Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd. 1860) tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được thành phần loại bệnh hại và loại bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái học bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd. 1860) tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHẠM KỲ SƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium Willd., 1860) TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN THÀNH TUẤN 2. TS. LÊ VĂN BÌNH Hà Nội, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. N n 29 tháng 10 năm 2019 Tác giả Phạm Kỳ Sơn
- ii LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng tại Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô gi o, gia đình và đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới c c cơ quan, tổ chức và c nhân: Ban gi m hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và c c thầy cô gi o Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành kho đào tạo; TS. Nguyễn Thành Tuấn, TS. Lê Văn Bình gi o viên hướng dẫn khoa học đã định hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân c c xã trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện điều tra ngoại nghiệp; Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến quý b u của c c thầy cô gi o, c c nhà khoa học và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! N n 29 tháng 10 năm 2019 Tác giả Phạm Kỳ Sơn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về bệnh hại Keo trên thế giới ................. 3 1.1.1. Thành phần về bệnh hại Keo .......................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh th i về bệnh hại Keo ................................. 4 1.1.3. C c biện ph p phòng trừ bệnh hại Keo ........................................... 5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về bệnh hại cây Keo tại Việt Nam .......... 7 1.2.1. Thành phần về bệnh hại Keo .......................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh th i về bệnh hại Keo ................................. 9 1.2.3. C c biện ph p phòng trừ bệnh hại Keo ......................................... 10 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 14 2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 14 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 14 2.1.2. Địa hình, địa mạo ......................................................................... 15 2.1.3. Khí hậu ......................................................................................... 15 2.1.4. Thủy văn ...................................................................................... 16 2.2. C c nguồn tài nguyên ...................................................................... 17 2.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................... 21 Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 29 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 29 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 29
- iv 3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 29 3.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 29 3.3.1. Phạm vi về nội dung ............................................................................ 29 3.3.2. Phạm vi về không gian ........................................................................ 29 3.3.3. Phạm vi về thời gian ............................................................................ 29 3.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 29 3.4.1. Điều tra thành phần loại bệnh hại trên cây Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên B i. ....................................................................................... 30 3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh th i của bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng .......................................................................................... 30 3.4.3. Nghiên cứu thử nghiệm một số biện ph p phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng .......................................................................................... 30 3.5. Phương ph p nghiên cứu ................................................................. 30 3.5.1. Phương ph p điều tra thành phần loại bệnh hại Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên............... ................................................................................................ 30 3.5.2. Phương ph p nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh th i bệnh hại chính Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên........................................................................ 34 3.5.3. Phương ph p nghiên cứu một số biện ph p phòng trừ loại bệnh hại chính Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên .............................................................. 37 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 43 4.1. Thành phần loại bệnh hại trên cây Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái...... ........................................................................................... 43 4.2. Đặc điểm sinh học, sinh th i của bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên ............................................................................. 47 4.2.1. Một số đặc điểm sinh học của bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng tại Trấn Yên.............. ............................................................................................ 47 4.2.2. Một số đặc điểm sinh th i của loại bệnh hại chính cây Keo tai tượng 52
- v 4.3. Nghiên cứu một số biện ph p phòng trừ bệnh hại chính Keo tai tượng tại huyện Trấn Yên ............................................................................................ 54 4.3.1. Phòng trừ bệnh hại chính bằng biện ph p Lâm sinh ...................... 54 4.3.2. Kết quả thử nghiệm hiệu lực biện ph p sinh học và hóa học phòng trừ bệnh chết héo ở trong phòng thí nghiệm ................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Thành phần loại bệnh hại Keo tai tượng tại Trấn Yên .................. 43 Bảng 4.2: Tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại Keo tai tượng tại Trấn Yên........ 46 Bảng 4.3: Kết quả đ nh gi hoạt tính gây bệnh của c c chủng nấm Ceratocystis ................................................................................................. 47 Bảng 4.4: Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm ở c c thang nhiệt độ .............. 51 Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm ở c c thang độ ẩm ................. 51 Bảng 4.6: Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm ở c c thang pH ...................... 52 Bảng 4.7: Bệnh chết héo Keo tai tượng theo mật độ ..................................... 53 Bảng 4.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến bệnh hại ............................... 54 Bảng 4.9: Kết quả phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng bằng biện ph p lâm sinh .............................................................................................................. 55 Bảng 4.10: Hiệu lực phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng ........................ 56 Bảng 4.11: Hiệu lực phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng ........................ 58 Bảng 4.12: Hiệu lực phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng bằng thuốc hóa học ở c c công thức thí nghiệm .................................................................... 59 Bảng 4.13: Hiệu lực phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tượng ........................ 61
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Rừng Keo tai tượng 3 năm tuổi ..................................................... 45 Hình 4.2: Cây Keo tai tượng 3 năm tuổi ...................................................... 45 Hình 4.3: Rễ Keo tai tượng bị đổi màu ......................................................... 45 Hình 4.4: Gốc Keo tai tượng bị đổi màu ....................................................... 45 Hình 4.5: L gây bệnh nhân tạo .................................................................... 48 Hình 4.6: L gây bệnh nhân tạo .................................................................... 48 Hình 4.7: Cành gây bệnh nhân tạo ................................................................ 48 Hình 4.8: Cành gây bệnh nhân tạo ................................................................ 48 Hình 4.9: Triệu chứng cây bị bệnh chết héo ................................................. 50 Hình 4.10: Vỏ ngoài vết bệnh màu đen ........................................................ 50 Hình 4.11: Gỗ bị biến màu do nấm xâm nhiễm ............................................ 50 Hình 4.12: Cơ quan sinh sản của nấm gây bệnh ........................................... 50 Hình 4.13: Thể quả nấm ............................................................................... 50 Hình 4.14: Sợi nấm và bào tử nấm ............................................................... 50 Hình 4.15: Hiệu lực của chế phẩm sinh học đối với bệnh Keo tai tượng....... 57 Hình 4.16: Hiệu lực của thuốc hóa học đối với bệnh Keo tai tượng .............. 60
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) là loài cây được trồng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thích nghi với hầu hết c c điều kiện lập địa. Cây Keo là loài cây đa t c dụng, sinh trưởng nhanh, được cho là loài cây cố định đạm, cải tạo đất, được trồng hỗn giao với nhiều loài cây trồng kh c nhau. Tại tỉnh Yên B i, cây Keo được trồng chủ yếu với mục tiêu cung cấp gỗ lớn, gỗ Keo được sử dụng để đóng đồ gia dụng, cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy, làm v n gỗ,...Theo số liệu kiểm kê rừng của tỉnh Yên B i, tính đến th ng 12 năm 2015 diện tích Keo tai tượng, Keo lai và Keo l tràm của cả tỉnh là 54.615 ha. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Trấn Yên đã và đang bị c c loại bệnh thối rễ, bệnh chết héo, bệnh loét thân,.... Các loại bệnh này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, ph t triển của cây và có khả năng làm chết cây. Theo kết quả điều tra thành phần bệnh hại trên cây Lâm nghiệp của Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay trên địa tỉnh Yên B i xuất hiện c c loại bệnh hại như bệnh chết héo, bệnh chết ngược, bệnh khô cành ngọn, bệnh thối rễ,... Trong các loại bệnh trên có bệnh chết héo, bệnh khô cành ngọn là loại bệnh nguy hiểm nhất. Đây cũng là loại bệnh trên lần đầu tiên xuất hiện và gây hại mạnh ở c c xã của huyện Trấn Yên tỉnh Yên B i, đến nay chưa có biện ph p phòng trừ có hiệu quả. Theo kết quả kiểm tra rừng của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên B i hiện nay trên địa bàn huyện Trấn Yên xuất hiện bệnh chết héo, bệnh loét thân..., đây là loại bệnh mới xuất hiện khả năng gây hại rất nguy hiểm. Đối với bệnh chết héo cây do nấm Ceratocystis sp. bệnh gây hại chính đối với c c loài Keo. Tại Indonexia, hiện nay đã có hàng nghìn hécta rừng Keo bị chết héo do c c loài nấm Ceratocystis sp. gây hại. Năng suất trung bình của rừng trồng giảm từ 22-35m3/ha/năm xuống dưới 15m3/ha/năm
- 2 (Carroline, 2015). Tại Malaysia, bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây hại cũng đang gây tổn thất lớn cho ngành Lâm nghiệp nước này. Trước những diễn biến trên cho thấy, cùng với sự tăng lên về diện tích trồng rừng Keo thì cũng dần xuất hiện nhiều loại bệnh hại nguy hiểm, chiều hướng bệnh ph t triển nhanh trên địa bàn huyện, hậu quả có thể chưa lường hết được do việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn, chưa x c định được nguyên nhân gây bệnh (tên loài vật gây bệnh), chưa nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh th i học, quy luật ph t sinh, ph t triển của bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh hại. Chính vì lý do trên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” được thực hiện là rất cần thiết, nhằm cung cấp c c thông tin về bệnh hại, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bệnh hại có hiệu quả.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về bệnh hại Keo trên thế giới 1.1.1. Thành phần về bệnh hại Keo Keo là loài cây trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và cũng bị nhiều loại bệnh hại trên cây Keo đã được c c nhà khoa học bệnh cây phát hiện trong thời gian qua. Từ những năm 1954, Roger đã ph t hiện bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng hay còn gọi là chết ngược do loài nấm (Glomerella cingulata) gây ra, giai đoạn vô tính là nấm (Colletotrichum gloeosporioides) đó là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại trong vườn giống tại Papua New Guinea (Roger, 1954) [25]. Tại Hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và ph t triển c c loài Keo (Acacia sp.), họp tại Đài Loan năm 1964 nhiều đại biểu của c c quốc gia Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng đã đề cập đến Bệnh đốm l do nấm (Colletotrichum sp.) (Barnard và Schroeder, 1984) [14]. Bệnh chết héo Keo do chi nấm Phomopsis gây ra cũng đã được ghi nhận bởi (Kobayashi và Guzman, 1988) [19]. Lee và Maziah (1993) [20], đã phân lập được 25 chủng nấm lấy từ Keo tai tượng bị bệnh mục ruột ở c c địa điểm kh c nhau tại Malaysia, kết quả giám định là do nấm Phellinus noxius, Trametes sp., và Formes sp; c c loại bệnh này gây hại ở cây 2 năm tuổi trở lên và làm giảm chất lượng và trọng lượng gỗ. Theo Zakaria và đồng t c giả (1994) bệnh mục ruột có xu hướng tăng dần theo tuổi cây Keo tai tượng, như ở Malaysia cây trồng ở 2 năm tuổi tỷ lệ bị hại là 57% và đối với cây trồng ở 8 năm tuổi tỷ lệ bị mục ruột lên đến 98%. Theo Mehrotra và đồng t c giả (1996) [21], đã mô tả bệnh hại rễ Keo tai tượng ở phía Tây Bengal, Ấn Độ. Bệnh thối gốc Keo tai tượng do nấm
- 4 Ganoderma sp. và Phellinus sp. ảnh hưởng đến diện tích rừng trồng và kế hoạch trồng rừng. Tại Indonesia nấm Ceratocystis spp., gây bệnh cho nhiều loài cây trồng, trong đó loài nấm này gây hại nghiêm trọng ở rừng Keo tai tượng (Tarigan et al., 2011) [28]. Tại Sabah, Malaysia nguyên nhân gây bệnh chết héo hàng vài chục nghìn ha Keo tai tượng được x c định là nấm Ceratocystis acaciivora (Brawner et al., 2015; Brawner et al., 2016) [14], [15]. Từ c c kết quả tổng quan c c công trình nghiên cứu ở trên cho thấy c c thông tin về thành phần loài bệnh hại Keo là kh phong phú, tuy nhiên chưa được đầy đủ; nhưng đây cũng là những tài liệu để tham khảo trong quá trình nhiên cứu về thành phần loài bệnh hại Keo. 1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái về bệnh hại Keo Tarigan và đồng t c giả (2011) [28] x c định nấm Ceratocytis acaciivora xâm nhiễm gây hại Keo tai tượng thông qua c c công thức tỉa cành, x c định được khả năng tỉa cành làm ảnh hưởng đến cành làm cho tăng khả năng xâm nhiễm. Đặc điểm nhận biết của nấm Ceratocystis spp. đã được một số t c giả mô tả: bào tử túi có hình cầu hoặc gần cầu, có màu nâu đen, kích thước thể hình cầu dài từ 106 đến 288µm, khi chuẩn bị phun bào tử ở phía đầu cổ có những sợi tua ra; bào tử hữu tính hình mũ có chiều dài từ 4,5 đến 9,3µm, chiều rộng từ 2,0 đến 4,9µm; bào tử hữu tính hình mũ có chiều dài từ 11,0 đến 25,6µm và chiều rộng từ 1,6 đến 4,9µm; bào tử vô tính hình trống chiều dài từ 12,1 đến 25,5µm và có chiều rộng từ 9,2 đến 13,6µm. Một số kết quả bước đầu cho thấy nấm Ceratocystis spp. nuôi cấy thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 30oC, độ ẩm từ 80 đến 90% và xâm nhiễm gây hại Keo tai tượng thông qua vết thương do tỉa cành, c ch thức tỉa cành làm ảnh hưởng đến cành cũng làm cho tăng khả năng xâm nhiễm. (Tarigan et al., 2011; Thu et al., 2014) [28].
- 5 Keo tai tượng hay bị một số bệnh hại như: Bệnh rỗng ruột (thường bị ở c c cây ở cấp tuổi cao hoặc do giống); Bệnh phấn trắng (thường bị ở giai đoạn vườn ươm hoặc rừng trồng tuổi 1), nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết mưa ẩm kéo dài dẫn đến nấm bệnh ph t triển; Bệnh hại rễ do nấm Phytophthora gây hiện tượng cây chết hàng loạt tại một số nước ở khu vực châu Á (Hutacharem, 1993) [17]. Từ c c kết quả tổng quan c c công trình nghiên cứu ở trên cho thấy c c thông tin về đặc điểm sinh học của c c loài sâu, bệnh hại Keo là khá phong phú, tuy nhiên chưa được đầy đủ; nhưng đây cũng là những tài liệu để tham khảo trong qu trình nhiên cứu về sâu, bệnh hại Keo. 1.1.3. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại Keo Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và ph t triển c c loài Keo Acacia sp., họp tại Đài Loan năm 1964 nhiều đại biểu của c c quốc gia Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng đã đề cập đến Bệnh đốm l do nấm (Colletotrichum sp.) gây hại Keo. Để giảm thiệt hại do nấm bệnh gây ra nên sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất chlorothalonil (Barnard và Schroeder, 1984) [14]. Old và đồng t c giả (1999) [23] đã công bố c c bệnh hại Keo như bệnh gỉ sắt do nấm Atelocauda digitata, bệnh phấn trắng do nấm Oidium sp., bệnh bồ hóng do nấm Meliola spp., bệnh đốm l do các nấm Cercospora spp., Pestalotiopsis spp. và Colletotrichum spp., bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, bệnh thối đen rễ do nấm Phythophora palmivora, bệnh mục rễ do nấm Phellinus spp. và Ganoderma spp. Phòng trừ bệnh gỉ sắt ở Keo có thể xử lý bằng thuốc hóa học có hoạt chất bitertanol, oxycarboxin đối với cây ở vườn ươm hoặc khu vực bị bệnh ít song với rừng trồng thì khó giải quyết do diện tích lớn, mầm bệnh dễ ph t t n. Biện ph p quản lý bệnh bằng c ch loại bỏ những bộ phận bị bệnh ra khỏi rừng trồng và tiêu hủy, tr nh ph t dịch trên
- 6 quy mô lớn hơn. Chọn lọc những giống kh ng bệnh, chọn lập địa phù hợp để hạn chế được nấm bệnh cũng là giải ph p đang được quan tâm nghiên cứu. Phòng trừ bệnh gỉ sắt ở Keo có thể xử lý bằng thuốc hóa học có hoạt chất bitertanol, oxycarboxin đối với cây ở vườn ươm hoặc khu vực bị bệnh ít song với rừng trồng thì khó giải quyết khi diện tích lớn, mầm bệnh dễ ph t t n. Biện ph p quản lý bệnh bằng c ch loại bỏ những bộ phận bị bệnh ra khỏi rừng trồng và tiêu hủy, tr nh ph t dịch trên quy mô lớn hơn. Chọn lọc những giống kh ng bệnh, chọn lập địa phù hợp để hạn chế được nấm bệnh cũng là giải ph p đang được quan tâm nghiên cứu. Biện ph p phòng bệnh chết héo do c c loài nấm Ceratocystis spp. hiệu quả là hạn chế gây tổn thương cho cây, tr nh thực hiện chăm sóc, tỉa cành trong mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt (Haugen et al., 2009) [16]. Thí nghiệm t c động của c c công thức tỉa cành cho rừng trồng Keo tai tượng và Keo l liềm tại Indonesia đến khả năng bị nhiễm nấm Ceratocystis acaciivora, kết quả đ nh gi cho thấy c c công thức tỉa cành đúng kỹ thuật đã hạn chế rõ rệt sự xâm nhiễm của nấm gây bệnh (Tarigan et al., 2011) [28]. Biện ph p phòng trừ nấm Ceratocystis spp. gây bệnh chết héo rừng trồng Keo tai tượng tại Indonesia đã được nghiên cứu và đưa ra khuyến c o nên p dụng c c giải ph p chính như: không sử dụng hạt giống thu từ c c cây mẹ nhiễm bệnh; cải thiện chất lượng vườn cây mẹ cung cấp vật liệu hom và thay đổi cơ cấu cây trồng sau mỗi luân kỳ kinh doanh (Yong et al., 2014) [29]. Bệnh rỗng ruột ở Keo do cây bị tổn thương hoặc do tỉa cành không đúng kỹ thuật, tỉa cành vào mùa mưa dễ bị nấm gây bệnh xâm nhiễm. Vì vậy cần p dụng biện ph p kỹ thuật lâm sinh phù hợp, tỉa cành vào mùa khô và không nên để cây qu tuổi thành thục (Mercer, 1982; Sharma and Florence, 1997) [22]. Bệnh khô cành ngọn do nấm Colletotrichum sp. có thể sử dụng thuốc
- 7 hóa học chlorothalonil (Bamard and Schroeder, 1984) [14]. Sử dụng thuốc hóa học mancozeb và carbendazim trong phòng trừ bệnh chết héo Keo do nấm Phomopsis (Kobayashi and Guzman, 1988) [19]. Bệnh phấn trắng dễ ph t sinh khi gặp điều kiện ẩm ướt, thiếu nh s ng, do đó cần bố trí vườn ươm ở những nơi tho ng gió, đủ nh s ng. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc hóa học benomyl, chlorothalonil, triademefon, maneb và zineb trong phòng trừ bệnh này (Josiah and Allen-Reid,1991) [18]. Việc sử dụng thuốc hóa học để trừ bệnh chết héo do c c loài nấm Ceratocystis spp. gây ra đối với nhiều loài trồng, việc sử dụng thuốc hóa học để phun hoặc tiêm có thể tiêu diệt nấm (Blaedow and Juzwik, 2010) [15]. Sử dụng thuốc hóa học để trừ bệnh chết héo đối với cây lâm nghiệp hoàn toàn có thể p dụng đối với c c rừng giống, vườn giống, vườn đầu dòng, vườn vật liệu cung cấp vật liệu vô tính và vườn ươm nhưng có thể rất khó triển khai trên rừng trồng do địa hình, độ cao, độ dốc và ngoài ra còn cả thực bì. Chương trình chọn giống Keo kh ng bệnh chết héo do nấm Ceratocystis spp. đang được tiến hành tại Indonesia, trong đó Keo lá tràm (A. auriculiformis) và Keo l liềm (A. crassicarpa) thể hiện khả năng chống chịu tốt (Tarigan et al., 2016) [29]. Từ c c kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy c c thông tin về biện ph p phòng trừ bệnh hại Keo chỉ có một vài giải ph p phòng trừ đơn lẻ nhằm quản lý bệnh hại trên từng loài cây cụ thể nhưng chưa có c c biện ph p phòng trừ tổng hợp cho loại bệnh chết héo do nấm Ceratocystis spp. gây ra và vẫn chưa có một giải ph p nào chính thức được công bố để p dụng trong sản xuất. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về bệnh hại cây Keo tại Việt Nam 1.2.1. Thành phần về bệnh hại Keo Keo là loài cây nhập nội có gi trị kinh tế cao như Keo tai tượng, Keo lai và Keo l tràm. Ngoài c c sản phẩm của Keo như gỗ làm đồ nội thất, vật
- 8 liệu xây dựng, nguyên vật liệu, v n dăm, v n sàn, củi đun, than hoạt tính và mùn cưa có thể trồng nấm, cây Keo còn được sử dụng trong việc trồng để cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi trường... chính vì vậy cây Keo được chọn là một trong những loài cây trồng chính ở nhiều vùng sinh th i nước ta. Cùng với diện tích trồng Keo gia tăng là tình hình bệnh hại Keo ngày một nhiều. Tại Đạ Tẻh (Lâm Đồng) Keo tai tượng trồng thuần loài trên diện tích 400ha đã có 118,5ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số diện tích bị kh nặng. Tại Bầu Bàng, một số loài Keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ lệ và mức độ bệnh kh cao gây thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon Tum năm 2001, có khoảng 1.000ha rừng Keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn. Tỷ lệ bị bệnh nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên đến 90% số cây bị chết ngọn (Phạm Quang Thu, 2002) [8]. Theo Phạm Quang Thu (2007) [9] Keo lai và Keo tai tượng trồng ở khu vực Đông Nam Bộ sau 3 tuổi mới bắt đầu bị mắc bệnh phấn hồng. Nguyên nhân gây bệnh phấn hồng được x c định là nấm Corticium salmonicolor. Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm và có thể gây thiệt hại lớn cho rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng và một số cây công nghiệp kh c như: Cao su, Điều, Xoài.... Bệnh thường xâm nhiễm vào thân cây ở vị trí giữa t n l , thân cây bị loét, vỏ thối, bệnh nặng khiến từ ngọn cây đến vị trí nấm xâm nhiễm thường bị chết. Tỷ lệ và chỉ số bệnh rất kh c nhau đối với c c dòng Keo lai. Các dòng Keo lai có tỷ lệ bị bệnh cao hơn 10% nhưng mức độ gây hại thấp. Cây Keo sinh trưởng và ph t triển tốt tại Đông Nam Bộ có c c dòng BV15, BV5, TB03, TB05… Kết quả điều tra bệnh hại chính trên Keo tai tượng trong vài năm trở lại đây có một số bệnh hại điển hình như bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans, bệnh phấn hồng Corticium salmonicolor, bệnh rỗng ruột do
- 9 nấm Ganoderma sp., bệnh thối rễ do nấm Phytopythium cucurbitacearum, Phytophthora aff. frigida, P. cinamomi, Pythium helicoides Bệnh nấm xanh Fusarium euwallaceae, bệnh phấn trắng gây hại cây con ở vườn ươm và rừng mới trồng do nấm Oidium spp., Bệnh bồ hóng do nấm Meliola brisbanensis, Bệnh bồ hóng do nấm Meliola brisbanensis, Bệnh th n thư gây khô cành ngọn được x c định do nấm Colletotrichum gloeosporioides, Bệnh tuyến trùng gây u rễ Meloidogyne sp., Bệnh tuyến trùng b n nội ký sinh rễ Rotylenchulus reniformis, Bệnh tuyến trùng gây thối rễ Pratylenchus sp. Trong đó, bệnh gây hại chính là bệnh phấn hồng, bệnh chết héo và bệnh thối cổ rễ (Phạm Quang Thu, 2011) [10]. Theo kết quả thành phần loài nấm gây bệnh thối rễ Keo tai tượng và Keo lai ở c c tỉnh miền Bắc Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016) [13] đã phân lập được 16 chủng nấm thuộc 12 loài nấm, thuộc họ nấm Pythiaceae trong đất rừng Keo tai tượng và Keo lai, trong đó có 7 loài nấm mới cho khu hệ nấm của Việt Nam, đó là Pythium helicoides, P. dissotocum, P. vexans, P. cucurbitacearum, P. graminicola, Phytopythium helicoides và Phytophthora katsurae. Từ c c công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, thông tin về thành phần c c loại bệnh hại trên cây Keo ở trong nước là kh phong phú, tuy nhiên chưa được hệ thống đầy đủ về thành phần bệnh hại Keo ở Trấn Yên, tỉnh Yên B i; nhưng đây cũng là những tài liệu để tham khảo trong qu trình nhiên cứu về thành phần loại bệnh hại Keo tại khu vực nghiên cứu. 1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái về bệnh hại Keo Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy nấm gây chết Keo tai tượng tại khu vực Yên Sơn, Tuyên Quang là nấm Phytophthora cinnamomi. Đây là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm trên thế giới, chúng có phạm vi cây chủ rộng. Khả năng tồn tại và lây lan cao, do vậy sẽ là mối nguy hiểm cho rừng trồng Keo tai tượng trong tương lai nếu chúng ta không tiến hành c c biện pháp
- 10 quản lý và phòng trừ bệnh hiệu quả. Loài nấm này lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam gây hại trên cây Keo tai tượng ở Yên Sơn, Tuyên Quang (Phạm Quang Thu và Đặng Như Quỳnh, 2013) [12]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu và đồng tác giả (2012) [11] Keo bị chết héo ở một số vùng trồng Keo trọng điểm tại miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cụ thể là Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang và Quảng Ninh cho thấy: phân lập được 26 chủng nấm gây bệnh chết héo Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Gi m định nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra. Kết quả cũng cho thấy nấm bệnh có phạm vi phân bố rộng. Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây hại rừng trồng các loài Keo đang là vấn đề lớn ở Việt Nam và nhiều quốc gia kh c. Thí nghiệm bẫy bào tử nấm C. manginecans bằng lam kính được phủ kín hai mặt bằng vaselin trong c c lô rừng đã x c định được bệnh chết héo gây hại rừng Keo l tràm tại Bình Dương và Đồng Nai; rừng Keo lai tại Tuyên Quang và Yên B i; rừng Keo tai tượng tại Phú Thọ và Yên Bái. X c định độ cao ph t t n và mật độ ph t t n bào tử nấm C. manginecans. Độ cao tối ưu tạo vết thương vào gỗ trên thân cây Keo để bẫy bào tử nấm hiệu quả nhất là từ 110cm hoặc 120cm so với mặt đất. (Nguyễn Minh Chí, 2016) [2]. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy về đặc điểm sinh học bệnh hại trên cây Keo lai và Keo tai tượng là khá phong phú, đây là những tài liệu tham khảo cho c c nghiên cứu về bệnh hại trên cây Keo lai và Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu, vì loại bệnh hại trên cây Keo tai tượng lần đầu tiên xuất hiện tại đây. 1.2.3. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại Keo Để hạn chế khả năng bị nhiễm nấm C. manginecans gây bệnh chết héo cho rừng trồng Keo lai và Keo l tràm, việc chăm sóc tỉa cành phù hợp nhất
- 11 đã được khuyến c o p dụng là nên tỉa cành đúng kỹ thuật bằng kéo cắt cành hoặc cưa, tuyệt đối không dùng dao ph t từ trên xuống gây tổn thương cành cũng như không tỉa cành vào mùa mưa ẩm (Phạm Quang Thu, 2016; Nguyễn Minh Chí, 2017) [13], [2]. Kết quả nghiên cứu về vi khuẩn nội cộng sinh kích kh ng nấm gây bệnh khô cành ngọn trên Keo tai tượng tại Phú Thọ, Tuyên Quang và Lào Cai đã phân lập được 40 chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng ức chế nấm Collectotrichum gloeosporioides từ trung bình đến rất mạnh. Thành phần và mật độ vi khuẩn nội sinh tỷ lệ nghịch với cấp bệnh, cây bị bệnh càng nhẹ thì thành phần và mật độ vi khuẩn càng cao (Vũ Văn Định et al., 2012) [4]. Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh trên các dòng Keo tai tượng khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế cho thấy có 8 chủng vi khuẩn nội sinh và 13 chủng nấm nội sinh được phân lập từ 35 dòng Keo tai tượng, trong đó có 15 chủng vi khuẩn và nấm nội sinh có hoạt tính ức chế nấm Ceratocystis sp. ở mức độ mạnh đến rất mạnh. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy 18 trên 35 dòng Keo tai tượng phân lập được nấm và vi khuẩn có khả năng ức chế nấm Corticium salmonicolor gây bệnh phấn hồng ở mức độ mạnh và rất mạnh, 18 dòng Keo tai tượng có cặn dịch chiết methanol và methylene chloride ức chế nấm gây bệnh ở mức độ mạnh và rất mạnh (Phạm Quang Thu et al., 2012) [11]. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón và chế phẩm vi sinh đối với cây con hữu tính của Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm vào vụ xuân - hè năm 2014 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho thấy, ở giai đoạn 30 ngày tuổi, c c công thức bón chế phẩm MF1 đã giúp giảm hoàn toàn bệnh thối cổ rễ so với đối chứng và ở giai đoạn 60 ngày tuổi, bón chế phẩm đã giúp tăng từ 34,9 - 44,5% về sinh trưởng chiều cao của cây (Phạm Quang Nam et al., 2015) [7].
- 12 Kết quả nghiên cứu tính kh ng bệnh của c c dòng Keo lá tràm thông qua VSVNS cho thấy 27 dòng Keo l tràm có cặn dịch chiết, có khả năng ức chế mạnh và rất mạnh đối với nấm gây bệnh đều có vi khuẩn Bacillus subtilis subtilis nội sinh. Đặc biệt, 4 dòng thể hiện khả năng kh ng nấm gây bệnh rất mạnh đều có cả vi khuẩn Bacillus subtilis subtilis và nấm Blakeslea trispora nội sinh, 5 dòng không có khả năng ức chế nấm gây bệnh đều không có c c loại VSVNS nêu trên (Nguyễn Minh Chí và Phạm Quang Thu, 2016; Nguyễn Minh Chí et al., 2016) [3], [2]. Sử dụng vi khuẩn nội sinh làm chất kích kh ng trên thí nghiệm đối với cành, lá non Keo tai tượng làm giảm mức độ bị bệnh từ 42,06 đến 53,01% so với công thức đối chứng. Sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ nấm gây bệnh Colletotrichum gloeosporioides có t c dụng làm giảm mức độ bị bệnh nhanh trong thời gian ngắn, song khi gặp điều kiện thuận lợi nấm gây bệnh lại ph t triển trở lại. Như vậy, việc sử dụng vi khuẩn nội sinh làm chất kích kh ng có t c dụng phòng trừ bệnh lâu dài và bền vững hơn so với việc sử dụng thuốc hóa học (Vũ Văn Định, 2014) [5]. Để phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại Keo l tràm có thể p dụng c c biện ph p như: tăng cường bón ka li để chống lại sự xâm nhiễm qua v ch tế bào, sử dụng thuốc Bordo nồng độ 1% hoặc Benlat 0,5% phun định kỳ 10 ngày một lần, phun 3 - 4 lần (Trần Văn Mão, 1991) [6]. Đối với bệnh chết héo do nấm C. manginecans gây ra, việc trừ bệnh đã được thử nghiệm trên cây con Keo lai ở giai đoạn 1 năm tuổi. Việc phun thuốc hóa học Lanomyl 680WP, Ao'Yo 300SC, Carbenzim 500FL và Ridomid gold 68WG hoàn toàn có thể trừ bệnh chết héo cho cây Keo lai sau 7 ngày nhiễm bệnh nhân tạo (Phạm Quang Thu, 2016) [13]. Nhận xét: Từ c c công trình đã công bố trong nước và ngoài nước cho thấy bệnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn