Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Luận văn này nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, xuất phát từ việc đánh giá các tiềm năng của tài nguyên du lịch này để đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên này, nhằm mục đích phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Hoàng Thị Hương NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Hoàng Thị Hương NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 885 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Vân Hương Thái Nguyên, năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Thị Hương, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Thị Vân Hương, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tổ chức tập thể và cá nhân. Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: TS. Đỗ Thị vân Hương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn cô đã không quản khó khăn, dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo tôi. Cảm ơn các quý thầy, cô trong Trường Đại học Khoa học đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học. Đặc biệt là các quý thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường đã góp ý chỉnh sửa trong suốt quá trình bảo vệ đề cương luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Thái Nguyên, phòng Văn hóa huyện Võ Nhai đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu các nội dung và các số liệu có liên quan đến luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, các bạn học viên cao học lớp K12A đã góp ý, động viên, trao đổi những thông tin bổ ích trong toàn khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Hoàng Thị Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ....................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 1 4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2 5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3 1.1. Tổng quan các vấn đề cơ bản liên quan Du lịch sinh thái ............................. 3 1.1.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 3 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 3 1.1.3. Ở Thái Nguyên .................................................................................................. 5 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 6 1.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................................. 6 1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch ............................................................................. 7 1.2.3. Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ....................................................... 9 1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng nghiên cứu .................. 13 1.3.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................13 1.3.2. Địa hình ............................................................................................................14 1.3.3. Khí hậu .............................................................................................................15 1.3.4. Thủy văn...........................................................................................................15 1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu ................................................. 15 1.4.1. Đặc điểm kinh tế..............................................................................................15 1.4.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội .............................................................................17 1.4.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 20 2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài.................................................................... 20 2.4. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................ 20 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21 2.5.1. Phương pháp quan sát .....................................................................................21 2.5.2. Phương pháp điều tra xã hội học ...................................................................22 2.5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..........................................................23 2.5.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................................23 2.5.5. Phương pháp đánh giá ....................................................................................23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 32 3.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái Võ Nhai ......................................... 32 3.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên...........................................32 3.1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa ở Võ Nhai........................................42 3.2. Đánh giá tài nguyên du lịch của huyện Võ Nhai ......................................... 49 3.2.1. Đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch ....................................................50 3.2.2. Đánh giá tiềm năng khai thác du lịch ............................................................52 3.2.3. Ý kiến đánh giá của các nhà quản lý du lịch ................................................55 3.2.4 Tổng hợp kết quả đánh giá các TNDL của Võ Nhai.....................................59 3.3. Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái Võ Nhai ............................................ 61 3.3.1. Mục đích và các hình thức du lịch của khách du lịch ..................................61 3.3.2. Lượng khách du lịch .......................................................................................63 3.3.3. Doanh thu từ du lịch........................................................................................63 3.3.4. Nguồn thông tin du lịch ..................................................................................64 3.3.5. Số lần quay lại du lịch và thời gian lưu lại Võ Nhai ....................................65 3.3.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch................................................................67 3.3.7. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch .........................67 3.3.8. Nguồn nhân lực ...............................................................................................69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.3.9. Thực trạng về tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ..............70 3.3.10. Vốn đầu tư......................................................................................................70 3.4. Giải pháp khai thác TNDL cho phát triển du lịch sinh thái ở Võ Nhai ....... 73 3.4.2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tăng cường sơ sở vật chất du lịch ....................73 3.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư .............................................75 3.4.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .................................................78 3.4.4. Nhóm giải pháp các vấn đề về môi trường ...................................................79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CSHT :Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật DLST :Du lịch sinh thái DTLS :Di tích lịch sử KTTT : Kinh tế thị trường TNDL :Tài nguyên du lịch TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái TNTN :Tài nguyên thiên nhiên TTTTXTDL TN : Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Thái Nguyên UBND :Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích huyện Võ Nhai .................................................................... 14 Bảng 1.2. Tổng thu nhập quốc dân GDP giai đoạn 2015-2019 (theo giá 2010) 16 Bảng 1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Võ Nhai giai đoạn (2015-2019) ...... 16 Bảng 1.4. Bảng phân bố dân số trung bình ở nông thôn và thành thị ................. 17 Bảng 1.5. Danh sách các cơ sở lưu trú đang hoạt động tại Võ Nhai .................. 19 Bảng 2.1 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của các TNDLST .......................................................................................... 25 Bảng 2.2: Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác ......... 30 của điểm DLST ................................................................................................... 30 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST .................. 31 Bảng 3.1. Phân loại khí hậu tốt – xấu với sức khỏe con người .......................... 36 Bảng 3.2. Một số cảnh quan đặc sắc tiêu biểu ở Võ Nhai .................................. 39 Bảng 3.3. Danh sách các di tích lịch sử cách mạng Võ Nhai ............................. 43 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút ............................ 50 khách du lịch ở hang Phượng hoàng – suối Mỏ Gà, Võ Nhai ............................ 51 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút ............................ 51 khách du lịch ở hang Huyện, Võ Nhai ................................................................ 51 Bảng 3.6. Bảng đánh giá xếp hạng tiềm năng khai thác du lịch tại hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà ở Võ Nhai ........................................................................... 53 Bảng 3.7. Bảng đánh giá xếp hạng tiền năng khai thác du lịch tại khu di tích khảo cổ học Thần Sa ở Võ Nhai ......................................................................... 54 Bảng 3.8 Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên để đầu tư phát triển ............. 59 các TNDL này cho mục đích DLST ................................................................... 59 Bảng 3.9. Mục đích du lịch của khách du lịch .................................................... 62 Bảng 3.10. Số khách du lịch tới Võ Nhai giai đoạn từ 2015-2019 (đvt: lượt) ... 63 Bảng 3.11. Nguồn thông tin khách biết về Võ Nhai ........................................... 64 Bảng 3.12. Số lần khách du lịch đến Võ Nhai .................................................... 66 Bảng 3.13. Đo mức độ hài lòng của khách du lịch ............................................. 67 Bảng 3.14. Lao động trong ngành du lịch ........................................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình du lịch sinh thái .................................................................... 11 Hình 1.2: Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai ..................................................... 13 Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019) .................................................. 34 Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến lượng mưa trong các tháng và tổng lượng mưa trong các năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019) ..... 35 Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019) ........................ 36 Hình 3.4: Tiềm năng phát triển du lịch Võ Nhai ................................................ 56 Hình 3.5: Mức độ khai thác TNDL ở Võ Nhai ................................................... 56 Hình 3.6: Một số khó khăn chủ yếu khai thác TNDL cho phát triển DLST....... 57 Hình 3.7: Lựa chọn kênh thông tin cho quảng bá du lịch ở Võ Nhai ................. 58 Hình 3.8: Đề xuất hướng khai thác hiệu quả TNDL cho DLST ......................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km về phía Đông Bắcvới diện tích tự nhiên là 83.950,24ha, huyện nhận được sự ưu đãi lớn của thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời đậm đà bàn sắc dân tộc. Đến Võ Nhai, bạn có thể đắm chìm vào vẻ đẹp hùng vĩ của khu quần thể hang Phượng Hoàng, được tắm nguồn nước trong mát của suối Mỏ Gà nằm trên địa bàn xã Phú Thượng. Bạn cũng có thể đến với khu di tích khảo cổ học Mái đá ngườm ở xã Thần Sa, nơi còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc về nhà ở, trang phục và các lễ hội, tham gia trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo nơi đây... Chính vì có tiềm năng và lợi thế đó mà Du lịch huyện Võ Nhai đang từng bước phát triển. Cùng với đó, mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu đến năm 2020, du lịch đóng góp 3,5% vào GRDP của huyện, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, phấn đấu đến 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện và tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc. Những năm qua huyện Võ Nhai đã có nhiều cố gắng trong việc tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa để đầu tư phát triển du lịch sinh thái tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận. Song nhìn chung du lịch huyện vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thực trạng tài nguyên hiện có. Vì lý do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để tận dụng điều kiện tài nguyên thiên nhiên thuận lợi thúc đẩy phát triển có hiệu quả du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, xuất phát từ việc đánh giá các tiềm năng của tài nguyên du lịch này để đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên này, nhằm mục đích phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quát về tài nguyên du lịch huyện Võ Nhai. 1
- - Phân tích, đánh giá tiềm năng các tài nguyên du lịch, định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai. - Đánh giá thực trạng hiện tại của du lịch sinh thái tại huyện Võ Nhai. - Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nhằm phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai trong thời gian tới. 4. Ý nghĩa của đề tài Đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái; về tiềm năng tài nguyên du lịch. Đề tài cũng đánh giá được tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái tại Võ Nhai, đưa ra một số giải pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên ban tặng, các DTLS, văn hóa truyền thống của huyện Võ Nhai phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên quan đến du lịch như: Cơ quan hoạch định chính sách, công ty du lịch, các tổ chức và cá nhân quan tâm tới du lịch sinh thái và là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Luận văn tổng hợp, phân tích về mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái trên phương diện lý luận. - Phân tích, đánh giá những giá trị của tài nguyên gắn liền du lịch sinh thái tạo nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai. - Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Võ Nhai. - Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước cũng như tích cực quảng bá hình ảnh của Võ Nhai nói riêng và Thái Nguyên nói chung với khách du lịch trong và ngoài nước. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương. 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các vấn đề cơ bản liên quan Du lịch sinh thái 1.1.1 Trên thế giới Tài nguyên du lịch và DLST được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên 1980. Đã có nhiều tổ chức quốc tế như UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), WW (Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) đã giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, từ những năm cuối của thế kỷ trước cũng đã có những công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tuyến, điểm du lịch và DLST như: - “Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki (1972), Sepfer (1973). Đây là công trình đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quy chuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, nó trở thành công cụ cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các tiềm năng các điểm du lịch về sau. - “Nghiên cứu xác định các tuyến điểm du lịch giữa biên giới Ba Lan và Đức” (Tổ chức ICURP, 1994) của tác giả Lechoslaw Czernic, Halina, Orlinska (Ba Lan) và Edfrank (Hà Lan). Tài liệu đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến du lịch, phương pháp xác định các tuyến, điểm du lịch cũng như việc bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển du lịch bền vững. - “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” (Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont, 1999). Đây là những tài liệu hết sức quý giá làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực tài nguyên du lịch và DLST. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TNDL. Đánh giá ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phục vụ mục đích du lịch. Trên phạm vi toàn quốc đã có một số công trình tiêu biểu như: - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 3
- - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. - Các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ trong công trình “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” đã xác định nội dung đánh giá dựa vào tính chất của TNDL như: tính nguyên vẹn, tính hấp dẫn, tính dung lượng, tính ổn định của môi trường tự nhiên. - Tác giả Nguyễn Minh Tuệ và nnk trong giáo trình “Địa lý du lịch” đã hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và bước đầu định hướng khai thác tiềm năng du lịch của một số tiểu vùng du lịch Việt Nam. - Đặc biệt trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” đã hệ thống khá toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL. - Về DLST có rất nhiều các công trình được nghiên cứu và thành công như: - Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của Phạm Trung Lương (Hà Nội, 2002) nêu rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLST ở Việt Nam. - Du lịch sinh thái – Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Văn Thắng (Sơn La, 2014) nêu rõ các tiềm năng bao gồm các cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, tài nguyên thiên nhiên tự nhiên.vv để hình thành lên một hình thức du lịch sinh thái bền vững. Bên cạnh đó còn nhiều những chương trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng đã tiếp cận vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi trường. - Ngày 9 và 10 tháng 12 năm 2013 hội nghị khoa học: “Phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn”. Hôi nghị đã diễn ra tại trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã thu hút được đông đảo các đại diện của các địa phương từ Bắc Trung Bộ đến các Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia của các giảng viên từ thành phố Pau - Cộng Hòa Pháp. Như vậy, xét tổng thể, các công trình nghiên cứu về TNDL và du lịch sinh thái cũng như các hoạt động thực tiễn của TNDL, du lịch sinh thái cho thấy đây là một lĩnh vực du lịch mới, góp phần bảo vệ tự nhiên và môi trường, nhằm phát triển một nền du 4
- lịch bền vững, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lãnh thổ, mà còn là một quốc gia vả cả thế giới đang tiến tới phát triển nó. 1.1.3. Ở Thái Nguyên Thái Nguyên nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Trong những năm qua, tỉnh đã không ngừng triển khai các chương trình, các dự án nhằm phát triển ngành kinh tế này. Thái Nguyên xác định đầu tư cho du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung là đầu tư cho hiện tại và tương lai. Với tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có những bước tiến dài và thu được nhiều thành tựu đáng chú ý. Ngành kinh tế này đã và đang có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, là tâm điểm của báo chí. Có thể kể ra một số ý kiến đánh giá, những nghiên cứu ở nhiều công trình với các cấp độ khác nhau như sau: - Bảo tàng Thái Nguyên (2003), “Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh Thái Nguyên” - Trần Thị Mai (2006), “Du lịch thiên nhiên - Du lịch sinh thái”, trong sách Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb. Lao động - Xã hội. - Trung Nghĩa (2010), “Thái Nguyên với tiềm năng du lịch hang động”, trên Bản tin Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên, xuân Canh Dần. - “Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”, Nguyễn Lan Anh (2014), luận án tiến sĩ Địa lý học – ĐHSP Hà Nội. - “Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh thái nguyên”, của Hoàng Thanh Tùng (2019), luận văn thạc sĩ quản lý tài nguyên và môi trường, ĐHKH Thái Nguyên. Qua các bài báo, tài liệu, luận văn, luận án nói trên các tác giả đã chỉ ra tiềm năng tài nguyên du lịch cũng như phát triển du lịch sinh thái của Thái Nguyên và các hoạt động, định hướng tiêu biểu để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, Du lịch sinh thái cần gắn với các địa phương cụ thể để đánh giá tiềm năng cũng như phương pháp phát triển như thế nào cho phù hợp. Các công trình trên mới đề cập tới du lịch sinh thái một cách chung chung, chưa gắn với một địa phương cụ thể. Chính vì lẽ đó, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng tài nguyên du lịch, hiện trạng du lịch sinh thái của huyện Võ Nhai nhằm bước đầu đưa ra các đánh giá về tiềm năng và giải pháp để phát triển cho du lịch sinh thái tại huyện Võ Nhai này. 5
- 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Tài nguyên du lịch a. Khái niệm Trong cuốn Địa lý du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997) cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Nguyễn Minh Tuệ cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này tác giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật, DTLS văn hóa, văn hóa nghệ thuật, lễ hội,…là những tài nguyên du lịch. Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn hóa,…đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch. Trong cuốn Tài nguyên du lịch (Bùi Thị Hải Yến, 2009) cho rằng:“TNDL là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường” b. Đặc điểm của tài nguyên du lịch. Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã hội. Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên du lịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng. Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi. Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào các yếu tố: khả năng nghiên cứu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn tài sản quốc gia. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách. Tài nguyên du lịch bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể. Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên du lịch 6
- có tính sở hữu chung. Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn chặt với vị trí địa lý. Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên mang tính mùa vụ. Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận. 1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả theo hướng bền vững, cần phải tiến hành phân loại tài nguyên du lịch khoa học và phù hợp. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển,vạn động); loại cung cấp hiện tại (gồm 3 nhóm: đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kỹ thuật gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực. Theo quan niệm các nhà khoa học về quy hoạch du lịch của Pháp Geogvgers Cazes – Robert Lanquar Yve Raynoum trong cuốn Quy hoạch du lịch đã quan niệm: Không tồn tại các tài nguyên tự thân du lịch mà chỉ có thể khai thác và sử dụng được trong các điều kiện kinh tế, công nghệ xác định. Theo các tác giả trong lĩnh vực du lịch tài nguyên có thể phân làm 3 loại chính: - Các tài nguyên thiên nhiên như khí hậu thuận lợi cho các loại hình du lịch, địa hình, phong cảnh núi sông, thực – động vật, biển hồ,… - Các nguồn tài nguyên văn hóa – xã hội như những cuộc trình diễn nghệ thuật, các liên hoan âm nhạc, các cuộc hòa nhạc, các cuộc triển lãm hội thảo quốc tế, khoa học kỹ thuật, các vật làm chứng, các đập nước hoặc máy móc hiện đại, các văn hóa lịch sử, các điểm thắng cảnh. - Các nguồn tài nguyên thuộc nhóm kinh tế như: nhà máy, trung tâm kỹ thuật, các điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc mua tài sản, dịch vụ giá rẻ, có sự ưu đãi về hải quan. Tuy phân chia tài nguyên du lịch thành 3 loại chính, nhưng khi thống kê tài nguyên du lịch Geogvgers Cazes – Robert Lanquar Yve Raynoum lại thống kê tài nguyên theo các yếu tố đã được Tổ chức Du lịch Thế giới xác định gồm: Di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, những công trình hạ tầng và thiết bị cho giải trí và du lịch, các nguồn tài chính và kinh tế. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của tài nguyên, nhà khoa học Ngô Tất Hổ đã tiến hành phân loại tài nguyên du lịch gồm 3 hệ thống, 10 loại, 95 hình và 3 đẳng cấp là khu, đoạn, nguyên khá phức tạp. Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định rõ TNDL được phân loại thành TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Cụ thể: 7
- * Tài nguyên du lịch tự nhiên Theo Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. - Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên. + Có tác dụng giải trí và nhận thức. + Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư. + Có tính mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Việc tổ chức các tour leo núi, tham quan vùng núi, tham quan sông nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. + Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài. + Nhữngngười quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích + Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn. + Tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo và quá trình suy thoái chậm. TNDL tự nhiên có tính hấp dẫn, được bảo tồn khá tốt do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội, tuy nhiên, lại gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. * Tài nguyên du lịch văn hóa Theo Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm DTLS - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch văn hóa là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên văn hóa có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch văn hóa gồm các loại tài nguyên văn hóa vật thể như: các DTLS, các DTLS văn hóa, các công trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất. 8
- 1.2.3. Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái a. Khái niệm chung về du lịch Trên thế giới khái niệm du lịch đã được hình thành từ lâu, tuy nhiên để cụ thể hóa và quốc tế hóa khái niệm về du lịch thì tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch năm 1963, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích Thái Nguyên. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Từ đây các định nghĩa du khách đã được ra đời. Tại mỗi quốc gia và vũng lãnh thổ sẽ có các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, cùng với cuộc sống của người dân ở mỗi đất nước ngày càng phát triển. Nhu cầu được biết được đi đến các quốc gia khác nhau của con người ngày càng tăng lên, ngoài du lịch trong nước ra còn nhu cầu thưởng ngoạn và trải nghiệm các không gian văn hóa cũng như thiên nhiên ban tặng ở các quốc gia khác. Các loại hình du lịch gắn với tự nhiên và những nơi có cảnh quan nguyên thủy gắn với các DTLS được hình thành dần. Từ đó hình thức du lịch sinh thái được hình thành và ngày càng phát triển thu hút nhiều lượt khách thăm quan và khám phá. b. Khái niệm du lịch sinh thái Quan điểm về DLST đầu tiên được đề xuất vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới thực-động vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”. Sau đó dựa trên các quan điểm nghiên cứu khác nhau rất nhiều các khái niệm về du lịch sinh thái được ra đời như: “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998). Hoặc “Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường tự nhiên và văn hóa, được quản lý một cách bền vững và có lợi ích cho sinh thái” (Hiệp hội du lịch sinh thái Australia). Khái niệm về DLST đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được biểu hiện 9
- theo nhiều cách khác nhau từ những góc độ khác nhau. Du lịch sinh thái còn có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau: “Du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch thám hiểm, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch nhà tranh, du lịch bền vững”. Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm rằng DLST là một loại hình du lịch liên quan đến thiên nhiên. Ở nước ta, khái niệm về Du lịch sinh thái được đưa ra tại hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái năm 1999 như sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Thị Sơn, 2000). Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với một số tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN tổ chức Hội thảo Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là sự mở đầu cho các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra cho đến nay cũng chưa có sự thống nhất. Theo Phạm Trung Lương và cộng sự (Nxb Giáo dục, 2002): du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn. Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường". c. Đặc điểm của du lịch sinh thái Những đặc điểm cơ bản nhất của du lịch sinh thái cũng đã được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) tóm tắt như sau: - Du lịch sinh thái bao gồm những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó. - Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 264 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn