LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,<br />
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong<br />
bất kỳ công trình nào khác.<br />
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã<br />
được chỉ rõ nguồn gốc.<br />
<br />
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017<br />
Học Viên<br />
Đã ký<br />
Nguyễn Thị Thu Phương<br />
<br />
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Chữ viết tắt<br />
<br />
Chữ viết đầy đủ<br />
<br />
1<br />
<br />
CNH<br />
<br />
Công nghiệp hoá<br />
<br />
2<br />
<br />
HĐH<br />
<br />
Hiện đại hoá<br />
<br />
3<br />
<br />
HĐND<br />
<br />
Hội đồng nhân dân<br />
<br />
4<br />
<br />
HTX<br />
<br />
Hợp tác xã<br />
<br />
5<br />
<br />
NN&PTNT<br />
<br />
Nông nghiệp và Phát<br />
triển Nông thôn<br />
<br />
6<br />
<br />
UBND<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
7<br />
<br />
VH&TT<br />
<br />
Văn hoá và Thể thao<br />
<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />
Bảng 1.3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2013 - 2015 ..............<br />
Bảng 1.3.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2013-2015............<br />
Bảng 3.3.3. Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề trên địa bàn huyện Phú<br />
Xuyên…………………………………………………………………………..<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
5<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam mang trong mình một nền<br />
văn hoá vô cùng đặc sắc trong đó thấm nhuần nền văn hoá nông nghiệp, nông<br />
thôn mà lịch sử hình thành và phát triển của nông thôn Việt Nam luôn gắn<br />
liền với các thôn làng và các làng nghề, ngành nghề truyền thống cùng với các<br />
sản phẩm của nó tạo nên sắc thái riêng của nền kinh tế và văn hoá của dân<br />
tộc. Do những đặc trưng về kinh tế- văn hoá- xã hội, tâm lý, tập quán và<br />
những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Việt Nam chúng ta đã tồn tại hàng<br />
trăm làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử.<br />
Làng nghề nơi bảo lưu tinh hoa nghệ thuật và kĩ năng truyền từ đời này<br />
sang đời khác và mỗi làng nghề là một kho báu trong đó lưu giữ một khối<br />
lượng đáng kể những tinh hoa văn hoá của dân tộc, nhất là tinh hoa văn hoá<br />
cổ truyền. Trong các làng nghề đó đã hình thành, tồn tại và phát triển các làng<br />
nghề truyền thống, là một phần không thể thiếu trong tính đa dạng của làng xã<br />
Việt Nam. Phát triển làng nghề không những tạo động lực trực tiếp giải quyết<br />
việc làm, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động ở nông thôn mà còn<br />
giúp bảo tồn, duy trì và phát triển được nhiều ngành nghề truyền thống của<br />
dân tộc, tạo điều kiện và cơ hội phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, bảo lưu<br />
và giữ gìn văn hoá dân tộc.<br />
Làng nghề luôn mang trong mình hai yếu tố cơ bản là truyền thống văn<br />
hoá và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố ấy hoà quyện không tách rời<br />
nhau đã tạo nên văn hoá làng nghề. Văn hoá làng nghề là sự kết tinh, hội tụ<br />
các tập quán xã hội, nghi lễ, lễ hội; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền<br />
thống của cộng đồng, là sắc thái riêng có của từng cộng đồng, nhóm người ở<br />
trong mỗi làng nghề đó.<br />
Phú Xuyên là vùng đất nổi tiếng với ít nhất 15 nghề thủ công truyền<br />
thống (Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội, 2016), trong đó làng<br />
nghề mây tre đan xã Phú Túc là một làng nghề độc đáo, nổi tiếng. Các sản<br />
phẩm từ thiên nhiên như mây, tre, cỏ tế, giang… là những sáng tạo văn hóa có<br />
từ lâu đời được trao truyền và tồn tại cho đến tận ngày nay. Cũng với sự phát<br />
triển của đất nước trong những năm gần đây làng nghề truyền thống xưa dần<br />
thay đổi theo hướng mở rộng, phát triển kinh tế. Các sản phẩm ngày một<br />
<br />