intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đóng góp cơ sở lý luận, giải quyết mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư sống ở “vùng đệm trong” đến đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng. Đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn cho chính quyền địa phương và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn đề ra các giải pháp quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học trong khu bảo tồn và khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG MINH ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA TRÊN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở “VÙNG ĐỆM TRONG” TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN, TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC DỰNG Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Người cam đoan Hoàng Minh Anh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp trong chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành quản lý Tài nguyên rừng tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi luôn nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các cơ quan, tổ chức và các cá nhân: - Khoa quản lý đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu và toàn thể giáo viên Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khoá đào tạo. - TS. Nguyễn Quốc Dựng, giáo viên hƣớng dẫn khoa học của luận văn đã định hƣớng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. - Chi cục Kiểm lâm Hà Giang, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Bạ, Ban quản lý KBTTN Bát Đại Sơn, các Ban ngành huyện Quản Bạ đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận văn. - UBND các xã vùng đệm (Bát Đại Sơn, Thanh Vân, Cán Tỷ, Nghĩa Thuận) và cộng đồng ngƣời dân tại các thôn chọn nghiên cứu (Xà Phìn, Thào Chƣ phìn, Pải Chƣ Phìn) đã nhiệt tình giúp tôi trong quá trình phỏng vấn, thảo luận thu thập số liệu. - Gia đình và những ngƣời thân của tôi đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành đƣợc luận văn này. Mặc dù đã làm việc nghiêm túc với tất cả nỗ lực, nhƣng do trình độ và thời gian hạn chế, nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp đó./. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả: Hoàng Minh Anh
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………i LỜI CẢM ƠN……….………………………………………………………………ii MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………viii DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………..iix DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………...x PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................3 3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học ......................................................................................3 3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ......................................................................................3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1. Những khái niệm cơ bản ......................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng (Local Community)....................................................4 1.1.2. Khái niệm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư ....................................4 1.1.3. Khái niệm về Khu bảo tồn thiên nhiên ..............................................................5 1.1.4. Khái niệm vùng đệm (Buffer Zone) ...................................................................5 1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý bảo tồn ĐDSH trên thế giới .................................7 1.2.1. Xác lập thứ bậc ưu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu ....................................7 1.2.2. Xác định các cảnh quan để bảo tồn ..................................................................8 1.2.3. Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn ..............................8 1.2.4. Phương thức tiếp cận được áp dụng trong quản lý bảo tồn ĐDSH ..................8 1.3. Tình hình nghiên cứu quản lý bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam................................10 1.4. Tình hình quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Bát Đại Sơn .............12 1.4.1. Công tác bảo vệ rừng ......................................................................................12 1.4.2. Hình thức tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại KBT ..............................13 1.4.3. Mối quan hệ giữa Khu bảo tồn với cộng đồng địa phương ............................13
  5. iv 1.4.3.1. Quan hệ giữa Ban quản lý KBT và UBND các xã vùng đệm ......................13 1.4.3.2. Quan hệ giữa Ban quản lý KBT với người dân địa phương ........................14 1.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan .................................................14 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................16 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................16 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................16 2.1.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu ..................................................................16 2.1.2.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu ..............................................................17 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17 2.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ............................................18 2.3.1. Quan điểm và phương pháp luận ....................................................................18 2.3.1.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống .........................................................................18 2.3.1.2. Quan điểm sinh thái – nhân văn ..................................................................19 2.3.1.3. Quan điểm bảo tồn – phát triển ...................................................................20 2.3.1.4. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu...................................................21 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................22 2.3.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp .............................................................................22 2.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ................................................................................24 2.3.2.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu.............................................................26 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................27 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..............................................................................27 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................27 3.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................................28 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ...........................................................................................28 3.1.3.1. Về khí hậu .....................................................................................................28 3.1.3.2.Về thủy văn ....................................................................................................29 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng ......................................................................................30 3.1.4.1. Về Địa chất đá mẹ ........................................................................................30
  6. v 3.1.4.2. Về thổ nhưỡng ..............................................................................................30 3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng KBTTN Bát Đại Sơn ...........................................31 3.1.5.1. Hiện trạng rừng và sử dụng đất ...................................................................31 3.1.5.2. Khu hệ thực vật rừng....................................................................................32 3.1.5.3. Khu hệ động vật rừng ...................................................................................32 3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên .............................................................33 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực vùng đệm ...................................................34 3.2.1. Đặc điểm dân tộc, dân số và lao động các xã vùng đệm ................................34 3.2.1.1. Dân tộc và cơ cấu dân tộc............................................................................34 3.2.1.2. Dân số và lao động ......................................................................................34 3.2.1.3. Đặc điểm dân tộc, dân số và tập quán canh tác tại các thôn nghiên cứu ...35 3.2.1.4. Tập quán canh tác của các dân tộc..............................................................36 3.2.2. Hiện trạng sản xuất trong các ngành kinh tế tại các xã vùng đệm .................36 3.2.2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp ...........................................................................36 3.2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .............................................................38 3.2.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch ....................................................................38 3.2.3. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội .........................................................39 3.2.3.1. Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ...............................................................39 3.2.3.2.Công tác giáo dục đào tạo ............................................................................39 3.2.3.3.Công tác Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao ..........................................39 3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................40 3.2.4.1. Hệ thống giao thông .....................................................................................40 3.2.4.2. Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước ............................................................40 3.2.4.3. Hệ thống cung cấp điện sinh hoạt ................................................................41 3.2.4.4. Hệ thống thông tin bưu điện và phát thanh truyền hình ..............................41 3.2.5. Đánh giá chung về kinh tế - xã hội .................................................................41 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................44 4.1. Phân tích các hình thức và mức độ tác động bất lợi của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” tới tài nguyênĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn .......................44 4.1.1. Các hoạt động bất hợp pháp ...........................................................................44
  7. vi 4.1.2. Các khu vực bị xâm hại ...................................................................................44 4.1.3. Các hình thức và mức độ tác động của cộng đồng dân cư ở “vùng đệm trong”đếnnguồn tài nguyên ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn ......................46 4.1.3.1. Sử dụng đất trong KBT để canh tác nương rẫy ...........................................46 4.1.3.2. Khai thác gỗ trái phép..................................................................................48 4.1.3.3. Khai thác gỗ củi .............................................................................................50 4.1.3.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép ..........................................................51 4.1.3.5. Chăn, thả rông gia súc trên rừng và đất rừng .............................................55 4.1.3.6. Tác động đến ĐDSH gây ra do những rủi ro..............................................57 4.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” tới ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn .....................................57 4.2.1. Phân tích sự phụ thuộc của của cộng đồng dân cư ở “vùng đệm trong” vào TNR trong KBT .................................................................................................58 4.2.1.1. Vai trò của TNR đối với sinh kế cộng đồng dân cư ở “vùng đệm trong” ....58 4.2.1.2. Cơ cấu thu nhập của các HGĐ ....................................................................58 4.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với các nhân tố tác động bất lợi tới nguồn tài nguyên ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn .......................................60 4.2.2.1. Các nguyên nhân về kinh tế .........................................................................60 4.2.2.2. Các nguyên nhân về xã hội ..........................................................................68 4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý ĐDSH dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong”KBTTN Bát Đại Sơn ............................................................74 4.3.1. Về mặt lý luận và kết quả phân tích ................................................................74 4.3.2. Các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới nguồn tài nguyên ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn .......................................................80 4.3.2.1. Tăng cường sự tham gia cộng đồng dân cư ở “vùng đệm trong” vào công tác bảo tồn, tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân ............................80 4.3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền .............................................83 4.3.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ở “vùng đệm trong” .....................................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................88
  8. vii 1. Kết luận .................................................................................................................88 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................89 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................91 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1 PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU TẠI THỰC ĐỊA ................................................................................................2 PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ SỐ HỘ GIA ĐÌNH, SỐ KHẨU, SỐ LAO ĐỘNG VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC CÁC XÃ VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG ...........................7 PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH 120 NGƢỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VÀ THÔNG TIN VỀ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ...................................9 PHỤ LỤC 4. THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI ĐƢỢC TRẢ LỚI PHỎNG VẤN ...................................15 PHỤ LỤC 5. THÔNG TIN VỀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƢỜI ĐƢỢC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN - NĂM 2017 ..........................................20 PHỤ LỤC 6. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÁT ĐẠI SƠN HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2017...................................................................................................25 PHỤ LỤC 7. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN .......................................................32
  9. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải BVR : Bảo vệ rừng BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng ĐDSH : Đa dạng sinh học HGĐ : Hộ gia đình CĐ ĐP : Cộng đồng địa phƣơng CĐ : Cộng đồng LSNG : Lâm sản ngoài gỗ QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KBT : Khu bảo tồn KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên KNTS : Khoanh nuôi tái sinh KTG : Khai thác gỗ KT-XH : Kinh tế - xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng PRA : Phƣơng pháp đánh giá sự tham gia RRA : Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn RTN : Rừng tự nhiên SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội (Statistical Package for Social Sciences) SWOT : Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức TB : Trung bình TNR : Tài nguyên rừng TNTN : Tài nguyên thiên nhiên UBND : Uỷ ban nhân dân VQG : Vƣờn Quốc gia UNDP : Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc GTKT : Giá trị kinh tế PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
  10. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1.Thống kê số hộ, nhân khẩu, lao động của các thôn nghiên cứu điểm ......24 Bảng 3. 1. Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng KBTTN Bát Đại Sơn ............31 Bảng 3. 2. Hiện trạng dân số và lao động các xã vùng đệm .....................................34 Bảng 3. 3. Hiện trạng dân số và lao động tại 03 thôn nghiên cứu ............................35 Bảng 4. 1. Tỷ lệ số vụ vi phạm luật bảo vệ rừng ở KBTTN Bát Đại Sơn ................45 Bảng 4. 2. Số hộ và hình thức sử dụng đất rừng trong KBT .....................................47 Bảng 4. 3. Thống kê mức độ khai thác gỗ và bán gỗ của các hộ điều tra .................48 Bảng 4. 4. Mức độ khai thác củi của cộng động dân cƣ vùng đệm trong .................50 Bảng 4. 5. Mức độ khai thác LSNG tại 03 thôn nghiên cứu .....................................52 Bảng 4. 6. Xu hƣớng phát triển của một số loài động vật chủ yếu ...........................53 Bảng 4. 7. Thống kê tình hình thu hái lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở KBT .....................54 Bảng 4. 8. Mức độ và hình thức chăn thả gia súc trên rừng của các HGĐ ...............56 Bảng 4. 9. Cơ cấu thu nhập của các HGĐ tại 03 thôn nghiên cứu ...........................59 Bảng 4. 10. Nhu cầu và khả năng đáp ứng lƣơng thực của HGĐ .............................61 Bảng 4. 11. Nhu cầu và khả năng đáp ứng thu chi tiền mặt của HGĐ .....................63 Bảng 4. 12. Nhu cầu chất đốt của HGĐ tại 03 thôn “vùng đệm trong” KBT ...........65 Bảng 4. 13. Thống kê thị trƣờng một số loại lâm sản hiện có trong KBT ................66 Bảng 4. 14. Phân tích SWOT của khu vực KBTTN Bát Đại Sơn ............................75 Bảng 4. 15. Một số chƣơng trình hành động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cựcđến nguồn tài nguyên ĐDSH ở KBTTN Bát Đại Sơn .....................................................76 Bảng 4. 16. Kết quả phỏng vấn các HGĐ trong vùng nghiên cứu............................81
  11. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Tháp sinh thái nhân văn cho nghiên cứu sự tác động của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” đến nguồn tài nguyên ĐDSH trong KBT ............................19 Hình 2. 2. Sơ đồ các bƣớc thực hiện nghiên cứu ......................................................23 Hình 3. 1. Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn ..........................................27 Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện số vụ vi phạm theo các phân khu chức năng ................46 Hình 4. 2. Biểu đồ thể hiện số hộ tham gia khai thác gỗ và bán gỗ ..........................49 Hình 4. 3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập của các HGĐ tại 03 thôn nghiên cứu ......59 Hình 4. 4. Biểu đồ thể hiện khảnăng đáp ứng lƣơng thực của HGĐ ........................62 Hình 4. 5. Biểu đồ thể hiện khả năng đáp ứng chi tiền mặt của HGĐ ......................64 Hình 4. 6. Sơ đồ phân tích nguyên nhân và hậu quả .................................................70 Hình 4. 7. Biểu đồ thể hiện nhận thức của ngƣời dân về KBT .................................72
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài KBTTN Bát Đại Sơn đƣợc chính thức thành lập theo Quyết định số: 2601/QĐ-UB ngày 06/10/2000 của UBND tỉnh Hà Giang, với tổng diện tích là 10.684 ha, trên địa bàn của 04 xã (Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận) thuộc huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Tiếp đến năm 2006, thực hiện theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng, thì ranh giới KBTTN Bát Đại Sơn có sự điều chỉnh lại, với tổng diện tích tự nhiên của KBT là 5.534,8 ha. Đến năm 2015 thực hiện theo hƣớng dẫn của Thông tƣ số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ nông nghiệp và PTNT về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, KBTTN Bát Đại Sơn đƣợc quy hoạch lại với tổng diện tích tự nhiên vùng lõi là 5.039,4 ha và vùng đệm là 38.724,0 ha. Theo Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBTTN Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang đến năm 2020, hiện tại trong KBT có 02 kiểu thảm thực vật chính là: Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp (≥ 700m); Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp (
  13. 2 ngƣời Nùng chiếm 6,2%, số còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 0,6%. Hiện tại đời sống của cộng đồng dân cƣ vùng đệm KBTTN Bát Đại Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá cao (trên 63% tổng số hộ), cuộc sống của cộng đồng ngƣời dân vùng đệm còn phụ thuộc rất nhiều vào TNR trong KBT. Trong những năm qua, các ngành, các cấp trong huyện Quản Bạ và tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, bảo vệ nguồn TNR trên địa bàn huyện nói chung và trong KBTTN Bát Đại Sơn nói riêng, nhƣng thực tế hiện nay các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã vùng đệm, mà trực tiếp các hoạt động từ các thôn bản giáp ranh và bên trong KBTTN Bát Đại Sơn, vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến TNR trong KBT nhƣ: xâm lấn đất trồng cây nông nghiệp; đốt rừng làm nƣơng rẫy, trồng cây thảo quả dƣới tán rừng tự nhiên; săn bắn động vật hoang dã, chăn thả đại gia súc, khai thác các loại lâm sản nhƣ gỗ, củi, măng, nấm, cây dƣợc liệu, cây cảnh để sử dụng và bán ra ngoài,...Những hoạt động này đã và đang gây áp lực lớn đối với công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các giá trị ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn. Câu hỏi đặt ra là những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Và có thể có giải pháp nào làm giảm thiểu đƣợc những tác động bất lợi của cộng động ngƣời dân sống ở “vùng đệm trong” tới các giá trị ĐDSH của KBTTN Bát Đại Sơn hay không? Từ những lý do đó, trên cơ sở thực tiễn và lý luận, cùng với những kiến thức học hỏi đƣợc từ các thầy cô giáo và bạn bè trong thời gian học tập nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, với sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Quốc Dựng, để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn tài nguyên ĐDSH tại KBTTN Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà tài nguyên sinh vật hoang dã hiện đang phải đối mặt và từ đó xây dựng các phƣơng pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tƣơng lai. Tôi chọn đề tài thực hiện luận văn thạc sỹ lâm nghiệp là: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Đa dạng sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng dân cư ở vùng đệm trong tại KBTTN Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang ”.
  14. 3 2. Mục đích nghiên cứu - Về lý luận: Nhằm đóng góp cơ sở lý luận, giải quyết mối quan hệ giữa cộng đồng dân cƣ sống ở “vùng đệm trong” đến ĐDSH tại các khu rừng đặc dụng. Đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn cho chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý KBTTN Bát Đại Sơn đề ra các giải pháp quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển giá trị ĐDSH trong KBT và khu vực. - Về thực tiễn: (i) Xác định các hình thức và mức độ tác động bất lợi của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” đến tài nguyên rừng ở KBTTN Bát Đại Sơn; (ii) Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tác động bất lợi của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” đến ĐDSH và tài nguyên rừng ở KBTTN Bát Đại Sơn; (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi dựa vào cộng đồng địa phƣơng và thu hút cộng đồng tham gia vào quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững giá trị ĐDSH trong KBTTN Bát Đại Sơn. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học Cung cấp phƣơng pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu về mức độ và nguyên nhân những tác động bất lợi của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong” đối với các giá trị ĐDSH của KBTTN Bát Đại Sơn; Bổ sung các thông tin và cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến quản lý bảo tồn ở cơ sở; Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của cộng đồng dân cƣ sống ở“vùng đệm trong” đến các giá trị ĐDSH tại KBTTN Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang. 3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Là cơ sở để thực hiện bảo tồn và sự tôn trọng kiến thức bản địa, nhu cầu của ngƣời dân và tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cho địa phƣơng và KBTTN Bát Đại Sơn, hoạch định các chính sách bảo tồn và quản lý các giá trị ĐDSH, tăng cƣờng mối quan hệ giữa bảo tồn và sinh kế của cộng đồng dân cƣ ở “vùng đệm trong”; thu hút đƣợc cộng đồng dân cƣ “vùng đệm trong” tham gia vào các hoạt động quản lý nguồn tài nguyên ĐDSH ở KBTTN Bát Đại Sơn.
  15. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng (Local Community) Ở Việt Nam, khái niệm về “Cộng đồng” đƣợc dùng trong lĩnh vực quản lý TNR có thể khái quát thành hai quan điểm chính sau: (i) Cộng đồng là tập hợp những ngƣời sống gắn bó với nhau thành xã hội nhỏ có những điểm tƣơng đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục, tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này,“Cộng đồng” chính là “Cộng đồng dân cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” đƣợc gọi chung là “thôn” cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004) [1]. (ii) “Cộng đồng” đƣợc dùng trong quản lý rừng chính là nói đến các nhóm ngƣời có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất và đời sống. Nhƣ vậy theo quan niệm này “Cộng đồng” không phải chỉ là cộng đồng dân cƣ toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc trong thôn; Cộng đồng các dòng họ hoặc nhóm hộ trong thôn[1]. Có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhƣng phần lớn các ý kiến đều cho rằng “Cộng đồng” đƣợc dùng trong quản lý rừng chính là nói đến cộng đồng dân cƣ thôn. Tại Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là tập hợp toàn bộ các HGĐ, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. Nhƣ vậy, trong luận văn này “Cộng đồng dân cư” đƣợc dùng là khái niệm đƣợc quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [1]. 1.1.2. Khái niệm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư Đây là hình thức cộng đồng dân cƣ tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của họ, mà thuộc quyền quản lý, sử dụng của các thành phần kinh tế khác nhƣng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (môi trƣờng, cảnh quan, thủy lợi, nƣớc sinh hoạt…)
  16. 5 Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nƣớc (ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, công ty lâm nghiệp,…). Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp nhƣ bảo vệ rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tƣ các là ngƣời làm thuê thông qua hợp đồng khoán và hƣởng lợi theo cam kết trong hợp đồng. 1.1.3. Khái niệm về Khu bảo tồn thiên nhiên Việc thành lập hệ thống các khu bảo tồn là bƣớc đi rất quan trọng trong việc bảo tồn các loài, quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Khu bảo tồn đƣợc định nghĩa là một vùng đất hoặc biển đƣợc xác định để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đƣợc kết hợp và đƣợc quản lý thông qua các phƣơng tiện pháp lý và các phƣơng tiện có hiệu quả khác. Mục đích của Khu bảo tồn thiên nhiên là: Nghiên cứu khoa học; Bảo vệ các vùng hoang dã; Bảo vệ sự đa dạng loài và gen; Duy trì các lợi ích về môi trƣờng từ thiên nhiên; Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá; Sử dụng cho du lịch và giải trí; Giáo dục môi trƣờng; Sử dụng hợp lý các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên; Duy trì các biểu trƣng văn hoá và truyền thống. 1.1.4. Khái niệm vùng đệm (Buffer Zone) - Quan niệm về vùng đệm bắt đầu đƣợc đề cập vào khoảng năm 1950. Khi KBT Nerfu ở Zambia Luangua gặp phải thách thức trƣớc nhu cầu cuộc sống và tập quán của ngƣời dân địa phƣơng, họ đã quan tâm đến việc cho phép các CĐĐP đƣợc săn bắn theo phƣơng thức truyền thống. Ở VQG Corbet ở ấn Độ, ngƣời dân địa phƣơng cũng đƣợc quyền thu hoạch và khai thác các sản phẩm không phải là gỗ trong một số khu rừng bán tự nhiên. Tại Hội nghị về KBT và VQG lần thứ III do IUCN tổ chức tại Bali năm 1982 đã đề cập đến việc đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng thông qua việc xây dựng các vùng đệm. Vấn đề này đã đƣợc thảo luận nhiều hơn trong Hội nghị MAB/UNESCO về Chƣơng trình hành động cho các KBT sinh quyển, đƣợc tổ chức tại Minsk (Liên Xô cũ) năm 1984. Trên cơ sở đó, có rất nhiều khái niệm về vùng đệm đƣợc đƣa ra. + Theo Jeffey Sayer (1991) thì “Vùng đệm là vùng đất nằm xung quanh VQG hay KBT mà ở đó việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hạn chế, hay ở
  17. 6 đó các biện pháp quản lý đặc biệt về phát triển nhằm nâng cao hiệu quả của công việc bảo vệ”. + Michael Brow Barbara uryckoff – Baird (1994) cho rằng: “Vùng đệm là vùng nằm trong hoặc tiếp giáp với KBT, tại đó mối quan hệ hài hoà giữa môi trƣờng tự nhiên và con ngƣời đƣợc chú trọng, mục tiêu của việc quản lý vùng đệm là tối ƣu hoá những giá trị văn hoá, xã hội, sinh thái và tài nguyên thông qua việc quản lý tích cực, thích ứng, công bằng với tất cả các nhóm và cho phép thay đổi giá trị đối với thời gian”. + GTZ (1996) thì quan niệm rằng: “Vùng đệm và vùng chuyển tiếp là những vùng đất nằm ngoài hay trong KBT. Các vùng này có chức năng tạo thuận lợi cho KBT và cho cuộc sống của dân cƣ ở đây. Dân cƣ sinh sống ở đây luôn là tiềm năng trực tiếp ảnh hƣởng đến KBT”. - Tại Hội thảo quốc gia về sự tham gia của CĐĐP trong quản lý các KBTTN Việt Nam đƣợc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 02 ngày (17 và 18) tháng 12 năm 1997, khái niệm vùng đệm đã đƣợc đƣa ra thảo luận. Một số khái niệm đƣợc đề cập tới trong hội thảo là: + Vùng đệm là “Vùng đất nằm ngoài KBT hay VQG, tại đó việc sử dụng đất đa phần nào đƣợc hạn chế, nhằm tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho KBT, đồng thời giúp cho nhân dân sinh sống trong vùng đƣợc bù đắp phần nào những thiệt thòi do việc thành lập các KBT đó gây ra” (Mackinnon, 1981, 1986). + Vùng đệm là “Vùng tiếp giáp với khu bảo vệ bao quanh toàn bộ hay một phần của khu bảo vệ, vùng đệm nằm ngoài diện tích khu bảo vệ và không thuộc quyền quản lý sử dụng của ban quản lý bảo vệ” (Quyết định số 1586 LN/KL ngày 13/7/1993). + Vùng đệm là “Vùng rừng hoặc đất đai có dân cƣ sinh sống bao quanh hoặc nằm sát ranh giới các khu rừng đặc dụng hoặc KBTTN. Việc thành lập vùng đệm nhằm làm giảm áp lực của dân địa phƣơng đối với khu vực cần bảo vệ”. - Theo luật bảo vệ và phát triển rừng đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 tại kỳ họp Quốc hội khóa 11 đã quy định: Vùng
  18. 7 đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nƣớc nằm sát ranh giới khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng. - Nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra, nhƣng khó có thể thống nhất các khái niệm trên đƣợc. Tuy nhiên, có thể tìm thấy một số điểm chung cơ bản nhƣ sau: + Căn cứ theo Điều 11 của Thông tƣ số: 78/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng quy định: Vùng đệm đƣợc xác định là diện tích rừng hoặc đất ngập nƣớc có ranh giới liền kề với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn ngừa hoặc triệt tiêu nạn xâm hại vào khu rừng đặc dụng. Diện tích nằm ngoài ranh giới khu rừng đặc dụng đƣợc gọi là vùng đệm ngoài và diện tích nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng đang có các hộ dân sinh sống hợp pháp đƣợc gọi là vùng đệm bên trong. - Mục đích của vùng đệm: Là ngăn ngừa các tác động tiêu cực của cộng đồng địa phƣơng vào khu rừng đặc dụng thông qua sự phối hợp trong quản lý hệ sinh thái tự nhiên và phát triển giữa Ban quản lý rừng đặc dụng, chính quyền địa phƣơng, và ngƣời dân địa phƣơng sinh sống trong vùng đệm. - Chức năng chủ yếu của vùng đệm: Góp phần bảo tồn diện tích rừng đặc dụng, tăng cƣờng giá trị bảo tồn trong bản thân vùng đệm, nâng cao sinh kế ngƣời dân theo phƣơng châm đồng quản lý để thu hút họ tham gia các hoạt động bảo tồn của khu rừng đặc dụng. 1.2. Tình hình nghiên cứu quản lý bảo tồn ĐDSH trên thế giới Trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay đổi chiến lƣợc bảo tồn từ đầu thập kỷ 1980. Một chiến lƣợc bảo tồn mới dần đƣợc hình thành và khẳng định tính ƣu việt, đó là liên kết quản lý KBTTN và VQG với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phƣơng, cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng trên cơ sở tôn trọng nền văn hóa trong quá trình xây dựng các quyết định. 1.2.1. Xác lập thứ bậc ưu tiên bảo tồn trên phạm vi toàn cầu Bảo tồn dựa trên các sinh cảnh đại diện: Hình thức này đã đƣợc một số tổ chức bảo tồn nhƣ Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo tồn tự nhiên
  19. 8 (TNC),...sử dụng. Trong đó, WWF đã xác định đƣợc 867 vùng sinh thái trên toàn cầu. Khái niệm này đƣợc Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) sử dụng nhƣ một phƣơng pháp tiếp cận chủ đạo cho các hoạt động của mình, sau đó phát triển thành “Global 200” nhằm kết hợp các kiểu sinh cảnh đặc trƣng nhất trên phạm vi toàn thế giới. Bảo tồn dựa trên các tiêu chí về loài: nhƣ mức độ phong phú của loài (Species richness) và số lƣợng các loài đặc hữu (Endemic species) đƣợc Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI - Conservation International) và Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế (BirdLife International) sử dụng. Phƣơng pháp tiếp cận về loài đƣợc tổ chức bảo tồn quốc tế CI sử dụng nhằm tập trung các nguồn lực vào các khu vực có tính ĐDSH cao nhất, có mối đe dọa lớn nhất, đồng thời đƣa ra khái niệm các điểm nóng về ĐDSH và những vùng còn nguyên vẹn đƣợc xem là vùng có giá trị ĐDSH cao. Bảo tồn dựa trên tiêu chí về các mối đe dọa: để xác định các mức đe dọa tối thiểu hoặc các vùng biệt lập, đƣợc Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) sử dụng. 1.2.2. Xác định các cảnh quan để bảo tồn Thuật ngữ “cảnh quan” (landscape) mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo mục đích cụ thể. Theo mục đích bảo tồn, thì cảnh quan có thể hiểu là: “Một vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều đặc trưng khác nhau và được xem như là kết quả của một quá trình hình thành và biến đổi lâu dài”. Đến nay vẫn chƣa có giải thích cụ thể nào về qui mô của cảnh quan, cũng nhƣ chƣa có định nghĩa nào về việc xác định ranh giới của cảnh quan. Tuy nhiên, các nhà qui hoạch bảo tồn đã xác định ranh giới của cảnh quan dựa trên các yếu tố tự nhiên nhƣ: lƣu vực, vùng núi, ngọn núi, phạm vi phân bố của một loài hoặc nhóm loài. 1.2.3. Xác định các khu vực để triển khai các hoạt động bảo tồn Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các khu bảo tồn là ý tƣởng đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập Vƣờn quốc gia Yellowstone ngày 01 tháng 03 năm 1872. 1.2.4. Phương thức tiếp cận được áp dụng trong quản lý bảo tồn ĐDSH Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (PTBV), nhiều ngành, nhiều tổ chức liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng những
  20. 9 phƣơng thức tiếp cận mới về quản lý, đó là: (i) Quản lý hệ sinh thái; (ii) Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng; (iii) Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên; (iv) Bảo tồn và phát triển tổng hợp; (v) Phát triển bền vững. Bảo tồn ngày càng đƣợc chú trọng, mở đầu là việc tổ chức Hội nghị Thế giới các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thế kỷ XX; vấn đề đào tạo chuyên sâu về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã đƣợc quan tâm; các giải pháp bảo tồn ĐDSH, các chƣơng trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ hƣởng lợi từ động vật hoang dã, con ngƣời và sinh quyển cũng đã đƣợc triển khai. Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và KBT đƣợc tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú ý nhiều đến các KBT ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và các Chính phủ tại các hội nghị đã rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng nhƣ cơ hội để các nƣớc có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn. Càng về sau, hội nghị càng chú trọng nhiều đến tình hình thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là tại hội nghị lần V hiệp ƣớc Durban về biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch hành động đƣợc thông qua. Ở Vƣờn quốc gia Kakadu (Australia), những ngƣời thổ dân chẳng những đƣợc chung sống với vƣờn quốc gia một cách hợp pháp mà họ còn đƣợc thừa nhận là chủ hợp pháp mà họ còn tham gia quản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý. Ở Nepan lâm nghiệp cộng đồng mới xuất hiện nổi bật là sự tham gia của ngƣời dân vào quản lý rừng. Ngày nay lâm nghiệp cộng đồng trở thảnh nguồn thu nhập và cơ hội tạo việc làm, cải thiện đời sống của các cộng đồng nông thôn. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển đã trở thành vấn đề nổi lên trong các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học trong những năm gần đây. Vào tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trƣờng và Phát triển bền vững (UNCED) ở Rio dejanerio, vấn đề này đã chính thức đƣợc công nhận (Trần Ngọc Lân, chủ biên, 1999). Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ có những phân tích định tính về sự cần thiết phải có sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên và khẳng định cần thiết phải có sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động bảo tồn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1