intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

36
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài gồm: Nghiên cứu thực trạng NTTS huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến NTTS huyện Tiên Yên. Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển NTTS tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN – 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VŨ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Quốc Lập THÁI NGUYÊN – 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Thu Huyền, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Quốc Lập, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Vũ Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô, cá nhân, các cơ quan và các tổ chức. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Quốc Lập đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khí tượng Tiên Yên, Chi cục Thủy sản - Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, Phòng NN&PTNT - UBND huyện Tiên Yên đã cung cấp số liệu, tư liệu. Xin gửi lời cảm ơn các hộ dân tại huyện Tiên Yên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả Vũ Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 3 5. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ......................................... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam....................................................... 6 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về huyện Tiên Yên ..................................... 9 1.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ................................................................. 10 1.2.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 10 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên phục vụ nuôi trồng thủy sản .......................... 12 1.2.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội................................................................... 13 1.3. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu ......................................................................................................................... 14 1.3.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................... 14 1.3.2. Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản ............................ 19 1.3.3. Đặc điểm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ..................... 21 1.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ven biển....... 26 1.4. Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu ..... 28 1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản của một số nước ....28 1.4.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ........30 1.4.3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh ............... 33 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 35 2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 35 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. 2.4. Phương pháp tiếp cận ..................................................................................... 35 2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36 2.5.1. Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu ............................................. 36 2.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ............................................. 37 2.5.3. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường ........................................... 37 2.5.4. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 37 2.5.5. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu...................... 38 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 39 3.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................................................... 39 3.1.1. Quy mô nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên ................................ 39 3.1.2. Hiện trạng tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên. 46 3.1.3. Đánh giá hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên51 3.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ............... 53 3.2.1. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây ................................................................................................................. 53 3.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực huyện Tiên Yên .......................... 55 3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên ..................................................................................................... 61 3.3.1. Các tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên trong thời gian qua ........................................................................ 62 3.3.2. Đánh giá của người dân về các tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ................................................................................................ 65 3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu ..................................................................................................... 67 3.4.1. Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên .................................................................................. 67 3.4.2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên ............... 68 3.4.3. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên ................................................................................. 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu ĐVT: Đơn vị tính IMHEN: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường IPCC: The Intergoverment Panel on Climate Change KTTS: Khai thác thủy sản KT-XH: Kinh tế - xã hội NĐ-CP: Nghị định Chính phủ NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản TB: Trung bình PCTT&TKCN: Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh giai đoạn 2015-2019...................... 33 Bảng 3.1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Yên ................................... 39 Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ........................................ 41 Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản mặn, lợ theo đối tượng tại Tiên Yên giai đoạn 2009 - 2019 ................................................................................................... 43 Bảng 3.4. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt huyện Tiên Yên giai đoạn 2009- 2019 ...................................................................................................................................... 45 Bảng 3.5: Thay đổi diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Yên giai đoạn 2009 - 2019 .......................................................................................................................................................... 62 Bảng 3.6: Sự thay đổi sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Yên giai đoạn 2009 - 2019 ................................................................................................................................................. 64 Bảng 3.7: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thủy tai đối với nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình giai đoạn 2009 – 2019......................................................................................... 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Vị trí địa lý của huyện Tiên Yên .................................................................................. 10 Hình 1.2. Bản đồ huyện Tiên Yên ................................................................................................ 11 Hình 1.3. Chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản ...................................................................... 22 Hình 1.4. Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành nuôi trồng thủy sản......................... 26 Hình 2.1: Mô hình giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 36 Bảng 3.1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Yên ................................... 39 Hình 3.1. Năng suất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009- 2019 tại Tiên Yên .......................... 40 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện năng suất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của huyện Tiên Yên giai đoạn 2009- 2019...................................................................................................................... 42 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện năng suất nuôi trồng thủy sản nước ngọt huyện Tiên Yên giai đoạn 2009- 2019 ............................................................................................................................ 45 Hình 3.4. Nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên)..................................... 47 Hình 3.5. Mô hình nuôi tôm công nghiệp của hộ anh Bùi Văn Tuấn (thôn Đông Nam, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên) ......................................................................................................... 48 Hình 3.6. Mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên hồ Đồng Và (xã Yên Than) .......................... 51 Hình 3.7. Nhiệt độ (trái) và lượng mưa (phải) trung bình tại Quảng Ninh............................... 54 Hình 3.8: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (ºC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của huyện Tiên Yên ............................................................................ 56 Hình 3.9: Nhiệt độ TB của huyện Tiên Yên từ năm 2020 - 2100 (ºC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................................................. 57 Hình 3.10: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh tại huyện Tiên Yên ................................................................................. 57 Hình 3.11: Lượng mưa TB của huyện Tiên Yên từ năm 2020 - 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................................................. 58 Hình 3.12: Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực huyện Tiên Yên ............................................................................................. 59 Hình 3.13. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 60cm .............................................................................................................................................. 60 Hình 3.14. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 70cm ............................................................................................................................................... 60 Hình 3.15. Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 80cm ............................................................................................................................................... 61 Hình 3.16. Mô hình tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản............................ 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích vùng biển trên 6.000 km², có trên 43.000 ha rừng ngập mặn, chương bãi và bãi triều có điều kiện phát triển nuôi các loài thủy đặc sản; có Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long với diện tích trên 1.500 km² được tạo bởi gần 2.070 hòn đảo, có nhiều eo vịnh kín gió là môi trường thích hợp để nuôi trồng, khai thác các loài hải sản có giá trị kinh tế cao, có nhiều sông ngòi, ao đầm nước ngọt phù hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Theo chỉ đạo của tỉnh, nghề nuôi trồng thủy sản địa phương sẽ phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt là nuôi trồng hải sản trên biển; hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có kết cấu hạ tầng đồng bộ; ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học cho năng suất sản lượng lớn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biển đảo của tổ quốc. Trong giai đoạn 2009-2019, ngành thủy sản Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nhất định: sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản đã tăng liên tục, các sản phẩm thủy sản phong phú cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; nhiều sản phẩm là đặc sản đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước. Đến năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 131.548 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt 64.185 tấn, sản lượng khai thác thủy sản (KTTS) đạt 67.363 tấn [24]. Tuy nhiên, ngành thủy sản còn gặp một số tồn tại, hạn chế như: năng suất NTTS còn thấp, sản xuất giống thủy sản chưa đáp ứng được nhu cầu; cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác chưa cân đối, KTTS chủ yếu tập trung ở khu vực ven bờ; kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế, chưa đồng bộ, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho thủy sản thấp; nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thủy sản của tỉnh còn thiếu,.... Ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt nhiều thách thức liên quan tới những rủi ro về môi trường, thị trường, thiên tai; tác động của BĐKH và quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. 1
  11. Quảng Ninh cũng là tỉnh được đánh giá chịu ảnh hưởng rất lớn của hiện tượng BĐKH. BĐKH và thời tiết cực đoan có ảnh hưởng rất lớn và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành NTTS. Quảng Ninh luôn chịu tác động của thời tiết do việc khai thác và NTTS phụ thuộc vào thiên nhiên. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, trong năm 2018 toàn tỉnh đã có hơn 174 ha diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, chiếm 0,81% diện tích nuôi. Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển ở vị trí trung tâm khu vực miền Đông tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên là 64.789,74 ha. Toàn huyện có gần 8.900 ha bãi triều, trong đó có khoảng 2.700 ha đất bãi triều có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản phân bố ở các xã ven biển Đông Hải, Tiên Lãng, Đồng Rui, Hải Lạng, còn lại là rừng ngập mặn; có nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Đây là những tiềm năng, lợi thế nổi trội của huyện Tiên Yên, tạo tiền đề để phát triển kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Yên. Trong những năm gần đây hoạt động NTTS của huyện Tiên Yên có nhiều biến động, sản lượng khai thác không ổn định. Đặc biệt vào tháng 9 năm 2008, mưa lớn kéo dài cộng với nước lũ từ thượng nguồn chảy về kết hợp triều cường dẫn đến 620 ha đầm nuôi trồng thuỷ sản bị ngập, chủ yếu ở xã Hải Lạng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của sự gia tăng nhiệt độ, bão, lũ bất thường, nước biển dâng hay xâm nhập mặn còn làm gia tăng dịch bệnh cho con giống, phá hỏng khu nuôi trồng thủy sản, phá hỏng tàu thuyền đánh bắt của người dân gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Do đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” có tính thời sự và cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng NTTS tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh BĐKH. - Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH để phát triển NTTS tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan. - Nghiên cứu thực trạng NTTS huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh; - Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến NTTS huyện Tiên Yên; - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH để phát triển NTTS tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 4. Những đóng góp của đề tài Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc dự báo được ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động NTTS. Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước có liên quan, luận văn đã làm rõ và lựa chọn cách tiếp cận tổng hợp giữa nghiên cứu dựa vào cộng đồng và kinh tế lượng để lượng hóa được tác động của BĐKH đến NTTS tại Quảng Ninh. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho NTTS tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh góp phần đảm bảo sản xuất hiệu quả và bền vững. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định các định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển NTTS bền vững trong chế độ khí hậu mới, hỗ trợ quản lý các mục tiêu phát triển dài hạn và chỉ đạo sản xuất của địa phương. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu 1.4. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.4. Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3.2. Hiện trạng biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên 3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh và Caribe về tác động của BĐKH lên lĩnh vực nông nghiệp Guyana, mô hình kinh tế lượng đã được áp dụng để lượng hóa mối quan hệ giữa BĐKH và NTTS. Trong mô hình, nhóm tác giả đã xây dựng được mối quan hệ về sự phụ thuộc của sản lượng hải sản (bao gồm cả khai thác và NTTS trên biển) với các yếu tố như giá hải sản xuất khẩu, nhiệt độ bề mặt nước biển và lượng mưa năm theo 3 kịch bản BĐKH đến năm 2050 của IPCC xây dựng [7]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả đã không xem xét đồng thời tác động của các yếu tố kỹ thuật (công nghệ nuôi, sử dụng con giống, thức ăn, hóa chất,...) đến sản lượng thủy sản, cũng như tần suất và cường độ các cơn bão, lũ lụt hoặc hạn hán có thể xảy ra trong cả thời kỳ nghiên cứu nên kết quả mô hình cần được xem xét thêm. Tuy nhiên, đây là một hướng nghiên cứu tiềm năng cần được xem xét, chỉnh lý và phát triển để áp dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến NTTS tại huyện Tiên Yên trong nghiên cứu của luận văn này. Đến nay, mặc dù hiện tượng BĐKH toàn cầu do con người gây ra đã được thừa nhận nhưng từ phương diện nghiên cứu khoa học, thông tin liên quan đến BĐKH còn chứa nhiều yếu tố không chắc chắn. Nghiên cứu tổng quan của De Silva và Soto (2009), De Silva (2012), Cochrane et al. (2009), Badjeck et al. (2010) [16] về tác động tiềm tàng của BĐKH đến ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động BĐKH trong ngành thủy sản đều chứa đựng yếu tố không chắc chắn, thường dựa trên các tính chất đặc thù của giống loài thủy sản và mối tương quan với môi trường tự nhiên để phán đoán. Đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS khu vực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trên thế giới, nghiên cứu tác động của khí hậu, thời tiết đến hoạt động NTTS đã được quan tâm từ khá lâu nhưng nghiên cứu về mối quan hệ, đặc biệt là tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với hoạt động NNTS vẫn còn ở mức hạn chế. W. Neil Adger, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - xã hội về môi trường Toàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. cầu - đại học East Anglia Vương quốc Anh, là một trong các nhà khoa học nghiên cứu sâu về tác động của BĐKH đến hoạt động NNTS. Năm 1999, ông đăng tải nghiên cứu về tác động do BĐKH đến các hình thức NTTS, bước đầu tài liệu này đã đưa ra cách tiếp cận trong đánh giá BĐKH và có khả năng áp dụng trên quy mô toàn cầu [37]. CARE là tổ chức đã hướng đến sử dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực trong bối cảnh BĐKH. Năm 2007, CARE xây dựng khung đánh giá sử dụng trong an ninh sinh kế hộ NTTS. Trong khung đánh giá này, CARE tiếp cận theo hướng thích ứng BĐKH nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trong các hoạt động khai thác và NTTS. Năm 2009, Edward H. Alisson và các cộng sự đã đưa ra tính dễ bị tổn thương của kinh tế nhà nước do tác động của BĐKH trong ngành thuỷ sản. Tài liệu này đã so sánh tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế trước tác động tiềm tàng của BĐKH trên ngành khai thác thuỷ sản của họ [16]. Ông đã phân tích tính dễ bị tổn thương dựa trên phân tích tác động tiềm tàng (Potental Impacts) của BĐKH bao gồm mức độ tác động (Exposure), tính nhạy cảm (Sensitivity) và năng lực thích ứng (Adaptive Capacity). Tuy nhiên, trong báo cáo này Alisson và cộng sự chỉ mới sử dụng khung đánh giá tập trung vào đánh giá sinh kế nói chung chưa có đánh giá cụ thể cho từng hoạt động NTTS. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong bối cảnh BĐKH ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực chống lại BĐKH với các hoạt động, dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, giao thông, thủy lợi với nhiều cơ quan chuyên môn cũng như các tổ chức quốc tế nghiên cứu và triển khai trong những năm qua. Theo báo cáo “Phân tích tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” trong dự án tăng cường năng lực BĐKH cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [9], cũng đã đưa ra nhưng kết quả nghiên cứu về thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp trước thiên tai trong giai đoạn thập niên 90 và 2000; đưa ra cảnh báo về sự giảm năng suất của cây trồng, mất đất do nước biển dâng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động của các Bộ, ngành địa phương với BĐKH [9] . Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận như sau: - Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh giá tác động trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường; - Đánh giá tác động của BĐKH theo ngành, vùng địa lý, ranh giới hệ sinh thái… Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy người nghèo và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng. [9] Ngoài ra Tổng cục Môi trường Việt Nam - Bộ Tài nguyên Môi trường, cũng đã có nhiều đề án nghiên cứu về BĐKH tại tỉnh Quảng Ninh. Ví dụ, dự án “Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH mức độ thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã đưa ra được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH cũng như kế hoạch ứng phó của tỉnh trước những nguy cơ tác động này. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại khu vực đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Lương Thị Thu Huệ [10], đã chỉ ra được các biểu hiện và xu hướng của BĐKH trong vòng 15 năm qua tại đảo Hà Nam - một địa điểm nhạy cảm với BĐKH thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên. Luận văn đã đánh giá được những tác động của BĐKH đến cộng đồng địa phương tại khu vực đảo Hà Nam, đồng thời xem xét những hệ lụy của các tác động này đến quá trình thực hiện phát triển bền vững và kinh tế xanh theo chiến lược của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về NTTS, nội dung đa phần là đánh giá về thực trạng NTTS, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cụ thể: Nguyễn Tài Phúc với “Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế” [15], đã đánh giá thực trạng về hệ thống tổ chức quản lý nuôi trồng vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 1998-2004; trọng tâm là nuôi tôm, tác giả dùng phương pháp phân tích hàm sản xuất để phân tích lượng hóa ảnh hưởng các yếu tố đầu vào với năng suất tôm, đánh giá được hiệu quả nuôi trồng theo mô hình thâm canh và bán thâm canh. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NTTS của vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu chỉ phân tích 1 loại sản phẩm là tôm trong khi ở các vùng ven biển khác lại có sự phát triển đa dạng các loài khác như ngao, cá. Luận án “Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Quỳnh Anh [2], đã phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS giai đoạn 2009 – 2011, với nuôi cá ưu thế, những ảnh hưởng của sự phát triển này đến các thành phần môi trường, nhằm đề xuất hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và quản lý môi trường nhằm thức đẩy NTTS phát triển ổn định hơn nữa. Đặng Thị Hoa [6]cho rằng biến đổi khí hậu làm năng suất thủy sản giảm sút, chết hàng loạt, nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng muốn giảm tác động của biến đổi khí hậu cần nâng cấp, gia cố các khu NTTS vững chắc hơn, thay đổi kỹ thuật nuôi trồng. Lê Kim Long [12] kết luận nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Phú Yên và lợi nhuận thu được là rất cao nhưng chi phí là đầu tư lớn, đặc biệt là chi phí thức ăn, cơ sở hạ tầng, dịch bệnh nhiều. Nguyễn Thị Thanh Hương [10] chỉ ra phát triển NTTS của các hộ nông dân đang gặp các khó khăn, thách thức như thiếu quy hoạch chi tiết vùng nuôi, rủi ro dịch bệnh cao, thị trường khổng ổn định. Lê Kim Long (2017) trong nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú Yên” [13], nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng vẫn còn đủ khả năng sinh lợi để tiếp tục duy trình sản xuất nhưng sức hấp dẫn của nghề đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. xuống thấp khi mức rủi ro và nhu cầu vốn sản xuất lớn. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đã bước vào trạng thái bão hòa, nó còn ảnh hưởng tiêu cực ra môi trường. Do đó cần có các chính sách nhằm từng bước nội sinh hóa chi phí môi trường vào quá trình sản xuất, hướng tới phát triển bền vững, triển khai các kỹ thuật nuôi, hỗ trợ công nghệ và tín dụng cho các hộ nuôi. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về huyện Tiên Yên Tiên Yên là huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, các công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế, phần lớn chỉ là các bài báo hay các tin ngắn về tình hình phát triển, hiện trạng phát triển của khu vực. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường “Nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng tại huyện Tiên Yên và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Khắc Sơn – Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Luận án Tiến sĩ Địa chất “Nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Trần Đăng Quy - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; Dự án “Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui – Tiên Yên” nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng ngập mặn, hệ sinh thái, cảnh quan và tính độc đáo của vùng đất ngập nước Đồng Rui – Tiên Yên. Hướng nghiên cứu trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và xã hội đã được thể hiện trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030” [30]. Tuy nhiên các đề tài, dự án mới chỉ liệt kê, đánh giá tiềm năng phát triển KT-XH hay một ngành kinh tế của huyện. Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hiện trạng phát triển NTTS trong bối cảnh BĐKH tại huyện Tiên Yên. Nội dung của đề tài vẫn là vấn đề mới mẻ và rất cấp thiết với địa phương trong giai đoạn BĐKH đang tác dụng sâu sắc đến Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 1.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển nằm ở trung tâm của khu vực phía đông của tỉnh Quảng Ninh, ở tọa độ địa lý 21o11’-21o33’ vĩ độ Bắc, 107o13’-107o32’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Đông Bắc giáp huyện Bình Liêu; phía Tây Nam giáp huyện Ba Chẽ và thành phố Cẩm Phả, phía Nam Vịnh Bắc bộ, phía Tây Bắc giáp huyện Đầm Hà. Huyện Tiên Yên có vị trí là giao điểm của các quốc lộ đi qua, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Hình 1.1. Vị trí địa lý của huyện Tiên Yên 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên - Địa hình, thổ nhưỡng: Tiên Yên là huyện có địa hình trung du miền núi ven biển. Phía Tây Bắc có dãy núi Cái Kỳ với đỉnh cao nhất là Ngà chạy dài ra cửa sông Ba Chẽ, theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, ranh giới thiên nhiên giữa Tiên Yên và Ba Chẽ. Dưới chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng biển Hà Dong thuộc xã Hải Lạng, một trong những xã trù phú nhất Tiên Yên. Phía Bắc là vùng đồi núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. trùng điệp của các xã Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ nối tiếp với huyện Đình Lập và Bình Liêu. Phía Đông có dãy núi Pạc Sủi và Thang Châu chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía biển tạo thành vùng đồng bằng duyên hải. Qua dãy Pạc Sủi là thung lũng Đại Dực, còn nằm giữa hai dãy núi phía Đông và Tây là thung lũng Tiên Yên. Phía Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, phía Nam là vùng đồng bằng phù sa ven biển, địa hình tương đối thoải dốc, lượn sóng, độ cao trung bình từ +24 m, cao nhất +50 m, thấp nhất +1 - +3m, thoải từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Đông Nam ra hướng biển. Hình 1.2. Bản đồ huyện Tiên Yên Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ huyện chia thành 2 vùng: Vùng miền núi: Gồm 6 xã (Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành) ở phía Bắc – Tây Bắc, địa hình chia cắt mạnh, bị xói mòn rửa trôi mạnh, chủ yếu là rừng và cây đặc sản, chăn nuôi. Vùng đồng bằng ven biển: Gồm thị trấn Tiên Yên và 5 xã (Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui), một phần được cải tạo canh tác và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1