháng, phun phân NPK loại 30- 15-10 nồng độ 2000 ppm (2g/l) định kỳ 7ngày/lần. Đối với lan 12 đến 18 tháng, phun phân NPK loại 10-30-20 nồng độ 3000 ppm (3g/lít) định kỳ 7 ngày/lần. Khi vòi hoa xuất hiện, phun phân NPK loại 15-20-25 nồng độ 2000 ppm sẽ cho kết quả tốt nhất. + Nguyễn Công Nghiệp, 2004 đã kết luận: Trong mùa sinh trưởng của lan không nên dùng phân tổng hợp NPK loại 30-10-10. Khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao để màu sắc hoa đặc trưng như phân NPK loại 10-10-20 hoặc 6-30-30. Trước khi cây bước vào mùa nghỉ, lan phải dùng loại phân bón có nồng độ Kali cao để tăng sức chịu đựng như phân NPK loại 10-20-30, không nên dùng nồng độ phân bón quá 1g/lit nước và sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hoá. Phân bón qua lá dưới dạng phun sương là rất hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0