intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá được thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế về các vấn đề như địa điểm tái định cư, thực trạng cơ sở hạ tầng của khu tái định cư; diện tích đất giao cho các hộ dân; mức độ hài lòng của người dân về việc bố trí tái định cư cũng như các kiến nghị, đề xuất của người dân về việc bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀI THỊ HỒNG NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN A LƯỚI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ - 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀI THỊ HỒNG NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN A LƯỚI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai MÃ SỐ: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HẢI HUẾ - 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Hoài Thị Hồng Nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các Thầy, Cô giáo. Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao học và làm luận văn này. Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Nguyễn Thị Hải là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Tài nguyên và Môi trường nông nghiệp, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, Trường Đại học Nông lâm Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, Ủy ban nhân dân xã Hồng Hạ, Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung chi nhánh tại huyện A Lưới và các phòng, ban, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả luận văn Hoài Thị Hồng Nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Đề tài "Đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng bố trí tái định cư và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp gồm phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp đánh giá mức độ hài lòng bằng thang đo Likert. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Dự án thủy điện A Lưới đã làm ảnh hưởng đến 1907,76 ha đất thuộc địa bàn 7 xã với 1583 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, có 285 hộ với 1364 nhân khẩu phải di dời để thực hiện các hạng mục công trình của dự án. Các hộ bị di dời được bố trí tại khu TĐC xã Hồng Hạ và TĐC xã Hồng Thượng. Hiện nay tại 2 khu tái định cư, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng vẫn chưa được thực hiện như phê duyệt. Cụ thể, khu tái định cư xã Hồng Hạ vẫn chưa có nhà họp thôn, chưa có sân thể thao, chưa được giao đất sản xuất. Tại khu tái định cư xã Hồng Thượng còn thiếu chợ, sân thể thao và nghĩa trang, những điều này đã gây khó khăn rất lớn đến đời sống và phát triển kinh tế của các hộ ở khu tái định cư xã Hồng Hạ và tái định cư xã Hồng Thượng. Nhìn chung hai khu TĐC xã Hồng Hạ và TĐC xã Hồng Thượng được bố trí gần trục đường giao thông, thuận lợi cho việc xây dựng điện lưới nông thôn và các công trình công cộng. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt, đi lại và sản xuất của người dân. Tại khu TĐC xã Hồng Thượng người dân thấy không hài lòng về địa điểm bố trí TĐC, bởi bố trí TĐC xa trung tâm của xã, xa đường Hồ Chí Minh, đồng thời sát rừng, núi hoang vu. Nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, thiếu nước phục vụ cho sản xuất, đất ở chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt, chưa tính đến việc gia tăng dân số trong tương lai, đất được giao để sản xuất có chất lượng xấu, nhiều sỏi đá, đất ruộng chưa có bờ thửa, chưa có nước dẫn vào đồng ruộng nên từ khi được giao đất chưa sản xuất được. Nhà ở được xây dựng thiếu chất lượng đã bị hư hỏng, nứt nẻ xuống cấp, thiết kế xây dựng không phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương. Tại khu TĐC xã Hồng Hạ người dân lại thấy hài lòng về điểm bố trí TĐC và diện tích đất ở được cấp, bởi vì khu TĐC xã Hồng Hạ có đất đai bằng phẳng, thuận lợi để làm nhà ở và đất vườn. Tuy nhiên, các hộ dân TĐC cũng có nhiều nội dung không hài lòng như nước phục vụ sinh hoạt chất lượng thấp, đường giao thông nhiều điểm đã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv xuống cấp, thiếu trường học, thiếu trạm y tế, thiếu nhà họp thôn…Đặc biệt hiện nay các hộ TĐC vẫn chưa được giao đất sản xuất. Từ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kết quả khảo sát thực tế, đề tài đã đề xuất được 7 giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong công tác bố trí tái định cư của dự án thủy điện huyện A Lưới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................viii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ ........................................................................................ x MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 2 2.1. MỤC TIÊU CHUNG................................................................................................. 2 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ................................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN................................................ 2 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC ............................................................................................ 2 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ............................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 3 1.1.1. Đất đai ..................................................................................................................... 3 1.1.2. Thủy điện ................................................................................................................ 5 1.1.3. Các quy định về thực hiện tái định cư của các dự án thủy điện ............................ 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................... 13 1.2.1. Tình hình phát triển thủy điện ở Việt Nam .......................................................... 13 1.2.2. Tình hình thực hiện công tác tái định cư của các dự án thủy điện tại Việt Nam ..... 16 1.2.3. Tình hình thực hiện công tác tái định cư của các dự án thủy điện ở tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................................................. 24 1.2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan.......................................................... 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 28 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 28 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 28 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 28 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ..................................................... 28 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ...................................................... 29 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 30 2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ hài lòng bằng thang đo Likert ........................... 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 31 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN A LƯỚI , TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................................................................................... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 31 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................... 33 3.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN A LƯỚI .................................. 38 3.2.1. Mục tiêu thực hiện dự án ...................................................................................... 38 3.2.2. Phạm vi thực hiện dự án ....................................................................................... 38 3.2.3. Đối tượng bị ảnh hưởng của dự án....................................................................... 38 3.3. THỰC TRẠNG BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN A LƯỚI. 43 3.3.1. Đặc điểm về vị trí, địa hình và đất đai của khu tái định cư ................................. 43 3.3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng của khu tái định cư ...................................................... 45 3.3.3. Thực trạng giao đất cho các hộ dân được bố trí tái định cư ................................ 51 3.3.4. Ảnh hưởng của việc bố trí tái định cư đến đời sống và sản xuất của người dân ......................................................................................................................................... 54 3.3.5. Mức độ hài lòng của người dân về việc bố trí tái định cư ................................... 57 3.3.6. Những kiến nghị, đề xuất của người dân về việc bố trí tái định cư của dự án.... 64 3.3.7. Đánh giá chung về các kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới ................................................................ 65 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁI ĐỊNH CƯ CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN A LƯỚI67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................ 67 3.4.2. Nội dung chi tiết của các giải pháp ...................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 69 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 71 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ được viết tắt TĐC : Tái định cư GPMB : Giải phóng mặt bằng NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội UBND : Ủy ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số lượng hộ tái định cư và số hộ được phỏng vấn của dự án thủy điện A Lưới ..................................................................................................................... 29 Bảng 3.1. Thống kê các đối tượng bị ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới ............. 39 Bảng 3.2. Thống kê về số hộ bị di dời do ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới ...... 39 Bảng 3.3. Thống kê diện tích đất bị ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới ............... 41 Bảng 3.4. Thống kê diện tích đất bị thu hồi tại các xã để thực hiện dự án thủy điện A Lưới ................................................................................................................................. 42 Bảng 3.5. Thống kê diện tích đất đai của khu tái định cư xã Hồng Thượng ................ 43 Bảng 3.6. Thực trạng đất đai của khu tái định cư xã Hồng Hạ ..................................... 45 Bảng 3.7. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của khu tái định cư xã Hồng Thượng ... 46 Bảng 3.8. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của khu tái định cư xã Hồng Hạ............ 50 Bảng 3.9. Tình hình giao đất ở cho các hộ dân tại các khu tái định cư......................... 51 Bảng 3.10. Diện tích đất ở bình quân của các hộ dân trước và sau khi được bố trí tái định cư............................................................................................................................. 52 Bảng 3.11. Tình hình giao đất sản xuất cho các hộ dân tại các khu tái định cư ........... 53 Bảng 3.12. Thời gian giao đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư tại xã Hồng Thượng ......................................................................................................................................... 54 Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về tình hình sản xuất tại khu tái định cư.............. 57 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về vị trí tái định cư ....... 57 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của khu tái định cư ............................................................................................. 58 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát người dân về chất lượng của một số công trình tại khu tái định cư so với nơi ở cũ ................................................................................................... 59 Bảng 3.17. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về diện tích đất ở được giao tại khu tái định cư ........................................................................................................... 60 Bảng 3.18. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người dân tái định cư do ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới ........................................................................................................ 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ vị trí của huyện A Lưới........................................................................ 31 Hình 3.1. Cơ cấu các loại đất bị thu hồi để xây dựng thủy điện A Lưới....................... 42 Hình 3.2. Đánh giá của người dân về đời sống tại khu tái định cư ............................... 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống điện quốc gia Việt Nam trong thời gian qua đã có những phát triển mạnh mẽ. Việc đầu tư các dự án thuỷ điện có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng trong đời sống và sản xuất của nhân dân. Để xây dựng một công trình thuỷ điện, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên. Mặc dù các dự án thủy điện thường được triển khai xây dựng tại miền núi, nơi dân cư sinh sống ít, tuy nhiên không tránh khỏi phải di chuyển những cộng đồng dân cư sinh sống trong phạm vi lòng hồ thuỷ điện. Những cộng đồng dân cư này chủ yếu là người dân tộc thiểu số có nền văn hóa lâu đời nhưng tập quán sản xuất, sinh hoạt còn nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, việc di dời và bố trí tái định cư của các dự án thủy điện có nhiều khác biệt với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi. Việc di dời này sẽ khiến cho đời sống của người dân vùng tái định cư gặp phải nhiều biến động hơn. Do vậy, việc thực hiện tốt công tác tái định cư đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho những người phải tái định cư do bị thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển thủy điện. Bởi vì, đây là những người bị mất đi những tài sản, lối sống, tập quán sản xuất vốn có của mình để chuyển đến một môi trường mới với những điều kiện sản xuất mới, văn hoá mới, cộng đồng mới. Họ rất dễ bị cô lập hoặc bị nghèo đi so với thời điểm trước khi phải tái định cư ở nơi ở mới. A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thủy điện nên huyện đã được lựa chọn để đầu tư phát triển dự án thủy điện A Lưới, một công trình thuỷ điện có quy mô lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án thủy điện A Lưới được đưa vào khảo sát từ năm 2007 và thực hiện công tác di dân, đền bù, giải phóng mặt bằng từ năm 2010. Để đảm bảo mặt bằng đất đai cho việc xây dựng thủy điện A Lưới, dự án đã phải di chuyển 285 hộ dân thuộc 7 xã gồm Hồng Thượng, Hồng Hạ, Sơn Thủy, Hồng Thái, Phú Vinh, Hồng Quảng và xã Nhâm thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến định cư tại xã Hồng Thượng và xã Hồng Hạ trên địa bàn huyện. Việc tái định cư của dự án đã thực hiện xong từ năm 2015, tuy nhiên đến nay việc tái định cư của người dân bị ảnh hưởng của dự án vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: chất lượng nhà ở không được tốt, tiến độ cấp đất sản xuất cho bà con còn chậm và chưa giao cụ thể cho người dân, đất ruộng chưa có bờ thửa, hệ thống nước tưới chưa xây dựng, độ màu mỡ của đất không tốt (đá sỏi nhiều)... Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để phản ánh đúng thực trạng tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất được một số giải pháp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 góp phần nâng cao hiệu quả tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng của dự án dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài "Đánh giá thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. MỤC TIÊU CHUNG Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được thực trạng bố trí tái định cư và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ - Đánh giá được thực trạng bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế về các vấn đề như địa điểm tái định cư, thực trạng cơ sở hạ tầng của khu tái định cư; diện tích đất giao cho các hộ dân; mức độ hài lòng của người dân về việc bố trí tái định cư cũng như các kiến nghị, đề xuất của người dân về việc bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tái định cư cho người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện A Lưới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận về vấn đề bố trí tái định cư khi thu hồi đất nói chung và thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển thủy điện nói riêng. 3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp địa phương nắm rõ được thực trạng về việc bố trí tái định cư của dự án thủy điện A Lưới, từ đó sẽ tạo cơ sở cho địa phương có những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn công tác an sinh, xã hội. - Đề tài sẽ góp vào nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về công tác di dân tái định cư nói chung và tái định cư phục vụ phát triển các dự án thủy điện nói riêng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Đất đai 1.1.1.1. Khái niệm về đất đai Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai. Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng” (Quốc Hội, 2013), (Luật Đất đai, 2013). Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết. Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (Nguyễn Hữu Ngữ và Nguyễn Thị Hải, 2013). Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của con người. 1.1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội - Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Đất đai là điều kiện chung nhất để PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 tạo ra của cải vật chất. Nói cách khác, không có đất đai thì không có quá trình sản xuất và không có của cải vật chất. Như vậy, đất đai chính là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người. Khác với nhiều loại tài nguyên khác, đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tặng vật của thiên nhiên ban cho loài người. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên này có ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia. - Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Môi trường sống là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người và sinh vật có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Những điều kiện đó có thể có sẵn trong điều kiện tự nhiên như rừng cây, đồi, núi, sông, hồ… hoặc do con người tạo ra như nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải… Đất đai là tài nguyên thiên nhiên nên đất đai là thành phần không thể thiếu của môi trường sống. Tuy nhiên, do đất đai là cơ sở cho mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp môi trường sống cụ thể cho sinh vật ở trên và dưới mặt đất. Do vậy, đất đai được coi là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Trong quá trình sản xuất, đất đai luôn luôn chịu sự tác động của con người. Do đó, trong quá trình lao động, đất đai được coi là một tư liệu sản xuất. Đất đai là tư liệu là tư liệu sản xuất đặc biệt vì đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện lao động. Bên cạnh đó, đất đai có đặc tính khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác như là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử; có độ phì nhiêu; có sự giới hạn về số lượng; có tính cố định về vị trí; không có khả năng thay thế; là tư liệu sản xuất có khả năng tăng tính sản xuất nếu được sử dụng đúng và hợp lý. - Đất đai là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Để đảm bảo cuộc sống của mình, ngoài việc trước tiên phải đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, con người còn có nơi để xây dựng nhà ở và tổ chức cuộc sống. Như vậy, với vai trò là vị trí và không gian để con người xây dựng nhà ở, đất đai đã góp phần quan trọng trong việc phân bố dân cư trên lãnh thổ của các quốc gia. Bên cạnh đó, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm xuất hiện nhu cầu phải xây dựng những công trình kinh tế, xã hội các công trình phục vụ nhu cầu an ninh quốc phòng… Tuy nhiên, để xây dựng những công trình này đòi hỏi phải có đất đai để đáp ứng nhu cầu về diện tích và vị trí phân bố. Như vậy, đất đai chính là điều kiện quan trọng và không thể thiếu để xây dựng công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. - Vai trò của đất đai đối với các ngành sản xuất Đối với các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng giữ trữ trong lòng đất. Đối với các nhành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên sẵn có trong đất. Đối với các ngành nông – lâm nghiệp, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là không gian là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ, đất luôn phải chịu sự tác động như cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi. Do đó, đất đai vừa là đối tượng lao động nhưng cũng là công cụ hay phương tiện lao động (Nguyễn Hữu Ngữ và Nguyễn Thị Hải, 2013). 1.1.2. Thủy điện 1.1.2.1. Khái niệm về thủy điện Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước sinh ra. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với áp suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp. Ngoài nhiều mục đích phục vụ cho các mạng lưới điện công cộng, một số dự án thủy điện được xây dựng cho những mục đích thương mại tư nhân. Ví dụ, việc sản xuất nhôm đòi hỏi tiêu hao một lượng điện lớn, vì thế thông thường bên cạnh nhà máy nhôm luôn có các công trình thủy điện phục vụ riêng cho chúng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 1.1.2.2. Vai trò của các dự án thủy điện Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hệ thống điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò này được thể hiện cụ thể như sau: - Thủy điện có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước: Trên thế giới, thủy điện chiếm tới 20% tổng sản lượng điện; Na Uy gần như toàn bộ sản lượng điện từ thủy điện, Iceland thủy điện chiếm tới 83% nhu cầu, Áo chiếm tới 67% số điện quốc gia. Ở nước ta, theo thống kê năm 2012, hệ thống các nhà máy thủy điện đã đóng góp cho hệ thống điện 48,26% công suất và 43,9% điện lượng (Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, 2013). - Thủy điện đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước: Hằng năm, các nhà máy thủy điện đang vận hành đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 6.500 tỷ đồng lượng (Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, 2013). thông qua thuế VAT, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng...Việc hình thành các nhà máy thủy điện tại các tỉnh cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp. - Các thủy điện góp phần quan trọng trong việc điều tiết lũ và cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường: Không chỉ đem lại ích lợi to lớn trong sản xuất điện, các hồ chứa thủy điện có dung tích phòng lũ thường xuyên khoảng 9,35 tỷ m3 (Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường, 2013), cùng với các hồ chứa thủy điện khác tích nước trong mùa lũ, đã góp phần đáng kể trong việc chủ động cắt, giảm lũ để bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực hạ du. Cùng với việc tham gia phòng chống lũ về mùa mưa, các hồ chứa thủy điện vận hành đã tích cực, chủ động điều tiết bổ sung lưu lượng, góp phần đáng kể trong việc cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường cho hạ du. Hồ chứa nhà máy thủy điện Sơn La đã góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng chống lũ và cấp nước cho đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Từ năm 2006 đến nay, hàng năm các hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và Sơn La đã phối hợp vận hành xả nước với tổng dung tích từ 3-5 tỷ m3 cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân của đồng bằng Bắc Bộ. Hồ chứa thủy điện - thủy lợi Quảng Trị, Đa Nhim, Đại Ninh đã bổ sung nước tưới, góp phần tăng năng suất cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp cho nhiều khu vực... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 Trong mùa lũ năm 2012 và mùa kiệt năm 2013 - hiện tượng khô hạn lịch sử trong vòng gần 40 năm - lượng nước về các hồ chứa thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, nhất là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mực nước và lưu lượng trên các sông suối thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-60%, nhiều suối nhỏ bị cạn kiệt, mực nước các hồ chứa thấp hơn so với bình thường từ 1-2m. Hiện tượng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất cuối vụ đông xuân năm 2012-2013, đầu vụ hè thu năm 2013 và nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân ở nhiều địa phương. Trước khó khăn này, các hồ chứa thủy điện đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. - Việc xây dựng và vận hành các dự án thủy điện đã tạo việc làm cho người dân: Quá trình đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các dự án thủy điện đã tạo hàng nghìn việc làm cho các lực lượng lao động, chuyên gia trong cả nước từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công xây dựng, giám sát, quản lý dự án đến vận hành khai thác. Song song với quá trình xây dựng các nhà máy thủy điện, cơ sở hạ tầng trong khu vực dự án, đặc biệt là tại các khu tái định cư, cũng được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có dự án. 1.1.2.3. Tác động của việc thực hiện các dự án thủy điện * Các tác động về môi trường Thủy điện có rất nhiều lợi thế về môi trường so với các dạng năng lượng sản xuất điện khác do các nhà máy thủy điện ít thải các khí độc hại. Các nhà máy thủy điện chỉ thải ra một lượng rất nhỏ các khí CO 2 và mêtan (chủ yếu từ các hồ trữ nước), và không thải ra các chất khí độc hại khác như SO 2, NO2 và các khí ô nhiễm bắt nguồn từ việc đốt nhiên liệu như ở các nhà máy nhiệt điện. Hồ trữ nước của các nhà máy thủy điện còn có thể được sử dụng như một phương tiện điều tiết nước để kiểm soát lũ lụt và cung cấp nước khi hạn hán, từ đó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Mặc dù thủy điện được xem là nguồn năng lượng sạch và tái tạo, tuy nhiên việc phát triển các nhà máy thủy điện có thể gây ra các tác động lớn về môi trường. Cụ thể: việc xây dựng các hồ trữ nước làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông dẫn tới sự thay đổi môi trường sống của cá; các đập thủy điện gây ra sự đứt đoạn đường di trú của các loài cá khác nhau (như cá hồi sông Mê Kông); Làm chết hoặc bị thương các loài cá trên đường di chuyển của chúng qua turbin; Các đập thủy điện có thể gây thay đổi lớn trong chất lượng và khối lượng của nguồn nước uống và sinh hoạt. Các thủy điện vẫn có khả năng sinh khí nhà kính, đặc biệt là mê tan. Việc sinh khí mê tan là do các thực vật, tảo lắng trong các bể chứa, phân rã trong môi trường yếm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 khí dưới lòng hồ tạo nên (đặc biệt là ở các hồ trữ vượt quá công suất của đập hoặc không được nạo vét). Khí mê tan được thải vào khí quyển khi nước được xả ra từ các bể chứa và quay các turbin từ đó tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Như vậy rõ ràng rằng, việc xây dựng các đập thủy điện lớn ở thượng nguồn có thể gây xáo động rất lớn về quần thể sinh thái, cảnh quan, tác động lớn đến ngành đánh cá và tưới tiêu nông nghiệp. Thứ nhất, nước sông chảy qua turbin chứa rất ít phù sa, từ đó có khả năng gây ra hiện tượng sục sạch bùn ở lòng sông và gây ra lở bờ ở phía hạ lưu. Thứ hai, do turbin thường được đóng mở một cách gián đoạn, dẫn đến dao động bất thường và đột xuất của lưu lượng sông. Cuối cùng, nước chảy trong turbin thường có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của sông, điều này dẫn đến sự thay đổi quần thể động thực vật, trong đó có thể có những loài đang bị nguy cơ tuyệt chủng. * Các tác động về xã hội Các tác động về mặt xã hội do dự án thủy điện tạo ra thường liên quan đến vấn đề chuyển hóa đất sử dụng trong khu vực khai triển thủy điện và vấn đề di dời dân cư trong vùng xây dựng bể chứa. Mức độ ảnh hưởng của các tác động này phụ thuộc vào quy mô khai triển dự án. Đây là một vấn đề quan trọng mà các nhà quy hoạch dự án thủy điện cần phải đưa vào tính toán ngay những giai đoạn đầu trong quá trình thiết kế và lên kế hoạch khả thi, nhằm mục đích xác định cụ thể các mặt tiêu cực của việc khai triển thủy điện trong khu vực có tiềm năng, và cân nhắc kỹ lưỡng với các mặt tích cực mà thủy điện có thể đem tới. Các tác động về xã hội do quá trình xây dựng đập thủy điện là việc tái định cư cho người dân sống trong khu vực quy hoạch hồ nước. Việc đền bù giải tỏa không chỉ đơn thuần là vấn đề về tài chính mà còn phải xét đến các vấn đề khác như di sản văn hóa, di tích lịch sử và các địa điểm gắn liền với các truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Cộng đồng tái định cư (TĐC) không thích ứng kịp với thay đổi nguồn lực sinh kế và tập quán sản xuất dẫn đến sinh kế chậm phục hồi và khó ổn định cuộc sống. Việc xây dựng thủy điện dẫn tới phải di dân từ đó gây xáo trộn cuộc sống của người dân và có thể tạo nên các mâu thuẫn, xung đột xã hội. Các cộng đồng miền núi phải di dời TĐC, chuyển chỗ ở đến vùng khác không phải là nơi sinh sống truyền thống của họ đồng nghĩa với việc họ mất đi mối tương tác với thiên nhiên. Thu hồi đất và di dân gây ra nhiều thắc mắc và khiếu kiện kéo dài, chủ yếu là thắc mắc, khiếu kiện trên lĩnh vực bồi thường, công tác hỗ trợ sản xuất ổn định đời sống và vấn đề xây dựng khu TĐC. Di dân TĐC có nguy cơ làm mai một văn hóa truyền thống và gia tăng tệ nạn xã hội. Các giá trị văn hóa truyền thống được nuôi dưỡng trong những bối cảnh đặc thù của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2