Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long
lượt xem 5
download
Luận văn này nghiên cứu, đánh giá hiện trạng một số loài thực vật đặc hữu (Cọ Hạ Long, Bông mộc) trên các đảo của vịnh Hạ Long, đề xuất giải pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài thực vật đặc hữu nói riêng và nguồn tài nguyên sinh học tại vịnh Hạ Long nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÙI THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT ĐẶC HỮU TRÊN CÁC ĐẢO CỦA VỊNH HẠ LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 THÁI NGUYÊN – 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT ĐẶC HỮU TRÊN CÁC ĐẢO CỦA VỊNH HẠ LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 Học viên: Bùi Thị Thu Hương Lớp khóa học: CHQLTNMT K12A3 Cán bộ hướng dẫn: TS. Kiều Quốc Lập Chữ ký của học viên Chữ ký của cán bộ hướng dẫn Bùi Thị Thu Hương Kiều Quốc Lập THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Bùi Thị Thu Hương, xin cam đoan luận văn Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Quốc Lập, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Bùi Thị Thu Hương i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô, cá nhân, các cơ quan và các tổ chức. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Quốc Lập đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 07 năm 2020 Tác giả Bùi Thị Thu Hương ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 2 5. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4 1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài ........................................................... 4 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ....................................... 5 1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 5 1.2.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 6 1.2.3. Tại vịnh Hạ Long .............................................................................................. 9 1.3. Hiện trạng đa dạng thực vật, các loài đặc hữu và công tác quản lý đa dạng sinh học tại vịnh Hạ Long ................................................................................... 10 1.3.1. Hiện trạng hệ thực vật khu vực vịnh Hạ Long - Vườn Quốc gia Cát Bà...10 1.3.2. Hiện trạng thực vật khu vực vịnh Hạ Long ............................................12 1.3.3. Hiện trạng các loài quý hiếm, đặc hữu khu vực Hạ Long ...........................17 1.3.4. Hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và các loài đặc hữu, quý hiếm trên vịnh Hạ Long........................................................................23 1.4. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của không gian nghiên cứu .... 24 1.4.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................24 1.4.2. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................25 1.4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................28 iii
- Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 30 2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 30 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 31 2.4. Cách tiếp cận ................................................................................................ 31 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32 2.5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..........................................................32 2.5.2. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................32 2.5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .......................................................33 2.5.4. Phương pháp phân tích SWOT ......................................................................33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35 3.1. Hiện trạng một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long .... 35 3.1.1. Hiện trạng loài Cọ Hạ Long trên các đảo của vịnh Hạ Long ......................35 3.1.2. Hiện trạng loài Bông mộc trên các đảo của vịnh Hạ Long .........................40 3.1.3. Khả năng tái sinh trong tự nhiên của loài Cọ Hạ Long, Bông mộc ...........44 3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, bảo tồn một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long ......................................................................................... 44 3.2.1. Cơ chế chính sách quản lý, bảo vệ các giá trị của Di sản vịnh Hạ Long ...44 3.2.2. Các cơ quan tham gia quản lý, bảo tồn .........................................................46 3.2.3. Kết quả phân tích công tác quản lý, bảo tồn thảm thực vật và một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long ......................................................48 3.3. Các giải pháp quản lý một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long..................................................................................................................... 53 3.3.1. Giải pháp thể chế chính sách và tổ chức .......................................................53 3.3.2. Giải pháp về khoa học kĩ thuật.......................................................................54 3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, nhận thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ các loài thực vật đặc hữu trên vịnh Hạ Long ............................................................................................................................66 iv
- 3.3.4. Giải pháp giám sát, tuần tra và kiểm sát tại các khu vực khoanh vùng bảo tồn ................................................................................................................................66 3.3.5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá các loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long.......................................................................................................67 3.3.6. Giải pháp phát triển du lịch gắn với giá trị đa dạng sinh học với các loài thực vật đặc hữu vịnh Hạ Long ................................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt ANTT An ninh trật tự BQL Ban Quản lý ĐDSH Đa dạng sinh học Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên IUCN nhiên TNTG Thiên nhiên thế giới UBND Uỷ ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp UNESCO quốc VQG Vườn quốc gia VHL Vịnh Hạ Long VPHC Vi phạm hành chính vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các loài thực vật nguy cấp, được ưu tiên bảo vệ................................ 18 Bảng 1.2. Danh sách các loài thực vật đặc hữu trên các đảo vịnh Hạ Long ....... 22 Bảng 2.1. Tọa độ địa lý của các điểm khảo sát ................................................... 30 Bảng 2.2. Phân tích SWOT về công tác quản lý, bảo tồn một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long .................................................................... 34 Bảng 3.1. Khu vực phân bố Cọ Hạ Long trong vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long ............................................................................................... 38 Bảng 3.2. Khu vực phân bố Bông mộc trong vùng lõi Di sản TNTG ................ 42 Bảng 3.3. Thống kê vi phạm công tác quản lý, bảo tồn giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long ....................................................................................................... 49 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả phỏng vấn về những tác động của người dân tới thảm thực vật và một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo vịnh Hạ Long ........ 50 Bảng 3.5. Tổng hợp các yếu tố tác động đến một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long ................................................................................... 51 Bảng 3.6. Ma trận SWOT về công tác quản lý, bảo tồn một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long .................................................................... 52 Bảng 3.7. Khu vực khoanh vùng quản lý để bảo tồn nguyên vị Cọ Hạ Long, Bông mộc trên vịnh Hạ Long .............................................................................. 58 Bảng 3.8. Khu vực trồng chuyển vị cây Cọ Hạ Long, Bông mộc ...................... 61 Bảng 3.9. Chương trình giám sát các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm và các loài ngoại lai xâm hại trên vịnh Hạ Long ..................................................... 63 vii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Biểu đồ tỷ lệ các đơn vị phân loại thực vật ........................................ 13 Hình 1.2. Biểu đồ tỷ lệ dạng sống thực vật trên các đảo Vịnh Hạ Long ............ 14 Hình 1.3. Khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ........................... 25 Hình 2.1. Các địa điểm khảo sát trên vịnh Hạ Long ........................................... 30 Hình 3.1. Cọ Hạ Long đang ra hoa ..................................................................... 36 Hình 3.2. Sơ đồ các khu vực phân bố Cọ Hạ Long trên vịnh Hạ Long. ............. 39 Hình 3.3. Chùm quả cây Bông mộc khi chín ...................................................... 41 Hình 3.4. Sơ đồ các khu vực phân bố của cây Bông mộc trên Vịnh Hạ Long ... 43 Hình 3.5. Sơ đồ khoanh vùng khu vực Chân Voi ............................................... 57 Hình 3.6. Sơ đồ khoanh vùng khu vực Cát Lán .................................................. 57 Hình 3.7. Cắm biển báo khoanh vùng bảo tồn tại khu vực Cát Lán ................... 59 Hình 3.8. Quy trình nhân giống Cọ Hạ Long, Bông mộc từ hạt......................... 60 Hình 3.9. Sơ đồ các địa điểm lựa chọn trồng cây Bông mộc.............................. 62 viii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Vịnh Hạ Long là khu vực biển đảo rộng lớn, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, đã hai lần được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào năm 1994 với giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan tự nhiên và năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo. Ngoài những giá trị đã được công nhận, vịnh Hạ Long còn được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học (ĐDSH) cao về các hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen đặc hữu, quý hiếm. Theo kết quả công bố của các nhà khoa học, hệ thực vật vịnh Hạ Long được ghi nhận có 19 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam; trong đó có 15 loài loài đặc hữu hẹp, mới chỉ được ghi nhận có phân bố trên các đảo Cát Bà, Hạ Long và có 4 loài là các loài đặc hữu của vùng Đông Bắc Việt Nam [15]. Ngoài ra khu vực này còn ghi nhận có 25 loài thực vật quý hiếm. Những loài thực vật đặc hữu, quý hiếm này ngoài giá trị về mặt cảnh quan, kinh tế còn có giá trị rất lớn về mặt khoa học. Tuy nhiên, hiện nay số lượng loài, mật độ quần thể và số lượng cây con tái sinh tự nhiên của các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm trên vịnh Hạ Long rất thấp do vậy các loài này đều đang ở tình trạng sắp nguy cấp, cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của một số loài cây ngoại lai trên vịnh đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm nói riêng và hệ thảm thực vật trên vịnh Hạ Long nói chung. Đặc biệt, năm 2007 TS. Nguyễn Tiến Hiệp đã đánh giá Cọ Hạ Long và Bông Mộc là hai loài được xếp ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong danh sách dự kiến các loài cần nghiên cứu, quản lý để bảo tồn [20]. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu loài Cọ Hạ Long, Bông mộc và các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm trên vịnh Hạ Long để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy là một nhiệm vụ cấp bách và mang nhiều ý nghĩa. Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số loài 1
- thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long” không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, mặt quản lý mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong công tác tuyên truyền và phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng một số loài thực vật đặc hữu (Cọ Hạ Long, Bông mộc) trên các đảo của vịnh Hạ Long, đề xuất giải pháp quản lý nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài thực vật đặc hữu nói riêng và nguồn tài nguyên sinh học tại vịnh Hạ Long nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, đánh giá, xử lý và chọn lọc số liệu, tài liệu có liên quan. - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. - Xác định phương pháp nghiên cứu và triển khai phương pháp nghiên cứu. - Điều tra thực địa, bổ sung và thu thập số liệu, dữ liệu. - Phân tích, đánh giá hiện trạng quần thể, đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài thực vật đặc hữu (Cọ Hạ Long, Bông mộc) trên các đảo vịnh Hạ Long. - Đề xuất các giải pháp quản lý loài thực vật đặc hữu (Cọ Hạ Long, Bông mộc) trên vịnh Hạ Long. 4. Những đóng góp của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài góp phần đánh giá hiện trạng một số loài thực vật đặc hữu trên các đảo của vịnh Hạ Long, đồng thời bổ sung thêm thông tin cho cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học trên vịnh Hạ Long. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đề tài trực tiếp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu “Tiếp tục rà soát các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ, có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục…; xây dựng, thực hiện và nhân rộng các mô hình, chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển có hiệu quả các nguồn 2
- gen có giá trị” trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. + Cơ sở dữ liệu về các loài thực vật đặc hữu và các đề xuất giải pháp quản lý sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho các nhà quản lý để phục vụ và nâng cao hiệu quả quản lý, bao gồm bảo tồn, nghiên cứu, phát triển đa dạng sinh học vịnh Hạ Long nói chung và nguồn gen đặc hữu nói chung. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài - Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền [32]. - Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng [32]. - Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền [32]. - Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học [32]. - Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [32]. - Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới [32]. - Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng [32]. 4
- - Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [32]. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.2.1 Trên thế giới 1.2.1.1. Những nghiên cứu về thực vật Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, đến nay các nhà thực vật học đã dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài [40].Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật Hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật Hạt trần; 6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài Rêu; 19.000 - 40.000 loài Tảo; 15.000 - 20.000 loài Địa y; 85.000 - 100.000 loài Nấm và các loài thực vật bậc thấp khác [12]. Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855), De Candolle đã phân tích mối quan hệ giữa số lượng loài và diện tích từ những dẫn liệu thu được ở các hệ thực vật vùng ngoại ô Strasburg (hơn 100 km2 có 960 loài), hệ thực vật Dagico (1000km2 có 1362 loài), hệ thực vật miền trung Svealand (4000 km2 có 1114 loài) [12]. Ở Liên Xô, từ năm 1928 đến năm 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Vào thời gian này, Tomachev A. I. [12] nghiên cứu hệ thực vật vùng Taimua nằm ở tọa độ địa lý 74o 20’-25o độ vĩ bắc và 102o 30’ độ kinh đông và cho ra nhiều nhận định có giá trị. Từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H.Lecomte chủ biên năm (1907 - 1952) [41]. Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Humbert (1938 - 1950) [43] đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng 5
- và gần đây phải kể đến bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 1997) [42] cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có. 1.2.1.2. Nghiên cứu về thực vật rừng đặc hữu nguy cấp, quý hiếm Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các nguồn tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội và cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, năm 1964 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ hạng và tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU),…Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách Đỏ 2004) vào ngày 17/11/2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm. Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500. Trong bản sách đỏ mới nhất vừa được IUCN công bố (IUCN Red List) năm 2019, gần như không có sự tiến bộ nào với các loài sinh vật bị đe dọa so với những năm trước đây. Trong số 105.732 loài được khảo sát có tới hơn 28.000 bị đe dọa tuyệt chủng. 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Những nghiên cứu về thực vật Ngay từ cuối thế kỷ 18, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha, J. Loureiro đã biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật Nam Bộ (Flora Cochinchinensis, 1790). Tuy nhiên, trong đó tác giả có đề cập 6
- đến nhiều loài có phân bố ở một số nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Campuchia… Tiếp theo là tác nhà thực vật học người Pháp, J. B. L. Pierre biên soạn cuốn sách về Cây gỗ rừng Nam Bộ (Flore Forestière de la Cochinchine, 1790-1795), trong đó có mô tả và hình vẽ chi tiết các loài thực vật thân gỗ có phân bố ở khu vực Nam Bộ. Nửa đầu thế kỷ 20 các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H. Lecomte (1907-1952) đã lần lượt xuất bản bộ sách Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore Générale de l’Indo-Chine) và phẩn bổ sung (Suppléments à la Flore Générale de l’Indo-Chine) gồm 7 tập. Trong đó dựa trên hệ thống của Bentham & Hooker, các tác giả đã phân loại và mô tả hơn 7.000 loài thực vật thuộc trên 200 họ thực vật có mạch ở vùng Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1960 đến nay, các nhà thực vật trên thế giới và Việt Nam đã và đang biên soạn Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam (Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam) với trên 35 tập đã được xuất bản. Đây là tập các công trình nghiên cứu phân loại mang tầm cỡ quốc tế, là tài liệu tham khảo chính khi nghiên cứu đa dạng và phân bố của các taxon thực vật ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết quả nghiên cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài rất có giá trị như: Lê Khả & cộng sự (1969-1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ (1970-1972), Cây cỏ thường thấy ở Miền Nam với 5326 loài; Phạm Hoàng Hộ có công trình nghiên cứu thực vật cả nước (1991-1993, 1999-2000), Cây cỏ Việt Nam gồm 3 tập; Danh lục các loài thực vật Việt Nam của nhiều tác giả (2001, 2003, 2005); bộ sách Thực vật chí Việt Nam đã xuất bản được 11 tập… Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật và các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của mỗi khu vực hoặc các Khu bảo tồn (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,...) được nghiên cứu hoặc công bố, cụ thể như: Tính đa dạng thực vật có mạch ở vùng núi cao Sapa - Fansipan (1998); Đa dạng thục vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (2006); Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (2007); Tính đa dạng 7
- thực vật trên núi đá vôi vùng Hoà Bình (1996-1997); Đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long (2009); Đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy (2009, 2015)… 8
- 1.2.1.2. Nghiên cứu về thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm Hiện nay, tài liệu duy nhất công bố một cách đầy đủ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là tuyển tập "Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)" [6]. Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Tại khu BTTN Nà Hẩu, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (2009), Báo cáo điều tra hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái [5] nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ở KBTTN Nà Hẩu đã thống kê và lập danh mục số loài thực vật quý hiếm gồm có 27 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); Nguyễn Duy Tùng (2013) [30] nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Việt Phương (2015) [24] nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Hiện nay, số lượng loài thực vật nguy cấp, quý hiếm có giá trị tại Việt Nam đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng, tuy nhiên những nghiên cứu về các loài này còn rất ít và thông tin chưa được cập nhập, bổ sung thường xuyên. 1.2.3. Tại vịnh Hạ Long Theo Thực vật chí Đại cương Đông Dương (Flore Generale de l’Indo- Chine), các nhà thực vật Pháp cũng đã có những khảo sát, thu mẫu thực vật tại Vịnh Hạ Long, trong đó thống kê được 73 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc về 35 họ, 58 chi ghi nhận có phân bố tại Hạ Long "along". Năm 1999, dưới sự giúp đỡ và tài trợ về kinh phí của Ban quản lý Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, các chuyên gia thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Vườn thực vật Singapore và hoạ sỹ Wendy Gibb đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa tại khu di sản. Kết quả đã xuất bản cuốn sách Thực vật tự nhiên ở Vịnh Hạ Long, trong đó giới thiệu 38 loài thực vật phổ biến, có hình vẽ màu minh hoạ (Nguyễn Tiến Hiệp & Ruth Kiew, 2000). Các nghiên cứu tiếp theo đã công bố 8 loài thực vật mới cho khoa học từ Vịnh Hạ Long (Nguyễn 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 51 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn