Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; Đề xuất được giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- BÙI VĂN LƯƠNG ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN LƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HUẾ - 2018 HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN LƯƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 8.85.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM HỮU TỴ HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng 10 năm 2018 Học viên Bùi Văn Lương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự ủng hộ, quan tâm, động viên, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế; các Thầy, Cô giáo Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Quảng Trạch, các cán bộ của phòng nông nghiệp và PTNT, phòng tài nguyên môi trường huyện Quảng Trạch, Ủy ban nhân dân các xã cùng toàn thể người dân trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Hữu Tỵ đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù cũng đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian có hạn, cũng như trình độ kiến thức và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn về đề tài nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Kính chúc quý thầy, cô và các anh, chị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt! Huế, ngày tháng 10 năm 2018 Học viên Bùi Văn Lương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Với phương pháp điều tra, thu thập tin tin, số liệu thứ cấp qua các cơ quan chức năng và thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân; Sau đó tổng hợp, xử lý số liệu điều tra và phân tích thống kê để đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội một số loại hình sử dụng đất của vùng gò đồi, và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi huyện của Quảng Trạch. Huyện Quảng Trạch gồm có 18 xã. Với tổng diện tích tự nhiên là 44.787,86 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 35.393,16 ha, chiếm 79,02% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp có diện tích là 7.519,65 ha, chiếm 16,79% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng có diện tích là 1.875,05 ha, chiếm 4.19% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích vùng gò đồi của huyện là 27.870,27 ha chiếm 62,23 % diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 24.363,07 ha, chiếm 87,42% diện tích tự nhiên của vùng; Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.074,47 ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên của vùng; Đất chưa sử dụng có diện tích là 432,73 ha, chiếm 1,15% diện tích tự nhiên của vùng. Trên địa bàn huyện nói chung và vùng gò đồi của huyện nói riêng là vùng có nhiều tiềm năng và thế mạnh về điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng có giá trị cao… Trên cơ sở hiệu quả của các loại hình sử dụng đất được xem xét và các mục tiêu phát triển bền vững, đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở vùng gò đồi huyện Quảng Trạch nhau sau: có 4 loại hình sử dụng đất được đề xuất. - Chuyên lúa: 1.036,09 ha. - Chuyên màu: 933,80 ha. - Chuyên rau: 322,08 ha. - Cây ăn quả các loại: 1.104,88 ha. Đối với loại hình sử dụng đất cây ăn quả các loại. Mặc dù kết quả nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu đối với loại hình này. Tuy nhiên loại hình sử dụng đất này huyện Quảng Trạch đã có chủ trương triển khai thực hiện các dự án, mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao tại các xã nằm trong vùng gò đồi trên địa bàn huyện, do đó tôi mạnh dạn đề xuất định hướng đối với loại hình sử dụng đất này, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ. Qua điều tra hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi của huyện đã xác định được 3 loại hình sử dụng đất chính, với 6 kiểu sử dụng đất khác nhau. Trong đó: chuyên trồng lúa, Chuyên màu, chuyên rau là các chủ yếu của vùng. Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho thấy: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv - Về hiệu quả kinh tế + Kiểu sử dụng đất trồng lạc và trồng rau mang lại giá trị kinh tế cao nhất: kiểu sử dụng đất trồng lạc, có giá trị sản xuất trung bình trong vùng là 202.224 triệu đồng/ha; kiểu sử dụng đất trồng rau, có giá trị sản xuất trung bình trong vùng là 59.871 triệu đồng/ha. + Kiểu sử dụng đất trồng sắn và trồng ngô là thấp nhất: kiểu sử dụng đất trồng sắn, có giá trị sản xuất trung bình trong vùng là 3.821 triệu đồng/ha; kiểu sử dụng đất trồng Ngô, có giá trị sản xuất trung bình trong vùng là 12.074 triệu đồng/ha. - Về hiệu quả xã hội + Khả năng giải quyết việc làm cho người dân tại các xã trong vùng nghiên cứu có sự chênh lệch khác nhau không lớn và được đánh giá ở mức khá. Kiểu sử dụng đất thu hút được nhiều lao động nhất là kiểu sử dụng đất chuyên lúa (trung bình 130 ngày công/ha), rau (trung bình 200 ngày công/ha), lạc (trung bình 230 ngày công/ha), khoai (trung bình 150 ngày công/ha) và ít nhất là sắn (trung bình 100 ngày công/ha). + Giá trị ngày công và thu nhập cho người dân từ các kiểu sử dụng đất: Kiểu trồng lạc cho thu nhập ngày công cao nhất 879,24 nghìn đồng và thấp nhất là kiểu trồng sắn 38,21 nghìn đồng. - Về hiệu môi trường + Hệ số sử dụng đất: hệ số sử dụng đất trong vùng nghiên cứu (1,26), thấp hơn hệ số sử đất của toàn huyện (1,4), nhưng xét về tổng thể hệ số sử dụng đất của vùng nghiên cứu là tương đối cao. + Khả năng cải tạo đất: Kiểu sử dụng đất trồng lạc có khả năng cải tạo đất tốt nhất, kiểu sử dụng đất trồng sắn có ảnh hưởng xấu đến độ phì của đất. Hướng sử dụng đất bền vững và duy trì chất lượng đất đai ở vùng gò đồi huyện Quảng Trạch dựa trên cơ sở các giải pháp về thủy lợi, kỹ thuật canh tác hợp lý, các giải pháp về chính sách đất đai và chính sách hỗ trợ người sản xuất (vốn, kỹ thuật, thị trường) sẽ đảm bảo hiệu quả trên các mặt phương diện như: Kinh tế, xã hội và môi trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................. x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 4 1.1.1. Tổng quan về đánh giá và sử dụng đất vùng gò đồi ............................................ 4 1.1.2. Vai trò đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ........................................ 10 1.1.3. Tổng quan về đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................................................... 11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................... 22 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới............................................... 22 1.2.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam ................................. 23 1.2.3. Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................ 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 32 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 32 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 32 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 32 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 33 2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát.......................................................................... 33 2.3.2. Phương pháp dự báo, dự tính ........................................................................... 34 2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến người am hiểu ................................................. 34 2.3.4. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ, Bảng đồ .................................................. 34 2.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ..................................................... 34 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 36 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................................................................................... 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 44 3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ......................................... 50 3.2.1. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính .................................................. 51 3.2.2. Công tác đo đạc lập đồ địa chính ...................................................................... 51 3.2.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................. 51 3.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.............................................................................................................................. 52 3.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................................................................................... 53 3.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất........................... 54 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .................................................................................. 55 3.2.8. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .................................................................................. 55 3.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT ...................................................... 55 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quảng Trạch ............................................... 55 3.4. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .................................................................................................................... 62 3.4.1. Biến động đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp của huyện .................. 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.4.2. Biến động đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi giai đoạn 2014-2017 ................................................................................................................. 63 3.4.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi .................................................. 64 3.4. MÔ TẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN QUẢNG TRẠCH. ............................................................ 66 3..5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN QUẢNG TRẠCH .................................. 67 3.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế................................................................................. 67 3.5.2. Đánh giá hiệu quả xã hội .................................................................................. 81 3.5.3. Đánh giá hiệu quả môi trường .......................................................................... 83 3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ, BỀN VỮNG VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN QUẢNG TRẠCH ........................................ 88 3.6.1. Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững vùng gò đồi huyện Quảng Trạch .............................................................................................................. 88 3.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GÒ ĐỒI TRONG TƯƠNG LAI HUYỆN QUẢNG TRẠCH ...................................................................................................... 91 3.7.1. Giải pháp về chính sách ................................................................................... 91 3.7.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ....................................... 91 3.7.3. Giải pháp về thị trường .................................................................................... 92 3.7.4. Giải pháp về vốn .............................................................................................. 93 3.7.5. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................................... 94 3.7.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................ 94 3.7.7. Giải pháp tuyên truyền, vận động ..................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 96 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 96 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 99 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 103 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Các chữ viết tắt 1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 2 CPSX Chi phí sản xuất 3 FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới 4 GTSX Giá trị sản xuất 5 LĐ Lao động 6 LUT Loại hình sử dụng đất 7 TCP Tổng chi phí 8 TNT Tổng nguồn thu 9 CPTG Chi phí trung gian 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật 12 HT Hè Thu 13 DX Đông Xuân 14 HTX Hợp tác xã 15 GTGT Giá trị gia tăng 16 GTNC Giá trị ngày công 17 HQSDĐ Hiệu quả sử dụng đất 18 TSHV Tỷ suất hoàn vốn 19 SXNN Sản xuất nông nghiệp 20 QSDĐ Quyền sử dụng đất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu phân chia cấp địa hình .............................................................. 5 Bảng 1.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2006 - 2015 ..... 25 Bảng 3.1. Thống kê tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến 31/12/2017 ............... 53 Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017................................. 57 Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nghiệp năm 2017 ................................... 59 Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện và vùng gò đồi 2017 ............................. 61 Bảng 3.5. Tình hình biến động về đất nông nghiệp của huyện Quảng Trạch giai đoạn 2014-2017 ................................................................................................................. 62 Bảng 3.6. Tình hình biến động về đất nông nghiệp của vùng gò đồi giai đoạn 2014- 2017........................................................................................................................... 63 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính .............................. 65 Bảng 3.8. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu ................ 66 Bảng 3.9. Mức đầu tư chi phí cho cây lúa tại vùng nghiên cứu năm 2017 .................. 67 Đơn vị tính: 1000 đồng/ha ......................................................................................... 67 Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất chuyên lúa tại vùng gò đồi............ 68 Bảng 3.11. Mức đầu tư chi phí cho cây trồng lạc tại vùng nghiên cứu năm 2017 ....... 69 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng lạc tại các xã vùng gò đồi .... 70 Bảng 3.13. Mức đầu tư chi phí cho cây trồng sắn tại vùng nghiên cứu năm 2017 ....... 71 Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng sắn tại các xã vùng gò đồi.... 72 Bảng 3.15. Mức đầu tư chi phí cho cây trồng ngô tại vùng nghiên cứu ...................... 73 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng ngô tại các xã vùng gò đồi ... 73 Bảng 3.17. Mức đầu tư chi phí cho cây trồng khoai lang tại vùng nghiên cứu ............ 74 Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng khoai lang tại vùng gò đồi ... 75 Bảng 3.19. Mức đầu tư chi phí cho cây trồng rau tại vùng nghiên cứu năm 2017 ....... 76 Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất trồng rau tại các xã vùng gò đồi .... 77 Bảng 3.21. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại vùng nghiên cứu ................. 81 Bảng 3.22. Hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi và toàn huyện năm 2017........................................................................................................................... 83 Bảng 3.23. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Quảng Trạch.............................................................................................. 90 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí của Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ............................... 36 Hình 3.2. Cánh đồng lúa vụ Đông Xuân vào thời kỳ thu hoạch .................................. 78 Hình 3.3. Ngô, Lạc vụ Đông Xuân trong hình kiểu sử dụng đất chuyên màu. ............ 78 Hình 3.4. Khoai lang trong hình kiểu sử dụng đất chuyên màu. ................................. 79 Hình 3.5. Rau mồng Tơi trong hình kiểu sử dụng đất chuyên màu. ........................... 79 Hình 3.6. Sắn trong hình kiểu sử dụng đất chuyên màu.............................................. 80 Hình 3.7. Đậu trong hình kiểu sử dụng đất chuyên màu. ............................................ 80 Biểu đồ 3.1. Diện tích các loại đất của huyện Quảng Trạch năm 2017 ....................... 56 Biểu đồ 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất vùng gò đồi năm 2017 ............................. 60 Biểu đồ 3.3. Hệ số sử dụng đất của các xã trong vùng và của toàn huyện ................... 84 Biểu đồ 3.4. Hệ số sử dụng đất của vùng gò đồi và toàn huyện .................................. 84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc dù chính sách đất đai những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để ngày càng đáp ứng tốt những yêu cầu mới đặt ra. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể. Một trong những định hướng lớn để sớm đạt được mục tiêu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn, nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức của quá trình hội nhập. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vấn đề sử dụng đất hợp lý phải được đặt lên hàng đầu. Mỗi loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp đều có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng. Việc so sánh, lựa chọn các loại hình sử dụng đất khác nhau phù hợp với điều kiện của đất đai là vấn đề quan tâm của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch, để từ đó có thể giải đáp những câu hỏi quan trọng trong thực tiễn sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững trong nông nghiệp. Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị-xã hội. Bên cạnh đó, nước ta là một nước nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai như thế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 nào cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước. Mặc khác, việc sử dụng đất đai còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Vì vậy chúng ta cần có các phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm để mang lại hiệu quả kinh tế cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Nếu chúng ta sử dụng đất không có khoa học, không theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất bị cằn cỗi và bạc màu dẫn đến những tác hại xấu đối với đời sống kinh tế xã hội. Để sử dụng đất đai ngày càng hợp lý, phát huy hết tiềm năng sản xuất thì việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai là rất cần thiết, nhằm tìm ra những hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý và sử dụng đất ở các năm kế tiếp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Hiện nay, Việt Nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp để có thể vượt qua mọi cuộc khủng hoảng. Nếu kích thích cho nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo kinh tế phát triển mà còn ổn định an ninh xã hội. Để đảm bảo phát triển bền vững phải tiến hành song song việc công nghiệp hoá và đô thị hoá cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong đó công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn phải thích hợp với điều kiện đất ít người đông (Nguyễn Văn Bộ và Đào Thế Anh, 2010). Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu được thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích được tình hình quản lý đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; - Đề xuất được giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả vùng gò đồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung vào phương pháp luận về đánh giá, hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và quy hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng đất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất được giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý, bền vững cho huyện Quảng Trạch, giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyên đất đai tại các vùng gò đồi. - Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các huyện khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Tổng quan về đánh giá và sử dụng đất vùng gò đồi 1.1.1.1. Khái quát về vùng gò đồi Để có những can thiệp, tác động lên sản xuất nông nghiệp nói chung và hệ thống trồng trọt vùng gò đồi nói riêng phải bắt đầu từ những quan niệm đúng và nghiên cứu sâu hơn về nó. Hiện nay nhiều tác giả nghiên cứu về vùng gò đồi nhưng sự phân bố, ranh giới về điều kiện tự nhiên thậm chí cả tên gọi cũng khác nhau. Vùng gò đồi có khi được gọi là vùng trung du, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng xen đồi hay vùng đồi xen đồng bằng. Danh từ trung du được dùng trước hết để chỉ vùng chuyển tiếp về địa hình và có thể phân biệt với vùng thượng du (vùng núi) và vùng hạ du (đồng bằng). Như vậy vùng trung du được xác định bởi một dải không gian chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng núi [35]. Lê Bá Thảo (1990) [31] cho rằng “vùng trung du là một bề mặt san bằng cổ tương đối ổn định về mặt kiến tạo, đã bị xâm thực chia cắt từ lâu và hiện đang nằm trung sự đi xuống của địa hình. Sự phát triển đi xuống đó thể hiện ở chỗ các đỉnh đồi ngày càng bị san bằng hơn, các thung lũng mở rộng hơn”. Theo Vũ Tự Lập (1990) [38] “Đặc điểm chung nhất của đồi là có độ cao tương đồi dưới 500m, do đó tại vùng gò đồi qui luật đai cao chưa có tác dụng quyết định, khiến cho địa hình nói riêng và tự nhiên nói chung mang sắc thái nội chí tuyến, và về cơ bản lãnh thổ Việt Nam mang sắc thái một vùng rộng lớn, trong đó núi là đỉnh nhô cao”. Lưu Đức Hồng và Cs (1994) [35], đã đưa ra tiêu thức xác định về vùng gò đồi: Về vị trí địa lý ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, về độ cao 25 - 700m so với mặt nước biển, trong đó trên 80% diện tích lãnh thổ dưới 500m. Theo nhà địa mạo Nga I. Spiridonov (1970) các chỉ tiêu phân chia đồng bằng, đồi, núi chi tiết như bảng 1.1 dưới đây [21]: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Bảng 1.1. Các chỉ tiêu phân chia cấp địa hình Ngoại mạo Trắc lượng hình thái Độ chênh Kiểu hình cao địa Độ cao Độ chia Độ chia Độ dốc sườn thái hình (m) tuyệt đối Địa mạo cắt sâu cắt ngang không nghiêng (m) (m) km/km2 (độ) Thấp
- 6 1.1.1.2. Đặc trưng chủ yếu của vùng gò đồi ở Việt Nam a. Địa hình Vùng gò đồi là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nên có địa hình chủ yếu là đồi bát úp hay lượn sóng. Xen kẽ giữa các đồi là các thung lũng dọc theo các sông suối tạo thành những cánh đồng nhỏ hẹp từ vài ba đến hàng trăm ha. Nhìn chung như vậy, nhưng trên thực tế do vùng gò đồi nước ta kéo dài từ Bắc chí Nam nên địa hình không đồng nhất mà mang tính đa dạng theo các tiểu vùng khác nhau [35]. b. Khí hậu Khí hậu vùng gò đồi mang tính chuyển tiếp riêng biệt. Đặc điểm chung so với đồng bằng trong vùng là có biên độ nhiệt lớn hơn do sự giảm tốc độ gió và sự phản chiếu bức xạ của sườn đồi núi. Nhiệt độ về mùa hè thường thường cao hơn 10 và mùa đông thấp hơn 1 - 20. Lượng mưa giảm sút cùng với sự hạ thấp của độ ẩm tương đối. Gió địa hình mạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Mỗi tiểu vùng gò đồi nằm trong các miền khí hậu khác nhau vừa mang dấu ấn đặc trưng chung của vùng trung du, vừa mang đặc trưng chung của mỗi vùng. c. Quá trình hình thành đất vùng gò đồi - Quá trình feralit - laterit hoá Đây là quá trình đặc trưng và phổ biến của đất nhiệt đới ẩm. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn đầu phong hoá phá huỷ các khoáng nguyên sinh của đá mẹ một cách triệt để trong điều kiện nhiệt ẩm cao, phong hoá hoá học chiếm ưu thế. Trong giai đoạn này các cation kiềm, kiềm thổ bị giải phóng rửa trôi theo chiều ngang và thẳng đứng. Đồng thời các secquioxyt (R2O3 của Fe, Al, Mn...) được tích luỹ ở tầng B của phẫu diện đất. + Giai đoạn tiếp theo hình thành các khoáng thứ sinh trong môi trường axit, trong đó khoáng caolinit chiếm ưu thế. Tầng B tích luỹ sét màu vàng đỏ được hình thành. Tầng mùn A mỏng với hàm lượng mùn thấp, axit fulvic chiếm ưu thế. Do phong hoá hoá học triệt để nên các khoáng vật tàn dư nguyên sinh ít. Tỷ số SiO2/R2O3 trong keo sét < 2. Hàm lượng limon trong đất rất thấp, các đoàn lạp có độ bền tương đối cao. Trong điều kiện có mạch nước ngầm nâng lên hạ xuống xuất hiện trong mùa mưa và mất trong mùa khô như ở các gò đồi thấp hoặc chân núi thì các secquioxyt (R2O3) được tích luỹ tuyệt đối. Các secquioxyt không chỉ hình thành tại chỗ mà còn được đưa tới từ các sườn cao hơn vào trong nước ngầm. Nhiều kết von rời rạc được liên kết với nhau tạo thành sản phẩm đá ong (laterit). Quá trình laterit hoá diễn ra liên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 tục trong nhiều năm có thể tạo thành đá ong ngăn cách quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa đá mẹ và tầng đất mặt. Theo thời gian tầng đất mặt bị rửa trôi bạc màu nghèo dinh dưỡng, nghèo cả secquioxyt. Tầng đất mặt “bạc màu” rất dễ dàng bị nước xói mòn trong mùa mưa làm trơ lộ lớp đá ong kết von đã hình thành trước đó. Tầng đá ong lộ trên bề mặt sẽ bị khô cứng lại như gạch đá và tạo ra một vùng “đất chết”. Hiện tượng này phổ biến ở vùng thềm đồi, gò chuyển tiếp, nơi tiếp giáp với đồng bằng hoặc ở các bề mặt san bằng trước núi. Quá trình feralit tạo ra các đất vàng đỏ, đỏ vàng (Ferralsols), hoặc đất xám feralit (Feralic Acrisols)... Quá trình laterit hoá tạo ra các đất: Đất xám có tầng loang lổ mạnh (Plinthic Acrisols hay Leptosols). - Quá trình xói mòn, rửa trôi do nước Xói mòn đất là một quá trình phá huỷ lớp phủ thổ nhưỡng (bao gồm cả phá huỷ thành phần cơ, lý, hoá, chất dinh dưỡng...của đất) dưới tác động của các nhân tố tự nhiên và nhân sinh, làm giảm độ phì nhiêu đất, gây ra bạc màu, thoái hoá đất, laterit hoá, trơ sỏi đá..., ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và phát triển của thảm thực vật rừng, thảm cây trồng khác [22]. Xói mòn được thể hiện 2 dạng: bào mòn theo lớp và xói mòn khe rãnh. Dạng đầu phổ biến ở các đỉnh ít dốc và dạng thứ 2 xuất hiện ở các sườn xói mòn và xói mòn ở vùng núi đạt tới hàng trăm tấn/ha/năm. Khu vực đồi núi ở Việt Nam, thường có độ dốc > 250 hoặc từ 150-250, điều kiện địa hình đồi núi, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển dày đặc, tiết diện dọc dốc, chế độ mưa mùa lại tập trung (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm) do đó xói mòn có điều kiện hoạt động mạnh [22]. Quá trình xói mòn đất không chỉ rửa trôi các cation, các hợp phần vi lượng chất dễ tiêu, mùn ra khỏi tầng đất làm giảm chất dinh dưỡng độ phì nhiêu mà xói mòn còn làm giảm đi độ dày của tầng canh tác một cách rõ rệt. Không gian sinh trưởng của bộ rễ bị thu hẹp, độ ẩm đất giảm… Dẫn đến suy giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng. Chiều dài của sườn và lượng mưa hình thành dòng chảy mặt là những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới xói mòn, rửa trôi do nước của đất đai vùng đồi núi. Vì tại các khu vực địa hình chia cắt mạnh độ dài của sườn lớn, dòng chảy càng mạnh, năng lượng càng lớn và xói mòn đất sẽ tăng, qua nghiên cứu các tác giả cho rằng nếu tăng chiều dài của sườn dốc lên 2 lần thì tổn thất về đất sẽ tăng lên từ 2 - 7,5 lần và xói mòn trên các sườn lồi tăng 2-3 lần so với sườn thẳng, sườn lõm xói mòn yếu, sườn bậc thang xói mòn không đáng kể. Nhìn chung quá trình xói mòn đang xảy ra mạnh mẽ trên các loại đất xám feralit. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 d. Diện tích và phân bố Vùng đồi núi nước ta phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam đã tạo nên các điều kiện tự nhiên, hình thành nên các loại đất hết sức phong phú và da dạng. Theo bảng phân loại đất Việt Nam năm 1996 của Hội khoa học đất Việt Nam [14], vùng đồi núi Việt Nam có những nhóm đất chính: đất đá bọt, đất đen, đất nâu bán khô hạn, đất tích vôi, đất xám, đất đỏ, đất mùn alit núi cao và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Trong đó nhóm đất xám và nhóm đất đỏ có diện tích rất lớn. - Đất đá bọt (RK) - ANDOSOLS (AN) diện tích: 171.402 ha, phân bố ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nghệ An - Đất đen (R) - LUVISOLS (LV) diện tích: 112.939 ha phân bố ở các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Hoà Bình, Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai… - Đất nâu vàng vùng bán khô hạn (XK) - LIXISOLS (LX) diện tích: 42.330 ha, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. - Đất tích vôi (V) - CALCISOLS (CL) diện tích: 5.527 ha, phân bố ở các vùng có đá vôi như Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La,… - Đất xám (X) - ACRISOLS (AC) diện tích: 19.970.642 ha, phân bố rộng khắp ở vùng đồi núi Việt Nam và một phần ở vùng đồng bằng. Trong bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 nhóm đất xám có 5 đơn vị sau: + Đất xám feralit (Xf) - Ferralic-Acrisols (ACf), diện tích: 14.789.505 ha; + Đất xám mùn trên núi (Xh) - Humic-Acrisols (ACu) diện tích: 3.139.285 ha; + Đất xám bạc màu (X) - Haplic Acrisols (ACh), diện tích: 1.791.021 ha; + Đất xám có tầng loang lổ (Xl) - Plinthic-Acrisols (ACp); + Đất xám Glây (Xg) - Glâyic-Acrisols (ACg); - Đất đỏ (F) - FERRASOLS (FR) diện tích: 3.014.594 ha, phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 50 - 1000 m chủ yếu phát triển trên đá macma bazơ trung tính và đá vôi, tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Đất mùn Alit núi cao (A) - ALISOLS diện tích: 280.714 ha, gặp ở độ cao trên 2000m, thường nằm ở các đỉnh như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Chử Yang Sin. - Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (E) - LEPTOSOLS (LP), diện tích 495.727 ha phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Trung du miền núi Bắc bộ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn