Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (Reptilia) tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng , Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được tình trạng và phân bố loài Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Xác định được các nhân tố đe dọa đến loài Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Đề xuất giải pháp bảo tồn Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (Reptilia) tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng , Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP NGUYỄN VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VÀ PHÂN BỐ CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) TẠI KHU BẢO TỒN ĐỒNG SƠN – KỲ THƢỢNG, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội, 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan bản luận văn này do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đồng Thanh Hải Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố và sử dụng để bảo vệ một học hàm nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. n t n năm 0 8 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Tuấn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, các cơ quan ban ngành. Nhân dịp này tôi xin tran thành bày tỏ lòng cảm ơn đến: PGS.TS. Đồng Thanh Hải - Trưởng phòng khoa Sau đại học Trường đại học Lâm Nghiệp, Giảng viên bộ môn Động vật rừng Trường đại học Lâm Nghiệp, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. - Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám đốc Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian để tôi hoàn thành luận văn. - Các kiểm lâm viên tại các Trạm kiểm lâm cửa rừng, trạm Cài, trạm Đồng Quặng, trạm Vũ Oai, trạm Hòa Bình, tổ khoa học kỹ thuật, đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu và góp ý trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. - UBND các xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Vũ Oai đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Xin trân trọng cảm ơn! n t n năm 0 8 Nguyễn Văn Tuấn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.1. Đặc điểm của Bò sát ................................................................................................... 3 1.2. Các nghiên cứu thành phần loài bò sát ở Việt Nam: .................................................. 4 1.3. Các nghiên cứu thành phần loài bò sát ở vùng Đông Bắc: ......................................... 6 1.4. Các nghiên cứu thành phần loài bò sát ở Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng ......................... 7 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG,PHẠM VI, NỘI DUNG ...................................... 9 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 9 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 9 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 9 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 9 2.4.1. Điều tra sơ bộ .................................................................................................... 10 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................... 10 2.4.3. Điều tra theo tuyến ............................................................................................. 11 2.4.4. Đánh giá các mối đe dọa .................................................................................... 14 2.4.5. Phương pháp xác định giá trị bảo tồn ................................................................ 15 2.4.6. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................... 15 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI ........................ 18 3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 18 3.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới ....................................................................... 18 3.1.2. Địa hình địa thế ................................................................................................. 21 3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ...................................................................................... 21 3.1.4. Khí hậu ............................................................................................................... 22 3.1.5.Thuỷ văn ............................................................................................................. 22 3.1.6. Hiện trạng rừng, thực vật và trữ lượng rừng ...................................................... 22 3.1.7. Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm................................... 24
- iv 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................................... 27 3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ............................................................................... 27 3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế................................................................................ 28 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng.................................................................................... 29 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 30 4.1 Thành phần loài Bò sát của khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng: ........................... 30 4.2.Phân bố các loài bò sát với sinh cảnh ........................................................................ 36 4.2.1. Phân loại sinh cảnh ............................................................................................ 36 4.2.2. Phân bố các loài Bò sát theo sinh cảnh .............................................................. 37 4.2.3. Phân bố các loài Bò sát theo đai cao .................................................................. 41 4.3. Các nhân tố đe dọa tới loài Bò sát tại khu vực nghiên cứu...................................... 45 4.3.1. Săn bắt động vật hoang dã ................................................................................. 45 4.3.2. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ....................................................................... 46 4.3.3. Khai thác gỗ trái phé .......................................................................................... 46 4.3.4. Đốt nương làm rẫy ............................................................................................. 47 4.3.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức ................................................................. 48 4.3.6. Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn tại KBT ĐSKT ......................................... 48 4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn Bò sát tại Khu bảo tồn .............................................. 52 4.4.1. Giải pháp về mặt chính sách .............................................................................. 52 4.4.2. Giải pháp cho công tác bảo tồn .......................................................................... 53 4.4.3. Giải pháp về mặt khoa học và công nghệ .......................................................... 56 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 58 PHỤ BIỂU
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. KBT – Khu bảo tồn 2. KBT ĐSKT- Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng 3. UBND- Ủy ban nhân dân
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................ 23 Bảng 3.2. Thành phần thực vật khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng ............. 25 Bảng 3.3. Thành phần thực vật thân thảo KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng .. 25 Bảng 3.4. Thống kê các lớp động vật KTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng (nguồn KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng) ................................................................... 26 Bảng 4.1: Danh sách các loài bò sát tại KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .... 30 Bảng 4.2: Phân bố các loài bò sát theo sinh cảnh ........................................... 37 Bảng 4.3: Phân bố các loài bò sát theo đai cao ............................................... 41 Bảng 4.4. Hiện trạng biên chế nhân sự toàn KBT .......................................... 50
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Vị Trí KBT ĐS - KT trong tỉnh Quảng Ninh ................................. 18 Hình 3.2. Ranh giới KBTTN Đồng Sơn Kỳ Thượng...................................... 20 Hình 3.3. Vị Trí KBTTN ĐS-KT so với các khu bảo tồn lân cận .................. 20 Hình 4.1. Người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...................................... 46 Hình 4.2. Nương rẫy tại khu vực xã Vũ Oai ................................................... 47 Hình 4.3. Nương rẫy tại khu vực xã Đồng Sơn .............................................. 47 Hình 4.4. Khai thác gỗ tại xã Vũ Oai .............................................................. 48 Hình 4.5. Phát nương làm rẫy ......................................................................... 48 Hình 4.6. Cơ cấu tổ chức, quản lý KBTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng đến năm 2020 ................................................................................................................. 49
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên động vật rừng Việt Nam không những phong phú và đa dạng mà còn có tính đặc hữu cao, Bò sát là nhóm động vật như vậy. Bò sát là nhóm Động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với đời sống trên cạn hoàn toàn. Chúng cũng như nhiều động vật khác trong tự nhiên là một mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của quần xã, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học, điều chỉnh sự cân bắng sinh thái. Với Bò sát chúng cũng có vai trò quan trọng trong tự nhiên, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Đa số các loài Bò sát tiêu diệt côn trùng, thân mềm, gặm nhấm gây hại trong nông nghiệp, những vật chủ trung gian lây truyền bệnh cho con người và gia súc. Ngược lại, nhiều loài Bò sát là nguồn thức ăn cho nhóm động vật khác như chim, thú và các loài Bò sát lớn. Nhiều loài Bò sát làm thực phẩm có giá trị đối với sức khỏe con người như Ba ba, rùa, rắn, các loài trăn…Đặc biệt thịt rùa, ba ba, vích, đồi mồi là thực phẩm đặc sản cao cấp. Không những thế,chúng còn là nguyên liệu để bào chế ra những dược liệu quý chữa bệnh như suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể, bệnh còi xương trẻ em…Bò sát là một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và khoa học. Mặc dù Bò sát có những ý nghĩa kinh tế rất lớn nhưng việc khai thác chúng hiện nay vẫn chưa có kế hoạch, quy mô khai thác đúng mức dẫn đến việc nhiều loài đang ở mức nguy cơ tuyệt chủng gần như hoàn toàn làm giảm đáng kể về số lượng loài trong tự nhiên. Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng nằm trọn trên địa bàn 5 xã: Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Vũ Oai và Hòa Bình thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Khu rừng này có tính đa dạng sinh học cao và được xem là một khu điển hình của hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam với nhiều loài động vật, thực vật rừng quý hiếm. Từ khi thành lập theo quyết định số 1672/QĐ – UB ngày 22/05/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê
- 2 duyệt dự án xây dựng KBT Đồng Sơn – Kỳ Thượng và Quyết định số 440/QĐ – UB ngày 12/02/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập Ban quản lý KBT Đồng Sơn – Kỳ Thượng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh. Tháng 5 năm 2007 Khu bảo tồn phối hợp với đoàn cán bộ khoa học thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật; Viện động vật Xanh Pê-téc- bua của Nga điều tra thực địa tại tiểu khu 61 xã Kỳ Thượng đã phát hiện và lấy mẫu được 43 loài bò sát, ếch nhái. Qua phân tích các mẫu động vật, đoàn công tác đã đánh giá đây là khu vực đa dạng về bò sát, ếch nhái. Đặc biệt là các loài bò sát. Tuy nhiên, quá trình điều tra diễn ra trong thời gian ngắn do vậy việc nghiên cứu, tổng hợp loài bò sát tại khu vực là một trong những yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao về mặt khoa học và bảo tồn. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tình trạng và phân bố các loài bò sát (Reptilia) tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng – Huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh” góp phần bảo tồn các loài bò sát tại khu bảo tồn nghiên cứu.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm của Bò sát Việt nam được biết như một đất nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao và mang tính đặc hữu, đặc biệt là các loài bò sát. Từ rất lâu, việc nghiên cứu các loài bò sát đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt từ thể kỷ XX đến nay. Trước khi đến với những nghiên cứu cụ thể các loài bò sát tìm hiểu đặc điểm loài bò sát: Động vật bò sát (danh pháp khoa học: Reptilia) là các động vât bốn chân có màng ối (nghĩa là các phôi thai được bao bọc trong màng ối). Ngày nay, chúng còn lại các đại diện của 4 bộ còn sống sót lại là: Crocodilia: gồm các loài cá sấu thực sự, cá sấu caiman và cá sấu Mỹ, có 23 loài Sphenodontia (các loài tuatara ở New Zealand): 2 loài. Squamata: gồm các loài thằn lằn, rắn và amphisbaenia (bò sát giống bọ),có khoảng 7.900 loài. Testudines: gồm các loài rùa, ba ba, vích, đồi mồi…,có khoảng 300 loài. Động vật bò sát được tìm thấy gần như ở mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực, mặc dù khu vực phân bổ chính của chúng là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù tất cả hoạt động trao đổi chất trong các tế bào sản sinh ra một nguồn năng lượng nhất định, nhưng phần lớn các loài bò sát ngày nay không sản sinh ra đủ năng lượng để duy trì một thân nhiệt ổn định và vì thế chúng còn được gọi là "động vật máu lạnh" (ectothermic), ngoại lệ duy nhất là rùa da (Dermochelys coriacea). Thay vì thế, chúng dựa trên việc thu và mất nhiệt từ môi trường để điều chỉnh nhiệt độ bên trong của chúng, chẳng hạn bằng cách di chuyển ra chỗ có ánh nắng hay chỗ có bóng râm, hoặc bằng cách tuần hoàn máu có ưu đãi - chuyển máu nóng vào phần trung tâm của cơ thể, trong khi đẩy máu lạnh ra các khu vực
- 4 ngoại biên. Trong môi trường sinh sống tự nhiên của chúng, phần lớn các loài là rất lão luyện trong công việc này, và chúng có thể thường xuyên duy trì nhiệt độ tại các cơ quan trung tâm trong một phạm vi dao động nhỏ, khi so sánh với các loài động vật có vú và chim, hai nhóm còn sống sót của "động vật máu nóng". Trong khi sự thiếu hụt cơ chế điều chỉnh thân nhiệt bên trong đã làm chúng phải chịu một cái giá đáng kể cho việc này thông qua các hành vi, thì ở mặt khác nó cũng đem lại một số lợi ích đáng kể như cho phép động vật bò sát có thể tồn tại ở những khu vực ít thức ăn hơn so với các loài chim và động vật có vú có kích thước tương đương, là những động vật phải dành hầu hết nguồn năng lượng thu nạp được cho việc giữ ấm cơ thể. Trong khi về cơ bản thì động vật máu nóng di chuyển nhanh hơn so với động vật máu lạnh thì những loài thằn lằn, cá sấu hay rắn khi tấn công con mồi lại là những động vật di chuyển cực nhanh.Ngoại trừ một số ít thành viên trong bộ Rùa (Testudines), thì tất cả các loài bò sát đều có vảy che phủ. Phần lớn các loài bò sát là động vật đẻ trứng. Tuy nhiên, nhiều loài trong nhóm Squamata lại có khả năng sinh ra con non. Điều này có thể là thông qua cơ chế đẻ trứng thai (nghĩa là con non phát triển trong vỏ trứng bên trong cơ thể mẹ trước khi sinh ra), hoặc đẻ con (con non được sinh ra không cần trứng có vỏ chứa canxi). Nhiều loài đẻ con nuôi dưỡng bào thai của chúng thông qua các dạng nhau thai khác nhau, tương tự như ở động vật có vú (Pianka & Vitt, 2003, các trang 116-118). Chúng thường cũng có sự chăm sóc ban đầu đáng kể cho các con non mới sinh. 1.2. Các nghiên cứu thành phần loài bò sát ở Việt Nam: Từ năm 1878, J.Andeson mô tả một số loài Bò sát ở Bắc Bộ. Tiếp đến tổng kết công trình nghiên cứu về Bò sát của R.Bourret (1924-1944) một số địa điểm Việt Nam và toàn đại dương. Ông đã thống kê và ghi nhận được 177 loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa , trong đó có các loài ở Việt Nam (Bourret.R 1936, 1941, 1942). Đặc biệt năm 1996,
- 5 Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ghi nhận 258 loài bò sát, số lượng tăng lên 368 loài vào năm 2009 (Nguyen và cs) và lên tới 420 loài năm 2013. Theo thống kê của hai trang web về cơ sơ dữ liệu của bò sát và ếch nhái thế giới (Reptile database and Amphibian Species of the World) thì số lượng loài bò sát của Việt Nam trong năm 2016 là 417 trong đó 186 loài thằn lằn, 195 loài rắn, 34 loài rùa và 2 loài cá sấu (Uetz & Hošek 2016; Forst 2016). Luu et al. 2013 đã báo cáo tổng cộng 151 loài (101 loài bò sát và 50 loài lưỡng cư) trong đó ghi nhận 13 loài mới cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và tỉnh Quảng Bình. Ziegler et al. 2014 đã cung cấp một danh lục của 102 loài (50 loài lưỡng cư và 52 loài bò sát) trong đó ghi nhận lần đầu tiên cho tỉnh Hà Giang 8 loài ếch nhái và 12 loài bò sát. Nguyen et al. 2016 đã ghi nhận 31 loài lưỡng cư và bò sát từ kết quả nghiên cứu thực địa ở năm 2015 và 2016 trong đó có 8 loài mới ghi nhận cho huyện Hướng Hóa và 4 loài ghi nhận mới cho tỉnh Quảng Trị. Pham et al. 2017 đã lần đầu báo cáo 21 loài ếch nhái cho hệ sinh thái núi đá vôi của huyện Hà Lang, tỉnh Cao Bằng trong đó ghi nhận mới 3 loài (Odorrana bacboensis, O. graminea, Rhacophorus maximus) cho tỉnh Cao Bằng. Hoàng Thị Tươi và Lưu Quang Vinh (2017) đã ghi nhận lần đầu tiên 27 loài bò sát và 18 loài ếch nhái tại hệ sinh thái núi đá vôi của Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Số loài mới cho khoa học được công bố hàng năm cũng tăng lên rõ rệt qua các thời kỳ. Nếu trong thời kỳ 1954–1975 chỉ phát hiện được 1 loài bò sát mới cho khoa học, thì từ năm 1976–1996, số loài phát hiện mới cho khoa học đã tăng lên 12 loài bò sát, trong giai đoạn từ 1996-2005 số lượng loài mới phát hiện là 29 loài bò sát, trong giai đoạn 10 năm gần đây từ 2006-2016 số lượng loài mới phát hiện đã tăng nhanh lên đến 88 loài bò sát. Một số loài mới được công bố gần đây có thể kể đến: 47 loài bò sát như: Cnemaspis psychedelica Grismer, Ngo & Grismer, 2010; Calamaria concolor Orlov, Truong, Tao, Ananjeva & Cuc, 2010; Tropidophorus
- 6 boehmei Nguyen, Nguyen, Schmitz, & Ziegler, 2010; Scincella darevskii Nguyen, Ananjeva,, Orlov, Rybaltovsky & Bohme, 2010; Scincella apraefrontalis Nguyen, Nguyen, Bohme & Ziegler, 2010; Scincella apraefrontalis Nguyen, Nguyen, Böhme & Ziegler 2010; Acanthosaura brachypoda Ananjeva, Orlov, Nguyen & Ryabov, 2011; Cyrtodactylus huongsonensis Luu, Nguyen, Do & Ziegler, 2011[18]. Riêng năm 2013 có 10 loài bò sát mới cho khoa học được phát hiện là: Azemiops kharini Orlov, Ryabov & Nguyen, 2013; Cyrtodactylus kingsadai Ziegler, Phung, Le & Nguyen, 2013; Sphenomorphus sheai Nguyen, Nguyen, Van Devender, Bonkowski & Ziegler, 2013; Cyrtodactylus phuocbinhensis Nguyen, Le, Tran, Orlov, Lathrop, Macculloch, Le, Jin, Nguyen, Nguyen, Hoang, Che, Murphy & Zhang, 2013; Calotes bachae; Cyrtodactylus dati; Gekko adleri; Hemiphyllodactylus zugi; Oligodon cattienensis; Azemiops kharini. Số lượng loài tăng lên nhanh chóng và những khám phá mới liên tục được công bố chứng tỏ các loài Bò sát của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên cứu. 1.3. Các nghiên cứu thành phần loài bò sát ở vùng Đông Bắc: Trong khoảng 18 năm trở về đây, có rất nhiều công trình công bố về bò sát ở khu vực Đông Bắc Việt Nam nhưng hầu hết các nghiên cứu tập trung điều tra về thành phần loài hoặc đa dạng khu hệ Về thành phần loài , Orlov và cs (2000) ghi nhận hơn 80 loài rắn ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2008, Trần Thanh Tùng thống 89 loài Bò sát ở khu vực Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. Hoàng Văn Ngọc (2010) đã ghi nhận 101 loài Bò sát ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang. Hecth và cs (2014) thống kê ở vùng núi Tây Yên Tử ( tỉnh Bắc Giang ) có 40 loài Bò sát. Về mô tả loài mới và ghi nhận mới cho Việt Nam: Le &Ziegler (2003) lần đầu tiên ghi nhận loài Shinisaurus crocodilurus ở Việt Nam, Darevsky và cs (2005) mô tả loài mới Sphenomorphus devorator ở Quảng Ninh, Bohme và cs
- 7 (2005) mô tả mới loài Tylototriton vietnamensis ở Bắc Giang, Vu và cs (2006) ghi nhận bổ sung loài Goniurosaurus luii cho khu hệ bò sát của Việt Nam, Ziegler và cs (2008)mô tả mới Goniurosaurus catbaensis ở đảo Cát Bà , Ziegler và cs (2008) phát hiện loài mới Opisthotropis tamdaoensis ở đảo Cát Bà ở Tam Đảo. Năm 2009, Orlov và cs mô tả loài rắn mới Protobothrops trungkhanhensis với mẫu chuẩn thu tại Cao Bằng. Nguyen và cs (2010)mô tả loài mới Scincella apraefrontalis tại tỉnh Lạng Sơn. Rosler và cs (2010) mô tả loài Gekko canhi thu tại tỉnh Lạng Sơn. David và cs mô (2012) mô tả mới loài Oligodon nagao tại Lạng Sơn và Cao Bằng. Nguyen và cs (2012) ghi nhận bổ sung loài Sphenomorphus incognitus cho khu hệ Bò sát Việt Nam với mẫu vật thu tại tỉnh Bắc Giang, Orlov và cs (2013) mô tả loài mới Azemiop kharini với mẫu vật thu tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. 1.4. Các nghiên cứu thành phần loài bò sát ở Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thƣợng Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (KBTTNĐS-KT) có diện tích 15.637 ha. Vùng đệm, vùng lõi của Khu bảo tồn nằm trên đất của 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Vũ Oai, Đồng Lâm, Hòa Bình. Từ khi thành lập khu bảo tồn đã có nhiều nghiên cứu khoa học về thực vật và động vật. Trong đó có nghiên cứu về bò sát và ếch nhái . Theo tài liệu báo cáo của KBTĐS - KT, trong Khu bảo tồn có 485 loài thực vật, trong đó có 5 loài được xếp trong sách đỏ Việt Nam như trầm hương Trung Hoa, vũ hương, lát hoa, đại hải, ba kích, động vật có 249 loài, trong đó có 30 loài động vật quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam, như báo lửa, voọc đen, voọc xám, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, cu ly lớn, cu ly vằn, gấu ngựa, báo gấm, báo hoa mai, cầy gấm, mèo gấm, chó sói v.v... Gần đây nhất vào năm 2007, KBTĐS-KT đã có cuộc khảo sát của các nhà khoa học đến từ trường đại học Khoa học tự nhiên, Viện Tài nguyên Sinh học Hà Nội, các chuyên gia của Viện Tài nguyên Sinh vật Sant Petersburg (Nga) và đã phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn như cá có bụng hoa (có trong sách đỏ Việt Nam), 43 loài ếch nhái, cá sấu
- 8 cạn. Bên cạnh đó, còn có các đề tài khoa học của Nguyễn Văn Khôi nghiên cứu đặc điểm khu hệ Ếch nhái tại khu bảo tồn…. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chưa thực sự chuyên sâu về phân loại, nhiều loài chưa có dẫn liệu chắc chắn. Từ năm 2016 đến nay chưa có thêm nghiên cứu chuyên sâu nào về thành phần loài bò sát tại đây. Vì vậy, những nghiên cứu chuyên sâu để bổ sung thành phân loài, cập nhật hệ thống phân loại, phân bố và đánh giá tình trạng bảo tồn khu hệ bò sát trong khu vực là hết sức cần thiết. Từ đó đề xuất các phương pháp bảo tồn loài bò sát nói riêng và khu hệ động vật tại Khu bảo tồn Đồng Sơn -Kỳ Thượng nói chung.
- 9 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG,PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, tài nguyên Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng nói riêng. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá được tình trạng và phân bố loài Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. + Xác định được các nhân tố đe dọa đến loài Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. + Đề xuất giải pháp bảo tồn Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài bò sát - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tại Khu bảo tồn Đồng Sơn -Kỳ Thượng, Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài Bò sát, xác định nhóm loài chiếm ưu thế Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng - Nghiên cứu phân bố loài của loài Bò sát theo độ cao, phân bố địa lý và các dạng sinh cảnh . - Nghiên cứu xác định các nhân tố đe dọa đến loài Bò sát tại Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn Bò sát tại Khu bảo tồn. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Công tác chuẩn bị - Thu thập và tham khảo các tài liệu có liên quan đến công tác điều tra, báo cáo đã công bố về bò sát của các KBT, các nghiên cứu trong và ngoài nước
- 10 - Chuẩn bị các bản đồ hiện trạng, quy hoạch khu vực nghiên cứu - Tài liệu nhận dạng bò sát - Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trang bị phục vụ cho công tác điều tra như: gậy bắt rắn, cồn bảo quản, dụng cụ giải phẫu, máy ảnh, đèn pin, êtiket, máy định vị GPS… + Kế thừa tài liệu Tổng hợp tài liệu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu về động vật trong những năm trước đây tại Khu bảo tồn Đồng Sơn -Kỳ Thượng 2.4.1. Điều tra sơ bộ Điều tra sơ bộ nhằm nắm bắt được sơ bộ tình hình phân bố tài nguyên của khu vực, điều kiện địa hình và các dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu, từ đó xác định các tuyến điều tra hợp lý. Chọn địa điểm thu mẫu: Mẫu vật thu ở ven các suối, vũng nước, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng hay cửa hang động. Toạ độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 76. 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn 6 cán bộ nhân viên Khu bảo tồn Đồng Sơn -Kỳ Thượng gồm Giám đốc khu bảo tồn, các Kiểm lâm địa bàn và phòng ban kỹ thuật và 25 người dân địa phương xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hòa Bình và Kỳ Thượng; Đối tượng phỏng vấn: Người dân địa phương, cán bộ của Trạm kiểm lâm, cán bộ nghiên cứu khoa học của khu bảo tồn, kết hợp sưu tầm thông tin về các mẫu vật một phần hoặc toàn bộ mẫu vật còn giữ lại được, với hình thức các câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu về những đặc điểm nhận dạng về loài. Mục đích: Tìm hiểu một phần thông tin về thành phần loài, sinh cảnh sống của chúng, khả năng bắt gặp chúng và các mối đe dọa hiện tại. Từ đó làm cơ sở xác định các tuyến điều tra trên bản đồ và đề xuất các giải pháp cho bảo tồn khu hệ tại khu vực nghiên cứu.
- 11 Mẫu Biểu 01: Điều tra bò sát qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm Họ & tên người phỏng vấn..............................................Tuổi......... Họ & tên người được phỏng vấn..................................... Tuổi........ Chức vụ/Nghề nghiệp................. Thời gian công tác/Làm việc........ Đơn vị/Địa chỉ................................................................................. Ngày phỏng vấn:......./....../.201....... Phiếu số.............. Tên loài Địa S Tên Thời Mô tả Ghi Tên địa điểm Sinh cảnh TT phổ gian gặp mẫu vật chú phương gặp thông 1 2 Mẫu biểu 02: Phiếu điều tra bò sát ngƣời dân Tên thợ săn/người được phỏng vấn:…………Dân tộc:…………… Tuổi:……………………Giới tính:…………………………………. Địa chỉ:…………....Số năm săn bắn/đi rừng:………………………. Ngày phỏng vấn:………….Nơi phỏng vấn:……………………….. Tên loài Thời Số lƣợng Giá Địa điểm Ghi TT Tên địa Tên phổ gian (bắt/gặp) trị (bắt/gặp) chú phƣơng thông (bắt/gặp) 1 … 2.4.3. Điều tra theo tuyến Tiến hành lập 4 tuyến có chiều dài 1000m - 2000m qua 4 sinh cảnh bao gồm: Sinh cảnh 1: Rừng thường xanh(TX) phục hồi, Rừng thường xanh nghèo và suối (SC1)
- 12 Sinh cảnh 2: Rừng thường xanh nghèo, Rừng trồng, rừng tự nhiên (SC2) Sinh cảnh 3: Rừng hỗn giao núi đất, suối (SC3) Sinh cảnh 4: Rừng hỗn giao tre nứa, rừng thường xanh(TX) phục hồi và suối (SC4). Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu trên bản đồ, các dữ liệu liên quan đến tình hình phân bố tài nguyên, địa hình địa vật, các dạng sinh cảnh chính làm cơ sở cho việc tiến hành lập các tuyến điều tra trên thực địa. Từ đó xác định các tuyến trên thực địa bằng máy định vị GPS kết hợp với bản đồ địa hình, tiến hành đi ban ngày để đánh dấu tuyến và điều tra các loài hoạt động ngày. Các nỗ lực điều tra chủ yếu được tiến hành vào ban đêm. * Nguyên tắc lập tuyến: + Tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và sinh cảnh sống của các loài Bò sát tại khu vực nghiên cứu. + Tuyến điều tra sẽ đi qua các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm có nước, vách đá và thung lũng. Mỗi tuyến điều tra được đánh dấu điểm đầu và điểm cuối bằng các cây to hay địa vật cụ thể. Qua kết quả điều tra sơ bộ, bản đồ địa hình, thảm thực vật và kết hợp với tìm hiểu tài liệu tại Khu bảo tồn Đồng Sơn -Kỳ Thượng tôi đã xác định được 4 dạng sinh cảnh chính như sau: STT Ký hiệu tuyến Tên tuyến (cắt qua các tiểu khu – TK) 1 SC1 Xã Đồng Sơn 2 SC2 Xã Kỳ Thượng 3 SC3 Xã Vũ Oai 4 SC4 Xã Kỳ Thượng c) Phương pháp thu thập mẫu vật
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn