Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất được Phương án Quản lý rừng bền vững nhằm bảo vệ, phát triển và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh trong vùng và khu vực vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THẾ ANH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội 2019
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: “Nghiên cứu xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu công trình nghiên cứu của tôi trùng lập với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá Luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 25 tháng 10năm 2019 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thế Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn: “Nghiên cứu xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo” được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo chương trình đào tạo Cao học Quản lý tài nguyên rừng, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng (2017 - 2019). Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Sau đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và các thầy cô giáo đã hỗ trợ tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp - Tổng cục Lâm nghiệp, Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt, trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn, giảng dạy tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Đồng Thanh Hải. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất. Trong quá trình thực hiện việc thu thập số liệu ngoài thực địa, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của Vườn Quốc gia Tam Đảo. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan. Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, song do mới tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học về quản lý rừng bền vững không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy. Tác giả rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Xin Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019 Tác giả
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững .................................................... 4 1.2. Quản lý rừng bền vững trên thế giới ..................................................... 6 1.3. Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.................................................... 11 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 18 2.1. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 19 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 19 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 19 2.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 19 2.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 19 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 19 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan tại Vườn Quốc gia Tam Đảo...................................................................................... 19 2.3.2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững. ................................... 20 2.3.3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng cần phục hồi và bảo tồn. ........................................................................................................................ 20 2.3.4. Xác định các hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng. ..................................................................................................................... 20 2.3.5. Đề xuất nội dung Phương án Quản lý rừng bền vững. ............................... 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 20
- iv 2.4.1. Quan điểm chung ........................................................................................ 20 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 20 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu: ......................................................................... 28 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 29 3.1. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................. 29 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 29 3.1.2. Địa hình, địa thế ......................................................................................... 29 3.1.3. Địa chất, đất đai ......................................................................................... 30 3.1.4. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................ 31 3.1.5.Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp .............................................................. 32 3.2. Tình hình kinh tế xã hội...................................................................... 33 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ....................................................................... 33 3.2.2. Thực trạng về kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng............................................ 36 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 37 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan và du lịch sinh thái ..... 37 4.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ......................................... 37 4.1.2. Đánh giá về thực trạng hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học................... 40 4.1.3. Đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, công tác bảo tồn ... 51 4.1.4. Đánh giá về du lịch sinh thái và di tích lịch sử - văn hóa ........................... 55 4.2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong quá trình thực hiện phương án.......................................................................................... 59 4.2.1. Mục tiêu về môi trường ............................................................................... 59 4.2.2. Mục tiêu về xã hội. ...................................................................................... 62 4.2.3. Mục tiêu về kinh tế ...................................................................................... 62 4.2.4. Phạm vi quản lý rừng bền vững của Vườn Quốc gia Tam Đảo .................. 63 4.3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng cần phục hồi và bảo tồn. ..................................................................................................... 69 4.3.1. Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt..................................................................... 69 4.3.2. Phân khu phục hồi sinh thái........................................................................ 71
- v 4.3.3. Phân khu dịch vụ, hành chính ..................................................................... 74 4.4. Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng tại các phân khu chức năng. ...................................................................... 76 4.4.1. Các hoạt động trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.................................... 76 4.4.2. Các hoạt động trong phân khu phục hồi sinh thái. ..................................... 76 4.4.3. Các hoạt động trong phân khu dịch vụ - hành chính .................................. 78 4.4.4. Quy hoạch khu vực cho thuê môi trường rừng............................................ 78 4.5. Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững ...................... 81 4.5.1. Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực; ....................................................... 81 4.5.2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan .............................................. 84 4.5.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển ............... 85 4.5.4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư ............. 87 4.5.5. Các giải pháp khác ..................................................................................... 88 4.6. Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững: ........................ 88 4.6.1. Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án. ............................ 88 4.6.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án. .................................................... 90 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 94 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AAF Tổ chức Động vật Châu Á CCR Chứng chỉ rừng CITES Công ước buôn bán động vật hoang dã CoC Chuỗi hành trình sản phẩm DLST Du lịch sinh thái FSC Hội đồng quản trị rừng Quốc tế GTZ Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức HCVF Rừng có giá trị bảo tồn cao HĐLĐ Hợp đồng lao động ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế MTCC Hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia QLR Quản lý rừng QLRBV Quản lý rừng bền vững NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PEFC Chương trình chứng nhận hệ thống chứng chỉ rừng PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VNFOREST Tổng cục Lâm nghiệp VQG Vườn quốc gia
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Hiện trạng các loại đất loại rừng Vườn quốc gia Tam Đảo ............ 33 Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động các xã vùng đệm ........................... 34 Bảng 4.1. Thành phần động vật rừng VQG Tam Đảo ................................... 43 Bảng 4.2. So sánh số lượng động vật rừng với các vùng............................... 44 Bảng 4.3. Phân theo giá trị công dụng động vật ở Tam Đảo ......................... 46 Bảng 4.4. Một số loài động vật quý hiếm, đặc hữu VQG Tam Đảo .............. 47 Bảng 4.5. Thành phần thực vật bậc cao có mạch theo các ngành, họ, chi ..... 48 Bảng 4.6. Mười ba họ thực vật có số chi và loài lớn nhất của ....................... 49 VQG Tam Đảo ............................................................................................. 49 Bảng 4.7. Loài phân theo nhóm công dụng thực vật VQG Tam Đảo ............ 50 Bảng 4.8. Vị trí tiềm năng phát triển du lịch VQG Tam Đảo đến ................. 57 năm 2030 ..................................................................................................... 57 Bảng 4.9. Diện tích rừng và đất lâm nhiệp của VQG Tam Đảo chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác theo các QĐ của Thủ tướng Chính phủ .... 64 Bảng 4.10. Chu chuyển đất đai các phân khu chức năng .............................. 66 Bảng 4.11. Diện tích điều chỉnh ra ngoài quy hoạch Vườn quốc gia ............. 67 Tam Đảo ...................................................................................................... 67 Bảng 4.12. Đặc trưng cơ bản phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ......................... 69 Bảng 4.13. Đặc trưng cơ bản phân khu phục hồi sinh thái ............................ 71 Bảng 4.14. Đặc trưng cơ bản phân khu dịch vụ - hành chính ........................ 74 Bảng 4.15. Quy hoạch các khu vực cho thuê môi trường rừng ..................... 79 Bảng 4.16. Kế hoạch giám sát các hoạt động QLBVR ................................. 91
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng Vườn Quốc gia Tam Đảo ................................. 42 Hình 4.2. Bản đồ phân khu chức năng .......................................................... 68 Hình 4.3. Bản đồ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ........................................... 70 Hình 4.4. Bản đồ phân khu phục hồi sinh thái .............................................. 73 Hình 4.5. Bản đồ phân khu dịch vụ, hành chính ........................................... 75 Hình 4.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vườn quốc gia Tam Đảo ............................. 82
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là phương thức quản trị rừng đảm bảo đạt được các mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vừng quốc phòng an ninh. Mặt khác, quản lý rừng bền vững trong giai đoạn hiện nay cũng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam là một trong những Quốc gia đã ký kết Hiệp định đối tác tự nguyên về thực thi lâm luật, Quản trị rừng và thương mại lâm sản với liên minh Châu Âu (EU) và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Đây là Hiệp định nhằm đảm bảo việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp sang thị trường EU. Ở Việt Nam Quản lý rừng bền vững được thực hiện từ những năm 1990 của Thế kỷ trước và đã được triển khai thực hiện trên cơ sở thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trong đó đã xác định mục tiêu đến năm 2020 phải thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,2 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp và có ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Trong thời gian qua hầu hết các hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các dự án của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho các Công ty lâm nghiệp quản lý diện tích đất rừng sản xuất để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng phục vụ cho việc khai thác gỗđể đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu về xã hội và môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng ở nước ta còn khá chậm và khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra nếu không có các giải pháp phù hợp và kịp thời. Nhận thấy vấn đề đó, Luật Lâm nghiệp năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2017 đã có Mục 3 quy định
- 2 riêng về Quản lý rừng bền vững. Trong đó: Điều 27 quy định về phương án quản lý rừng bền vững; Điều 28 quy định về Chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Trên cơ sở của Luật Lâm nghiệp, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về Quản lý rừng bền vững. Đặc biệt để thúc đẩy việc xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững trên cả nước ngày 01/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng bền vững. Trong đó yêu cầu toàn bộ các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đang quản lý 7.216.889 ha rừng hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. VQG Tam Đảo với tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha và diện tích vùng đệm là 15.515 ha theo Quyết định 136/TTg của Thủ tướng Chính phủ. VQG Tam Đảo có tính đa dạng sinh học cao hội tụ của nhiều luồng thực vật nhiệt đới Đông nam châu Á, rừng á nhiệt đới Nam Trung Quốc và rừng Á nhiệt đới núi cao Đông Himalaya với 1.247 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 645 chi, 169 họ thực vật bậc cao có mạch; trong đó có 42 loài thực vật đặc hữu và 85 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ, trong đó 16 loài bị đe doạ ở cấp quốc gia; 17 loài ở cấp độ thế giới. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1520/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010-2020, với tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 32.877,3 ha. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào Vườn quốc gia Tam Đảo để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch theo hướng bền vững. Đây là những điều kiện thuận lợi để Vườn quốc gia phát huy vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa địa phương, song cũng làm nảy sinh những mẫu thuẫn lợi ích trong việc xác định các phương
- 3 án phát triển bền vững. Trước yêu cầu giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa khai thác tự nhiên và bảo vệ môi trường, giữa phát triển kinh tế với việc bảo tồn, phát huy giá trị Vườn quốc gia Tam Đảo, thì việc dựng Phương án Quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo hướng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững của Vườn là hết sức cần thiết. Theo quy định tại Điều 27 của Luật Lâm nghiệp năm 2017 đối với các chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án QLRBV; trong đó có các Vườn Quốc gia và các Khu bảo tồn. Hiện nay, trên cả nước chưa có Vườn Quốc gia hoặc Khu bảo tồn nào xây dựng và thực hiện phương án QLRBV mà vẫn đang thực hiện theo Đề án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng đến năm 2020. Chính vì vậy, để làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững trong các Vườn Quốc gia cũng như Luật Lâm nghiệp tôi thực hiện “Nghiên cứu xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia Tam Đảo”.
- 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững Vấn đề QLRBV lần đầu tiên được ghi nhận ở cấp độ quốc tế tại Hội nghị thượng đỉnh Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, theo đó việc cần thiết phải duy trì, gìn giữ nguồn tài nguyên cho thế hệ sau được quan tâm và ghi nhận. Kể từ sau hội nghị này, đã có nhiều định nghĩa về QLRBV được được cộng đồng quốc tế công nhận và các định nghĩa này đều xoay quanh 3 vấn đề chính là bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Để đánh giá và xác nhận “quản lý rừng bền vững”, bộ công cụ đánh giá bao gồm các Tiêu chí (Criteria) và các Chỉ số (Indicators) được sử dụng. Hiện nay trên thế giới có 10 sáng kiến về bộ tiêu chí và chỉ số (C&I) QLRBV ở cả cấp độ khu vực và quốc tế với sự tham gia của khoảng 150 quốc gia, ví dụ như bộ tiêu chí của Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO), Tiến trình Hensinki, Tiến trình Montreal Mặc dù các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí có cách trình bày và sắp xếp khác nhau song đều tập trung vào 7 vấn đề chính của QLRBV đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là: (1) Sự phát triển của tài nguyên rừng; (2) Đa dạng sinh học; (3) Sức khỏe và sức sống của rừng; (4) Chức năng sản xuất và tài nguyên rừng; (5) Chức năng bảo vệ của tài nguyên rừng; (6) Chức năng kinh tế - xã hội; (7) Khuôn khổ pháp lý, chính sách và thể chế. Hiện nay, các hoạt động QLRBV đã và đang được triển khai ở nhiều quốc gia bằng các nguồn vốn khác nhau với quy mô từ cấp cộng đồng, quốc gia đến cấp khu vực. Các dự án thường tập trung vào giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của QLRBV, từ các vấn đề về kỹ thuật trong quản lý rừng tới việc hỗ trợ cộng đồng địa phương, nâng cao năng lực thể chế, đặc biệt là gắn kết QLRBV với việc cấp chứng chỉ rừng và REDD+. Quản lý rừng bền vững trên thế giới hiện nay đếu hướng tới giải quyết các thách thức như chuyển đổi diện
- 5 tích rừng sang canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ bất hợp pháp, suy giảm năng suất, đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái của rừng. Định nghĩa về quản lý rừng bền vững của Uỷ ban Quốc Tế về Môi Trường và Phát Triển được đưa ra vào năm 1987 được chấp nhận rộng rãi. Đó là: “Quản lý bền vững là việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hướng tới khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai”. ITTO cho rằng: “QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội” [19]. Theo tiến trình Hensinki: “QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”.[19]. Từ các định nghĩa cho thấy, QLRBV đã trở thành một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới, tức là quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo tốt lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi trường. Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; phát triển rừng và thúc đẩy tăng trưởng rừng bằng cách áp dụng các biện pháp lâm sinh thích hợp).
- 6 Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương và chia sẻ lợi ích. Bền vững về môi trƣờng là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác. 1.2. Quản lý rừng bền vững trên thế giới Để thực hiện quản lý rừng bền vững, năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đề ra những tiêu chí cho quản lý rừng nhiệt đới. Những năm sau đó vấn đề quản lý rừng bền vững được quan tâm và thảo luận ở diễn đàn trên khắp thế giới, dẫn đến việc thành lập một loạt các tổ chức quốc tế và quốc gia khuyến khích quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng như Hội tiêu chuẩn Canada (CSA, 1993, quốc gia), Hội đồng quản trị rừng (Forest Stewardship Council - FSC, 1994, quốc tế), Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI, 1994, Bắc Mỹ), Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI, 1998, quốc gia), Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (Malaysian Timber Certification Scheme - MTCS, 1998, quốc gia), Chứng chỉ rừng Chi Lê (CertforChile, 1999, quốc gia), và Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC, 1999, Châu Âu) (Phan Đăng An, 2012) [1]. Hội đồng quản trị rừng Thế giới (FSC): FSC là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1993, hoạt động dựa trên hội đồng chứng chỉ và các thành viên (là các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia). FSC xây dựng tiêu chuẩn QLRBV và ủy quyền cho bên thứ 3 đánh giá cấp CCR. Hiện nay có 15 tổ chức quốc tế được FSC ủy quyền đánh giá và cấp CCR. Việc đánh giá, cấp chứng chỉ tuân theo quy định của FSC, các quốc gia hầu như không có vai trò gì trong quá trình đánh giá và cấp CCR.
- 7 Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng Châu Âu (PEFC): PEFC là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1999 do các chủ rừng ở Châu Âu sáng lập. PEFC hoạt động dựa trên việc công nhận và chứng thực cho CCR quốc gia thành viên. Đến nay đã có 49 quốc gia sử dụng hệ thống chứng chỉ rừng theo PEFC (trong năm 2019 Việt Nam sẽ trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức này). Ở Châu Á, các nước sử dụng hệ thống chứng chỉ PEFC gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Indonexia và một số nước đang xây dựng như Hàn Quốc, Thái Lan, Lào. Hội đồng PEFC là một tổ chức độc lập, phi Chính Phủ, phi lợi nhuận,với các hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. Rừng có chứng chỉ PEFC FM tập trung nhiều nhất ở Bắc Mỹ, chiếm tới 63% tổng diện tích rừng được chứng chỉ theo hệ thống này trên toàn cầu. Tiếp theo là Châu Âu, chiếm 30%. Như vậy chỉ Châu Âu và Bắc Mỹ đã chiếm tới 93% tổng diện tích rừng có chứng chỉ PEFC FM. Các châu lục còn lại chỉ chiếm tổng cộng có 7%. Con số này thể hiện một thực tế là các nước thuộc châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ có khoảng cách quá xa so với các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ trong quản lý rừng bền vững [14]. PEFC là hệ thống chứng chỉ hiện có quy mô lớn nhất trên toàn cầu, chiếm tới 59,1% tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ. Đứng ở vị trí thứ hai là hệ thống FSC, chiếm tỷ trọng 36,8%. Các hệ thống còn lại chiểm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy đứng ở vị trí thứ hai nhưng diện tích rừng được chứng chỉ của hệ thống FSC chỉ bằng 62% diện tích rừng có chứng chỉ của PEFC. Thực tế này cho thấy hệ thống PEFC giữ vị thế tương đối áp đảo trong hệ thống chứng chỉ rừng hiện nay của thế giới. Gắn liền với hệ thống quản lý rừng là hệ thống quản lý chuỗi cung ứng gỗ để đảm bảo gỗ có chứng chỉ lưu thông trong suốt chuỗi hành trình không bị lẫn với gỗ không có chứng chỉ. Bỏ qua quan niệm rào cản thương mại, các nước thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng nước mình và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị
- 8 trường quốc tế với giá bán cao. Vì đây là nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 1995 - 2000 ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh và được phê duyệt tại Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001. Song, do Bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy, các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN như: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5 - 5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7 - 5 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand đều được cấp chứng chỉ FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 2002 - 2005, tuy rằng diện tích được cấp còn hạn chế [12]. Tổ chức Lembaga Ekolanbel Indonesia (LEI) được thành lập năm 1994 là một tổ chức không được chính thức công nhận bởi FSC vì LEI không phải là cơ quan cấp chứng chỉ, song LEI là một cơ quan thừa nhận một cách chính thức các cơ quan cấp chứng chỉ ở Indonesia. Hiện nay đơn vị này đã cung cấp 5 chứng chỉ đối với 885.000 ha rừng tự nhiên và 1 chứng chỉ đối với 159.000 ha rừng trồng [9]. Năm 1997, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) công bố chương trình hợp tác với mục tiêu đưa 200 triệu ha rừng được quản lý sản xuất gỗ vào chương trình “Quản lý bền vững được cấp chứng chỉ độc lập” vào năm 2005. Kết quả đạt được mục tiêu với 31.8 triệu ha (16% mục tiêu), trong đó chỉ có 1/3 ở các khu rừng nhiệt đới. Năm 2005, Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS) sử dụng tiêu chuẩn của Malaysia và các tiêu chí cho chứng chỉ quản lý rừng bao gồm 9 nguyên tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí. MTCS có 10 thành viên, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Malaysia với diện tích rừng được chứng nhận là 4,8 triệu ha. MTCS sử dụng phương pháp theo từng giai đoạn khi ngày càng nhiều thách thức lớn trong quản lý các khu rừng nhiệt đới phức tạp. Ban đầu, tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá các đơn vị quản lý rừng cho các mục
- 9 tiêu chứng chỉ, các tiêu chí, các hoạt động và các tiêu chuẩn phục vụ cho chứng chỉ quản lý rừng, dựa theo tiêu chuẩn của ITTO năm 1998 và những tiêu chí của QLRBV [9]. Để đánh giá và xác nhận “quản lý rừng bền vững”, bộ công cụ đánh giá bao gồm các tiêu chí và các chỉ số được sử dụng. Tiêu chí và chỉ số là những công cụ có thể được sử dụng để khái quát, đánh giá và thực hiện quản lý rừng bền vững. Các tiêu chí xác định và mô tả các yếu tố cần thiết, cũng như một tập hợp các điều kiện, quy trình, theo đó quản lý rừng bền vững có thể được đánh giá. Chỉ số định kỳ đo cho thấy sự chỉ đạo của sự thay đổi đối với từng tiêu chuẩn. Từ các tiêu chuẩn chung, mỗi quốc gia hay Tổ chức chứng chỉ lại có các tiêu chí riêng về quản lý rừng bền vững. Ở cấp độ đơn vị quản lý, người ta nỗ lực hướng vào phát triển các tiêu chuẩn địa phương về các chỉ số quản lý rừng bền vững. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế, mô hình Mạng lưới Rừng Quốc tế và các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã phát triển một số công cụ và kỹ thuật để giúp các cộng đồng phát triển các tiêu chuẩn địa phương của mình và các chỉ số. Các tiêu chí và chỉ số cũng là cơ sở của chương trình cấp chứng chỉ rừng của bên thứ ba như các tiêu chuẩn của Canada, tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hiệp hội lâm nghiệp bền vững [22]. Tại hội nghị Helsinki -1993, 38 nước ở Châu Âu đã xác định 6 tiêu chuẩn, 28 chỉ tiêu quản lý rừng bền vững cho rừng Địa Trung Hải, rừng Ôn đới và rừng Bắc Âu. Tại đại hội Montreal, 12 nước thành viên đã đồng ý thiết lập 7 tiêu chuẩn và 67 chỉ tiêu để quản lý rừng Bắc Mỹ. Ở vùng khô hạn Châu Phi, 27 nước liên quan thống nhất 7 tiêu chuẩn, 47 chỉ tiêu quản lý rừng bền vững tại cuộc họp chuyên gia UNEP/FAO tổ chức ở Narrobi Kenya năm 1995. Tại cuộc họp chuyên gia FAO/CCAD, các chuyên gia từ 7 nước CCAD đã xác định 8 tiêu chuẩn và 52 chỉ tiêu ở cấp quốc gia, 4 tiêu chuẩn và 40 chỉ tiêu ở cấp vùng cho quản lý rừng bền vững để các nước xem xét.
- 10 Tiêu chí và chỉ số là những công cụ có thể được sử dụng để khái quát, đánh giá và thực hiện QLRBV. Các tiêu chí xác định và mô tả các yếu tố cần thiết, cũng như một tập hợp các điều kiện, quy trình, theo đó QLRBV có thể được đánh giá. Chỉ số định kỳ đo cho thấy sự chỉ đạo của sự thay đổi đối với từng tiêu chuẩn. Từ các tiêu chuẩn chung, mỗi quốc gia lại có các tiêu chí riêng về QLRBV cấp quốc gia riêng. Ở cấp độ đơn vị quản lý, người ta nỗ lực hướng vào phát triển các tiêu chuẩn địa phương về các chỉ số QLRBV. Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế, mô hình Mạng lưới rừng quốc tế và các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia đã phát triển một số công cụ và kỹ thuật để giúp các cộng đồng phát triển các tiêu chuẩn địa phương của mình và các chỉ số. Các tiêu chí và chỉ số cũng là cơ sở của chương trình cấp chứng chỉ rừng của bên thứ ba như các tiêu chuẩn của Canada tiêu chuẩn QLRBV của Hiệp hội và lâm nghiệp bền vững [26]. Theo Christopher Upton và Stephen Bass (1996) [25], hầu hết các tiêu chuẩn quản lý rừng do các tổ chức quốc tế đưa ra đều được chấp nhận ở mức cao. Trong đó các tiêu chuẩn của FSC được coi là sát thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi hơn cả. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình QLRBV trên thế giới vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nhiều khu rừng vẫn đứng trước nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng. Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV với 2 lý do, một là xu hướng mất rừng của các nước đang phát triển do áp lực dân số, lương thực, khai thác lậu, cháy rừng..., hai là bị thị trường thế giới từ chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế. Chứng chỉ rừng (hay chứng chỉ gỗ) thực chất là chứng chỉ ISO nhưng đặc thù cho ngành lâm nghiệp sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ [26]. Về nghiên cứu về QLRBV: Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới có sự quan tâm đặc biệt về vấn đề sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội, QLRBV đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh
- 11 nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ thống sinh thái rừng và cuối cùng là QLRBV trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. QLRBV là việc đóng góp của công tác lâm nghiệp đối với sự phát triển, sự phát triển đó phải mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và tương lai. Trong giai đoạn hiện nay, có hàng loạt rào cản thương mại của các nước trên thế giới như: Flegt của liên minh Châu Âu, Leicy của Hoa Kỳ, tới đây là các rào cản của Nhật Bản và Úc để chống lại việc quản lý và sử dụng rừng thiếu bền vững, như các các hoạt động động khai thác trái phép. 1.3. Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam Các hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn: Thời kỳ trước 1945; Thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung 1946 - 1990; Thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường từ 1991 đến nay [17] [15]. Thời kỳ trước 1945: Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là hạt lâm nghiệp có qui mô tương đương với cấp tỉnh. Tuy nhiên qui mô tổ chức của các hạt lâm nghiệp cũng phụ thuộc vào các hoạt động lâm nghiệp trong vùng lãnh thổ. Nội dung hoạt động lâm nghiệp trong thời kỳ này chủ yếu là quản lý tài nguyên rừng nhằm để thu thuế là chính. Thời kỳ 1946 - 1990: Sau năm 1945 ngành lâm nghiệp được quản lý bởi Nha lâm chính thuộc Bộ Canh nông với nhiệm vụ được qui định là: (i) Quản lý lâm phận: ngăn ngừa sự tàn phá rừng và sự lạm dụng lâm sản, gìn giữ các khu rừng có quan hệ đến sự điều hoà khí hậu và mực nước của các triền sông, giữ vững các cồn cát để khỏi lấn vào nội địa; (ii) Thi hành lâm pháp; (iii) thi hành thể lệ về săn bắn. Giai đoạn 1976 - 1990 là những năm có nhiều thay đổi trong hệ thống tổ chức và chính sách quản lý lâm nghiệp được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Lâm nghiệp năm 1976. Năm 1986 rừng được qui hoạch thành ba loại theo chức năng là: (i) rừng sản xuất; (ii) rừng phòng hộ và (iii) rừng đặc dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 299 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 221 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 126 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn