intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn lát hoa tại tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định bổ sung được thành phần phần loài sâu hại cây Lát hoa. Xác định được một số đặc điểm hình thái, tập tính gây hại và triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn cây Lát hoa. Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa. Đề xuất được một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn lát hoa tại tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ƢỜ ỌC DƢƠ XU UẤ Ê CỨU Ộ SỐ ẶC Ể SINH ỌC, S Á VÀ Ề XUẤ B Á Ò Ừ S U ỤC Ọ Á OA Ỉ A CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 UẬ VĂ C SĨ QUẢ Ý À UYÊ Ừ ƢỜ ƢỚ DẪ K OA ỌC: S. UYỄ C Í S. S. Ê BẢO A à ội, 2019
  2. i CỘ ÒA XÃ Ộ C Ủ ĨA V A ộc lập - ự do - ạnh phúc Ờ CA OA Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là quá trình điều tra, nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 gƣời cam đoan Dƣơng Xuân uấn
  3. ii Ờ CẢ Ơ Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong trường Đại học Lâm nghiệp lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, tôi xin gửi đến TS. Nguyễn Minh Chí và PGS.TS. Lê Bảo Thanh, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đã qua. Trong quá trình thực tập, hoàn thiện luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019 ác giả Dƣơng Xuân uấn
  4. iii ỤC ỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CẤC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤ Ề NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới......................................................... 3 1.1.1. Các nghiên cứu về sâu đục ngọn gây hại cây họ Xoan .................. 3 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý sâu đục ngọn ....................................... 4 1.1.3. Các nghiên cứu về gây trồng Lát hoa ............................................. 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 7 1.2.1. Các nghiên cứu về sâu đục ngọn gây hại cây họ Xoan .................. 7 1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý sâu bệnh hại ........................................ 9 1.2.3. Các nghiên cứu về gây trồng Lát hoa ........................................... 11 Chƣơng 2. MỤC ÊU, Ố ƢỢNG, PH M VI, NỘI DUNG VÀ ƢƠ Á Ê CỨU ................................................................ 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 15 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 15 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 15 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 15 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 15 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16 2.3.1. Điều tra bổ sung thành phần loài sâu hại trên cây Lát hoa ......... 16
  5. iv 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, tập tính gây hại và triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cây Lát hoa ................................. 16 2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa ............................................................ 16 2.3.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa ......... 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 16 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................ 16 2.4.2. Phương pháp điều tra thành phần loài sâu hại trên cây Lát hoa. 16 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, tập tính gây hại và triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cây Lát hoa.............. 17 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa ...................................... 18 2.4.5. Phương pháp đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa .................................................................................. 20 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 20 Chƣơng 3. ỀU KI N TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ .................... 22 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................... 22 3.2. Điều kiện kinh tế .................................................................................. 24 3.3. Điều kiện xã hội ................................................................................... 29 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 4.1. Kết quả điều tra bổ sung thành phần loài sâu hại trên cây Lát hoa tại Nghệ An ...................................................................................................... 33 4.2. Đặc điểm hình thái, tập tính gây hại và triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cây Lát hoa .................................................................................. 37 4.2.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 37 4.2.2. Tập tính gây hại ............................................................................ 38 4.2.3. Triệu chứng gây hại ...................................................................... 39 4.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa................................................................................... 40
  6. v 4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa........................................................................................... 40 4.3.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa ....................................................................................... 42 4.3.3. Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa .............................................................................................. 43 4.3.4. Ảnh hưởng của đất đai đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa........................................................................................... 45 4.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa................. 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 PHỤ LỤC
  7. vi DA ỤC CÁC KÝ U VÀ C Ữ V Ế Ắ Ký hiệu và chữ viết tắt iải nghĩa đầy đủ ACIAR Australian Centre for International Agricultural Research BNN Bộ nông nghiệp Bộ NN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CSIRO Australian Tree Seed Centre CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân Fpr Xác xuất tính IAA Indole-3-acetic acid IBA Indole-3-butyric acid KVNC Khu vực nghiên cứu Lsd Khoảng sai dị NPV Nucleopolyhedrovirus OTC Ô tiêu chuẩn P Xác xuất P% Tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn QĐ Quyết định R Chỉ số bị hại trung bình TCLN Tiêu chuẩn lâm nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTG Trung tâm giống ΔD Lượng tăng trưởng bình quân đường kính ΔH Lượng tăng trưởng bình quân chiều cao
  8. vii DANH ỤC CÁC BẢ Bảng 4.1. Thành phần các loài côn trùng trên cây Lát hoa tại Nghệ An ........ 33 Bảng 4.2. Tỷ lệ các nhóm côn trùng thu được trên cây Lát hoa ..................... 34 Bảng 4.3. Kết quả ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng bị sâu đục ngọn .... 41 Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng Lát hoa .... 42 Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa....................................................................................... 44 Bảng 4.6. Một số đặc điểm lý, hóa tính của các loại đất trồng Lát hoa .......... 45 Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại đất đến khả năng bị sâu đục ngọn của cây Lát hoa....................................................................................... 47
  9. viii DA ỤC CẤC HÌNH Hình 4.1. Vòi voi (Aclees sp.) đục thân gây hại Lát hoa ở Quỳ Hợp ............. 35 Hình 4.2. Xén tóc (Aeolesthes sp.) đục thân gây hại Lát hoa ở Quỳ Hợp ...... 36 Hình 4.3. Bọ ánh kim (Sagra femorata) đục thân gây hại Lát hoa ở Quỳ Hợp .....36 Hình 4.4. Bổ củi, mối và sâu hại vỏ hại Lát hoa trồng xen ở Con Cuông ...... 37 Hình 4.5. Sâu đục ngọn (H. robusta) gây hại lát hoa...................................... 38 Hình 4.6. Triệu chứng gây hại của sâu đục ngọn trên cấy Lát hoa................. 40
  10. 1 Ặ VẤ Ề Cây Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) thuộc họ xoan Meliaceae, chúng còn có các tên gọi khác là Lát da đồng và Lát chun. Lát hoa là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, có bạnh vè nhỏ. Chiều cao cây đạt tới 35 - 37 m, đường kính ngang ngực có thể đạt 1,5 - 2 m. Vỏ dày, nứt dọc, có rãnh sâu, màu nâu nhạt đến nâu đen, có nhiều bì khổng nổi rõ, lớp vỏ trong có màu đỏ tươi. Lá kép lông chim 1 lần, cây non dưới 4 tuổi có lá kép giả 2 lần. Nách lá có lông, khi non có màu tím nhạt (Trần Hợp, 2002; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007). Gỗ Lát hoa rất quý, được xếp vào nhóm 1, có giá trị kinh tế cao. Gỗ có vân rất đẹp, thớ mịn, ít co giãn cong vênh, không bị mối mọt, gỗ giác màu hồng nhạt, gỗ lõi màu đỏ có ánh đồng, được ưa chuộng để làm đồ mộc cao cấp ở nước ta (Phạm Đức Tuấn et al., 2002, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007). Nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN, Bộ NN&PTNT với kế hoạch hành động và ưu tiên thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: (1) Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; (2) nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; (3) phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; (4) phát triển thị trường gỗ và sản phẩm. Theo định hướng đó, cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trồng rừng gỗ lớn đối với các tỉnh miền núi, nơi có thế mạnh về phát triển Lâm nghiệp nói chung và các tỉnh thuộc khu vực miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Để phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cũng đã có Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 xác định Lát hoa là loài cây chủ yếu cho trồng rừng ở bốn vùng sinh thái Tây Bắc, Trung Tâm, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Kết quả kiểm kê rừng của Tổng cục Lâm nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014 có trên 35.000 ha rừng Lát hoa với 20.388 ha rừng sản xuất và 14.661 ha rừng phòng hộ,
  11. 2 trong đó tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích rừng trồng Lát hoa rất lớn. Lát hoa (C. tabularis) là cây bản địa, gỗ lớn, sinh trưởng khá nhanh, có giá trị kinh tế cao, gỗ có vân đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ mộc cao cấp. Để rừng trồng có thể phát triển bền vững thì công tác chăm sóc, bảo vệ sau khi trồng là hết sức quan trọng. Do nhu cầu của xã hội, cây Lát hoa được trồng trên diện tích rộng ở các tỉnh, hiện tại diện tích rừng cây Lát hoa thuần loài là khá lớn. Theo đúng quy luật sinh học, khi có nguồn thức ăn là có sâu hại, có thể thấy rõ điều này khi rừng cây Lát hoa được hình thành, một khối lượng thức ăn là lá, thân cành rất lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho những loài côn trùng đơn thực và hẹp thực sinh sôi và phát triển. Qua quá trình điều tra sơ bộ đã phát hiện một số loài sâu hại, trong đó có sâu đục ngọn cây Lát hoa là rất nguy hiểm. Sau khi cây Lát hoa bị sâu đục ngọn, ngọn cây bị chết và sẽ mọc thành cụm chồi mới, gây hiện tượng đa thân, nhiều cành, làm giảm chất lượng hình thân và ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng. Cây Lát hoa đã được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, đặc điểm sâu hại, xây dựng các khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật gây trồng nhưng trở ngại rất lớn để trồng rừng Lát hoa là sâu đục ngọn. Do đó, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa tại tỉnh Nghệ An là rất cần thiết và có ý nghĩa cao cả về khoa học và thực tiễn.
  12. 3 Chƣơng 1 Ổ QUA VẤ Ề Ê CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Các nghiên cứu về sâu đục ngọn gây hại cây họ Xoan Các loài sâu đục ngọn Hypsipyla spp. thường gây hại các loài cây họ xoan, cụ thể như Hypsipyla robusta đục ngọn cây Dái ngựa, Xà cừ, và Xoan mộc ở Ấn Độ, Sri Lanka, Philippin (Varma, 2001), H. robusta đục ngọn Lát hoa ở Bangladesh, Lào, Malaysia, Thái Lan (Eungwijarnpanya, 2001; Samontry, 2001). Nghiên cứu đặc điểm gây hại của sâu đục ngọn trên cây Hồng xuân (Toona australis) cho thấy vị trí chồi cây có liên quan rất chặt đến sự tấn công của sâu đục ngọn. Những cành ở độ cao trên 90% so với chiều cao của cây thường bị hại nặng nhất (Mo et al., 1997). Rừng trồng Lát hoa thuần loài, tập trung, không che bóng tại 5 địa điểm ở Thái Lan cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn Hypsipyla gây hại thấp nhất ở Ratchaburi, từ 7 - 68%, nơi trung bình (Prachuap Khiri Khan) từ 21 - 77%, và nơi cao nhất (Kansanaburi) từ 98 - 100% (Pinyopusarerk and Kalinganire, 2003). Lát hoa bị sâu đục ngọn (H. robusta) gây hại nhiều khi trồng nơi chúng phân bố tự nhiên (Thái Lan, Lào) và bị hại nhẹ hơn ở khi trồng các nước khác (Australia và Phillipin) (Cunningham et al., 2005). Ở Malaysia, Lát hoa dễ bị sâu đục ngọn gây hại hơn so với các loài cây họ xoan khác. Sâu đục ngọn cũng gây hại Lát hoa ở các nước thuộc phía Nam Châu Phi và ở Trung và Nam châu Mỹ (Ho and Noshiro, 1995). Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của sâu đục ngọn đã được thực hiện khá đầy đủ, qua đó xác định được các đặc điểm phát sinh, vòng đời, thời gian xuất hiện các pha trong năm, đặc điểm gây hại... góp phần xác định biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu đục ngọn gây ra đối với rừng trồng các loài cây thuộc họ xoan và cho cây Lát hoa nói riêng (Gripjma và Roberts, 1975; Griffiths, 1996; Griffiths et al., 2004).
  13. 4 Thí nghiệm cây Lát 1 năm tuổi tại Australia cho thấy sâu đục ngọn (H. robusta) thường đẻ trứng ở những khe nứt của vỏ cây, điều kiện ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng của sâu trưởng thành, trên các cây được che bóng chỉ có 41% số trứng, trong khi có tới 59% số trứng trên cây trồng trong điều kiện đủ ánh sáng. Sâu non bắt đầu ăn sau 2 giờ trứng nở tại những vị trí non như các đỉnh sinh trưởng, nách lá, nách lá chét và gân lá và phá hại mạnh nhất ở khoảng 8 giờ sau khi trứng nở (Đào Ngọc Quang, 2008). Một nghiên cứu khác đối với hai loài Khaya anthotheca và K. ivorensis cũng cho thấy điều kiện ánh sáng ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ bị sâu đục ngọn, rừng trồng mở tán 55% có tỷ lệ bị sâu đục ngọn 85%, trong khi ở công thức mở tán 26% và 11% tỷ lệ bị sâu đục ngọn tương ứng là 11% và 0%. Tuy nhiên, khi mở tán 26% và 11% cây sinh trưởng chậm hơn đáng kể (Opuni-Frimpong et al., 2008a). Đến nay, sâu đục ngọn được xác định là sinh vật gây hại chính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với rừng trồng Lát hoa cũng như các loài cây họ xoan khác. Do vậy, các nghiên cứu trên thế giới đều tập trung vào các loài sâu đục ngọn mà chưa có nghiên cứu về các loài sinh vật gây bệnh đối với cây Lát hoa. 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý sâu đục ngọn Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng đã được thực hiện từ rất lâu và đạt hiệu quả cao, tác dụng nhanh (McGrath, 2009; Blaedow et al., 2010) nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu sử dụng quá mức. Phòng trừ các loài sâu đục ngọn Hypsipyla spp. cho rừng trồng các loài cây thuộc họ xoan nói chung và cho cây Lát hoa nói riêng đã được thử nghiệm kết hợp giữa các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, sinh học và sử dụng hóa chất để kiểm soát sâu đục ngọn (Gripjma and Roberts, 1975; Griffiths, 1996). Việc phòng trừ các loài sâu đục ngọn Hypsipyla spp. cho các loài cây họ xoan đã được thử nghệm với 51 loại thuốc hóa học ở nhiều quốc gia từ vùng Nam Á, Châu Phi đến Nam Mỹ (Wylie, 2001; Griffiths et al., 2004).
  14. 5 Phòng trừ các loài sâu đục ngọn Hypsipyla spp. cho các loài cây họ xoan bằng các loài côn trùng thiên địch đã được thực hiện hiện, qua đó xác định được các loài ký sinh gồm Anthocephalus renalis, Tetrastichus spirabilis, Phanerotoma sp., Trichogrammatoidea nana và T. robusta có thể kiểm soát sâu đục ngọn ở các nước vùng Caribea (Sands and Murphy, 2001). Nghiên cứu các cá thể sâu bị chết đã xác định sinh vật ký sinh là Bacillus thuringiensis, Deuteromycete và nucleopolyhedrovirus (NPV) (Hauxwell et al., 2001). Thí nghiệm nhiễm ký sinh cho sâu đục ngọn ở các nước Mỹ Latinh đã xác định Apanteles sp. có khả năng ký sinh, gây chết sâu đục ngọn (Blanco-Metzler et al., 2001). Việc trồng Lát hoa hỗn giao với các loài cây khác hoặc trồng dưới tán rừng trồng để giảm thiểu sự phá hại của sâu đục ngọn đã được thực hiện tại Ấn Độ và cho kết quả khả quan (Anon, 1974; Boland, 2000). Điều kiện ánh sáng có ảnh hưởng đến khả năng bị sâu đục ngọn của Lát hoa, các cây được che bóng thường ít bị hại hơn các cây trồng ở điều kiện ánh sáng đầy đủ (Đào Ngọc Quang, 2008), kiểm soát mở tán rừng cũng giúp kiểm soát rất tốt sâu đục ngọn gây hại rừng trồng K. anthotheca và K. ivorensis (Opuni- Frimpong et al., 2008a). Nghiên cứu phòng trừ tổng hợp các loài sâu đục ngọn cho rừng trồng các loài cây họ xoan muốn đạt hiệu quả và quản lý thành công cần có thêm các nghiên cứu bổ sung về phân loại sâu hại, các yếu tố liên quan giữa cây chủ và tác động của sâu hại, kết hợp các biện pháp phòng từ hóa học và sinh học (Speight and Cory, 2001). Việc sử dụng kết hợp nấm Beauveria bassiana (mật độ 108 Cfu/mg, liều lượng 4 kg/ha), thuốc trừ sâu và giống kháng sâu để hạn chế sâu đục ngọn cho rừng trồng cây họ xoan ở Cu Ba (Casanova et al., 2001). Nghiên cứu phòng trừ sâu đục ngọn cho các cây họ xoan đã được thực hiện nhưng mới chỉ có một số kết quả mang tính thăm dò. Chưa có nghiên cứu phòng trừ tổng hợp sâu đục ngọn Lát hoa. Các kết quả nghiên cứu nêu trên là nguồn thông tin hữu ích để đề tài tham khảo.
  15. 6 1.1.3. Các nghiên cứu về gây trồng Lát hoa Các nghiên cứu về thu hái và bảo quản hạt giống đã xác định được thời gian thu hái quả thích hợp ở hầu hết các nước từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thu hái khi quả chuyển màu nâu. Nên xử lý, phơi trong nắng nhẹ 2 - 3 ngày, đập để tách hạt. Cần bảo quản hạt trong điều kiện lạnh, tỷ lệ nảy mầm trung bình sau 3 năm khi bảo quản ở nhiệt độ trong phòng (23oC) đạt 29% và 79% khi bảo quản lạnh (Kalinganire and Pinyopusarek, 2000). Kỹ thuật gieo ươm: Gieo từ 7,5 - 30 g hạt/m2 và nên xử lý hạt trước khi gieo. Hạt thường nảy mầm sau 1 tuần với tỷ lệ từ 80 - 90%. Khi cây mạ có 2 cặp lá thì có thể cấy cây vào bầu. Cây con 6 - 7 tháng tuổi, cao 30 cm có thể đem trồng (Anon, 1974; Ho and Noshiro, 1995). Nhân giống hom đã được thử nghiệm, trong đó xử lý hom bằng chất kích thích ra rễ IAA và IBA (0,5 - 2 mg/l) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, đạt 96% với cây 1 năm tuổi và đạt 65 - 70% với hom lấy từ cây 5 năm tuổi đã được trẻ hóa từ cây 20 năm tuổi (Kalinganire and Pinyopusarek, 2000). Qua đó cho thấy hoàn toàn khả thi để nhân giống các giống Lát hoa có các đặc điểm ưu trội về sinh trưởng và tính chống chịu sâu, bệnh. Mật độ trồng đã được thử nghiệm từ 2.500 - 3.000 cây/ha ở Ấn Độ trên các vùng đất màu mỡ. Tuy nhiên đường kính thân cây thường nhỏ và sẽ không hiệu quả với mật độ này khi không có thị trường gỗ nhỏ do đó cần phải tỉa thưa. Các nghiên cứu cho thấy nên trồng với mật độ được khuyến cáo từ 400 - 1.100 cây/ha, bón lót từ 100 - 150 g NPK (15:15:15)/hố. Trong 3 năm đầu cần chăm sóc ít nhất 2 lần/năm. Lát hoa sinh trưởng tương đối nhanh trong những năm đầu, tăng trưởng chiều cao có thể đạt 3m/năm trong điều kiện thuận lợi và trung bình đạt 0,7 - 1 m/năm ở điều kiện bình thường. Ở Ấn Độ, tăng trưởng chiều cao đạt từ 2,7 - 5,5 m sau 2 năm, 8,5 - 9,1 m sau 5 năm và tăng trưởng đường kính trung bình đạt 2,5cm/năm (Kalinganire and Pinyopusarek 2000, Pinyopusarerk and Kalinganire, 2003).
  16. 7 Lát hoa đã được trồng nhiều ở các nước như Australia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Mianmar và Thái Lan và cũng đã được đưa vào thử nghiệm tại các nước khác như Cameroon, Nigeria, Nam Phi, Puerto Rico & Costa Rica và đã đạt được nhiều kết quả khả quan, cây sinh trưởng nhanh (Ho and Noshiro, 1995). Kết quả trồng thử nghiệm các loài cây gỗ năm 1998 tại Northern Territory, Australia sau 3 năm tuổi cho thấy Lát hoa tuy có sinh trưởng chậm hơn các loài cây khác nhưng có ưu thế về chiều cao và rất có triển vọng để phát triển trồng rừng gỗ lớn tại Australia (Reilly et al., 2006). Tuy nhiên, chúng thường bị sâu đục ngọn, gây ra hiện tượng phân cành sớm, qua đó làm giảm sinh trưởng và giảm chất lượng gỗ (Kalinganire and Pinyopusarek, 2000; Pinyopusarerk and Kalinganire, 2003). Các nghiên cứu về Lát hoa ở trên thế giới chưa đầy đủ, chưa đề cập đến phương thức trồng, mới đề cập đến sâu đục ngọn. Do vậy, rất cần nghiên cứu xác định các biện pháp gây trồng phù hợp để đảm bảo tăng sinh trưởng, đồng thời hạn chế sâu hại. 1.2. ình hình nghiên cứu ở Việt am 1.2.1. Các nghiên cứu về sâu đục ngọn gây hại cây họ Xoan Kết quả điều tra thành phần sâu đục ngọn trên một số loài cây thuộc họ xoan cho thấy có hai loài sâu đục ngọn là Hypsipyla robusta Moore thuộc họ ngài sáng Pyralidae bộ cánh vảy Lepidoptera và Zeuzera coffea Nietner thuộc họ ngài sâu đục gỗ Cossidae bộ cánh vảy Lepidoptera. Trong đó Z. coffea vừa hại ngọn và hại thân cây, còn H. robusta chỉ hại các ngọn cây, ngọn cành, đặc biệt là ngọn chính nhưng tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại do H. robusta lớn hơn rất nhiều so với Z. coffea, tương ứng là 58,8% và 3,6% (Nguyễn Văn Độ, 2002; 2003). Sâu đục ngọn (H. robusta) được xác định là loài gây hại chính đối với rừng trồng Lát hoa ở Việt Nam (Nguyễn Văn Độ, 2002). Các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của loài này cụ thể như sau:
  17. 8  Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái các pha của Sâu đục ngọn Lát hoa (H. robusta) đã được Nguyễn Văn Độ (2002; 2003) nghiên cứu, mô tả, cụ thể như sau: - Trứng hình ô van, hơi dẹt theo chiều lưng bụng, trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển thành màu đỏ và nâu sẫm; - Sâu non có thân màu hồng nhạt, có các chấm nâu đen trên mỗi đốt tạo thành 6 hàng dọc cơ thể. Đầu màu nâu sẫm và có lông cứng; - Nhộng nằm trong kén tơ dày, màu trắng, kiểu nhộng màng, nhộng mới có màu vàng nâu, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu sẫm. Mỗi lỗ thở có 2 lông cứng nhỏ hai bên. Đốt áp chót không có lỗ thở nhưng có 6 lông cứng, cuối đốt này có 8 móc cứng; - Trưởng thành: Con đực nhỏ hơn con cái. Toàn thân phủ lông có màu ghi xám. Cánh trước có 3 dải dích dắc màu đen to nhỏ không đều nhau. Cánh sau màu ghi sáng, ở vùng sườn và mép có màu đậm hơn. Các mép cánh trước và sau đều có lông riềm.  Đặc điểm sinh học: Sâu đục ngọn (H. robusta) có phân bố rộng, chúng gây hại rừng trồng các loài cây thuộc họ xoan từ miền Bắc đến Nam Trung Bộ. Sâu non ở giai đoạn tuổi 1 - 2 mới chỉ ăn lá non và chồi non, sau đó chúng thường tấn công đầu tiên vào ngọn chính rồi mới đến các ngọn của cành bên. Mức độ gây hại lớn nhất thường xảy ra với các cây từ 1 - 2 tuổi, hàng năm xuất hiện một lứa sâu với mật độ cao vào tháng 6, gây hại nghiêm trọng nhất với cây ở giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi (Nguyễn Văn Độ, 2003). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn ở rừng trồng Lát hoa rất cao. Kết quả đánh giá trên rừng trồng Lát hoa tại Ba Vì (Hà Nội) cho thấy loài C. velutina có tỷ lệ bị sâu đục ngọn từ 54,8 - 67,3%; loài C. tabularis có tỷ lệ bị sâu đục ngọn từ 77,3 - 95,7%. Ngọn chính của những cây bị sâu đục ngọn bị chết sau đó mọc lên 2 - 3 ngọn phụ, cây trở thành nhiều thân, làm giảm sinh trưởng, thậm chí ngừng sinh trưởng về chiều cao do bị sâu hại liên tục (Lê Đình Khả et al., 2003).
  18. 9 Kết quả đánh giá đối với rừng Lát hoa ở giai đoạn 12 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ cây bị sâu đục ngọn (H. robusta) trung bình tại Ba Vì, Hà Nội là 58,8%, tại Kim Bôi, Hòa Bình là 21,8% và Mang Yang, Gia Lai là 1,7% (Nguyễn Văn Độ và Đào Ngọc Quang, 2001). Các nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học, phân bố và tình hình gây hại của sâu đục ngọn đối với rừng trồng Lát hoa. Tuy nhiên, chưa có hiên cứu về sinh vật gây bệnh Lát hoa và các nghiên cứu trên cho thấy ở các địa điểm với điều kiện lập địa khác nhau, rừng trồng Lát hoa bị sâu đục ngọn gây hại rất khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung về sự ảnh hưởng của các yếu tố lập địa, địa hình, khí hậu... đến sự gây hại của sâu đục ngọn đối với rừng trồng Lát hoa. 1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý sâu bệnh hại Phòng bệnh bằng cách bón các chế phẩm sinh học cho một số loài cây trồng rất khả quan, bón chế phẩm MF1 đã giúp tăng sinh trưởng của bạch đàn, thông, keo đồng thời có thể giảm tỷ lệ Hình 1bị bệnh rất hiệu quả (Nguyễn Hoài Thu et al., 2009; Phạm Quang Nam et al., 2015). Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh để phòng trừ sâu bệnh đã thành công trên một số đối tượng như: phòng trừ bệnh sọc tím trên cây Luồng do nấm F. equiseti gây ra (Nguyễn Thị Thúy Nga và Phạm Quang Thu, 2006), phòng trừ bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do nấm Collectotrichum gloeosporioides (Vũ Văn Định et al., 2012). Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng rất phổ biến và thường cho hiệu quả nhanh, Sâu ăn lá keo đã bị tiêu diệt hoàn toàn sau 1 ngày phun thuốc hóa học (Bùi Quang Tiếp et al., 2016). Nhiều chế phẩm sinh học đã được sử dụng để phòng trừ sâu hại như: Chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensis) trừ Sâu róm thông (Đào Xuân Trường, 1992); chế phẩm nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) để phòng trừ sâu róm thông và sâu xanh ăn lá Bồ đề (Phạm Thị Thùy, 1999; Nguyễn Văn Tuất,
  19. 10 2006). Trừ sâu ăn lá keo bằng vi khuẩn B. thuringiensis và nấm Bạch cương rất hiệu quả (Bùi Quang Tiếp et al., 2016). Đặc biệt, tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương cho Bạch đàn camal đã giúp phòng trừ rất hiệu quả ong gây u bướu (Lê Văn Bình et al., 2016). Nghiên cứu phòng trừ sâu đục ngọn Lát hoa đã được thử nghiệm ở Việt Nam và đạt một số kết quả cụ thể: (1) Thông qua chọn giống đã đề xuất sử dụng các xuất xứ Lát hoa chống chịu tốt (xuất xứ Thanh Hóa, Gia Lai…); (2) biện pháp lâm sinh, đề xuất trồng xen Lát hoa dưới tán rừng keo 1 tuổi, cắt nõn diệt sâu và tỉa cành tạo tán; (3) biện pháp sinh học, sử dụng chế phẩm Metarhizium anisopliae; (4) biện pháp hóa học sử dụng thuốc Ofatox 400EC (Nguyễn Văn Độ, 2003). Trong khuôn khổ dự án ACIAR (FST/1996/005) giữa tổ chức CSIRO - Australia và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 28 xuất xứ Lát hoa đã được khảo nghiệm năm 1999 tại Hòa Bình, Ba Vì - Hà Nội, Gia Lai và Phú Thọ. Kết quả khảo nghiệm sau 1 năm cho thấy các xuất xứ Lát hoa thu từ Việt Nam (C. tabularis) có sinh trưởng tương đối nhanh ở nhiều nơi khảo nghiệm còn các xuất xứ của loài C. velutina sinh trưởng chậm hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 năm tuổi tại Ba Vì cho thấy các xuất xứ của loài C. velutina có chiều cao 5 - 6 m, đường kính ngang ngực 6-7cm, trong khi các xuất xứ của loài C. tabularis chỉ cao 3 - 4 m và đường kính từ 3 - 4,5 cm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các xuất xứ thuộc loài C. velutina có tỷ lệ sống thấp hơn các xuất xứ của loài C. tabularis, nguyên nhân có thể do sự sinh trưởng chậm trong giai đoạn đầu (Lê Đình Khả et al., 2003). Kết quả khảo nghiệm xuất xứ ở giai đoạn 5,3 năm tuổi ở Việt Nam cho thấy các xuất xứ Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa và Tuyên Quang thuộc loài C. tabularis của Việt Nam vẫn sinh trưởng chậm hơn các xuất xứ thuộc loài C. velutina của Thái Lan và Myanmar. Tuy nhiên, các xuất xứ Lát hoa (C. tabularis) thu ở Việt Nam có ưu thế hơn về các chỉ tiêu độ thẳng thân, độ nhỏ cành và tỷ lệ cây đơn thân (Gunn et al., 2006).
  20. 11 Các nghiên cứu đã xác định được các biện pháp lâm sinh, hóa học, sinh học để phòng trừ một số loài sâu, bệnh hại cây trồng lâm nghiệp nhưng nghiên cứu phòng trừ Sâu đục ngọn Lát hoa mới chỉ được đề cập với một số biện pháp lâm sinh, biện pháp sinh học, hóa học một cách riêng rẽ mà chưa có mô hình phòng trừ tổng hợp. 1.2.3. Các nghiên cứu về gây trồng Lát hoa Các nghiên cứu đã đề xuất kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt gồm: thời gian thu tốt nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau. Quả thu về rải đều và phơi dưới nắng nhẹ, đập lấy hạt, phơi hạt trong khoảng 2 ngày, bảo quản lạnh ở 0 - 5oC. Hạt mới thu có tỷ lệ nảy mầm trên 80% (Nguyễn Bá Chất, 1996; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010). Khi gieo ươm cần ngâm hạt trong nước ấm 25 - 35oC trong 2 - 3 giờ, vớt ra rửa chua rồi ủ, hàng ngày rửa chua, sau 6 - 7 ngày hạt nứt nanh đem gieo, 1 kg hạt gieo trên diện tích từ 100 - 150 m2, lấp một lớp đất từ 0,3 - 0,5 cm lên bề mặt luống gieo, phủ rơm, rạ và giữ đủ ẩm. Khi cây mạ có 5 - 7 lá thì cấy vào bầu, cây con ở vườn ươm cần che sáng 30% trong 5 tháng. Cây 7- 8 tháng tuổi, cao 70 - 90 cm, đường kính gốc 0,5 - 0,6 cm, phát triển tốt đủ tiêu chuẩn xuất vườn (Nguyễn Bá Chất, 1996). Thí nghiệm giâm hom Lát hoa cho thấy: Với hom lấy từ cây 2 tuổi (xuất xứ Sơn La), tỷ lệ ra rễ đạt 50% ở công thức đối chứng, 80 - 90% khi xử lý TTG1. Kết quả thí nghiệm tuổi cây mẹ lấy hom cho thấy hom của cây 6 tháng tuổi có tỷ lệ ra rễ 95,6%, hom của cây 2 tuổi đạt 80%, hom của cây 5 tuổi đạt 75,2% còn hom lấy từ chồi vượt của cây 20 tuổi đạt 70% (Lê Đình Khả et al., 2003). Lát hoa cũng được nuôi cấy mô thành công với tỷ lệ thành cây khi cấy ra bầu đạt 82 - 93% (Đoàn Thị Mai và Lê Sơn 2013). Lát hoa sinh trưởng khá nhanh, cây trồng trong điều kiện thuận lợi, đất tốt, tầng dày, ẩm có thể đạt lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính từ 1,7 - 2,3 cm và 1,5 - 2,1 m về chiều cao. Cây 15 tuổi đường kính đạt từ 30 - 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2