Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 và đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hằng năm của quận Ngũ Hành Sơn đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt; Đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 và đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VIỆT CƯỜNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2015-2017 VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUẾ - 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2015-2017 VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGỮ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. HỒ KIỆT HUẾ - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn và mọi thông tin tham khảo, trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày……..tháng……năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Cường
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, sự nổ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế; đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngữ - Trường Đại học Nông Lâm Huế là người trực tiếp hướng dẫn khoa học; Thầy đã nhiệt tình, dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp tại UBND quận Ngũ Hành Sơn; Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng; Lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban thuộc quận Ngũ Hành Sơn, đặc biệt là Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ngũ Hành Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnh tôi động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày……..tháng……năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Cường
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 và đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu đề tài: Đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp phân tích và xử lý số liệu; Phương pháp bản đồ. Kết quả nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 của quận Ngũ Hành Sơn; định hướng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 dựa vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng phân bổ đối với quận Ngũ Hành Sơn; đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2018 – 2020 tại quận Ngũ Hành Sơn. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn cho thấy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là tài liệu hết sức cơ bản trong việc thực hiện, chỉ ra vị trí, quy mô, định mức sử dụng đất, mục đích và tiến độ sử dụng đất, phục vụ cho việc đầu tư, xây dựng công trình; giúp các cấp chính quyền trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp, nhất là trong việc chuyển mục đích đất nông nghiệp, đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp. Qua đó giúp quận có những đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện quy hoạch, KHSDĐ ở từng cấp, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong sử dụng đất. Để có được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi thì việc phân tích, đánh giá được đầy đủ kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn thời kỳ trước là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của các nhà quy hoạch, các nhà quản lý là phải tìm ra những mặt được, những tồn tại và các nguyên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Từ những cơ sở vừa đặt ra, tôi đã đề xuất định hướng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2018 – 2020 tại quận Ngũ Hành Sơn.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ............................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về quy hoạch, kế hoạch.................................................... 4 1.1.2. Tổng quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................................................. 5 1.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về đất đai ........................................... 18 1.1.4. Xu thế và quan điểm phát triển quy hoạch sử dụng đất..................................... 20 1.1.5. Vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................................................... 25 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 26 1.2.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất của các nước trên thế giới ........................ 26 1.2.2. Thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam .............................................. 29 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.............. 34
- v CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 38 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 38 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 38 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 38 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 38 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 38 2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ............................................................. 39 2.3.3. Phương pháp bản đồ ......................................................................................... 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 40 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ........................................... 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 40 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn ........................................... 46 3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực lên đất đai ............................................................................................................ 56 3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 CỦA QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ............................................................ 57 3.1.1. Sơ lược về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 ..................................... 57 3.2.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2017 ........................................................ 60 3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 CỦA QUẬN NGŨ HÀNH SƠN .............................................................................................................. 79 3.3.1. Cơ sở để đề xuất định hướng ............................................................................ 79 3.3.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn đến năm 2020 ......... 80 3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020................................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 101 1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 101 2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 103
- vi PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ được viết tắt ATTP : An toàn thực phẩm CNH : Công nghiệp hóa CN-TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm nội địa HTX : Hợp tác xã KH : Kế hoạch KHSD : Kế hoạch sử dụng KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất KT-XH : Kinh tế - xã hội NN : Nông nghiệp SDĐ : Sử dụng đất QH : Quy hoạch QHSD : Quy hoạch sử dụng QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất TDTT : Thể dục thể thao UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tổng hợp giá trị sản xuất kinh tế từ 2015-2017 .......................................... 55 Bảng 3.2. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 ................................................ 57 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017............................................................... 61 Bảng 3.4. Biến động sử dụng các nhóm đất trong giai đoạn 2015-2017 ..................... 66 Bảng 3.5. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2015-2017 ..................... 67 Bảng 3.6. Kết quả sử dụng đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2015-2017 ............... 68 Bảng 3.7. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 ....................... 71 Bảng 3.8. Các công trình dự án đã thực hiện giai đoạn 2015-2017 ............................. 72 Bảng 3.9. Kết quả giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2015-2017 ................................... 73 Bảng 3.10. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch đến năm 2020 ............................. 82 Bảng 3.11. Các công trình dự án dự kiến thực hiện đến năm 2020 ............................. 84 Bảng 3.12. Biến động sử dụng các loại đất trong giai đoạn 2017-2020 ...................... 86 Bảng 3.13. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đến năm 2020 ............................. 90 Bảng 3.14. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đến năm 2020 ..................... 91 Bảng 3.15. Danh mục các khu đất, dự án sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội ............................................................................................................................. 92
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Sơ đồ vị trí của quận Ngũ Hành Sơn .......................................................... 40
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai,… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, đa dạng, phức tạp, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất. Do đó, cần có những chính sách, quy định cụ thể để giải quyết hợp lý quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Từ đó cho thấy, công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Trước những yêu cầu bức thiết đó và nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai phù hợp với điều kiện thực tiễn, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định việc quản lý và sử dụng đất đai như Luật Đất năm 2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ Quy định về giá đất, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ Quy định về thu tiền thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai… và các Thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định có liên quan. Ngũ Hành Sơn là quận đồng bằng duyên hải miền Trung nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Nẵng. Có toạ độ địa lý nằm ở 1080 kinh độ Đông và 16 0 vĩ độ Bắc với dải bờ biển dài 12 km, có địa giới hành chính được xác định như sau: phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Tây giáp quận Hải Châu, Cẩm Lệ, phía Nam giáp Thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Đơn vị hành chính của quận gồm có: Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ, phường Hòa Hải và phường Hòa Quý. Là một quận của thành phố trực thuộc Trung ương, của đô thị loại một cấp quốc gia, có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thuỷ rất thuận lợi, nối
- 2 liền với trung tâm thành phố, rất gần với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nhà ga đường sắt Đà Nẵng và Cảng biển Tiên Sa. Hơn nữa, quận nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An - một di sản văn hoá thế giới và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông – Tây với những điều kiện thuận lợi đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Quận có địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc thù của vùng Duyên hải miền Trung. Đất đai khá đồng nhất về tính chất vật lý, hoá học. Cấu tạo địa chất chủ yếu là cát, thành phần hạt thô hơn so với cùng loại ở khu sát biển. Ngoài ra, lớp cát mịn được phân bố rộng khắp trong vùng, với chiều dày biến động từ 4 đến 11m, có kết cấu chặt vừa. Quận Ngũ Hành Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động, mang tính đặc thù của vùng ven biển miền Trung Trung Bộ, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có đợt không khí lạnh nhưng không rét đậm và kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,2°C. Số giờ nắng bình quân trong năm là 174,4 giờ/tháng. Lượng mưa trung bình hàng năm là 195,8Vm/tháng. Độ ẩm không khí trung bình là 81,14%/tháng. Với những điều kiện thực tế nêu trên, vấn đề lập quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng đối với đời sống nhân dân cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn. Việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai cũng như công tác định hướng cho việc sử dụng đất trong thời gian đến cũng là vấn đề cấp thiết đối với các cấp, các ngành của địa phương và đối với những người trực tiếp công tác trong lĩnh vực quản lý đất đai. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 và đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2017 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hằng năm của quận Ngũ Hành Sơn đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt;
- 3 - Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn năm 2017; - Đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2020 của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và đặc biệt là cấp quận, huyện hiện nay ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp các nhà quản lý và quy hoạch, kế hoạch của quận Ngũ Hành Sơnvà của thành phố Đà Nẵng đưa ra được phương án tốt nhất cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận giai đoạn tiếp theo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất, cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về quy hoạch, kế hoạch 1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học, kỹ thuật và sự gia tăng dân số, con người đã nhận thấy rõ các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Việc sử dụng tài nguyên không được dừng lại ở quan điểm mang lại hiệu quả kinh tế mà cần phải khoa học, hợp lý và bền vững cho tương lai. Quy hoạch là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện các yêu cầu trên. Quy hoạch là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn dắt tới sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến. Các kỹ thuật chính của quy hoạch là các văn bản tường trình bổ sung theo nhu cầu những dự báo thống kê, những công thức toán, những đánh giá số lượng và những biểu bảng minh họa cho các quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của dự án. Nó có thể nhưng không nhất thiết phải bao gồm các bảng vẽ không gian chính xác của đối tượng [14]. “Quy hoạch là một quá trình nghiên cứu, phân tích thực trạng và tiềm năng để hoạch định một kế hoạch hành động cụ thể trong tương lai nhằm đạt được mục đích bằng con đường hiệu quả nhất”. Quy hoạch cho sự phát triển đảm bảo được cả 3 mục đích là hiệu quả về kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả bảo vệ môi trường [14]. 1.1.1.2. Khái niệm về kế hoạch Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai. Kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý. Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đãđược đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu.
- 5 1.1.1.3. Khái niệm về phương án quy hoạch, kế hoạch Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất là giai đoạn thể hiện kết quả nghiên cứu của các giai đoạn trước về việc phân bổ, khoanh định cụ thể vị trí đất đai trên địa bàn quy hoạch cho các mục đích sử dụng, các ngành, các đơn vị và các dự án. Trên cơ sở đó, thực hiện điều chỉnh và cân đối chung quy đất cùng với việc đề xuất các chính sách, biện pháp thực hiện và phân kỳ quy hoạch theo từng giai đoạn cụ thể. Dựa vào các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội và định hướng sử dụng đất, tiến hành xây dựng các phương án sử dụng đất. Để đảm bảo tính khách quan cho các giải pháp quy hoạch, cần xây dựng nhiều phương án khác nhau, từ đó sẽ lựa chọn ra phương án tối ưu để kiến nghị trình duyệt. Theo điều 55, chương 3, Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bước xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau: - Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất; - Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh cho cấp huyện trong kỳ quy hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã; - Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã; - Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã; - Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng[1]. 1.1.2. Tổng quan về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1.1.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất.
- 6 Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều cách nhận thức khác nhau. Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng đồng ruộng ... Bên cạnh đó, có quan điểm lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên các quy phạm của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên bản chất của quy hoạch sử dụng đất không được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân của quy hoạch sử dụng đất không nằm trong kỹ thuật đo đạc và cũng không thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất như đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý. Cụ thể: - Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác chuyên môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... để tính toán và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoảnh thửa. Từ đó, tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật. - Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích cụ thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất. - Tính kinh tế: Khi giao đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao. Đây chính là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất đai. Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất. Song, điều này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế. Từ đó, có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau: Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường[26] Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và KHSDĐ chi tiết của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để
- 7 phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường. 1.1.2.2. Khái niệm về kế hoạch sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất được chi tiết hóa thông qua phân tích đánh giá các kết quả đạt được trong kỳ kế hoạch sử dụng đất, các nhu cầu cụ thể về phân bố đất đai cho từng kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng hạ tầng xã hội[16]. 1.1.2.3. Khái niệm về chu kỳ quy hoạch, kỳ kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm Kỳ quy hoạch, kỳ kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian mà mỗi cấp chính quyền, từ trung ương cho đến từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Lượng thời gian vật chất đó không thể quá ngắn cũng không thể quá dài, vì xét về mặt tổng thể, thời gian quá ngắn chưa thể hiện đầy đủ ý tưởng xây dựng quy hoạch của người xây dựng chính sách, nếu dài quá, sẽ dẫn tới quy hoạch không mang tính khả thi và xa rời cuộc sống. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là mười năm và kế hoạch sử dụng đất là năm năm ứng với phát triển kinh tế xã hội trong một chu kỳ mười năm và năm năm để thực hiện kế hoạch đó đối với cả nước và tất cả các địa phương từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, dưới một góc độ khác, nhiều người sử dụng đất, đặc biệt là các doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn trước việc các quy hoạch được xác định với thời gian không dài trong khi đó việc giao đất hoặc thuê đất có thể đến 50 năm. Cho nên, kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những lượng hóa thời gian cho một tổng thể phát triển kinh tế xã hội mà còn thể hiện tính liên tục và tính kế tiếp trong việc xây dựng chiến lược khai thác sử dụng đất đai. Qua đó, người sử dụng đất hoàn toàn an tâm trước các quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước. Luật Đất đai 2013, điều 37 quy định: “Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc
- 8 phòng, đất an ninh là 05 năm, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”[23].
- 9 1.1.2.4. Cơ sở khoa học và nguyên tắc của quy hoạch a. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên những luận điểm khoa học cơ bản sau đây: - Sự quản lý Nhà nước về đất đai. + Định hướng sử dụng đất theo mục tiêu của sự phát triển. + Hoạch định các chính sách sử dụng đất. + Tạo môi trường và điều kiện sử dụng đất. + Kiểm soát việc sử dụng đất. - Sử dụng tài nguyên đất đai + Đánh giá tài nguyên đất đai. + Sử dụng đất theo yêu cầu của mục đích sử dụng đất. + Xác định các loại hình sử dụng đất tối ưu. + Phân hạng đất thích hợp. + Kiến nghị sử dụng đất. - Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. + Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu phát triển. + Cấu trúc lãnh thổ đáp ứng các mục tiêu phát triển. + Xây dựng cơ cấu sử dụng đất đáp ứng các yêu cầu đa dạng hóa, chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp của sản xuất. - Thích ứng với xu thế hợp tác hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa. + Sự hình thành các vùng lãnh thổ đối tác. + Xác định nhu cầu đất chuyên dùng cho lĩnh vực kinh tế dịch vụ đối với liên doanh và đối với tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. - Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và kinh tế. + Đặc điểm và thuộc tính đất đai. + Các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội là căn cứ khách quan và thực tiễn cho tổ chức sử dụng đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn