intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu hiện trạng các loài cây Lâm sản ngoài gỗ trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được hiện trạng các loài cây Lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững trên các đảo tại vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu hiện trạng các loài cây Lâm sản ngoài gỗ trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP MẠC VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TRÊN CÁC ĐẢO THUỘC VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC DỰNG Hà Nội, 2018
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong công trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong công trình đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2018 Tác giả Mạc Văn Tuấn
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cùng với sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Nguyễn Quốc Dựng người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và khoa sau đại học Đại học Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Hạt Kiểm lâm thành phố Hạ Long, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2018 Tác giả Mạc Văn Tuấn
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.1. Trên thế giới.......................................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ ........................................................................................ 4 1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ ......................................................................................... 4 1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ ................................ 5 1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ .......................................................... 7 1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG ................ 10 1.2. Ở trong nước ....................................................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ................................................................................... 11 1.2.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam .............................................................. 12 1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ .................................. 13 1.3. Một số nghiên cứu về LSNG tại tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 15 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....18 2.1. Mục tiêu .............................................................................................................................. 18 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 18 2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 18 2.2. Nội dung ............................................................................................................................. 18 2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài và tình trạng sử dụng các loài cây LSNG 18 2.2.2. Nghiên cứu hiện trạng phân bố các loài cây LSNG .................................................. 19 2.2.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại địa phương .................. 19 2.3. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 19
  5. iv 2.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp nghiên cứu........................................................... 19 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................. 20 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 24 CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....26 3.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................................... 26 3.2. Các dạng địa hình, địa mạo Vịnh Hạ Long ...................................................................... 27 3.2.1. Địa hình dương ............................................................................................................ 27 3.2.2. Địa hình âm.................................................................................................................. 27 3.2.3. Các hang động ............................................................................................................. 27 3.2.4. Thung lũng và đồng bằng karst bị ngập chìm ........................................................... 28 3.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội ..................................................................................... 28 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................30 4.1. Hiện trạng các loài cây LSNG ........................................................................................... 30 4.1.1. Thành phần các loài LSNG phân bố tự nhiên tại vịnh Hạ Long ............................. 30 4.1.2. Phân loại các loài cây LSNG theo bộ phận sử dụng ................................................ 31 4.1.3. Phân loại các loài cây LSNG theo nhóm mục đích sử dụng chính .......................... 32 4.2. Các loài cây LSNG quý hiếm tại vịnh Hạ Long .............................................................. 41 4.2.1. Các loài thực vật LSNG thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng .................... 41 4.2.2. Các loài thực vật LSNG đặc hữu ở Vịnh Hạ Long .................................................. 43 4.3. Đặc điểm và phân bố một số loài cây LSNG tại vịnh Hạ Long có tính đặc hữu cao .... 45 4.4. Phân bố các loài cây LSNG theo các hệ sinh thái rừng ................................................... 54 4.4.1. Rừng ngập mặn ............................................................................................................ 54 4.4.2. Rừng trên các sườn và vách núi đá ở các đảo ........................................................... 54 4.4.3. Rừng ở trong các thung lũng núi đá........................................................................... 55 4.5. Thực trạng khai thác LSNG ............................................................................................. 55 4.6. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cho các loài cây LSNG..................................... 57 4.6.1. Giải pháp về chính sách .............................................................................................. 57 4.6.2. Giải pháp về kỹ thuật................................................................................................... 58 4.6.3. Giải pháp về thông tin tuyên truyền ........................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m Dt Đường kính tán Dt ĐT + Dt NB Đường kính tán theo 2 hướng Đông Tây và Nam Bắc E Kinh độ Đông EU Liên minh châu âu IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn và Tài nguyên Thiên nhiên JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản F Tiêu chuẩn kiểm tra của Fisher FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GPS Hệ thống định vị toàn cầu KHCN Khoa học công nghệ Hdc Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn LSNG Lâm sản ngoài gỗ N Vĩ độ Bắc N/ha Mật độ ODB Ô dạng bản; OTC Ô tiêu chuẩn; Sh%, Sd%... Hệ số biến động chiều cao, đường kính... Sh, Sd... Sai tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính... Sig Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân Xi Trị số giữa cỡ thứ i
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê số lượng các loài cây LSNG theo hệ thống sinh học tại vịnh Hạ Long ................................................................................................... 30 Bảng 4.2. Các loài cây theo bộ phận sử dụng ................................................. 31 Bảng 4.3. Thống kê các loài cây LSNG theo mục đích sử dụng chính .......... 32 Bảng 4.4. Các loài cây cho sản phẩm giấy sợi ................................................ 33 Bảng 4.5. Các loài cây cho sản phẩm chiết xuất ............................................. 34 Bảng 4.6. Các loài cây cho lương thực, thực phẩm ....................................... 35 Bảng 4.7. Các loài cây làm dược liệu ............................................................. 36 Bảng 4.8. Các loài cây làm cảnh, bóng mát .................................................... 39 Bảng 4.9. Các loài cây làm đồ gia dụng.......................................................... 40 Bảng 4.10. Danh sách các loài thực vật LSNG quý hiếm vịnh Hạ Long ....... 41 Bảng 4.11. Các loài đặc hữu của Vịnh Hạ Long............................................ 43 Bảng 4.12. Bảng thực trạng khai thác một số sản phẩm LSNG tại Vịnh Hạ Long................................................................................................................. 56
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 20 Hình 3.1. Vùng khảo sát, điều tra nghiên cứu trên vịnh Hạ Long .................. 26 Hình 4.1. Cây Cọ hạ long - Livistona halongensis ......................................... 45 Hình 4.2. Tuế Hạ Long - Cycas tropophylla................................................... 46 Hình 4.3. Riềng núi đá - Alpinia calcicola ..................................................... 47 Hình 4.4. Các loài chi Chirita spp .................................................................. 48 Hình 4.5. Ngũ gia bì Hạ Long - Schefflera halongensis ................................. 49 Hình 4.6. Lan hài vệ nữ đốm - Paphiopedilum concolor ............................... 50 Hình 4.7. Chè Đắng - Ilex kaushue (trái), Củ Bình vôi - Stephania rotunda (phải) .. 52 Hình 4.8. Cây Mây đắng - Calamus walkeri .................................................. 53 Hình 4.9. Một số loài LSNG đặc hữu khác ..................................................... 53
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng Việt Nam nói riêng và của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói chung, là nguồn thu nhập đáng kể của người dân. Nhiều địa phương ở miền núi, nguồn thu từ LSNG chiếm từ 10 - 20% trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là nguồn lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày... LSNG không những góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân thông qua các mặt hàng xuất khẩu. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu 8 mặt hàng LSNG chủ yếu ngày một tăng: năm 2007 đạt 219 triệu USD, năm 2008 đạt 250 triệu USD, năm 2010 đạt 255 triệu USD, năm 2011 đạt hơn 380 triệu USD [4]. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, làm tăng giá trị kinh tế của rừng góp phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo. Hơn nữa, việc khai thác LSNG thường ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ, vẫn giữ được vai trò bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của rừng. Để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững, đồng thời vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ chính diện tích rừng của mình thì việc gây trồng, phát triển LSNG là một trong những giải pháp hữu hiệu đã được thực tế chứng minh. Trong những năm gần đây, Bộ NN&PTNT cũng như Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể như đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006 - 2020, kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2007 - 2010. Đặc biệt, ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
  10. 2 giai đoạn 2011 - 2020. Theo quyết định này, việc chú trọng gây trồng và phát triển LSNG ở tất cả các loại rừng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, đây là một hướng đi giúp người dân sống được bằng nghề rừng, gắn bó với rừng hơn. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh là Di sản thiên nhiên thế giới. Mặc dù lượng du khách đến thăm quan vịnh hàng năm rất đông, nhưng ít người biết rằng, ngoài vẻ đẹp của của các đảo và cỏ cây, hoa lá trên đó, vịnh Hạ Long còn có nguồn lợi rất phong phú về đa dạng sinh học các loài cây LSNG và tiềm năng nguồn lợi sinh vật. Sự phong phú về đa dạng cây LSNG của vịnh Hạ Long không chỉ thể hiện ở cấp độ nguồn gen, cấp độ loài mà còn cả ở cấp hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái bãi triều cát, hệ sinh thái bãi triều đáy đá, hệ sinh thái rạn san hô… của một vùng biển ven bờ nhiệt đới. Tuy nhiên, Quảng Ninh là một đỉnh của tam giác kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) đang phát triển rất năng động về mọi mặt trong thời gian gần đây nên chịu nhiều sức ép về mọi mặt như gia tăng dân số, giao thông, cảng, du lịch, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản... Vì vậy, các hệ sinh thái trên đã bị tác động mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với những lý do trên, vùng vịnh Hạ Long - Cát Bà đã được chọn làm điểm trình diễn của nhiều dự án quốc gia và quốc tế như SAREC/SIDA/MOSTE/HIO (pha I, II và III), Dự án “Nghiên cứu quản lý môi trường vịnh Hạ Long” của JICA/MOSTE/UBND tỉnh Quảng Ninh do Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng thực hiện, các đề tài trong Chương trình biển như KT0311 (1991 - 1995), KHCN 06-07 (1996 - 2000), Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học vịnh Hạ Long” do EU tài trợ, các đề tài, dự án đánh giá về tiềm năng du lịch, bảo tồn…
  11. 3 Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG ở các hòn đảo trên vịnh Hạ Long, đồng thời nâng cao nhận thức cũng như đời sống cho cộng đồng người dân địa phương, việc thực hiện: “Nghiên cứu hiện trạng các loài cây Lâm sản ngoài gỗ trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.
  12. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ Trước đây những loài cây trong rừng không phải là gỗ thường được gọi là lâm sản phụ, một số loài có giá trị đặc biệt gọi là đặc sản. Ngày nay thống nhất gọi các sản phẩm không phải là gỗ có ở trong rừng là lâm sản ngoài gỗ. Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ là một khái niệm tương đối mới so với gỗ. Các khái niệm chủ yếu do FAO đưa ra ở trên đều chưa hoàn thiện, năm 1999, hội nghị của FAO lại đưa ra một khái niệm ngắn gọn về Lâm sản ngoài gỗ: “Lâm sản ngoài gỗ (non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood forest products - NWFP) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, và từ cây gỗ ở ngoài rừng” (dẫn theo Triệu Văn Hùng, 2007) [11]. 1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, việc phân loại có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm hiện nay, Lâm sản ngoài gỗ được phân làm hai dạng chủ yếu sau: - Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh: Theo phương pháp phân loại này thì các loại LSNG được phân theo hệ thống tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật. Giới động vật và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Chi/Loài. Có thể thấy phân loại theo phương pháp này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của loài và người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về phân loại động thực vật.
  13. 5 - Phương pháp phân loại Lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng: Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6 nhóm (dẫn theo Triệu Văn Hùng, 2007) [11]: + Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi: bao gồm tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và các loại cỏ; + Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa… Các sản phẩm có nguồn gốc động vật như mật ong, thịt động vật rừng, trứng và côn trùng…; + Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật; + Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh, dầu béo, tinh dầu; + Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ, động vật sống, chim, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ; + Nhóm 6. Các sản phẩm khác. 1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ - Về công dụng và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ: Số lượng các sản phẩm từ Lâm sản ngoài gỗ được coi là rất lớn. Theo báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc và FAO (1995) cho thấy ít nhất 150 sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ được tìm thấy trong các thị trường quốc tế. Chẳng hạn chỉ riêng về năng lượng được biết tới 138 sản phẩm từ 80 loài trong rừng trên bán đảo Michigan [20]. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã thu hút sự chú ý hơn tới Lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là nguồn thực phẩm thay thế. Một nghiên cứu gần đây tiến hành tại ba cộng đồng ở miền Nam Cameroon tiết lộ rằng nông nghiệp cung cấp 80% lượng carbohydrate, nông thôn ở Cameroon nhận được 90% protein từ rừng. Trái cây rừng và thảo dược là nguồn cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cho cư dân nông thôn. Hàng triệu người dân Châu Á phụ thuộc phần lớn vào sự cung cấp cá từ rừng ngập mặn.
  14. 6 Ngoài ra, lâm sản ngoài gỗ cũng ngày càng được thừa nhận về vai trò của nó trong phát triển bền vững và bảo tồn các hệ sinh thái. Có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển sống phụ thuộc vào Lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả về kinh tế và dinh dưỡng. Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các nước đang phát triển từ châu Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (FAO, 1997) [20]. Nguồn tài nguyên dược liệu được biết đến là rất phong phú và đa dạng. Số liệu của IUCN/TRAFFIC/WWF về cây thuốc và cây có chất thơm trên toàn thế giới lên tới 40.000 - 50.000 loài, gần 2.500 loài được mua bán rộng rãi trên toàn thế giới; ở Châu Âu có khoảng 2.000 loài cây thuốc được sử dụng vào mục đích thương mại. Thống kê của IUCN (2005) cũng cho thấy khoảng 4.000 loài cây thuốc và cây có chất thơm trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng và chỉ có một vài trăm loài đang được gây trồng (Châu Âu 130 - 140 loài, trong khi đó đã có khoảng 2.000 loài được sử dụng với mục đích thương mại); khoảng 70% số loài có nguồn gốc từ các loài hoang dã (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn, 2011) [13]. Theo báo cáo của FAO (1996) [21], tại Bhutan và Thái Lan có hơn 300 loài cây thuốc, hệ thống y học cổ truyền ở đây được hành nghề rộng khắp. Ở phía nam, với kiến thức gia truyền được truyền lại từ đời cha sang con trai. Viện y học cổ truyền đã kết hợp giữa châm cứu và sử dụng cây dược liệu để chữa nhiều loại bệnh nhanh chóng trở nên phổ biến mặc dù bệnh viện hiện đại có cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí. Theo báo cáo của FAO (1995) [20] về nguồn tài nguyên Mây, thế giới có khoảng 600 loài thuộc 13 chi trong các rừng nhiệt đới vùng đất thấp ở đông bán cầu. Hầu hết các loài có phạm vi phân bố rất hạn chế trong tự nhiên, từ sát mực nước biển tới độ cao 3.000 m. Trong số 13 chi được biết đến có 10 chi với khoảng 574 loài được tìm thấy ở Đông Nam Á và các vùng lân cận, từ
  15. 7 Fiji tới tiểu lục địa Ấn Độ, và từ miền Nam Trung Quốc đến Queensland ở Úc. Đông Nam Á được coi là trung tâm đa dạng sinh học của song mây. Thương mại của loài mây chỉ khoảng 10% của tổng số loài được biết đến trên toàn thế giới. Theo Joost Foppes và cộng sự (2004) [22] tại Philippines, có khoảng 600 loài thuộc họ cau dừa, 90 loài mây, trong đó một 1/3 số loài mây là đặc hữu, chiếm 5% các loài mây trên toàn thế giới. Trong đầu thập kỷ 1900, tại Philippines rừng bao phủ 70%, 21 triệu ha có các hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, đến năm 2000 chỉ còn 5,39 triệu ha rừng. Đánh giá cho thấy mất sinh cảnh rừng là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại của các loài mây trong tự nhiên. 1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ Ngày nay các tổ chức quốc tế, chính phủ của các Quốc gia cũng như người dân vùng núi đã nhận thức được giá trị của các loài LSNG, chúng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị cả về văn hoá xã hội và môi trường. 1.1.4.1. Giá trị kinh tế Ngành Lâm sản ngoài gỗ phát triển ngày càng tăng, có xu hướng tăng nhanh hơn so với ngành công nghiệp gỗ và được dự kiến tăng thêm trong tương lai. Theo Mater (dẫn theo Viện Dược liệu, 2004) [17] thị trường cho các sản phẩm rừng khác như nấm chiếm gần 20% hàng năm trong những năm qua. Ngoài ra, thị trường thuốc thảo dược của Mỹ đã tăng trưởng với một tốc độ hàng năm ước tính khoảng 13 - 15% so với doanh số bán hàng của thảo dược. Theo FAO (2002) [21] ở Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước lớn nhất thế giới về sản xuất và tiêu dùng Lâm sản ngoài gỗ. Trung Quốc thống trị thương mại thế giới về LSNG (ước tính khoảng 11 tỉ USD vào năm 1994), tiếp theo là Ấn Độ, và sau đó Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
  16. 8 Theo FAO (1995) [21] ước tính thương mại sản phẩm mây đạt khoảng 4 tỷ USD trong đó các quốc gia Đông Nam Á chiếm 2,5 tỷ USD. Trên thế giới, khoảng 700 triệu người sử dụng song mây và khoảng 2 triệu người ở vùng nhiệt đới châu Á trực tiếp phụ thuộc vào mây hoặc thực hiện việc thu hoạch và thương mại mây. Theo báo cáo của FAO (1995) [21] cho thấy các thương mại bên ngoài và giá trị thương mại của đồ nội thất làm từ mây lên đến 7 - 8 tỷ USD. Tuy nhiên, gần 90% nguyên liệu thô được cung cấp từ các khu rừng tự nhiên và rất ít từ rừng trồng. Theo Verina Ingram (2009) [22] thương mại quốc gia về cây thuốc ở Nam Phi ước tính trị giá 6 - 9 triệu USD/năm, hơn 600 loài được bán hàng năm ở Natal. Theo Tejaswi (2008) [22] năm 1997 thị trường thế giới về nấm hoang dã sử dụng làm dược phẩm dinh dưỡng và làm là l,3 tỷ USD. Chiết xuất từ nấm vân chi (Trametes versicolor), một loài nấm phổ biến ở British Columbia chiếm khoảng 16% tiêu dùng hàng năm ở Nhật Bản để chống ung thư, và một số hoạt chất chiết xuất từ loài này bán ở Tokyo với giá 1.500 - 2.000 USD/kg. Theo Verina Ingram (2009) [22] hơn 4 tỷ người dân trên toàn cầu sống dựa vào hệ thống y học cổ truyền với các loài thực vật cho việc chăm sóc sức khoẻ chủ yếu của họ. Ai Cập là quốc gia xuất khẩu cây thuốc quan trọng nhất ở châu Phi và là nước xuất khẩu đứng thứ 5 về cây thuốc trên thế giới. Đầu những năm 1990, Ai Cập xuất khẩu 11.250 tấn dược phẩm thực vật/năm, trị giá trên 12 triệu USD. Nghiên cứu của FAO (2002) [21] Trung Quốc là nước sản xuất lớn và xuất khẩu các loài nấm hoang dã, nấm Mộc nhĩ (Auricularia auricula) được xuất khẩu hàng năm khoảng 1.000 tấn trị giá khoảng 8 triệu USD, nấm Tuyết nhĩ (Tremella fuciformis) đạt tới 1.000 tấn, 1/3 trong số đó là xuất khẩu, nấm
  17. 9 Hương (Lentinus edodes) hàng năm ước tỉnh sản lượng khoảng 120.000 tấn, chiếm 38% sản lượng thế giới trong đó xuất khẩu hàng năm 1.000 tấn nấm hương khô, trị giá 20 triệu USD. 1.1.4.2. Giá trị xã hội Ngoài giá trị kinh tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng LSNG đóng vai trò quan trọng đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo hoặc nâng cao vai trò của giới trong cộng đồng điển hình là một số nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu của Roderick P. Neumann và Eric Hirsch (2000) [2] chỉ ra rằng lao động cho các hoạt động khác nhau liên quan trong việc khai thác đưa LSNG từ rừng ra thị trường thường được phân chia giới tính. Trong đó, phụ nữ thường là những người chủ yếu khai thác, xử lý và tiếp thị LSNG. Mặc dù vai trò tích cực của phụ nữ trong thu hoạch và sử dụng nhưng họ thường không có kiểm soát trực tiếp thu nhập có nguồn gốc từ LSNG, do đó có thể không trực tiếp hưởng lợi từ thương mại hóa tăng lên. Nghiên cứu cũng cho thấy thương mại hóa các dự án LSNG rõ ràng tập trung vào sự tham gia của phụ nữ có thể có tác dụng gia tăng quyền lực chính trị và kinh tế của họ. Theo IFAD (2008) [19] ở Scotland sự quan tâm đến LSNG đã được tăng lên trong 10 năm qua. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phạm vi tại Scotland, 24% dân số có thu hái LSNG trong 5 năm trước đây và 80% những người đó (tương đương khoảng 19% tổng số dân Scotland) đã thu hái LSNG trong 12 tháng trong năm, nhưng đa số chỉ được sử dụng cá nhân. Theo Tinde van Andel (2006) [21] tại Kodagu - Ấn Độ đã chỉ ra vai trò quan trọng của LSNG trong sự hiểu biết của nền kinh tế bộ lạc. Tại đây, tỷ lệ phần trăm chia sẻ (> 70%) của LSNG đóng vai trò lớn trong kinh tế của các hộ gia đình thu nhập thấp.
  18. 10 1.1.5. Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG Một số tổ chức quốc tế tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu về LSNG như tổ chức Nông lương thế giới (FAO), trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CIFOR), tổ chức quốc tế về tre nứa và song mây (INBAR)... tập trung chủ yếu vào các nhóm nghiên cứu sau: - Khảo sát tình hình nhằm cung cấp những hiểu biết chung về sử dụng LSNG và tầm quan trọng cuả LSNG ở các mức độ khác nhau (hộ gia đình, địa phương, quốc gia và quốc tế); - Phát triển công nghệ để cải thiện quá trình chế biến và sử dụng LSNG; - Nghiên cứu gây trồng LSNG; - Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về thị trường LSNG. Việc quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch thường ít ỏi, vì thế gây lãng phí cả về số lượng và chất lượng trong quá trình thu hái, vận chuyển và cất trữ các sản phẩm LSNG (FAO, 1995). Một số vấn đề nổi cộm trong sản xuất, chế biến LSNG ở các nước đang phát triển là kỹ thuật khai thác và xử lý sau thu hoạch; thiếu các nghiên cứu về phát triển giống loài cao sản; kỹ thuật chế biến kém hiệu quả; thiếu các giải pháp điều chỉnh chất lượng; khó khăn về thị trường và thiếu cán bộ được đào tạo... Chương trình Rừng, cây và con người (FTPP) (1992) đã nghiên cứu và đề xuất các bản hướng dẫn để tạo ra các hệ thống thông tin thị trường LSNG ở mức địa phương. Phương pháp này được kiểm nghiệm ở Bangladesh và Uganda năm 1993. Theo nghiên cứu của FAO (2002) [21] liên quan tới quản lý rừng để sản xuất gỗ thì LSNG và dịch vụ môi trường chỉ nhận được rất ít sự chú ý của ngành lâm nghiệp cho đến gần đây LSNG tăng trưởng chậm trong thập niên 1980. Shiva (1995) gọi LSNG là "tiềm năng trụ cột của lâm nghiệp bền vững". Giá trị hiện tại và tiềm năng của các LSNG cho các cộng đồng địa phương đang được sử dụng trong việc kết hợp bảo tồn và phát triển của các dự án (ICDPs).
  19. 11 Theo đánh giá của Roderick P. Neumann và Eric Hirsch (2000) [2] trữ lượng gỗ khai thác từ rừng nhiệt đới khủng hoảng ở Nam Mỹ vào cuối những năm 1980 đã loé lên một làn sóng mới quan tâm đến LSNG. Do đó, các nghiên cứu chủ yếu tập trung về LSNG đã được thực hiện tại đây. Adepoju, Adenike Adebusola và Salau, Adekunle Sheu (2007) [2] nghiên cứu về giá trị kinh tế của LSNG đưa ra nhận định: Trong quá khứ, các cơ sở hợp lý cho việc bảo tồn rừng chỉ đơn giản để duy trì vai trò rừng sản xuất cho ngành công nghiệp gỗ. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi ở nhiều nước trong 15 năm qua. Với sự nổi lên của khu bảo tồn tại Brazil, Lâm nghiệp cộng đồng ở Nepal, Quản lý rừng ở Ấn Độ và các sáng kiến tương tự ở nhiều nước khác, người dân địa phương đã được tiếp cận với những lợi ích đáng kể từ LSNG. 1.2. Ở trong nƣớc 1.2.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ Trước năm 1991, sản phẩm chính của rừng được khai thác sử dụng chủ yếu là gỗ, các lâm sản khác như: song, mây, tre, nứa, dầu nhựa, cây thuốc... còn ít được quan tâm và quản lý nên gọi là lâm sản phụ (Minor forest products). Sau năm 1961, một số loài lâm sản phụ có giá trị đặc biệt trong sử dụng và thương mại như: hồi, quế, thảo quả, nấm hương... thì gọi là đặc sản rừng (Special forest products). Vài thập kỷ gần đây, vai trò và chức năng cung cấp gỗ của rừng, nhất là rừng tự nhiên nhiệt đới ngày càng hạn chế, vai trò và chức năng phòng hộ môi trường của rừng ngày càng được thể hiện rõ và được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Muốn phát triển rừng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái kết hợp với phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân làm nghề rừng thì lâm sản phụ hay đặc sản rừng lại có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó, một thuật ngữ mới được đề xuất và sử dụng là Lâm sản ngoài gỗ (Nontimber Forest Products).
  20. 12 Ở Việt Nam chưa có thấy một khái niệm nào về LSNG, mà chỉ nói đến giá trị của một số loại LSNG ảnh hưởng tới từng mặt của xã hội như: Đỗ Tất Lợi (1991) cho rằng xuất xứ của dược liệu hầu hết là các sản phẩm của rừng; Lê Mộng Chân (1992) cho rằng nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ, đó là cây đặc sản; Trần Hợp (2000) thì đưa ra 6 nhóm cây làm cảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của con người... 1.2.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Năm 1991, báo cáo của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về "Tình trạng và triển vọng phát triển các loại lâm đặc sản của Việt Nam (Ministry of Forestry - Current Status of Perspective for Non -Wood/ (Special) Forest Products Development in S. R Vietnam) thì lâm đặc sản (hay Lâm sản ngoài gỗ) của Việt Nam được chia thành 9 loại sau: 1. Sản phẩm tinh dầu chiết xuất: Hoàng đàn, Pơ mu, Trầm hương, Quế, Hồi, Bạc hà...; 2. Cây sử dụng làm thuốc: Thảo quả, Sa nhân, Thảo quyết minh, Hoa hoè, Mã tiền, Trân châu, Ba kích, Củ mài, Bình vôi, Sâm ngọc linh...; 3. Cây thực phẩm: Nghệ, Gừng, Hạt điều, Hạt dẻ và các đồ gia vị; 4. Sản phẩm dầu béo: Sở, Trẩu, các loại dầu ăn thực vật; 5. Sản phẩm dầu nhựa và keo gôm: Trám, Dầu rái chai cục, dầu Thông...; 6. Chất tannin và thuốc nhuộm: Đước, Chàm nhuộm...; 7. Sản phẩm cho sợi: Thùa, Bông, Gạo, Gòn...; 8. Sản phẩm thủ công: Tre, Nứa, Song, Mây...; 9. Các sản phẩm khác: Nấm ăn được, tơ lụa, lá cọ, lá nón..., động vật và sản phẩm từ động vật. (dẫn theo Triệu Văn Hùng, 2007) [11].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2