Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được thành phần loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Xác định được một số đặc điểm sinh học một số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN BÁ THĂNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY KEO TAI TƢỢNG TẠI HUYỆN YÊN BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN BÌNH PGS.TS. LÊ BẢO THANH Hà Nội, 2019
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội động khoa học. N n t n n m Ngƣời cam đoan Trần Bá Thăng
- ii LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý bảo vệ rừng tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, gia đình và đồng nghiệp, Lãnh đạo Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái. Nhân dịp này cho tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân: an giám hiệu, ph ng Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo; TS. Lê Văn ình, giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã định hƣớng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn; PGS.TS Lê Bảo Thanh, giáo viên hƣớng dẫn giám định mẫu sâu hại chính; Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình, chính quyền địa phƣơng các xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện điều tra ngoại nghiệp; Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn c n nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận đƣợc những đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! N n t n n m Học viên Trần Bá Thăng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.1. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trên thế giới .............................. 3 1.1.1. Thành phần loài sâu hại ................................................................. 3 . . . Đặc đ ểm sinh học, sinh thái .......................................................... 6 1.1.3. Biện pháp phòng trừ....................................................................... 8 1.2. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trong nƣớc ................................ 9 1.2.1. Thành phần loài sâu hại ................................................................. 9 . . . Đặc đ ểm sinh học, sinh thái ........................................................ 10 1.2.3. Biện pháp phòng trừ..................................................................... 13 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 15 2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Bình................................................... 15 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 15 . . . Đặc đ ểm tự nhiên ....................................................................... 17 . .3. Đặc đ ểm tài nguyên..................................................................... 19 2.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................. 20 2.2.1. Dân số, dân t c ............................................................................ 20 2.2.2. Lao đ ng ...................................................................................... 22 . .3. V n o xã i ............................................................................. 22
- iv 2.2.4. Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 22 Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 23 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 23 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 23 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 23 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 23 3.3. . Đ ều tra thành phần loài sâu hại trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. .......................................................................... 23 3.3.2. Nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh học và sinh thái của m t số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .. 23 3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm m t số biện pháp phòng trừ m t số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ........ 24 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 24 3.4.1. Phương pháp kế thừa ................................................................... 24 3.4.2. Phương p p đ ều tra................................................................... 24 3.4.3. Phươn p p đ ều tra thành phần m t số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. .............................. 24 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh học, sinh thái của m t số loài sâu hại chính Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái29 3.4.5. Phương pháp nghiên cứu m t số biện pháp phòng trừ m t số loài sâu hại chính Keo tai tượng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái................ 31 Chƣơng 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 36 4.1. Điều tra thành phần loài sâu hại Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ..................................................................................................... 36 4.1.1. Kết quả đ ều thành phần loài sâu hại Keo tai tượng tại Yên Bình 36 4.1.2. Kết quả đ ều tra tỷ lệ bị hại và mức đ sâu hại Keo tai tượng tại Yên Bình ............................................................................... 45
- v 4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ....................................... 47 4. . . Đặc đ ểm sinh học của Mọt hại thân Keo tai tượng ...................... 47 4.2.2. Nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh thái của loài Mọt hại thân ....... 54 4.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính Keo tai tƣợng 58 4.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp lâm sinh phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tượng ......................................................................................... 58 4.3.2. Kết quả thử nghiệm hiệu lực biện pháp sinh học và hóa học phòng trừ Mọt hại thân ở trong phòng thí nghiệm ............................................ 59 4.3.3. Kết quả thủ nghiệm hiệu lực biện pháp sinh học và hóa học phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tượng ở ngoài hiện trường .............................. 62 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ....................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa SNN-KH Sở Nông nghiệp - Kế Hoạch Báo cáo - Sở Nông nghiệp và phát triển nông BC-SNN-KL thôn- Kiểm lâm PGS. TS Phó Giáo sƣ. Tiến sỹ TS Tiến sỹ UBND- NLN Uỷ ban nhân dân - Nông Lâm Nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam P% Tỷ lệ cây sâu bị hại n Số cây bị hại N Tổng số cây điều tra R Chỉ số bị hại bình quân ni Là số cây bị hại với chỉ số bị sâu hại i vi Trị số của cấp bị sâu hại thứ i SD Độ lệch chuẩn E Hiệu quả tính bằng phần trăm Ta Số sâu sống ở công thức xử lý Ca Số sâu sống ở công thức đối chứng IPM Biện pháp phòng trừ tổng hợp NV Thôn Ngòi Vồ KG Thôn Khuân Giỏ
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng các loại đất và rừng huyện Yên Bình .......................... 19 Bảng 4.1. Thành phần loài sâu hại Keo tai tƣợng tại huyện Yên Bình .......... 36 Bảng 4.2. Tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại bình quân do các loài sâu hại Keo tai tƣợng tại thôn Ngòi Vồ và thôn Khuân Giỏ .................................................. 45 Bảng 4.3. Thời gian hoàn thành v ng đời của loài Mọt hại thân Keo tai tƣợng .. 49 Bảng 4.4. Lịch phát sinh của Mọt hại thân Keo tai tƣợng ............................. 52 Bảng 4.5. Loài Mọt hại thân theo tuổi Keo tai tƣợng .................................... 54 Bảng 4.6. Loài thiên địch bắt mồi và ký sinh loài Mọt hại thân ................... 55 Bảng 4.7. Kết quả phòng trừ loài Mọt hại thân hại thân Keo tai tƣợng bằng biện pháp lâm sinh ....................................................................................... 58 Bảng 4.8. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng băng chế phẩm sinh học ở trong phòng thí nghiệm ....................................................................... 59 Bảng 4.9. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học ở trong phòng thí nghiệm ............................................................................. 61 Bảng 4.10. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng chế phẩm sinh học ........................................................................................................ 62 Bảng 4.11. Hiệu lực phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học ở ngoài hiện trƣờng ...................................................................................... 64
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ huyện Yên Bình ................................................................ 16 Hình 4.1. Câu cấu xanh lớn .......................................................................... 40 Hình 4.2. Bọ cánh cam ................................................................................. 40 Hình 4.3. Bọ sừng ........................................................................................ 40 Hình 4.4. Mọt hại thân.................................................................................. 40 Hình 4.5. Bọ xít ............................................................................................ 41 Hình 4.6. Bọ xít muỗi ................................................................................... 41 Hình 4.7. Rệp sáp vảy .................................................................................. 41 Hình 4.8. Ve sầu sừng .................................................................................. 41 Hình 4.9. Mối răng ẩn .................................................................................. 41 Hình 4.10. Mối răng ẩn hàm dày .................................................................. 41 Hình 4.11. Sâu róm ngài đốm vàng mép cánh .............................................. 42 Hình 4.12. Sâu đo xám ................................................................................. 42 Hình 4.13.Sâu đo .......................................................................................... 42 Hình 4.14. Sâu vẽ bùa .................................................................................. 42 Hình 4.15. Bọ nẹt sọc xám ........................................................................... 42 Hình 4.16. Bọ nẹt sọc trắng .......................................................................... 42 Hình 4.17. Bọ nẹt 3 sọc xanh........................................................................ 43 Hình 4.18. Sâu róm 4 túm lông xám ............................................................. 43 Hình 4.19. Sâu róm 4 túm lông trắng ngà ..................................................... 43 Hình 4.20. Sâu róm 4 túm lông vàng ............................................................ 43 Hình 4.21. Sâu róm 4 túm lông vàng lƣng .................................................... 43 Hình 4.22. Sâu ăn lá sọc đen ........................................................................ 43 Hình 4.23. Sâu nâu vạch xám ....................................................................... 43 Hình 4.24. Sâu 9 chấm ................................................................................. 43 Hình 4.25. Bƣớm cua ................................................................................... 44
- ix Hình 4.26. Sâu kèn bó lá .............................................................................. 44 Hình 4.27 .Sâu kèn bó củi ............................................................................ 44 Hình 4.28. Sâu kèn nhỏ ................................................................................ 44 Hình 4.29. Sâu kèn ....................................................................................... 44 Hình 4.30. Ngài bụng khoang da cam........................................................... 44 Hình 4.31. Trƣởng thành cái......................................................................... 48 Hình 4.32. Trƣởng thành đực ....................................................................... 48 Hình 4.33. Trứng .......................................................................................... 48 Hình 4.34. Sâu non ....................................................................................... 48 Hình 4.35. Nhộng ......................................................................................... 49 Hình 4.36. V ng đời của Mọt hại thân Keo tai tƣợng ................................... 50 Hình 4.37. Nấm bạch cƣơng trong đƣờng hầm của Mọt ............................... 56 Hình 4.38. Mọt hại thân bị nấm bạch cƣơng ................................................. 56 Hình 4.39. Ruồi ............................................................................................ 56 Hình 4.40. Biểu đồ mật độ Mọt trƣởng thành ............................................... 57 Hình 4.41. Mọt trƣởng thành chết do vi khuẩn Bacillus thuringiensis .......... 60 Hình 4.42. Mọt trƣởng thành chết do nấm Beauveria bassiana .................... 60 Hình 4.43. Mọt chết do thuốc ....................................................................... 61 Hình 4.44. Mọt chết do thuốc ....................................................................... 61
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Keo tai tƣợng (Acacia mangium Wild.) đƣợc trồng chủ yếu ở nhiều tại tỉnh Yên Bái với mục tiêu cung cấp gỗ lớn, có thể dùng để đóng đồ gia dụng, ngoài ra còn dùng cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng. Theo báo cáo số 33/BC-SNN-KL ngày 30/01/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái về báo cáo số liệu hiện trạng rừng và đất rừng của tỉnh Yên ái năm 2018 thì tính đến hết tháng 12 năm 2015 diện tích Keo tai tƣợng, keo lai và Keo lá tràm trên địa bàn tỉnh là 65.419,1 ha. Tuy nhiên, hiện nay rừng trồng Keo tai tƣợng và Keo lai đang phải đối mặt với sự tấn công của sâu hại, trong đó gây hại nặng là loài côn trùng mới giống với mọt đục, hại thân cây sống và làm cho cây Keo bị héo, chiếm tỷ lệ bị hại phổ biến từ 10% đến 25% tại huyện Yên Bình và Thành phố Yên Bái, chúng làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây, từ đó dẫn đến ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh của rừng Keo và làm giảm thu nhập cho ngƣời trồng rừng. Theo Văn bản số 801/SNN-KH ngày 21/9/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái về việc phát hiện loài côn trùng mới gây hại trên cây Keo, thì Loài sâu hại này xuất hiện và gây hại là một phần nguyên nhân do sự biến đổi của khí hậu những năm gần đây, vì từ trƣớc đến nay chúng chƣa từng xuất hiện và gây hại cây Keo. Tuy nhiên, hiện nay chúng có diễn biến phức tạp, phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là huyện Yên Bình, nên việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn, vì chƣa xác định đƣợc tên loài, chƣa nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, phát triển và các biện pháp phòng trừ hợp lý. Vì vậy, để phòng trừ loài sâu hại chính trên cây Keo Tai tƣợng cần nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại, từ đó làm cơ sở
- 2 cho biện pháp phòng trừ. Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng tại huyện Yên Bình” là rất cần thiết trên địa bàn trong tình hình hiện nay.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trên thế giới 1.1.1. Thành phần loài sâu hại Ở Indonesia nghiên cứu về sâu hại keo từ những năm 1934 -1938 đã có trận dịch lớn trên cây keo đó là 2 loài sâu Kèn (Eumeta variegata và E. Claria) đã gây hại hơn 800ha. Tại đảo Sumatra ở rừng keo đã phát hiện 8 loài sâu gây hại, trong đó có loài mối (Coptotermes cutvigrathes) hại rễ rừng trồng 1 năm tuổi, có lệ cây chết từ 10 - 50% (Wylie, 1998)[69]. Tại elwan ở phía ắc Sumatra có 500 - 1,000 ha keo bị sâu đo (Aichaea janata) hại mạnh; vào năm 1977 ở trên đảo Java có 3 loài sâu gây hại keo là loài bọ cánh cứng (Agrilus kalshoveni), loài sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) và loài xén tóc (Xystrocera festiva); năm 1999 loài mối (Coptotermes curvignathus) đã tấn công gây hại Keo tai tƣợng làm thiệt hại từ 10-15% sản lƣợng gỗ. Tại Ấn Độ, Sigh và đồng tác giả (1987)[61], cho biết có 58 loài côn trùng hại keo thuộc 5 bộ trong đó bộ cánh cứng Coleoptera có 5 loài, bộ cánh đều Isoptera có 5 loài, bộ cánh nửa Hemiptera có 15 loài, bộ cánh thắng Orthoptera có 4 loài và bộ cánh vẩy Lepidoptera có 15 loài. Trong số 58 loài này có 6 loài gây hại nghiêm trọng là: Xén tóc (Celosterma scabrator), sâu hại lá (Eumera cramerii), sâu hại lá (Ophiusa lanata), ve sầu sừng (Oxyrachis tarandus), bọ cánh cứng (Caryedon serratus) và xén tóc (Batocera rufomculata). Theo Singh Rathore (1991) đã điều tra phát hiện loài sâu hại lá (Phalera grotei) thuộc họ Notodontidae, bộ Lepidoptera gây hại các loài cây thuộc chi Acacia và Albizia. Theo kết quả nghiên điều tra của Hutacharern (1993)[36], đã liệt kê một số loài côn trùng gây hại nghiêm trọng đối với Keo tai tƣợng gồm có loài sâu đục thân cành (Zeuzera coffeae), loài mối hại rễ (Coptotermes
- 4 curvignathus); một số loài sâu hại gỗ nhƣ loài mối (Coptotermes sp.) và loài xén tóc (Xystocera sp.), các loài này phân bố ở Sabah, Malaysia. Kết quả điều tra nghiên cứu của Wylie (1998)[69], đã liệt kê đƣợc 20 loài côn trùng gây hại Keo tai tƣợng (Acacia mangium) ở một số nƣớc, trong đó bao gồm nhóm loài sâu hại gỗ nhƣ mối đất (Coptotemes curvignathus) gây hại khá phổ biến ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan; nhóm loài ăn lá cây nhƣ sâu xanh (Archips micacaena) gây hại ở Thái Lan, sâu túi (Pteroma glagiophlebs) gây hại ở Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Philippines, loài ngài độc (Dasychira mendosa), loài bƣớm vàng (Eurema spp.), sâu da láng (Spodoptera litura), câu cấu xanh (Hypomeces squamosus) và châu chấu (Valanga nigricornis) gây hại cho nhiều loài keo ở Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ. Loài châu chấu (Valanga nigricornis) gây hại khá phổ biến ở rừng trồng Keo tai tƣợng và các loài keo khác ở Malaysia, Indonesia, Úc…(Hutacharern, 1993)[36]. Ross Wylie và đồng tác giả (1997)[68], xác định các loài sâu hại chính trên keo ở vùng Đông ắc Á và phía Nam Úc gồm các loài sâu ăn lá (Ochrogaster lunifer) thuộc họ Thaumetopoeidae, bộ Lepidoptera; loài sâu đục thân (Penthea pardalis) và loài xén tóc đục vỏ thân cành (Platyomopsis albocincta) thuộc họ Cerambycidae, bộ Coleoptera; loài sâu đục cành, ngọn (Cryptophlebia sp.) thuộc họ Tortricidae, bộ Lepidoptera. Tại Indonesia bao gồm các loài mối (Coptotermes curvignathuc), thuộc họ Rhinotemitidae, bộ Isoptera, loài mọt đục thân (Xylosandrus sp.), thuộc họ Scolytidae, bộ Coleoptera, loài sâu kèn (Pteroma plagiophleps), thuộc họ Psychidae, bộ Lepidoptera, loài châu chấu voi (Vanlanga nigricornis) và loài châu chấu (Locusta sp.), thuộc họ Acrididae, bộ Orthoptera, loài bọ xít muỗi (Helopeltis theivora), thuộc họ Miridae và bộ Hemiptera. Tại Malaysia bao gồm các loài mối (Coptotermes curvignathus), thuộc họ Rhinotemitidae, bộ Isoptera, loài mối (Microcerotermes dubius) và loài mối (Nasutitermes matangensis), thuộc
- 5 họ Termitidae, bộ Isoptera, loài mọt đục thân (Xylosandrus crassiuschulus), thuộc họ Scolytidae, bộ Coleoptera, loài sâu ăn lá (Eurema sp.), thuộc họ Pieridae, bộ Lepidoptera; loài xén tóc (Xystrocera globosa), thuộc họ Cerambycidae, bộ Coleoptera; loài mọt (Platypus pseudocupulatus), thuộc họ Scolytidae và bộ Coleoptera. Tại Thái Lan bao gồm loài mọt (Sinoxylon sp.), thuộc họ ostrychidae, bộ Coleoptera; loài sâu ăn vỏ (Indarbela sp.), thuộc họ Metarelidae, bộ Lepidoptera; loài sâu đục thân cành (Zeuzera coffeae), thuộc họ Cossidae và bộ Lepidoptera. Tại Việt Nam gồm các loài dế mèn (Brachytrupes portentosus), thuộc họ Gryllidae, bộ Orthoptera; loài mối (Odontotrmes sp.), thuộc họ Termitidae, bộ Isoptera; loài sâu ăn lá (Agrotis ipsilon), thuộc họ Notuidae, bộ Lepidoptera; loài rầy xanh (Empoasca flavescens), thuộc họ Jassidae, bộ Hemiptera; loài sâu ăn lá (Eurema hecabe), thuộc họ Pieridae và bộ Lepidoptera. Martin Speight và Ross Wylie (2001)[44], đã thống kê các loài côn trùng gây hại chính đối với keo ở các một số nƣớc nhiệt đới, các tác giả đã xác định có 26 loài sâu gây hại các loài keo, trong đó sâu ăn lá có 10 loài, cụ thể gồm có loài bọ cánh cứng hại lá (Paropsis sp.), câu cấu nâu xám (Gonipterus scutellatus), câu cấu xanh (Hypomeces squamosus), câu cấu nhỏ (Myllocerus sp.), bọ hung nâu nhỏ (Anomala sp.), kiến vống (Atta sp.), sâu róm (Eupseudosoma sp.), sâu xám (Spodoptera litura), sâu ă lá (Eurema sp.) và sâu kèn (Pteroma plagiophleps); sâu chích hút nhựa có 1 loài (Ceroplastes sp.); xén tóc (Penthea pardalisi) và sâu đục thân cành (Indarbela quadrinnotata); sâu đục thân, đục vỏ có 9 loài, cụ thể gồm có loài xén tóc nâu (Xystrocera globoca), loài xén tóc (Anoplophora sp.), xén tóc nâu phớt vàng (Celosterna scabrator), mọt sáu gai (Apate sp.), mọt hai gai (Sinoxylon sp., mọt (Platypus sp.), mọt (Xyleborus sp.), mối (Macrotermes spp.) và mối (Odontotermes spp.); sâu hại quả 2 loài, cụ thể loài bọ cánh cứng (Bruchidius spp.) và sâu đục quả (Dioryctria spp.) và sâu hại rễ 2 loài, gồm có loài bọ hung (Lepidiota spp.) và loài mối (Coptotermes spp.).
- 6 Kết quả điều tra ở vƣờn thực vật Tai Po, Hong Kong từ năm 1994 đến 2003 đã phát hiện ra 2 loài thuộc giống Phalera là loài sâu 9 chấm (Phalera grotei), sâu ăn lá (Phalera torpida) thuộc họ Notodontidae (Kendrick, 2004) [38]. Các loài sâu gây hại chính trên Keo tai tƣợng ở một số nƣớc trên thế giới, cụ thể tại Úc có loài sâu róm (Ochrogaster lunifer) và sâu ăn lá (Crytophlebia sp.); tại Thái Lan có loài sâu cuốn lá (Archips micaceana), loài mọt (Sinoxylon anale), tại Ấn Độ có loài sâu kèn (Pteroma plagiophleps), tại Malaysia có loài sâu khoang (Spirama retorta)... (Nair, 2007) [47]. Senthilkumar và Murugesan (2015) [59] đã tìm ra các loài sâu hại chính trên Keo tại Nam Ấn Độ là loài ăn lá (Eumeta crameri) và sâu đo (Achaea janata). Cũng tại Ấn Độ Kotikal và Math (2016) [41] cũng đã đƣa ra danh sách các loài gây hại trên cây chùm ngây đồng thời cũng gây hại trên keo nhƣ loài sâu ăn lá (Euptero temollifera), sâu róm (Euproctis lunata). 1.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái Theo kết quả nghiên cứu của Nan Yao Su & Rudolf H. Scheffrahn (2000) [46], giống mối Coptotermes hại keo, giống mối này gồm có mối lính và mối thợ. Thành phần chính của tổ là các mối thợ có chức năng xây tổ và kiếm thức ăn, mối thợ có thân mềm màu trắng, chiều rộng đầu khoảng 1,2- 1,3mm, chiều dài thân khoảng 4-5mm, chiều rộng ngực hẹp hơn đầu. Mối cánh có màu nâu vàng dài khoảng 12-15mm và có nhiều lông nhỏ trên cánh. Mối cánh rất nhạy cảm với ánh sáng. Mối lính có kích thƣớc tƣơng đƣơng với mối thợ và có đầu hình ô van màu nâu cam, hàm dƣới cong và thân hình trắng ngà. Theo Chris Burwell (2011) [34], nhiều ngƣời dân ở Úc đã quen thuộc với loài sâu có tên khoa học là Ochrogaster lunifer, (Lepidoptera, Thaumetopoeidae), trƣởng thành cái đẻ trứng thành đám và sâu non gây hại ở một số loài keo khác nhau nhƣ: Acacia acuminata, A. concurrens, A. leiocalyx, A. aulacocarpa, A. implex, A. fimbriata, A. pycnanthe, A. anceps và
- 7 A. prominens. Loài sâu này ở giai đoạn sâu non thƣờng đi theo đám đi đầu con này bám vào đuôi con khác và hình thành chuỗi dài vào cuối mùa hè và mùa thu, lông của loài sâu này thƣờng làm cho ngứa và dị ứng khi chạm phải. Cánh trƣởng thành sải cánh rộng 5,0 - 6,5cm, trƣởng thành đực sải cánh nhỏ hơn khoảng 4,5 - 5,5cm. Cánh của trƣởng thành cái màu nâu hoặc nâu xám với một đốm trắng nhỏ trên mỗi cánh trƣớc và cánh sau. Con đực và con cái giống nhau hoặc chúng có 2 - 4 chấm trắng ở cánh trƣớc. Bụng của con đực và con cái đều có màu cam và có đai màu nâu. Con trƣởng thành đôi khi đƣợc gọi là bƣớm đêm đuôi thỏ. Con đực có một chùm màu trắng dạng vảy ở mũi và bụng. Sâu non dài khoảng 4 - 5cm, mầu nâu và lông dài dầy đặc bao quanh. Trƣởng thành xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 11 và thƣờng bay vào cuối buổi chiều và buổi tối, trƣởng thành cái đẻ trứng 1 đợt số lƣợng trứng từ 150 đến 500 trứng đƣợc phủ lớp keo màu trắng ở dƣới gốc keo. Loài Sâu trƣởng thành của loài sâu 9 chấm (Phalera grotei) xuất hiện ở vƣờn thực vật Tai Po, Hong Kong từ năm 1994 đến 2003 xuất hiện vào tháng 08/1999, 04/2001, 05/2001, 06/2001, 08/2001, 06/2002, 7/2002 (Kendrick, 2004) [38]. Các loài sâu hại chính trên keo ở vùng Đông ắc Á và phía Nam Úc (Wylie, R. et al., 1997) [68], tại Úc có loài sâu róm (Ochrogaster lunifer) phân bố rộng rãi ở Úc và là một trong những loài gây hại phổ biến trên cây keo. Tên gọi thông thƣờng của nó có nguồn gốc từ tập tính sống theo bầy đàn của chúng trong vòm lá hoặc trong ổ kén trên cây chủ, sau đó chúng dời khỏi ổ vào ban đêm và di chuyển thành hàng để để đi kiếm ăn. Ƣớc tính rằng lƣợng lá mà một ổ sâu non tiêu thụ trong suốt thời kỳ sâu non tƣơng đƣơng với lƣợng lá của một cây Keo cao 2m (Van Schagen et al.,1992) [66]. Loài sâu này thỉnh thoảng cũng là nguyên nhâ n gây hại đối với rừng Keo tai tƣợng ở Queensland. Gần đây, sự gây hại nghiêm trọng hơn đối với rừng trồng keo là loài xén tóc (Penthea pardalis). Trƣởng thành gặm và xé vỏ và lớp gỗ dác
- 8 của thân và cành cây bởi hàm dƣới khỏe mạnh của chúng đã để lại trên cây những vết lởm chởm nham nhở dài tới 1m và rộng từ 1 - 3cm. Trƣởng thành cái sau đó sẽ đẻ trứng vào trong các vết gỗ bị cắn và con non sẽ tạo đƣờng hầm trong thân cây. Ở một nơi ở phía Bắc Queensland vào đầu năm 1997, có 56 trong số 300 cây keo đã bị tấn công bởi. Một loài xén tóc (Platyomopsis albocincta), ăn v ng vỏ cành và thỉnh thoảng là mầm non của cây keo. Sau đó chúng cũng đã đƣợc tìm thấy gây hại trên vƣờn giống Keo tai tƣợng 1 tuổi ở Glenbora và Meunga ở phía Bắc Queensland với 100% số cây bị ảnh hƣởng. Hầu hết chồi cây bị sâu non bƣớm cắn ngọn dẫn đến chết ngọn, mất chồi sinh trƣởng và từng đám cây. Tại Meunga, Keo lá tràm cùng tuổi không bị tấn công bởi loài này nhƣng lại bị ảnh hƣởng tƣơng tự bởi loài bọ xít chữ thập Mictics profana. Loài bọ xít chữ thập này đƣợc biết đến nhƣ là một loài dịch hại keo ở Queensland nghiêm trọng nhất tính đến nay. Gần nhƣ 100% số cây bị tấn công, có những cây có tới 50 cá thể bọ xít trong cả giai đoạn phát triển. Tỷ lệ bị hại là 2 - 95% và trung bình là 25%. Theo Senthilkumar và Murugesan (2015) [59] tại Nam Ấn Độ loài sâu ăn lá (Eumeta crameri) gây hại trên keo vào tháng 9 và 10, sâu non thƣờng cắt ngọn non, cành non và chồi để làm kén. Loài Achaea janata làm rụng lá keo và khiến cây chậm tăng trƣởng. 1.1.3. Biện pháp phòng trừ Các biện pháp phòng chống mối và quản lý mối thuộc giống Coptotermes hại keo có bƣớc nhƣ xử lý đất trƣớc khi trồng cây, làm hàng rào ngăn mối bằng hóa chất hay sử dụng các bẫy hóa học để nhử mối (Nan Yao Su &- Rudolf H.Scheffrahn, 2000) [46]. Theo Mehrotra và đồng tác giả (1996) [48], bệnh hại rễ keo đƣợc sử dụng biện pháp kiểm soát để quản lý bệnh hại Keo tai tƣợng ở phía Tây Bengal, Ấn Độ.
- 9 Theo Senthilkumar và Murugesan (2015) [59] tại Nam Ấn Độ phun 0.05% monocrotophos hoặc 0,076% dichlorvas để diệt trừ các loài sâu hại Keo nhƣ sâu ăn lá (Eumeta crameri) và sâu đo (Achaea janata) thấy hiệu quả tƣơng đối tốt. 1.2. Tổng quan về sâu hại Keo tai tƣợng ở trong nƣớc 1.2.1. Thành phần loài sâu hại Keo là loài cây có giá trị kinh tế cao bao gồm một số loài keo nhƣ: Keo tai tƣợng, Keo lai và Keo lá tràm. Ngoài các sản phẩm của keo nhƣ gỗ làm đồ nội thất, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu, ván dăm, ván sàn, vủi đun, than hoạt tính và mun của có thể trồng nấm, cây keo c n đƣợc sử dụng trong việc trồng để cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi trƣờng... chính vì vậy cây keo đƣợc chọn là một trong những loài cây trồng chính ở nhiều vùng sinh thái nƣớc ta. Tuy nhiên, việc gây trồng và phát triển cũng gặp một số trở ngại về một số vấn đề về sâu hại nhƣ theo danh mục sâu hại các loài keo đã đƣợc điều tra và thống kê bởi Cục kiểm lâm năm 2001 là 40 loài thuộc 19 họ và 6 bộ, trong đó sâu hại lá là chủ yếu chiếm 69,8% tổng số loài thu đƣợc (Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trƣờng 2004) [28]. Các thông tin về sâu bệnh hại keo nhƣ sau: Năm 1999, Sâu kèn nhỏ là một loại ngài túi đã gây thành dịch với diện tích khoảng 70 ha ở Suối Hai, Hà Tây (cũ). Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo tại Đá Chông, a Vì, Hà Tây (cũ) loài sâu hại thƣờng thấy là câu cấu xanh (Hypomeces squamosus) và Bọ xít (Homoeocerus walkeri) (Nguyễn Văn Độ 2000) [10]. Nguyễn Thế Nhã và cộng tác viên (2000) [14] đã tiến hành điều tra về thành phần loài sâu ăn lá Keo tai tƣợng tại vùng trung tâm (các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Yên ái) và xác định có 30 loài thuộc 14 họ (Chrysomelidae, Curculionidae, Scarabaeidae, Coleophoridae, Limacodidae,
- 10 Geometridae, Lasiocampidae, Lymantriidae, Noctuidae, Notodontidae, Psychidae, Totricidae, Acrididae và Tettigoniidae), 3 bộ (Coleoptera, Lepidoptera và Orthoptera). Thành phần các loài sâu hại phần lớn sâu thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) cả về số họ lẫn số loài. Hai họ có nhiều loài sâu ăn lá nhất là họ ngài đêm (Noctuidae) với 6 loài, tiếp theo họ Ngài sáng (Psychidae) với 5 loài. Trong đó có một số loài sâu gây nguy hiểm là Sâu nâu, Sâu vạch xám, Sâu khoang và Sâu kèn nhỏ. Nguyễn Thế Nhã và cộng tác viên (2000) đã mô tả một số đặc điểm nhận biết loài sâu ăn lá Keo tai tƣợng (Acacia mangium) nhƣ sau: Bọ lá 4 dấu (Ambrostoma quadriimpressum), Bọ lá (Basiprionota sp.), Câu cấu xanh (Hypomeces sp), Sâu gấp mép lá (Coleophora sp), Sâu đo xám (Buzura sp.), Sâu róm lớn màu xám (Dendrolimus sp.), Sâu nâu ăn lá (Anomis fulvida), Sâu vạch xám (Speiredonia retorta), Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), Sâu kèn bó củi (Clania minuscule), Sâu kèn bó lá (Dappula tertia), chúng gây hại Keo tai tƣợng tại các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên ái và Hà Tây cũ nay là Hà Nội. Loài sâu ăn lá (Phalera grotei) hại Keo lá tràm ở Quảng Trị, sâu ăn lá hại Keo tai tƣợng ở các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Lê Văn ình, 2011) [1]. Theo kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại chính Keo tai tƣợng và Keo lai của Phạm Quang Thu (2016) [26] gồm có loài mọt nuôi nấm (Xylosandrus crassiusculus), mọt nuôi nấm forni (Euwallaceae fornicatus), mối lớn rồng đất (Macrotermes annandalei), mối nhỏ hai dạng lính (Microtermes pakistanicus), sâu ăn lá (Ericeia sp.), sâu đo (Buzura suppressaria), sâu 9 chấm (Pharela grotei), sâu nâu vạch xám (Speiredonia retorta) và xen tóc mép cánh xanh (Xystrocera festiva). 1.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái Loài sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), trƣởng thành là một loài ngài nhỏ, màu xám tro. Chiều dài cơ thể khoảng 5,03 - 7,57mm. Trứng hình bầu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn