intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển tài nguyên cây thuốc tại xã Cát Thịnh và trên địa bàn huyện Văn Chấn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- VŨ ĐÌNH TRƢỜNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC TẠI XÃ CÁT THỊNH, HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI Chuyên nghành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DÂN KHOA HỌC: TS.VƢƠNG DUY HƢNG Hà Nội, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Ngày 25 tháng 10 năm 2019 Học viên Vũ Đình Trƣờng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Phòng Sau đại học, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam bản luận văn thạc sỹ này đã đƣợc hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quí báu đó. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hƣớng dẫn, UBND xã Cát Thịnh, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và nhóm sinh viên K61 QLTNR của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Ngày 25 tháng 10 năm 2019 Học viên Vũ Đình Trƣờng
  4. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC......................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 CHƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 17 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 17 2.1.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 17 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 17 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 17 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 17 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 17 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần loài............................................................ 18 2.4.2. Phương pháp xác định hiện trạng phân bố cây thuốc tại khu vực nghiên cứu24 2.4.3. Phương pháp xác định tình hình khai thác sử dụng tài nguyên cây thuốc ... 25 2.4.4. Phương pháp xây dựng giải pháp quản lý và phát triển tài nguyên cây thuốc cho khu vực nghiên cứu. ............................................................................................ 25 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................................................................... 27 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 27 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 27 3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................................. 27 3.1.3. Khí hậu .............................................................................................................. 28 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng ........................................................................................ 29 3.1.5. Tài nguyên rừng ............................................................................................... 30 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 32
  5. iv Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34 4.1. Thành phần loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu............................................. 34 4.1.1. Danh lục thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu .................................... 34 4.1.2. Đa dạng về các taxon thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu ................ 35 4.1.3. Những loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu ................... 36 4.1.4. Dạng sống của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .......................................... 39 4.2. Hiện trạng phân bố cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ....................................... 40 4.3. Hiện trạng sử dụng cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ........................................ 41 4.3.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng ............................................................................ 41 4.3.2. Mùa vụ thu hái cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ......................................... 45 4.3.3. Giá trị sử dụng của tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ................ 46 4.3.4. Tình hình gây trồng cây thuốc ......................................................................... 54 4.3.5. Tình hình buôn bán .......................................................................................... 54 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển tài nguyên cây thuốc cho khu vực nghiên cứu ...................................................................................................................... 55 4.4.1. Những tác động bất lợi đến tài nguyên cây thuốc tại địa phương ................. 55 4.4.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .................. 57 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú thích BTTN Bảo tồn thiên nhiên VQG Vƣờn quốc gia ĐDSH Đa dạng sinh học TCN Trƣớc công nguyên WHO Tổ chức Y tế Thế giới NXBKH &KT Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật LSNG Lâm sản ngoài gỗ SĐVN Sách đỏ Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Đa dạng về các taxon thực vật làm thuốc xã Cát Thịnh................. 34 Bảng 4.2. Danh sách các họ cây thuốc nhiều loài tại khu vực nghiên cứu ..... 35 Bảng 4.3. Danh sách các chi cây thuốc nhiều loài tại khu vực nghiên cứu .... 36 Bảng 4.4. Danh sách các họ cây thuốc đơn loài tại khu vực nghiên cứu ....... 37 Bảng 4.5: Thành phần cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu ............... 38 Bảng 4.6. Tỷ lệ dạng sống của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.................. 39 Bảng 4.7. Các dạng sinh cảnh sống của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ... 41 Bảng 4.8. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc ................................... 42 Bảng 4.9. Mùa vụ thu hái cây thuốc ............................................................... 45 Bảng 4.10. Danh sách các loài cây thuốc theo nhóm công dụng.................... 46 Bảng 4.11: Tỷ lệ các công dụng khác của cây thuốc tại khu vực ................... 53 nghiên cứu ....................................................................................................... 53 Bảng 4.12. Tình hình mua bán cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ................. 54
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hƣớng "Trở về thiên nhiên" thì việc sử dụng các thuốc từ dƣợc liệu của ngƣời dân ngày càng gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể hơn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (Akérelé). Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc thảo dƣợc ngày càng gia tăng tại các nƣớc phát triển và đang phát triển, thị trƣờng thảo dƣợc trong nƣớc, quốc tế đã và đang tăng trƣởng nhanh chóng, mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế. Theo Ban Thƣ ký Công ƣớc về đa dạng sinh học, doanh số toàn cầu của các sản phẩm thảo dƣợc ƣớc tính tổng cộng 80 tỷ USD vào năm 2002 và chủ yếu ở thị trƣờng Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Vì vậy quốc gia nào cũng có chƣơng trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên dƣợc liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất nƣớc mình. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004, đã phát hiện đƣợc 3.948 loài, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật có công dụng làm thuốc. Trong số đó, trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên, chủ yếu trong các quần hệ rừng và rừng cũng là nơi tập trung hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Tuy nhiên, cùng với hậu quả do suy giảm về diện tích và chất lƣợng rừng, tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu tổ chức, không có kế hoạch, không có hƣớng dẫn khai thác gắn với bảo tồn, phát triển bền vững, dẫn đến một số loài cây thuốc mọc tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt hoặc tiệt chủng. Nhằm "Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dƣợc liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế; chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dƣợc liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy và tăng cƣờng bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng
  9. 2 cây thuốc của cộng đồng các dân tộc", Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dƣợc liệu đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013. Tại Yên Bái, theo khảo sát ban đầu của Hội Đông y tỉnh, hiện có hàng nghìn loài cây thuốc và hàng trăm bài thuốc gia truyền, cùng với các tỉnh Lào Cai, Sơn La và Lai Châu, Yên Bái đƣợc mệnh danh là núi thuốc của Tây Bắc. Tuy nhiên, do thiếu các thông tin về các loài cây thuốc hiện có trên địa bàn nên định hƣớng phát triển mới xác định đƣợc 29 loài (Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Quế, Sả, Sa nhân tím, Ý dĩ, Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng, Hoài sơn (củ mài), Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Atiso, Cà gai leo, Sơn tra, Thảo quả, Nhân trần, Lá khôi, Đảng sâm, Sâm cau, Cây dây gắm, Bách bộ, Đương quy, Gấc) theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 08/12/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phát triển cây dƣợc liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025. Trong đó giao cho huyện Văn Chấn phát triển 9 loài (Quế, Thảo quả, Đinh lăng, Sả, Giảo cổ lam, Ý dĩ, Hà thủ ô đỏ, Đƣơng quy), một số loài cây thuốc quý hiếm khác đã đƣợc ngƣời dân trên địa bàn thu hái nhƣ: Lan Kim Tuyến, Hoàng Thảo, Thạch Hộc, Cốt Toái Bổ, Thất Diệp Nhất Chi Hoa, Hoàng Tinh, Kê Huyết Đằng, Hà Thủ Ô, Thổ Phục Linh, Trà Hoa Vàng, Khôi Tía, Hoàng Bá, Sa Nhân... chƣa đƣợc định hƣớng phát triển. Cát Thịnh là xã có đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng tài nguyên rừng mang tính đại diện tiêu biểu của huyện Văn Chấn: có vị trí chiến lƣợc quan trọng, án ngữ hai con đƣờng huyết mạch là quốc lộ 37A và quốc lộ 32 chạy qua, cách trung tâm huyện 20 km và cách Thủ đô Hà Nội 170km. Diện tích tự nhiên toàn xã 16.912,02 ha (chiếm 14% diện tích huyện), diện tích có rừng 10.942,8 ha (chiếm 16,23% diện tích có rừng của huyện). Đặc biệt, hệ thống núi Bánh có độ cao trung bình hơn 1.200m nhƣ một lá chắn hình cánh cung, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, nơi tập trung hơn 9.000
  10. 3 ha rừng tự nhiên khởi nguồn của hệ thống suối Ngòi Lao (1 trong 3 hệ thống suối chính trên địa bàn huyện). Toàn xã có 2.355 hộ, chia làm 17 thôn với nhiều thành phần dân tộc, trình độ dân trí không đồng đều và cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhất là 6 thôn ngƣời dân tộc H'Mông và 2 thôn ngƣời dân tộc Dao sống gần rừng... Xuất phát từ các lý do trên, nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan đến thực trạng tài nguyên cây thuốc trên địa bàn, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội hiện nay và tƣơng lai tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cây thuốc tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.
  11. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế giới Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng ngƣời trên khắp thế giới. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh đƣợc nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu cây thuốc của các nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá trị thực tiễn lớn. Nói đến chữa bệnh bằng cây cỏ, ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay tới Trung Quốc, đất nƣớc có nền Đông Y lâu đời. Theo truyền thuyết của vua Thần Nông tức Viêm Đế (3320-3080 trƣớc công nguyên - TCN) thì ông đã nếm hàng trăm loại cây cỏ, phân loại dƣợc tính của thảo mộc và soạn ra cuốn sách “Thần Nông bản thảo”. Cuốn sách đã thống kê đƣợc 365 vị thuốc có giá trị. Vào thời Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử dụng Đàn hƣơng, Tử đinh hƣơng để chế hƣơng nang để phòng chống và chữa trị bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc gối (hƣơng chẩm) để điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Từ thời nhà Hán (năm 168 trƣớc Công nguyên TCN) trong cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phƣơng” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loại cây cỏ. Giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã thống kê 12.000 vị thuốc trong tập “Bản thảo cƣơng mục”,…. Cho đến nay, Trung Quốc đã cho ra đời khá nhiều công trình về sử dụng các loài cây cỏ để chữa bệnh. Sử dụng thực vật gắn liền với lịch sử phát triển của loài ngƣời. Trải qua hàng nghìn năm, một số lƣợng lớn các loài thực vật bậc cao đã và đang đƣợc con ngƣời sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Ngƣời ta ƣớc tính có khoảng 35.000 - 70.000 loài thực vật đã và đang đƣợc con ngƣời sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Tại Trung Quốc, có tới 5.000 loài thực vật dùng làm dƣợc liệu trong y
  12. 5 học cổ truyền. Trong hệ thống Y học của ngƣời Trung Quốc, có 80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực vật bậc cao. Việc sử dụng thực vật làm thuốc khá phổ biến ở các nƣớc châu Á nhƣ Ấn Độ, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Pakistan, Banglades, Sri Lanka, Nêpal,… Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền đƣợc hình thành cách đây hơn 3000 năm. Chủ trƣơng của ngƣời Ấn là ngừa bệnh là chính, nếu phải điều trị bệnh thì các liệu pháp tự nhiên chủ yếu thông qua thực phẩm và thảo mộc sẽ giúp loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Bộ sử thi Vedas đƣợc viết vào năm 1.500 TCN và cuốn Charaka samhita đƣợc các thầy thuốc Charaka bổ sung tiếp vào bộ sử thi Vedas, trình bày cụ thể 350 loài thảo dƣợc. Ấn Độ là quốc gia rất phát triển về nghiên cứu thảo dƣợc nhƣ tổng hợp chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc, sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tính, và nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ thể con ngƣời. Hiện nay, Chính phủ khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong trồng cây thuốc. Hầu hết các Viện nghiên cứu dƣợc của Ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa các loại thuốc và hợp chất có hoạt tính từ thực vật. Ở Philippin, ngƣời ta sử dụng cây Bồ cu vẽ (Breynia fructicosa) lấy vỏ sắc làm thuốc cầm máu hoặc tán bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét làm chúng chóng khỏi; Ở Malaixia, cây Húng chanh (Coleus amboinicus) dùng lá sắc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống hoặc giã nhỏ, vắt nƣớc cốt cho trẻ em uống trị sổ mũi, đau họng, ho gà; Ở Cămpuchia, Malaixia ngƣời ta dùng Hƣơng nhu tía (Ocimum sanctum), trong đó rễ trị đau bụng, sốt rét; nƣớc lá tƣơi có tác dụng long đờm hoặc giã nát đắp trị bệnh ngoài da, khớp. Trong chƣơng trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á, Perry đã ghi nhận những cây thuốc trong Y học cổ truyền và các loài cây này đã đƣợc các nhà khoa học kiểm chứng, trong đó có 146 loài có tính kháng khuẩn. Hay gần đây, tập thể các nhà khoa học đã cho ra đời
  13. 6 cuốn sách Tài nguyên các loài cây thuốc ở Đông Nam Á “Plant Resources of South-East Asia, Medicinal and poisonous Plant, 2001” với 1000 loài cây. Từ thời cổ xƣa, các chiến binh La Mã đã biết dùng dịch cây Lô hội (Aloe barbadensis) để rửa vết thƣơng, vết loét làm cho chúng chóng lành bệnh mà ngày nay khoa học đã chứng minh là dịch cây có khả năng làm liền sẹo thông qua sự kích thích tổ chức hạt và tăng nhanh quá trình biểu mô hóa. Ngƣời cổ Hy Lạp đã sử dụng rau Mùi tây (Coriandrum officinale) để đắp vết thƣơng cho mau lành. Bên cạnh đó Hippocrat (460 – 377 TCN) là thầy thuốc nổi tiếng ngƣời Hy Lạp đƣợc mệnh danh là cha đẻ của y học hiện đại khi ông là ngƣời đƣa ra quan niệm “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và thuốc chính là thức ăn của bạn”. Ở Châu Âu, vào thời Trung cổ, các kiến thức về cây thuốc chủ yếu đƣợc các thầy tu sƣu tầm và nghiên cứu. Họ trồng cây thuốc và dịch các tài liệu về thảo mộc bằng tiếng Ả rập. Vào năm 1649, Nicolas Culpeper đã viết cuốn sách “A Physical Directory”, sau đó vài năm, ông lại xuất bản cuốn “The English Physician”. Đây là cuốn dƣợc điển có giá trị và là một trong những cuốn sách hƣớng dẫn đầu tiên dành cho nhiều đối tƣợng sử dụng, ngƣời không phải chuyên hiểu biết về thuốc cũng có thể sử dụng để làm cẩm nang chăm sóc sức khỏe. Cho đến nay, cuốn sách này vẫn đƣợc tham khảo và trích dẫn rộng rãi. Trong Y học dân gian Liên Xô đã sử dụng nƣớc sắc vỏ cây Bạch dƣơng (Betula alba), vỏ cây Sồi (Quercus robus) để rửa vết thƣơng và tắm ghẻ. Ở nƣớc Nga, Đức đã dùng cây Mã đề (Plantago major) sắc nƣớc hoặc giã nát lá tƣơi đắp, chữa trị vết thƣơng, viêm tiết niệu, sỏi thận. Tại Bungaria, “đất nƣớc của hoa hồng” từ lâu đã sử dụng hoa hồng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Ngƣời ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và phù thũng. Ngày nay, ngƣời ta đã chứng minh đƣợc trong cánh hoa hồng có một lƣợng tanin, glusit,
  14. 7 tinh dầu đáng kể, tinh dầu này không chỉ để chế nƣớc hoa mà còn đƣợc dùng để chữa nhiều bệnh. Cùng với phƣơng thức chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học trên thế giới tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây có tác dụng chữa bệnh, đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Các nhà khoa học công nhận rằng hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh, đó là khả năng miễn dịch tự nhiên của thực vật. Tác dụng kháng khuẩn do các hợp chất tự nhiên có mặt phổ biến trong thực vật nhƣ phenolic, antoxy, các dẫn xuất quino, ancaloid, flavonoid, saponin, … Cho đến nay, nhiều hợp chất tự nhiên đã đƣợc giải mã về cấu trúc, những hợp chất này đƣợc chiết xuất từ cây cỏ để làm thuốc. Dựa vào cấu trúc đƣợc giải mã, ngƣời ta có thể tổng hợp nên các chất nhân tạo để chữa bệnh. Gotthall (1950) đã phân lập đƣợc chất Glucosid barbaloid từ cây Lô hội (Aloe vera), chất này có tác dụng với vi khuẩn lao ở ngƣời và vi khuẩn Baccilus subtilis. Lucas và Lewis (1994) đã chiết xuất một hoạt chất có tác dụng với các loài vi khuẩn gây bệnh tả, lị, mụn nhọt từ Kim ngân (Lonicera sp). Từ cây Berberis teeta, ngƣời ta đã chiết xuất đƣợc berberin. Trong lá và rễ cây Hẹ (Allium odorum) có các hợp chất sulfua, sapoin và chất đắng. Năm 1948, Shen-Chi-Shen phân lập đƣợc một hoạt chất Odorin ít độc đối với động vật bậc cao nhƣng lại có tác dụng kháng khuẩn. Hạt của cây Hẹ cũng có chứa chất Alcaloid có tác dụng kháng khuẩn gram+ và gram-, nấm. Reserpin và Serpentin là chất hạ huyết áp đƣợc chiết xuất từ cây Ba gạc (Rauvolfa spp.). Đặc biệt, Vinblastin và Vincristin vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng làm thuốc chống ung thƣ, đƣợc chiết xuất từ cây Dừa cạn. Digitalin đƣợc chiết xuất từ cây Dƣơng địa hoàng (Digitalis spp.), strophatin đƣợc chiết xuất từ cây Sừng dê (Strophanthus spp.) để làm thuốc trợ tim. Từ những thành tựu nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các hợp chất tự nhiên, nhiều loại thuốc có tác dụng chữa bệnh cao đã ra đời bằng tổng hợp hoặc bán tổng hợp.
  15. 8 Về vấn đề sử dụng Y học cổ truyền, khoảng 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển sử dụng các phƣơng pháp y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là cây cỏ. Trung Quốc là nƣớc đông dân nhất thế giới, có nền y học dân tộc phát triển nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (khoảng trên 4.000 loài) là đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc ở đât nƣớc này. Ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 60% trẻ em có triệu chứng sốt rét ban đầu đƣợc điều trị tại chỗ bằng thảo dƣợc. Tỷ lệ dân số tin tƣởng vào hiệu quả sử dụng thảo dƣợc và các biện pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng đang tăng nhanh ở các quốc gia phát triển. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số nƣớc khác, ít nhất 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế từ thảo mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phƣơng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe. Ở Anh, chi phí hàng năm cho các loại thuốc thay thế từ thảo mộc là 230 triệu đôla. Tuy nhu cầu sử dụng cây thuốc của con ngƣời trong việc chăm sóc sức khỏe ngày một tăng, nhƣng nguồn tài nguyên thực vật đang bị suy giảm. Nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con ngƣời. Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này lƣu giữ thông tin có tới 30.000 loài đƣợc coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó có nhiều loài là cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn nhƣ ở Bangladesh, một số cây thuốc quý nhƣ Tylophora indicia để chữa hen, Zannia indicia (thuốc tẩy xổ),…trƣớc đây mọc rất phổ biến, nay đã trở nên hiếm hoi. Loài Ba gạc (Rauvolfila serpentina) vốn mọc rất tự nhiên ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan…mỗi năm có thể khai thác hàng ngàn tấn nguyên liệu xuất khẩu sang thị trƣờng Âu, Mỹ làm thuốc chữa cao huyết áp. Tuy nhiên, do bị khai thác liên tục nhiều năm nên nguồn gốc cây thuốc này đã bị cạn kiệt. Vì vậy một số
  16. 9 bang ở Ấn Độ đã đình chỉ khai thác loài Ba gạc này. Ở Trung Quốc, loài Từ (Dioscorea sp) đã từng có trữ lƣợng lớn và từng đƣợc khai thác tới 30.000 tấn, nhƣng hiện nay số lƣợng bị giảm đi rất nhiều, có loài đã phải trồng lại. Một vài loài cây thuốc dân tộc quý nhƣ Fritillaria cirrhosa làm thuốc ho, phân bổ nhiều ở vùng Tây bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn có ở 1 đến 2 điểm với số lƣợng ít ỏi. Nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng về mặt số lƣợng của các loài cây thuốc trƣớc hết là do sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên dƣợc liệu và do môi trƣờng sống của chúng bị hủy diệt bởi các hoạt động của con ngƣời. Đặc biệt, ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao của thế giới nhƣng lại bị tàn phá nhiều nhất. Theo số liệu của tổ chức Nông Lƣơng (FAO) của Liên hợp quốc, trong vòng 40 năm (1940 – 1980), diện tích của các loại rừng kể trên đã bị thu hẹp tới 44%, ƣớc tính khoảng 75.000 hecta rừng bị phá hủy. Trong thế kỷ 21, với mục đích phục vụ sức khỏe con ngƣời, sự phát triển của xã hội, chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết là phải kết hợp giữa Đông Y với Tây Y, giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền của các dân tộc. Chính những kinh nghiệm của các dân tộc chính là chìa khóa giúp chúng ta khám phá ra nhiều loại thuốc mới cho tƣơng lai. Chính vì điều đó mà việc bảo tồn, khai thác và phát triển các loài cây thuốc cần đƣợc chú ý quan tâm. 1.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang dại ở vùng rừng núi - một vùng chiếm 3/4 diện tích toàn lãnh thổ, là nơi cƣ trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu ngƣời, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc ngƣời cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Thực vật là
  17. 10 đối tƣợng đặc biệt đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm và cố gắng đánh giá đúng vị trí, vai trò chức năng sử dụng của nó trong nhiều lĩnh vực nhƣ thức ăn, thuốc chữa bệnh, trang phục, dụng cụ, các nghi lễ tôn giáo, môi trƣờng… ở từng vùng địa phƣơng khác nhau. Trong đó, cây thuốc đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Cũng nhƣ các dân tộc khác, nền y học cổ truyền của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhiều phƣơng thuốc bào chế từ cây thuốc đƣợc áp dụng chữa bệnh trong dân gian. Những kinh nghiệm này đã đƣợc ghi chép thành những cuốn sách có giá trị và lƣu truyền rộng rãi trong nhân dân. Nền y học cổ truyền qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh hƣởng rất lớn của y học cổ truyền Trung Quốc. Với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Ƣớc tính, nƣớc ta có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo. Trong đó có khoảng gần 4.000 loài thực vật bậc cao và bậc thấp dùng làm thuốc. Một trong những tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt nam phải kể đến cuốn sách “Nam Dƣợc Thần Hiệu” và “Hông Nghĩa Giác Tƣ Y Thƣ” của Tuệ Tĩnh. Trong tài liệu này đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 50 đơn thuốc chữa các loại bệnh trong đó 37 đơn thuốc chữa bệnh thƣơng hàn. Hai cuốn sách này đƣợc xem là những cuốn sách xuất hiện sớm nhất về cây thuốc Việt Nam. Đời nhà Trần có Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, thu thập trông nom một vƣờn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sĩ, gọi là “Sơn dƣợc”, nay vẫn còn di tích tại xã Hƣng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng. Đến thế kỷ 18, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn “Y Tông Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về các loài thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945), nền y học cổ truyền của Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng của dƣợc học phƣơng Tây. Các phƣơng thức chữa bệnh
  18. 11 mới đƣợc mang đến qua quá trình khai thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và nghiên cứu cây thuốc nói riêng. Đặc biệt bộ sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Lecomte (chủ biên) xuất bản cuối thể kỷ 18 đầu thể kỷ 19 đã mô tả và phân loại hơn 7.000 loài thực vật. Bộ sách “Danh mục các sản phẩm ở Đông Dương” của C. Crévost và A. Pétélot năm 1935 đã thống kê đƣợc 1.340 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc đƣợc dùng trong y học của Đông Dƣơng. Đến năm 1993, Nguyen Van Duong xuất bản cuốn “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” với 524 trang và thống kê khoảng 1.480 loài thực vật. Tuy nhiên cuốn sách này chƣa hoàn thiện về mô tả, phân bố, thành phần hóa học và dƣợc lý của các loại thảo mộc. Năm 1957, Hội Đông Y Việt Nam (nay là hội Y học Cổ truyền Việt Nam) đƣợc thành lập, lãnh đạo các lƣơng y làm nghề chữa bệnh trong nhân dân. Cũng trong năm này, Viện nghiên cứu Đông Y (nay là Viện Y học Cổ truyền Việt Nam) với mục tiêu chỉ đạo các bệnh viện Y học dân tộc và các tỉnh, kết hợp giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại từ trung ƣơng đến cơ sở. Năm 1961, Viện Dƣợc liệu đƣợc thành lập chuyên trách việc nghiên cứu nuôi trồng dƣợc liệu, đã tiếp thu các viện nghiên cứu Đông Y chuyển sang, các vƣờn thuốc ở Văn Điển (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) cũng đƣợc xây dựng từ đây. Đây là các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử nghiên cứu cây thuốc của đất nƣớc. Trong thời gian chiến tranh (1954-1975), vùng căn cứ ở hậu phƣơng vẫn dùng thuốc nam và “toa thuốc căn bản” gia giảm, thời kháng chiến chống Pháp trƣớc đây và phát hiện nhiều vị thuốc mới nhƣ cây Dền chữa sốt rét bổ máu, Bèo tây giải độc hoá chất. Từ sau khi miền Nam đƣợc giải phóng, y dƣợc học dân tộc đã phát triển ở khắp cả nƣớc. Nhiều công trình biên soạn giảng dạy, nghiên cứu khoa học y dƣợc, phòng bệnh dƣỡng sinh, xoa bóp, châm cứu, trị bệnh bằng thuốc theo y học cổ truyền, và kết hợp y học cổ
  19. 12 truyền và y học hiện đại đã đƣợc tổng kết và có tác dụng tăng cƣờng khả năng bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Gần đây, Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” đã giới thiệu đƣợc công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật. Đỗ Tất Lợi (1995) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và tái bản vào năm 2000. Công trình này thống kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó nhiều loài thực vật đã đƣợc mô tả về mặt cấu tạo, phân bố, cách thu hái và chế biến, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng. Võ Văn Chi (1997) trong cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, đã mô tả đƣợc 3.200 loài cây thuốc và nấm, trong đó thực vật có hoa là 2.500 loài thuộc 1.050 chi, đƣợc xếp và 230 họ thực vật. Tác giả đã trình bày về cách nhận biết, các bộ phận đƣợc sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng, công dụng của các loài thực vật. Cũng tác giả này vào năm 2012 đã tái bản công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã đƣa số lƣợng loài cây thuốc hiện ghi nhận của Việt Nam lên tới gần 4.700 loài. Đến năm 2000, Võ Văn Chi và Trần Hợp tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” mô tả khoảng 6.000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và công dụng, đặc biệt là nhchur yếu nhóm thực vật có công dụng làm thuốc. Trong nghiên cứu cây thuốc, không thể không kể đến nhiều bộ công trình có giá trị của Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) là: + Viện Dƣợc liệu (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chƣơng, 1990) với “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 159 loài cây thuốc. + Tập thể các tác giả Viện Dƣợc Liệu (1993) cho ra đời cuốn “Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam” với khoảng 300 loài cây thuốc đang đƣợc khai thác và sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc; đến năm 1994 xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam, 2 tập”; năm 2001 với “Selected medicinal
  20. 13 plants in Vietnam”; năm 2004 với “Cây thuốc và động vật là thuốc ở Việt Nam, 2 tập”. Trần Đình Lý (1993) và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1900 loài cây có ích”. Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 chứa tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài tre nứa, 40 loài song mây. Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có công dụng làm thuốc... Bên cạnh đó, nhiều cuốn sách có giá trị trong nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam nhƣ Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thưc vật Việt Nam”. Cuốn sách đã trình bày đầy đủ các thông tin về tên khoa học, tên thƣờng gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống, sinh thái và công dụng nói chung và công dụng làm thuốc nói riêng. Bộ sách này rất có ý nghĩa cho việc tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần loài cây thuốc nói riêng. Về vấn đề sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số nói chung, do đời sống gắn liền với khai thác sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và tri thức quý trong quá trình chế biến, sử dụng thực vật, đặc biệt là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên, các tri thức và kinh nghiệm dân tộc thƣờng đƣợc sử dụng và lƣu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, gia đình), vì vậy không đƣợc phát huy để phục vụ cho xã hội và có nguy cơ thất truyền rất cao. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghiên cứu cây thuốc dân tộc đƣợc đặc biệt quan tâm tại một số cơ sở của nƣớc ta và đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Kết quả điều tra đƣợc ghi nhận là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc ở các địa phƣơng trong cả nƣớc. Các nhà khoa học thuộc Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội trong những năm qua đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0