intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014-2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra những nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014-2017

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ ĐÀO CHU TẤN ĐÔNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2014-2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ ĐÀO CHU TẤN ĐÔNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2014-2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THANH BỒN HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đào Chu Tấn Đông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014-2017”. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế; Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo,TS. Lê Thanh Bồn người hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND huyện Phú Hòa, cán bộ các phòng, ban liên quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Phú Hòa, Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban tiếp công dân huyện và UBND các xã, thị trấn; Cán bộ và nhân dân trong vùng nghiên cứu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu. Xin cảm ơn cơ quan Văn phòng HĐND&UBND huyện Phú Hòa, quý anh chị em đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp để tôi hoàn thành đề tài này. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Huế, ngày 05 tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Đào Chu Tấn Đông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Trong thời gian qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, hiện nay tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của tỉnh Phú Yên nói chung và tại huyện Phú Hòa nói riêng diễn biến rất phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo năm sau tăng hơn năm trước; Tính chất các vụ việc thường gay gắt, kéo dài, thậm chí có những vụ việc khiếu nại đông người, vượt cấp, gây ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội. Đề tài “Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014 - 2017” nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, góp phần bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và việc ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Với phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp từ các Phòng, Ban chức năng liên quan;Thu thập số liệu sơ cấp bằng các bảng hỏi điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan; Tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên môn; Phân tích, thống kê và xử lý số liệu;.... từ đó đánh giá đúng thực tế khách quan về công tác quản lý nhà nước và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: - Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai của huyện Phú Hòa giai đoạn từ 2014 đến 2017 đã được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 đã đảm bảo pháp lý và đạt kết quả khá cao. Tỷ lệ giải quyết hàng năm đều đạt trên 95%. - Vẫn còn một số hạn chế, bất cập và tồn tại trong việc lãnh đạo, điều hành và thực hiện công tác này, dẫn đến một số vụ việc giải quyết quá hạn, hiệu quả giải quyết chưa đạt yêu cầu; Việc thi hành một số quyết định của cấp trên về công tác này còn một số vướng mắc, khó khăn… - Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp về tăng cường năng lực quản lý hành chính nhà nước; đổi mới và thực hiện tốt các chính sách pháp luật đất đai; giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở; phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai…để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 4 1.1.1. Nguồn gốc hình thành Luật Khiếu nại, tố cáo ..................................................... 4 1.1.2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và một số nội dung liên quan .................................. 5 1.1.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ................................................................................................................... 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................... 13 1.2.1. Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở một số nước trên thế giới ....................................................................................................... 13 1.2.2. Thực tiễn việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam .... 15 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 27 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 30 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 30 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 30 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 30 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 31 2.4.3. Phương pháp tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan ........................................ 33 2.4.4. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu ............................................. 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 34 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................. 34 3.1.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa ................... 44 3.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2017 ................................ 51 3.2.1. Tình hình tiếp công dân trên địa bàn huyện ...................................................... 51 3.2.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai ................................................. 52 3.2.3. Thống kê các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ......................... 55 3.2.4. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ...... 57 3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 .......................................................................................................................... 62 3.3.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ....................................................... 62 3.3.2. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo .................................................................................. 63 3.3.3. Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước................................ 67 3.3.4. Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và nguyên nhân ............................................................................. 69 3.3.5. Những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nguyên nhân .......................................................................................................... 77 3.3.6. Một số trường hợp nghiên cứu điển hình về giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ................................................................................ 81 3.3.7. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ....................................................................................................... 90 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN .................... 91 3.4.1. Dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trong thời gian tới ......... 91 3.4.2. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai .................................................................................................. 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 98 1. Kết luận ................................................................................................................. 98 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 101 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 107 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ được viết tắt DNTN Doanh nghiệp tư nhân GPMB Giải phóng mặt bằng HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân HVHC Hành vi hành chính KHSD Kế hoạch sử dụng KNTC Khiếu nại, tố cáo NSNN Ngân sách nhà nước QĐHC Quyết định hành chính QSDĐ Quyền sử dụng đất QPPL Quy phạm pháp luật SX Sản xuất SX CN – TTCN Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp SX TM-DV Sản xuất thương mại và dịch vụ TCĐĐ Tranh chấp đất đai TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân VPPL Vi phạm pháp luật GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TAND Tòa án nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh mục các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ....................................................................................................... 19 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất huyện Phú Hòa giai đoạn 2014 –2017 ............................... 36 Bảng 3.2 Tăng trưởng ngành SX nông - lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm ......... 37 Bảng 3.3 .Giá trị tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp – TTCN ........................... 38 Bảng 3.4.Tăng trưởng ngành Sản xuất thương mại - dịch vụ ...................................... 39 Bảng 3.5. Hiện trạng diện tích đất đai của huyện Phú Hòa theo đơn vị hành chính năm 2017........................................................................................................................... 40 Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Hòa năm 2014 so với năm 2017 ................................................................................................................... 41 Bảng 3.7. Tổng hợp các nguồn thu từ đất giai đoạn 2014 - 2017 ................................ 50 Bảng 3.8. Tình hình tiếp nhận đơn thư KNTC, tranh chấp từ năm 2014- 2017 ........... 53 Bảng 3.9. Tình hình tiếp nhận và phân loại đơn thư trong lĩnh vực đất đai (từ năm 2014 đến năm 2017) .................................................................................................. 54 Bảng 3.10. Thực trạng cán bộ tham gia GQ KNTC, TCĐĐ ở cấp huyện năm 2017 ... 65 Bảng 3.11. Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai (từ năm 2014 - 2017) ......................................................................................................................... 70 Bảng 3.12. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai huyện Phú Hòa giai đoạn 2014- 2017 ................................................................................... 71 Bảng 3.13. Kết quả giải quyết đơn tố cáo từ năm 2014 - 2017 ................................... 72 Bảng 3.14. Mức độ tìm hiểu pháp luật đất đai của người dân 03 xã: Hòa An, Hòa Quang Bắc , Hòa Định Tây ........................................................................................ 79 Bảng 3.15. Hình thức tìm hiểu pháp luật của cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai...... 80 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Phú Hòa ............................................................... 35 Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất theo diện tích tự nhiên của Huyện Phú Hòa ................. 41 Hình 3.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Phú Hòa ................................ 43 Hình 3.4: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Phú Hòa .......................... 44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Khiếu nại, tố cáo là hiện tượng xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nước, là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong xã hội, hiện tượng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến. Đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế đất có giá, việc giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp, thuê đất sản xuất kinh doanh phải trả tiền thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trong những năm gần đây, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu kém, hạn chế như thủ trưởng một số cơ quan, ban, ngành và lãnh đạo một số xã, thị trấn chưa quan tâm đúng mức, chưa làm tròn trách nhiệm của mình, giải quyết chưa đến nơi đến chốn, một số vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, đưa ra phương án giải quyết không thuyết phục, làm cho người dân không đồng tình nên tiếp tục khiếu nại; chất lượng giải quyết còn thấp, số lượng vụ việc giải quyết sai còn nhiều; khi giải quyết còn vi phạm quy định về thẩm quyền, về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, chưa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 tổ chức đối thoại; nhiều quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, kết luận giải quyết tố cáo đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm thi hành hoặc không thi hành; công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức; vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo chưa được xử lý nghiêm minh, trình độ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn bất cập.v.v... Hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo trong tỉnh Phú Yên nói chung và tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên nói riêng diễn biến rất phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo năm sau tăng hơn năm trước và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, chiếm hơn 60% số lượng đơn thư [76]. Tính chất các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thường gay gắt, kéo dài, có những vụ việc khiếu nại đông người, vượt cấp. Bên cạnh những vụ khiếu nại, tố cáo đúng hoặc có phần đúng thì vẫn có những trường hợp một số đối tượng lợi dụng sự dân chủ để khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, lôi kéo xúi giục người khác khiếu nại, tố cáo gây ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội. Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai không thể thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hoàn thiện và hiệu quả. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các khiếu kiện, tranh chấp đất đai là rất cần thiết không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo và xuất phát từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014 - 2017”. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài a. Mục đích Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra những nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 b. Mục tiêu - Đánh giá được đặc điểm tình hình kinh tế xã hội, an ninh, chính trị của huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên và tác động của nó đến tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của huyện. - Đánh giá được thực trạng tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian từ khi có Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành cho đến nay; dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trong thời gian tới. - Thấy rõ thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên từ khi có Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành cho đến nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, góp phần bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và việc ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại huyện Phú Hòa, cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Yên. b. Ý nghĩa thực tiễn Từ việc phân tích tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn và đánh giá những tồn tại, vướng mắc, để rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, từ đó mà đề xuất các giải pháp cho chính quyền địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu và thực tiễn công tác giải quyết các tranh chấp và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Nguồn gốc hình thành Luật Khiếu nại, tố cáo Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đồng thời làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại nhiều địa phương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số nơi chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quá trình giải quyết còn nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Một số cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Để giải quyết các vướng mắc đặt ra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Đây là lần sửa đổi tập trung vào thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc gặp gỡ, đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật và lược bỏ một số điều không còn phù hợp trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và năm 2004, 2005. Thực tế giải quyết khiếu nại, tố cáo sau nhiều năm cho thấy, khiếu nại và tố cáo là 2 vấn đề khác nhau. Ngày 11/11/2011 Quốc hội đã thông qua Luật khiếu nại và Luật tố cáo, từ đó được tách bạch riêng biệt và điều chỉnh ở 2 văn bản Luật khiếu nại và Luật tố cáo. Những nội dung chủ yếu trong 2 bộ Luật này nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc xảy ra trong thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 1.1.2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và một số nội dung liên quan 1.1.2.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai Về lịch sử xuất hiện, thuật ngữ “khiếu nại” ở Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Nhà nước Việt Nam, đó là Sắc lệnh số 64/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 về Thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Tại Điều 2 Sắc lệnh số 64/SL quy định: “…Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền: Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân…” [23]. Khiếu nại của nhân dân ở đây là sự khiếu nại đối với chính quyền khi người khiếu nại cho rằng cán bộ, nhân viên nhà nước đang làm việc trong chính quyền có những hành vi VPPL hoặc vi phạm quyền lợi của mình. Thực chất, đó chính là sự khiếu nại những hành vi nảy sinh trong bộ máy hành chính nhà nước, do những người làm trong các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm về khiếu nại. Theo Hoàng Phê (2010), khiếu nại là: “đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý” [45]. Theo Nguyễn Như Ý (2009), khiếu nại là: “thắc mắc về những kết luận, quyết định do cơ quan có thẩm quyền đã làm” [81]. Theo Nguyễn Ngọc Điệp (2008), khiếu nại là việc yêu cầu cơ quan nhà nước, trước tiên là tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại hay người khác [26]. Theo Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006): “Khiếu nại hành chính là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi cho rằng các quyết định hay hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [72]. Pháp luật hiện hành đã đưa ra định nghĩa về khiếu nại: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [50]. Từ các định nghĩa trên cho thấy quyền khiếu nại hành chính phát sinh khi quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi QĐHC, HVHC. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Người bị khiếu nại là cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN có QĐHC, HVHC bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại [50]. Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai. Pháp luật hiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 hành chưa quy định cụ thể thế nào là khiếu nại hành chính về đất đai. Tuy nhiên, từ các khái niệm chung về khiếu nại, có thể hiểu khái niệm khiếu nại hành chính về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại những QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng những QĐHC, HVHC đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. QĐHC là văn bản do cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý HCNN được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.HVHC là hành vi của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật [53]. Luật Đất đai xác định Nhà nước có các quyền với tư các đại diện chủ sở hữu về đất đai bao gồm: (1) Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; (2) Quyết định mục đích sử dụng đất; (3) Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; (4) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; (5) Quyết định giá đất; (6) Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; (7) Quyết định chính sách tài chính về đất đai; (8) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 11 Luật Đất đai 2013)[55]. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai (Điều 204 Luật Đất đai năm 2013) [55]. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai. HVHC trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến các QĐHC về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp và thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hành vi gia hạn thời hạn sử dụng đất cho người sử dụng đất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 Như vậy, các quyết định và HVHC nêu trên nếu bị khiếu nại sẽ được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai. Ngoài các trường hợp đã viện dẫn ở trên, nếu các QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai mà bị khiếu nại thì việc giải quyết tuân thủ theo quy định của pháp luật khiếu nại. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật [53]. Như vậy, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan HCNN là hoạt động kiểm tra, xác minh kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC, HVHC trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan HCNN là nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan HCNN nhân danh nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, tính hợp pháp, hợp lý của các QĐHC, HVHC trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (công dân, cơ quan, tổ chức). 1.1.2.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai Khái niệm tố cáo được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. “Tố cáo” là một từ Hán - Việt, thông thường, tố cáo là báo cho người khác biết về hành vi vi phạm của người nào đó. Theo Nguyễn Lân (2006), “tố” là vạch tội, “cáo” là báo cho người khác biết, tố cáo là vạch tội của người nào cho mọi người biết[39].Theo Ngọc Xuân Quỳnh (2009), tố cáo là “nói rõ việc làm sai trái của ai trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận”[59].Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức[54]. Như vậy, theo nghĩa chung nhất, tố cáo là vạch rõ tội của một người trước dư luận, cộng đồng xã hội hoặc trước cơ quan quản lý nhà nước. Đối tượng của tố cáo là người thực hiện hành vi trái đạo đức, phong tục tập quán, quy ước của cộng đồng xã hội, VPPL của nhà nước, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân. Mục đích của tố cáo là nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân. Pháp luật hiện hành quy định, khi phát hiện hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng đất gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì mọi công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết để giải quyết theo quy định của pháp luật. Tố cáo hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ[54]. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo[54]. Điều 205 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo VPPL về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo VPPL về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo” [55]. Đây là một quy định mang tính dẫn chiếu, theo đó thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết KNTC về đất đai sẽ thực hiện theo các quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Như vậy, có thể hiểu, tố cáo hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN là việc kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 1.1.2.3.Đất đai và vai trò của đất đai Có nhiều quan điểm khác nhau về đất đai tuỳ theo từng góc nhìn khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng đất đai, một số khái niệm cơ bản như sau: Theo V.V. Đôcutraiep (1846-1903): Đất là tầng ngoài cùng của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng của tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) V.R Viliam (1863-1939) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng [7]. Theo quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, và là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp [8]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Theo quan điểm của FAO thì đất được xem như là tổng thể của nhiều yếu tố gồm: Khí hậu, địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thực vật, động vật, những biến đổi của đất do hoạt động của con người. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì đất là lớp mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất tương đối tươi xốp do các loại đá phân hoá ra, có độ phì nhiêu, trên đó cây cỏ có thể mọc được. Đất hình thành do tác dụng tổng hợp của nước, không khí và sinh vật lên đá mẹ [30]. Như vậy, tùy theo quan điểm trong từng lĩnh vực về chuyên môn, mà đất đai được các tác giả nhìn nhận trên các phương diện khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên hiện nay khi nói đến đất người ta thường dùng hai khái niệm là đất (soil) và đất đai (land). Đất (soil) là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển), nước (thủy quyển), sinh vật (sinh quyển) và đá mẹ (thạch quyển) qua thời gian lâu dài [11]. Khái niệm đất theo nghĩa đất đai (land) có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, đất như là không gian, cộng đồng lãnh thổ, vị trí địa lý, nguồn vốn, môi trường, tài sản [10]. Trong quản lý Nhà nước về đất đai người ta thường đề cập đến đất theo nghĩa đất đai. Luật đất đai khẳng định: “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng”. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau về Đất đai. Ở nước ta, Luật Đất đai 2013 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng [55]. Hội nghị các Bộ trưởng môi trường Châu Âu họp năm 1973 tại Luân Đôn đánh giá: “Đất đai là một trong những của cải quí nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất”. Rõ ràng, đất đai có vai trò hết sức quan trọng. Trong lịch sử một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu của các cuộc chiến tranh ở các qui mô, khác nhau giữa các dân tộc và các quốc gia là những tranh chấp, xung đột mà đất đai là đối tượng mà các cuộc cách mạng tham vọng về lãnh thổ. Còn trong lao động sản xuất, đời sống xã hội và môi trường thì đất đai chính là yếu tố quyết định cho sự tồn tại động thực vật và con người. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2