intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này tập trung nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: Thu thập, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu có liên quan đến CTRSH tại thành phố Thái Nguyên. Tổng quan cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh CTRSH tại thành phố Thái Nguyên. Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH tại thành phố Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Đoàn Bá Thọ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Đoàn Bá Thọ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Văn Hữu Tập Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đoàn Bá Thọ, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Văn Hữu Tập. Các số liệu, kết quả chính nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả luận văn Đoàn Bá họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên với dự hướng dẫn khoa học của TS. Văn Hữu Tập. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời học viên cũng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trường, Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Thái Nguyên Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đoàn Bá Thọ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2 4. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4 1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................ 4 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 5 1.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH ............................................... 5 1.2.2. Phân loại CTRSH ................................................................................. 6 1.2.3. Ảnh hưởng của CTRSH đối với MT và sức khỏe con người ................. 7 1.3. Một số công nghệ xử lý CTR ....................................................................... 11 1.3.1. Phương pháp chôn lấp chất thải .......................................................... 11 1.3.2. Phương pháp tái chế chất thải ............................................................. 12 1.3.3. Phương pháp thiêu đốt chất thải .......................................................... 12 1.3.4. Phương pháp ủ sinh học...................................................................... 13 1.4. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 13 1.4.1. Công tác quản lý CTRSH trên thế giới ............................................... 13 1.4.2. Công tác quản lý CTRSH tại Việt Nam .............................................. 19 1.4.3. Công tác quản lý CTRSH tại Thái Nguyên ......................................... 24 1.5. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên ....... 25 1.5.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 25 1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 1.5.3. Đánh giá chung về tiềm năng và lợi thế của thành phố Thái Nguyên .. 32 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 34 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 34 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 35 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ..................................... 35 2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn......................................................... 35 2.3.3. Phương pháp xác định thành phần CTR .............................................. 37 2.3.4. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai .... 37 2.3.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ......................................... 38 2.3.6. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu............................... 38 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 39 3.1. Hiện trạng phát sinh CTRSH tại thành phố Thái Nguyên ........................... 39 3.1.1. Nguồn phát sinh CTRSH .................................................................... 39 3.1.2. Thành phần CTRSH ........................................................................... 41 3.1.3. Khối lượng CTRSH ............................................................................ 44 3.2. Dự báo tải lượng CTRSH ............................................................................. 47 3.3. Công tác quản lý CTRSH tại thành phố Thái Nguyên ................................. 50 3.3.1. Hệ thống văn bản hiện hành có quy định về CTRSH áp dụng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................................................................................... 50 3.3.2. Công tác phân loại, thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố . 53 3.4. Nhận thức của người dân thành phố Thái Nguyên về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn .......................................................................................................... 59 3.5. Một số tồn tại và hạn chế trong quản lý CTRSH tại thành phố Thái Nguyên ... 63 3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý CTRSH tại thành phố Thái Nguyên ................................................................................................................ 65 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ............................................................................. 67 1. Kết luận ........................................................................................................... 67 2. Kiến nghị ......................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTR : Chất thải rắn CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt MT : Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên ............................................. 26 Hình 3.1. Thành phần CTRSH trên địa bàn phường Quang Trung, phường Phú Xá, xã Đồng Liên ................................................................................................ 42 Hình 3.2. Thành phần CTRSH tại 3 điểm tập kết trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................................................................ 44 Hình 3.3. Diễn biến tải lượng CTRSH tại thành phố Thái Nguyên trong những năm 2015 – 2019 ................................................................................................. 45 Hình 3.4. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại thành phố Thái Nguyên năm 2019 ........... 56 Hình3.5. Diễn biến tỷ lệ xử lý CTRSH tại thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn năm 2015 – 2019 ................................................................................................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH ............................................................ 5 Bảng 1.2. Các bãi chôn lấp chất thải tại Việt Nam ........................................................... 22 Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu tại thành phố Thái Nguyên .. 39 Bảng 3.2. Thành phần CTRSH tại thành phố Thái Nguyên ........................................ 42 Bảng 3.3. Dự báo dân số thành phố Thái Nguyên đến năm 2030 ........................... 47 Bảng 3.4. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.................................................................................................................................................. 48 Bảng 3.5. Khối lượng CTRSH vận chuyển và xử lý trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................................................................................................................................................. 57 Bảng 3.6. Công tác phân loại CTRSH tại nguồn của người dân .............................. 59 Bảng 3.7. Nhận thức của người dân về phân loại CTRSH tại nguồn .................... 61 Bảng 3.8. Hiểu biết của người dân về tác hại của rác thải đối với MT ................ 62 và sức khỏe con người ....................................................................................................................... 62 Bảng 3.9. Ý kiến của người dân với mức thu gom CTRSH........................................ 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triến kinh tế - xã hội cao đã làm gia tăng các hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Điều đó cũng tác động đáng kể và lâu dài đến môi trường(MT) sống. Tình hình chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung và sự trong sạch cho MT sống của cộng đồng dân cư. Quản lý lượng CTRSH này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ MT đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân. Công tác quản lý, thu gom, phân loại và tái sử dụng CTRSH, nếu được thực hiện từ hộ gia đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ MT và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước. Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, nằm bên bờ sông Cầu, là một trong những thành phố lớn ở miền Bắc. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Nhiều năm qua, kinh tế thành phố Thái Nguyên luôn có bước tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực; quản lý đô thị tiếp tục được thực hiện có hiệu quả; an sinh xã hội được đảm bảo; văn hóa thông tin được triển khai rộng rãi với nhiều hình thức phong phú; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân thành phố Thái Nguyên ngày càng được nâng cao, cùng với yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng dịch vụ hạ tầng đô thị, trong đó có dịch vụ thu gom và xử lý CTRSH với khối lượng ngày càng lớn. Khối lượng CTRSH trung bình thu gom được trên địa bàn thành phố khoảng 130 tấn/ngày, tương đương 47.450 tấn/năm. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện tại 1
  11. chỉ đạt 78,8%. Trong khi đó, việc xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp không còn phù hợp do cần nhiều diện tích đất. Ô nhiễm MT từ CTRSH không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho XH, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sự quan tâm cả cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, việc lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiện trạng CTRSH và thực trạng công tác quản lý cũng như nhận thức của người dân về CTRSH tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2019. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý CTRSH cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Thu thập, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu có liên quan đến CTRSH tại thành phố Thái Nguyên. - Tổng quan cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh CTRSH tại thành phố Thái Nguyên. - Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH tại thành phố Thái Nguyên. - Điều tra, đánh giá nhận thức của người dân tại thành phố Thái Nguyên về công tác quản lý CTRSH. 3. Ý nghĩa của đề tài - Về mặt khoa học: Đề tài bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý về CTRSH trên địa bàn các huyện và thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó có thể 2
  12. có những sáng kiến góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý loại CTR này. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp những bằng chứng thực tiễn, đánh giá chính xác về thực trạng ô nhiễm MT tại thành phố Thái Nguyên nói chung và ô nhiễm CTRSH nói riêng, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được của các hoạt động BVMT. Từ đó cung cấp những kiến nghị để nâng cao chất lượng quản lý CTRSH hiệu quả, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm MT tại thành phố trong tương lai. 4. Cấu trúc của đề tài Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 3
  13. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan - CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [8]. - Rác thải là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hòa tan được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Rác thải bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ,… [20]. - CTRSH (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [5, 8]. - Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [20]. - Nội dung quản lý CTR thông thường trong bảo vệ MT bao gồm: Đánh giá, dự báo nguồn phát thải rắn thông thường và lượng phát thải; khả năng thu gom, phân loại tại nguồn; khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý; công nghệ xử lý CTR thông thường; nguồn lực thực hiện; tiến độ thực hiện; phân công trách nhiệm [20]. - Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với MT và sức khỏe con người [7]. - Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế [8]. - Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau [8]. 4
  14. - Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận [7]. - Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển [8]. - Lưu giữ CTR là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý [7]. - Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập, thiêu đốt, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải [8]. - Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH theo quy định [8]. - Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải [8]. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH CTRSH chủ yếu phát sinh từ những nguồn sau: - Từ các khu dân cư; - Từ các trung tâm thương mại; - Từ các cơ quan, trường học, các công trình công cộng; - Từ các dịch vụ đô thị; - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố; - Từ các khu công nghiệp;... Bảng 1.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH Nguồn phát Nơi phát sinh Thành phần 5
  15. sinh Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao Hộ gia đình, biệt thự, su, thiếc, nhôm, thủy tinh,...), tro, Khu dân cư chung cư đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh,...),.... Nhà kho, nhà hàng, khách Khu thương Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy sạn, nhà trọ, các trạm sửa mại tinh, kim loại,... chữa, bảo hành và dịch vụ Hoạt động dọn rác vệ sinh Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, chất Dịch vụ công đường phố, công viên, thải chung tại các khu vui chơi, cộng đô thị vườn hoa, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh,... giải, bùn, cống rãnh,... Cơ quan, công Trường học, văn phòng cơ Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy sở quan chính phủ tinh, kim loại,... (Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2016) [4] Thành phần lý, hóa học của CTR là khác nhau tùy thuộc vào khu vực của từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. 1.2.2. Phân loại CTRSH Có thể phân loại CTRSH theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể: - CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau: + Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); + Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, nilon, thủy tinh); 6
  16. + Nhóm còn lại [8]. - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + CTR đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan,… ; + CTR nông nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật,…; + CTR công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Ví dụ như nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… - Phân loại theo thành phần hóa học: + CTR hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải chế biến thức ăn,… ; + CTR vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh,… - Phân loại theo tính chất độc hại: + CTR thông thường: giấy, vải, thủy tinh,…; + CTR nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại,… - Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế: + Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học; + Chất thải cháy được, chất thải không cháy được; + Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ,... [22]. 1.2.3. Ảnh hưởng của CTRSH đối với MT và sức khỏe con người Công tác quản lý CTRSH không hợp lý và không đúng kỹ thuật hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của con người. 7
  17. 1.2.3.1. Ảnh hưởng của CTRSH đối với MT * Ô nhiễm MT không khí CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4: 63,8%; CO2: 33,6% và một số khí khác) [3]. Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào. Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm MT không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, hydrosunfur mùi trứng thối, sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, mecaptan hôi nồng, amin mùi cá ươn, diamin mùi thịt thối,... Việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm MT không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa clo, flo, lưu huỳnh và nitơ. Khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào MT [3]. * Ô nhiễm MT nước CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm MT nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. CTR hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước 8
  18. mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra MT. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ônhiễm MT nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp CTR, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa,...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm MT nước nghiêm trọng [3]. * Ô nhiễm MT đất Các CTR có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với MT. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông,... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi,... ) thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da,công nghiệp sản xuất hóa chất,... Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất [3]. 1.2.3.2. Ảnh hưởng của CTRSH với sức khỏe con người Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm MT mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Những mối quan ngại chính đối với các hoạt động chôn lấp hiện nay gồm: 9
  19. - Ô nhiễm nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến giếng nước của các cộng đồng sống quanh bãi chôn lấp. Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác; - Ô nhiễm nước mặt thông qua việc xả thải các chất thải độc hại dạng lỏng mà không có biện pháp xử lý đầy đủ hoặc do vận hành kém; - Gây ô nhiễm khí thải từ việc thải khí ở bãi chôn lấp hoặc từ việc đốt/ thiêu; - Nguy cơ sức khoẻ đặc biệt đối với nhiều người nhặt rác. Những người làm nghề nhặt CTRSH thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,...; - Không có lớp lót dưới bãi chôn lấp; - Các bãi rác thu hút động vật (ruồi, gián, chuột) gây ra bệnh tật; - Các quy trình vận hành kém và thiếu lớp che phủ chất thải hàng ngày. Giấy và túi nilon bị gió thổi sang các ruộng lúa [3, 17]. Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong MT gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3,... Chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn [3]. 10
  20. Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do MT đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. CTR đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm CTR đã đến mức báo động [19]. 1.3. Một số công nghệ xử lý CTR Tùy theo công nghệ xử lý CTR được áp dụng mà chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhưng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý CTR thường được áp dụng như sau: - Với CTRSH có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác hiện nay được thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần CTRSH được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung. - Với CTRSH có thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ lau, nhựa, cao su,… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích. Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như gạch đá, sành sứ,… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp. 1.3.1. Phương pháp chôn lấp chất thải Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ CTR trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một khu vực và có phủ đất lên trên. Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng CTR là CTRSH đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2