intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

51
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý tài liệu địa chính và các nguồn dữ liệu qua các thời kỳ tại địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu quy trình xây dựng CSDL và chuẩn hóa các dữ liệu không gian và thuộc tính trong cơ sở dữ liệu phù hợp với quận Liên Chiểu và thống nhất trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng. Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ khoa học “Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Huế, ngày ….tháng 08 năm 2018 Tác giả luận văn Đàm Hoàng Vương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy, cô giáo khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm - Đại Học Huế, cán bộ viên chức phòng Đào tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Long đã dành thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND quận Liên Chiểu, Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại quận Liên Chiểu, Trung tâm công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Đàm Hoàng Vương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng” đã được tiến hành trong thời gian từ tháng 02/2018 đến tháng 08/2018. Nội dung chính của đề tài đó là chuẩn hóa và chia dữ liệu địa chính theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Mội trường. Cụ thể, trong đề tài đã sử dụng phần mềm Microstation V7 để chuẩn hóa dữ liệu không gian từ định dạng *.dwg ở hệ tọa độ HN-72 về định dạng *dng với hệ tọa độ VN- 2000 theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính từ dạng giấy sang dạng số từ đó thành lập Cơ sở dữ liệu địa chính. Từ kết quả chuẩn hóa, tiến hành chia sẻ dữ liệu không gian trên nền tảng phần mềm SVN SERVER để phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Liên Chiểu. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ quét để lưu trữ và tra cứu hồ sơ gốc của thửa đất. Từ việc ứng dụng các phần mềm trên, cơ sở dữ liệu địa chính dạng số và phương pháp lưu trữ, chia sẻ dữ liệu dùng chung trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã được lưu trữ và chia sẻ trên hệ thống SVN Server, góp phần cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận cũng như thành phố. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .......................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 4 1.1.1. Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý ............................................................... 4 1.1.2. Cơ sở dữ liệu địa chính ...................................................................................... 6 1.1.3. Nội dung chuẩn hóa và phương pháp chuẩn hóa bản đồ địa chính, hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận........................................................................................................... 6 1.1.4. Nội dung chuẩn hóa và phương pháp chuẩn hóa bản đồ địa chính, hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận........................................................................................................... 6 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CAC VẤN DỀ NGHIEN CỨU ........................................... 8 1.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ................................................................. 9 1.2.2. Tình hình xây dựng CSDL địa chính trên thế giới .............................................. 9 1.2.3. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng......... 11 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 12 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 14 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 14 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 14 2.2.1. Phạm vi không gian.......................................................................................... 14 2.2.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................. 14 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 14 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 14 2.4.1. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý. ...................................................... 14 2.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ........................................................ 15 2.4.3. Phương pháp phân tích so sánh ........................................................................ 15 2.4.4. Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 15 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 16 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 17 3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI........ 17 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 17 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 21 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất từ 1/1/ 2010 đến 1/1/2017 .... 24 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng .................................................................................................... 26 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG DỮ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. ...................................................................................................................... 26 3.2.1 Tổ chức quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính ............................... 26 3.2.2. Phần mềm quản lý hồ sơ địa chính ................................................................... 27 3.2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài liệu địa chính và các nguồn dữ liệu qua các thời kỳ tại địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. .................................... 27 3.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ............... 28 3.3.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ....................................................... 28 3.4 PHƯƠNG ÁN LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ...... 4947 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 3.4.1 Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu bản đồ địa chính dạng số sử dụng phần mềm SVN Server .................................................................................................................... 4947 3.4.2 Lưu trữ hồ sơ dạng số ................................................................................... 5653 3.4.3. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được ....................................................... 5653 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 6157 Kết luận ................................................................................................................. 6157 Kiến nghị ............................................................................................................... 6157 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 6258 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 6359 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 GCN Giấy chứng nhận 4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 GIS Geographic Information System 6 SVN Subversion 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU BYPERLINK \l "_Toc525653979"địa chính được chẩn hóa về dạng DN .............. 2217 BYPERLINK \l "_Toc525653980"địa chính được chẩn hóa về dạng DNGquận Liên Chiểu ..................................................................................................................... 2217 BảYPERL3. HiRLINK \l "_Toc525653981"địa chính được chẩn h ....................... 2520 BYPERLINK \l "_Toc525653982"địa chính được chẩn hóa về dạng DNGquận Liên Chiểu ..................................................................................................................... 2823 Bảng 3.5 Số tờ bản đồ và hệ quy chiếu hiện tại ...................................................... 3024 Bảng 3.6. Bảng quy đổi kinh tuyến trục giữa 2 hệ tọa độ. ...................................... 3125 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tờ bản đồ địa chính được chẩn hóa về dạng DNG..... 4534 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa bàn nghiên cứu ................................................................ 1812 Hình 3.2. Biểu đồ biến động đất đai năm 2010-2017.............................................. 2419 Hình 3.3. Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .................................. 2823 Hình 3.4 Màn hình chuyển đổi từ hệ tọa độ HN-72 sang Hệ tọa độ VN-2000 của tờ bản đồ số 134 phường Hòa Khánh Bắc. ................................................................. 3024 Hình 3.5. Tọa độ của 1 điểm trên tờ bản đồ số 134 sau khi đã chuyển về hệ độ VN- 2000....................................................................................................................... 3125 Hình 3.6. Chuyển tờ bản đồ 134.dwg về định dạng *.dng ...................................... 3225 Hình 3.7. Tờ bản đồ 134 sau khi được đưa về định dạng *.dng .............................. 3226 Hình 3.8. Chuẩn hóa đối tượng ranh giới thửa đất .................................................. 3326 Hình 3.9. Chuẩn hóa đối tượng tường nhà.............................................................. 3427 Hình 3.10. Chuẩn hóa đối tượng đường sắt ............................................................ 3527 Hình 3.11. Chuyển đổi đối tượng diện tích thửa đất ............................................... 3628 Hình 3.12. Chuẩn hóa đối tượng thửa đất pháp lý .................................................. 3728 Hình 3.13. Chuẩn hóa đối tượng tên đường phố ..................................................... 3729 Hình3.14. Chức năng MDL Applications để liên kết với phần mềm Famis 2015 ... 3829 Hình 3.15. Màn hình hiển thị phần mềm Famis 2015 theo Luật đất đai 2013 ......... 3830 Hình 3.16. Tạo topology cho thửa đất .................................................................... 3930 Hình 3.17. Gán dữ liệu địa chính ban đầu vào thửa đất .......................................... 4031 Hình 3.18. Gán thông tin ban đầu cho thửa đất. .................................................... 4131 Hình 3.19. Tiến hành vẽ nhãn thửa ....................................................................... 4232 Hình 3.20. Công cụ tạo khung bản đồ để vẽ khung bản đồ ..................................... 4332 Hình 3.21. Điền các thông tin thuộc tính để tạo khung cho bản đồ địa chính .......... 4333 Hình 3.22. Tờ bản đồ DC25 phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu sau khi được chuẩn hóa hoàn chỉnh ............................................................................................ 4433 Hình 3.23. Mô hình lưu trữ theo dạng tập trung và hỗn hợp ................................... 5038 Hình 3.24. Tạo User trên phần mềm SVN Server................................................... 5039 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x Hình 3.25. Nhập thông tin User và Password ......................................................... 5139 Hình 3.26. Phân quyền cho user ............................................................................. 5240 Hình 3.27. Import dữ liệu vào thư mục dùng chung ............................................... 5340 Hình 3.28. Import dữ liệu vào thư mục dùng chung ............................................... 5341 Hình 3.29. Chỉnh sửa tờ bản đồ số 150 tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu5441 Hình 3.30. Khóa tờ bản đồ cần chỉnh sửa ............................................................... 5442 Hình 3.31. Mở khóa tờ bản đồ ............................................................................... 5542 Hình 3.32. File bản đồ được đưa lên thư mục sử dung chung ................................. 5543 Hình 3.33. Màn hình đăng nhập vào phần mềm Quản lý hồ sơ quét ....................... 5643 Hình 3.34. Nhập hồ sơ vào phần mềm Quản lý hồ sơ quét .................................... 5744 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay [5]. Thông tin đất đai giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai, nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý nhất cho các nhà quản lý phân bố sử dụng đất cũng như trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai thác hợp lý đối với tài nguyên đất đai. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, tình hình biến động đất đai của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Đặc biệt, ở các khu vực đang đô thị hóa rất nhiều biến động về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích, thu hồi, giao đất, thế chấp... diễn ra rất sôi động. Vì vậy ngành quản lý đất đai cần phải có một hệ thống thông tin quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu một cách thường xuyên, đầy đủ và chính xác. Công tác xây dựng, cập nhật và quản lý dữ liệu Hồ sơ địa chính là một vấn đề mang tính lịch sử phức tạp, có ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề chính trị - xã hội của mỗi quốc gia. Với sự vận động phát triển không ngừng của đời sống kinh tế xã hội việc cập nhật, quản lý Hồ sơ địa chính ngày càng đòi hỏi sự đồng bộ, tiện lợi, chính xác và khoa học cho người quản lý cũng như người khai thác thông tin. .Trong những năm gần đây, theo định hướng trở thành “Thành phố thông minh”, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách về công nghệ quản lý đất đai trong đó hệ phần mềm xử lý dữ liệu địa chính đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý dữ liệu địa chính. Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng một số phần mềm như Vilis, ArcGis, Microstation, AutoCad đã và đang được sử dụng để xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm này vẫn chưa được thống nhất giữa các địa phương, dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. Quận Liên Chiểu là quận đầu tiên của thành phố Đà Nẵng được nâng lên đơn vị hành chính cấp quận loại I, được định hướng là trung tâm đô thị lớn về phía Tây Bắc thành phố, quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ, vì vậy có nhiều biến động trong quá trình sử dụng đất. Dữ liệu Hồ sơ địa chính được thành lập qua nhiều thời kỳ với PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 các công nghệ khác nhau, lưu trữ ở cả dạng giấy và dạng số. Thời kỳ trước năm 1999, tùy thuộc vào khả năng của từng địa phương mà bản đồ và hồ sơ địa chính được thành lập cũng rất đa dạng, bản đồ được lưu ở dạng giấy hoặc các khuôn dạng *.dxf, *.dwg của AutoCAD, *.dgn của MicroStation và chủ yếu xây dựng ở hệ tọa độ HN-72. Hồ sơ địa chính quản lý trên giấy hoặc ở dạng cơ sở AutoCAD. Sau khi Tổng cục Địa chính ban hành áp dụng phần mềm Famis và quy định sử dụng hệ tọa độ VN-2000 cho công tác thành lập bản đồ địa chính trên cả nước thì chỉ xây dựng bản đồ ở phường Hòa Minh được lưu trữ ở khuôn dạng *.dgn của MicroStation Sử dụng công nghệ thông tin để tích hợp các tài liệu ở các định dạng khác nhau vào một định dạng thống nhất, hầu hết các thông tin của thửa đất được quy về một mối. Việc tra cứu trở nên dễ dàng, rút ngắn thời gian tra cứu thông tin, góp phần thực hiện công tác cải cách hành chính trong công tác quản lý đất đai mà hiện nay đang được tỉnh đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Chuẩn hóa và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài liệu địa chính và các nguồn dữ liệu qua các thời kỳ tại địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. - Nghiên cứu quy trình xây dựng CSDL và chuẩn hóa các dữ liệu không gian và thuộc tính trong cơ sở dữ liệu phù hợp với quận Liên Chiểu và thống nhất trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng. - Chuẩn hóa và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học trong việc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thông tin địa chính. Xây dựng cơ sở lý thuyết cho một số phương pháp để làm công cụ hiệu chỉnh thửa đất khi cập nhật, làm tăng độ chính xác, đồng bộ dữ liệu địa chính. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trợ giúp các nhà quản lý trong công tác quản lý đất đai, là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế và sử dụng của các tổ chức, cá nhân qua các thời kỳ; phục vụ kinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 doanh bất động sản; phục vụ nghiên cứu văn hóa và lịch sử, thuận lợi cho việc in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo hồ sơ địa chính, chia sẻ dữ liệu cho các bộ phận có liên quan trong quá trình sử dụng bộ cơ sở dữ liệu... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý * Đặc thù của thông tin địa lý, chỉ có thể hoạt động được khi nó có các thông tin địa lý, được tổ chức thành một cơ sở dữ liệu phù hợp với đặc thù của thông tin và phù hợp với khả năng quản lý phân tích của hệ thông tin địa lý. Các thông tin địa lý là các thông tin về các đối tượng địa lý. * Các phần mềm ứng dụng - Phần mềm MICROSTATION là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng và thể hiện các yếu tố bản đồ. Các công cụcủa MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh Raster,sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation được dùng làmnền cho các phần mềm như IrasB, IrasC, Geovec, MSFClean, MRFFlag.MicroStation còn cũng cấp các công cụ như nhập (Import) và xuất(Export) dữ liệu đồ họa từ các phần mèm khác qua các file có định dạng như *.DXF, *.DWG...- Phần mềm FAMIS Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phần mềm thích hợp đo vẽ và lập BĐĐC FAMIS (Field Work and Cadastral Mapping Intergraph Software) là phần mềm thành lập và quản lý bản đồ số địa chính. Famis có khả năng thực hiện các công đoạn từ xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh sản phẩm BĐĐC. Nó liên kết với cơ sở dữ liệu HSĐC để dùng chung một dữ liệu thống nhất. Phần mềm FAMIS là phần mềm chuẩn được sử dụng trong ngành địa chính, nhằm mục đích tiến tới chuẩn hóa hệ thống thông tin đo đạc bản đồ và tài nguyên đất. Mọi hệ thống bản đồ và HSĐC đã được lập theo các hệ thống phần mềm khác cần phải được chuẩn hoá theo hệ thống phần mềm này để quản lý thống nhất từ trung ương đến các địa phương. Nguyên lý sử dụng hần mềm FAMIS: các dữ liệu đầu vào tuân theo các dạng file chuẩn mà phần ềm có thể liên kết. Cơ sở dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ được FAMIS quản lý theo file chuẩn (Seed file). File bản đồ được định dạng (*.dgn), nó chứa đựng dữ liệu không gian nằm trong hệ quy chiếu, kinh tuyến trung ương và hệ toạ độ trắc địa quốc gia. - Phần mềm VILIS Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 dụng đất tại thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”,Nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư 09/2007/TT_BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm này là một trong số các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đang được phát triển. Phần mềm được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình CSDL Visual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access. - Phần mềm ESRI được lựa chọn là bộ phần mềm ArcGIS Desktop cho phép tạo, phân tích, vẽ bản đồ, quản lý, chia sẻ và xuất bản thông tin địa lý. ArcGIS Desktop Applications: ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, and ArcGlobe. - Phần mềm SVN Hệ thống SVN là một hệ thống quản lý phần tài nguyên của một dự án. Hệ thống có khả năng tự cập nhật, so sánh và kết hợp tài nguyên mới vào phần tài nguyên cũ.Hệ thống SVN để quản lý tài nguyên của công và thay thế cho các hệ thống chia sẻ file theo kiểu cổ điển, hoặc các phần mềm quản lý file khác. Vì SVN có cơ chế phân quyền khá tốt và ngoài ra khá dễ để lấy lại file cũ… hỗ trợ truy cập cả LAN (Local Area Network) và WAN (Wide area network), vì vậy rất cơ động và linh hoạt và bảo mật. - SVN gồm 2 thành phần đó là: + SVN SERVER: Phần mềm lưu trữ, phân quyền tại server. + Client: Phần mềm giao tiếp, đồng bộ dữ liệu ở máy trạm, tức là phần mềm trên máy của bạn. Về mặt khái quát, SVN giống như một hệ thống file server mà các client có thể download và upload file một cách bình thường. Điểm đặt biệt của SVN là nó lưu lại tất cả những gì thay đổi trên hệ thống file: file nào đã bị thay đổi lúc nào, thay đổi như thế nào, và ai đã thay đổi nó. SVN cũng cho phép recover lại những version cũ một cách chính xác. Các chức năng này giúp cho việc làm việc nhóm trở nên trơn tru và an toàn hơn rất nhiều. Các chức năng mà cần quan tâm nhất đó là: Thứ nhất là chức năng Commit – để đưa các dữ liệu của các bạn lên thư mục sử dụng chung. Và tính năng thứ 2, là update, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 để cập nhập tài nguyên của dự án, phần mềm tự so sánh mã nguồn từ server của người dùng và tìm ra chỗ nào khác sẽ tự động nối (merge) vào mã nguồn của các người dùng đảm bảo không bị lỗi). Người dùng mỗi khi commit khuyến khích nên update xong rồi hãy commit để tránh tình trạng bị lỗi. Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng hệ thống thông tin địa lý bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. 1.1.2. Cơ sở dữ liệu địa chính a. Khái niệm chung: Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính [2]. b. Chuẩn hóa dữ liệu: Mục đích của việc chuẩn hóa là chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi không gian theo mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu [2]. 1.1.3. Nội dung chuẩn hóa và phương pháp chuẩn hóa bản đồ địa chính, hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận Theo điều 11, chương 2 của Thông tư 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/7/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chuẩn CSDL địa chính thì việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 1.1.3.1. Khái niệm chuẩn hóa CSDL địa chính Chuẩn hóa là một khái niệm rộng áp dụng cho nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Trong công tác xây dựng, vận hành CSDL địa chính thì việc chuẩn hóa được xem như là một giải pháp tổng thể để hoàn thiện dữ liệu đầu vào, đảm bảo sự chính xác trong quá trình vận hành và cập nhật nâng cấp CSDL. Nội dung chuẩn hóa tập trung vào nguồn tài liệu, dữ liệu không gian và thuộc tính. Trong mỗi loại dữ liệu, tài liệu này cũng được phân chia ra thành các nhóm dựa vào định dạng lưu trữ (dạng giấy, dạng file thông tin, dạng ảnh quét..). Chuẩn hóa tư liệu phải tuân thủ theo các quy định, quy phạm và các tiêu chuẩn đã ban hành. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đưa ra khái niệm về chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính : Chuẩn hóa CSDL địa chính là quá trình áp dụng những công nghệ, kỹ thuật nhằm làm thay đổi hình thức thể hiện của mỗi giá trị thông tin kỹ thuật, pháp lý để phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và qui định hiện hành mà không làm thay đổi bản chất của giá trị thông tin kỹ thuật, pháp lý đó. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 1.1.3.2. Đối tượng chuẩn hóa Việc xác định đối tượng cần chuẩn hóa cũng là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác chuẩn hóa. Đối tượng chuẩn hóa cần phải được phân loại theo tính chất và mức độ đáp ứng của việc chuẩn hóa. Căn cứ vào thực tế nguồn tư liệu đất đai có thể chia đối tượng chuẩn hóa thành 2 loại là đối tượng không gian và đối tượng thuộc tính. a) Đối tượng không gian Đối tượng không gian cần phải chuẩn hóa trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu địa chính là bản đồ địa chính dạng số và dữ liệu không gian địa chính, trong đó: - Bản đồ địa chính dạng số được thành lập theo quy định của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính được sử dụng làm dữ liệu đầu vào xây dựng dữ liệu không gian địa chính, không gian đất đai nền và được vận hành song song với CSDL địa chính trong quá trình khai thác sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc mô tả các đối tượng không gian cụ thể cũng như quy trình chuẩn hóa sẽ được tác giả đề cập tại Chương 3 của luận văn này. - Dữ liệu không gian địa chính, bao gồm: Nhóm lớp dữ liệu không gian địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới và mốc giới của hành lang an toàn bảo vệ công trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác có liên quan đến thửa đất theo quy định của pháp luật về bản đồ địa chính. b) Đối tượng thuộc tính Dữ liệu thuộc tính trong CSDL được chi thành hai nhóm là dữ liệu thuộc tính có cấu trúc, bao gồm dữ liệu thuộc tính và dữ liệu thuộc tính phi cấu trúc, bao gồm dữ liệu về hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Scan (số hóa) đưa vào lưu trữ trong CSDL. 1.1.3.3. Hình thức chuẩn hóa Công tác chuẩn hóa CSDL là việc làm thường xuyên nhằm đảm bảo cho CSDL được vận hành ổn định, chính xác và hoặc khi tiến hành nâng cấp CSDL theo các quy định bắt buộc. Căn cứ vào các yêu cầu này học viên đưa ra 2 hình thức chuẩn hóa tư liệu đất đai. a) Chuẩn hóa nội dung Hình thức chuẩn hóa trực tiếp là các thao tác kỹ thuật nhằm chuẩn hóa các đơn vị thông tin trong mỗi trường dữ liệu hoặc mỗi đối tượng đồ họa (Feature) trong CSDL PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 để mang lại sự chính xác cho đối tượng cần chuẩn hóa. Việc chuẩn hóa trực tiếp không làm thay đổi cấu trúc CSDL hoặc hệ quản trị CSDL đã được thiết lập. b) Chuẩn hóa hỗn hợp Hình thức chuẩn hóa kết hợp giữa chuẩn hóa nội dung và chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu. Thông thường hình thức chuẩn hóa này sẽ được sử dụng khi tiến hành nâng cấp CSDL theo quy định, khi đó CSDL dữ liệu phải được chuẩn hóa các đơn vị thông tin và cấu trúc lưu trữ thông tin. 1.1.4. Vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính đối với công tác quản lý đất đai Cơ sở dữ liệu địa chính là một dạng hồ sơ địa chính đặc biệt, vừa phục vụ cho lợi ích của nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của công dân. Nhà nước cần Hồ sơ này để thực hiện việc thu thuế cũng như đảm bảo cho việc quản lý, giám sát, sử dụng và phát triển đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. Đối với công dân, Hồ sơ sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền thích hợp để họ có thể giao dịch hoặc tra cứu hoặc sử dụng vào các mục đích hợp pháp khác một cách thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và với một chi phí thấp. Việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính phải đồng bộ từ đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, đảm bảo thông tin thống nhất, đầy đủ và chính xác, góp phần quan trọng để tạo lập một hệ thống quản lý đất đai công khai và minh bạch để phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai; góp phần quan trọng trong giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về đất đai. Hiện nay các Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã hoàn thành đều tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Chỉnh lý, chuẩn hóa các loại bản đồ, tài liệu, dữ liệu địa chính theo đúng chuẩn mà Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; chỉnh lý, bổ sung thửa đất có biến động và phát sinh trong hồ sơ địa chính; hoàn thiện các cơ chế cập nhật chỉnh lý biến động và cung cấp thông tin, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng các hệ thống phần mềm chuyên ngành, đào tạo nguồn nhân lực... - Làm cơ sở để người sử dụng đất, sở hữu tài sản trên đất thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật. - Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Làm cơ sở để thanh kiểm tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai. - Làm cơ sở để thống kê, kiểm kê đất đai. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 1.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm những hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quyền sở hữu nhà Nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu đó về đất đai. Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai [5]. Theo Điều 22 Luật đất đai 2013 có 15 nội dung sau đây: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [5]. 1.2.2. Tình hình xây dựng CSDL địa chính trên thế giới Việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng CSDL địa chính ở nhiều nước trên thế giới đã được quan tâm từ sớm và thực hiện với nhiều kết quả tốt. Đặc biệt là ở các nước phát triển như Thụy Điển, Hà Lan, Úc, Italy,… CSDL địa chính được hoàn thiện thành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 các hệ thống thông tin đất đai phục vụ rất hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sau đây học viên xin tổng quan một số các hệ thống thông tin đất đai ở một số nước. 1.2.2.1. Thụy Điển Tại Thụy Điển, toàn bộ quá trình từ quyết định ban đầu đến khi hoàn thiện mất khoảng 25 năm. Hệ thống thông tin đất đai tích hợp các thông tin đăng ký đất đai và địa chính vào một hệ thống bao gồm những phần sau: Đăng ký tài sản, xác định các đối tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản); Đăng ký đất đai, xác định các quyền đối với các đối tượng; Thiết lập và địa chỉ; Thuế và giá trị; Lưu trữ dạng số. Mô hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cập nhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp với các thủ tục pháp lý và Hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và trình diễn dữ liệu. Mô hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếp bằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML [3]. Thụy Điển xây dựng được ngân hàng dữ liệu đất đai (LDBS) vào năm 1995, trong ngân hàng này mỗi đơn vị tài sản có các thông tin sau: - Khu vực hành chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục bản đồ địa chính, toạ độ của bất động sản và các công trình xây dựng; - Diện tích của bất động sản; - Giá trị tính thuế; - Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thông tin về việc có bất động sản đó khi nào và như thế nào; - Sơ đồ công trình xây dựng và quy định được áp dụng cho trường hợp cụ thể đó; - Số lượng thế chấp; - Thông tin về quyền thông hành địa dịch; - Các biện pháp kỹ thuật và chính thức được thực hiện, số tra cứu đến các bản đồ và các tài liệu lưu trữ khác. Đồng thời, LDBS được kết nối tới các CSDL địa lý của Thụy Điển thông qua hệ thống tọa độ. Các CSDL địa lý có chứa các thông tin về địa hình, sử dụng đất, thủy văn, thực vật,... Thông tin cơ bản trong LDBS được cập nhật hàng ngày bởi Cơ quan đăng ký đất và Cơ quan địa chính. 1.2.2.2. Úc Tại Úc, tổ chức cơ quan quản lý đất đai nói chung của từng bang có sự khác nhau. Vì vậy công tác quản lý nhà nước, bao gồm công tác đăng ký quyền sở hữu đất đai và các dịch vụ liên quan đến đất đai (trong đó có hệ thông thông tin đất đai) của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
36=>0