Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" nhằm đánh giá thực trạng quản lý đền thờ Bà Triệu (đền Tía), xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý đền thờ Bà Triệu (đền Tía), xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÊ THỊ DINH QUẢN LÝ ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA THANH HÓA, 2021
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÊ THỊ DINH QUẢN LÝ ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8.319.042 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo THANH HÓA, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn “Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các căn cứ làm bằng chứng là đúng thực tế, có sự tham khảo, sưu tầm, thừa kế những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Bên cạnh đó những trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã được trình bày trong luận văn. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2021 Tác giả luận văn Lê Thị Dinh
- i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................... iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................7 6. Đóng góp của Luận văn ...............................................................................7 7. Kết cấu luận văn ..........................................................................................8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA .......................................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích ................................................................9 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 9 1.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ............................... 13 1.1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử - văn hóa......................... 14 1.2. Tổng quan về đền thờ Bà Triệu (đền Tía) xã Vân Sơn ..........................18 1.2.1. Vài nét về xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa............ 18 1.2.2. Khái quát về đền Bà Triệu (đền Tía)............................................. 22 Tiểu kết chương 1................................................................................... 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN ................................... 34 2.1. Phân cấp và bộ máy quản lý ..................................................................34 2.1.1. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Triệu Sơn ................................ 34 2.1.2. Ban Văn hóa xã ............................................................................ 37
- ii 2.1.3. Ban quản lý di tích........................................................................ 39 2.1.4. Thủ từ/thủ đền .............................................................................. 40 2.2. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích................................................42 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di tích .............. 42 2.2.2. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích .................................................................................... 44 2.2.3. Thực trạng công tác tu bổ, trùng tu, tôn tạo di tích........................ 46 2.2.4. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học .................................. 49 2.2.5. Thực trạng hoạt động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị di tích ............................................................................ 50 2.2.6. Thực trạng tổ chức các hoạt động sinh hoạt tâm linh tại di tích .... 53 2.2.7. Thực trạng phát huy giá trị di tích................................................. 54 2.2.8. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại di tích ................................................................................................ 55 2.3. Nhận xét, đánh giá hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa .............58 2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 58 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ........................................ 60 Tiểu kết chương 2................................................................................... 62 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN ................................................................................. 63 3.1. Định hướng quản lý di tích .....................................................................63 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích ...............................67 3.2.1. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức ................................. 67 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý di tích. ............. 70 3.2.3. Giải pháp phát huy vai trò của cộng trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích ..................................................................................................... 71 3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về di tích.................... 73
- iii 3.2.5. Giải pháp xây dựng quy chế hoạt động tâm linh và khôi phục các giá trị truyền thống trong lễ hội .............................................................. 75 3.2.6. Giải pháp khai thác giá trị di tích trong hoạt động du lịch............. 77 3.2.7. Giải pháp thanh tra, kiểm tra và khen thưởng, xử lý vi phạm........ 78 Tiểu kết chương 3................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 84 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................ 87
- iv DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ tiếng việt đẩy đủ BNV Bộ Nội vụ BQL Ban quản lý BQL Ban quản lý BVHTT Bộ Văn hóa thông tin BVHTT&DL Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch CHXHCN Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa CP Chính phủ CT Chỉ thị CV Công văn DSVH Di sản văn hóa HĐND Hội đồng Nhân dân LSVH Lịch sử văn hoá MTTQ Mặt trận Tổ quốc NĐ Nghị định NQ Nghị quyết Nxb Nhà xuất bản QĐ Quyết định QLDT-DT Quản lý Di tích - Danh thắng QLNN Quản lý nhà nước TCN Trước công nguyên TDTT Thể dục thể thao TTg Thủ tướng TTLT Thông tư liên tịch TW Trung ương UBND Ủy ban Nhân dân VH,TT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch VHTT Văn hóa - Thông tin
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản Văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra chủ trương “xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Di sản văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt tin thần, đời sống tâm linh của nhân dân, góp phần nâng cao ý thức lòng tự hào dân tộc, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Thanh Hóa là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, di tích trở thành trang sử sống có sức thuyết phục đối với mọi người dân, vì nó mang dấu ấn của lịch sử, mang hơi thở của thời đại truyền cho các thế hệ sau. Những di tích lịch sử ấy có thể được coi như những bảo tàng về kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc, về những nhân vật lịch sử được thờ… Quản lý di tích không chỉ đơn thuần là gìn giữ những giá trị vật chất của người xưa, mà còn là sự kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đền thờ Bà Triệu (còn gọi là đền Tía) ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã được xây dựng từ lâu đời, là dấu tích gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu từ thế kỷ III Sau Công nguyên. Nơi đây là tiền đồn của quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Bà Triệu, sau khi Bà mất, là nơi lập đền thờ Bà và anh trai (Triệu Quốc Đạt). Đền Tía là một trong nhiều địa điểm thờ Bà Triệu ở Thanh Hóa, có giá trị lịch sử - văn hóa to lớn đối với nhân dân địa phương. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, cùng với đó là những chính sách cụ thể và những việc làm thiết thực. Xã Vân Sơn, trong những năm qua cũng đã và đang rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
- 2 đền thờ Bà Triệu tọa lạc tại núi Tía, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh những kết kết quả đạt được vẫn còn có những hạn chế, khó khăn bất cập trong công tác tôn tạo, chống hư hỏng xuống cấp của di tích, vấn đề khai thác và phát huy giá trị của di tích còn thiếu tính đồng bộ, việc đầu tư nguồn kinh phí cho chống xuống cấp di tích còn thấp so với thực tế. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả quản lý di tích đền Bà Triệu (đền Tía), nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông đã để lại cho đời sau, đồng thời khai thác có hiệu quả các giá trị đó trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Bản thân học viên là Công chức Văn hóa xã hội của xã Vân Sơn, là học viên lớp cao học Quản lý Văn Hóa K4, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Với niềm yêu thích di sản văn hóa và mong muốn đóng góp công sức vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích của quê hương, tôi đã chọn đề tài “Quản lý đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về đền Bà Triệu Trong cuốn “Nữ tướng Việt Nam” năm 1991, tác giả Tạ Hữu Yên, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, đã đề cập đến con người và sự nghiệp của Triệu Thị Trinh với tư cách là một vị tướng gương mẫu, tài giỏi, khiến cho sử nhà Ngô còn ghi “năm 248 cả Giao Châu đều chấn động”, cuộc khởi nghĩa chỉ đứng vững trong hai năm (246-248). Nhưng đó là cuộc nổi dậy đỉnh cao của thế kỷ II-III, TCN. [47, tr 50-54] Năm 1993, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa đã lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh đối với di tích này. Mặc dù ngắn gọn, nhưng bản lý lịch di tích đã đề cập đến những thông tin cơ bản như: địa điểm - vị trí, nội dung lịch sử, mô tả sơ lược về ngôi đền.
- 3 Trong sách “Di tích lịch sử và thắng cảnh” do Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa biên soạn năm 1993 có một bài viết về đền thờ Bà Triệu, làng Vân Cổn, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, năm 1993. Tài liệu này đã trình bày khái quát về địa điểm, vị trí, nội dụng lịch sử, kiến trúc của đền thờ Bà Triệu. Tuy nhiên mới dừng ở việc khái quát sơ lược. Cuốn “Danh tướng Việt Nam” tập 4, của tác giả Nguyễn Khắc Thuần, xuất bản năm 2006, nhà xuất bản Giáo dục, có viết về Triệu Thị Trinh, nữ danh tướng kiệt xuất của sự nghiệp đánh đuổi quân Ngô. Trong đó đề cập đến những huyền thoại về tuổi trẻ của Triệu Thị Trinh, bà là một người nổi tiếng xinh đẹp, can đảm, mưu trí hơn người và thẳng thắn, không bao giờ dung tha kẻ xấu. [40, tr 87-103]. Cuốn “Địa chí huyện Triệu Sơn” của tác giả Phạm Tấn - Phạm Văn Tuấn, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Khoa học xã hội, có bàn về quê hương của Bà Triệu, căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Những chứng tích vật chất và sự đậm đặc của truyền thuyết liên quan đến Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa cho thấy, vùng núi Nưa vào thời Bà Triệu đã là một địa bàn quan trọng của quận Cửu Chân. Và đây cũng là căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa.[42, tr 199-205]. Trong cuốn “Lịch sử đảng bộ xã Vân Sơn 1953-2013”, năm 2013, nhà xuất bản Thanh Hóa đã đưa ra một số thông tin khái quát của đền thờ Bà Triệu: Tại sườn núi Tía, thuộc địa phận làng Vân Thành, nay là thôn 6 xã Vân Sơn, từ xa xưa có một phủ thờ bà Triệu gọi là Phủ vua Bà (hoặc Phủ Tía). Tương truyền khi lập căn cứ ở núi Nưa (năm 248) để chống quân xâm lược nhà Ngô, vị tướng đã có lần đặt chân đến khu vực này và vùng đất nơi đây là một trong những địa bàn hoạt động của nghĩa quân. Để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc, nhân dân Vân Sơn đã lập Phủ thờ Bà. Hàng năm vào ngày 16/2 âm lịch, lễ hội Phủ Tía được tổ chức long trọng. [7, tr 28-29]
- 4 Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Sơn 50 năm xây dựng và trưởng thành (1965-2015)”, năm 2015, nhà xuất bản Thanh Hóa có đưa ra thông tin: Hình ảnh người phụ nữ anh hùng và tinh thần nghĩa sỹ của Bà tượng trưng cho khí phách dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân Triệu Sơn nói riêng. Ngưỡng vọng tấm gương cao quý của vị nữ tướng tài năng từng gắn bó với quê hương Triệu Sơn, nhân dân vùng núi Nưa đã lập đền thờ Bà để quanh năm hương khói [6, tr 21-23]. 2.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý di tích Một số công trình nghiên cứu hiện nay đề cập đến vấn đề quản lý di sản văn hóa, làm cơ sở tham khảo cho việc quản lý di tích đền Bà Triệu (đền Tía) ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thứ nhất, trong lĩnh vực bảo tồn di sản, các sách xuất bản thuộc lĩnh vực ngành bảo tồn-bảo tàng như: “Sổ tay công tác bảo tàng” của Lâm Bình Tường, Đặng Văn Bài, Mai Khắc Ứng, Phạm Xanh năm 1980; “Sổ tay công tác bảo tồn” Lâm Bình Tường năm 1986; “Bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa” của Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức năm 1993; “Một số vấn đế về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc” của PGS.TS Hoàng Vinh năm 1997… bước đầu đã bàn về một trong những lĩnh vực tương đối quan trọng của công tác quản lý văn hóa từ sau thập kỷ 60 đến nay - lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Tuy không đề cập cụ thể về công tác bảo tồn di tích nào cụ thể, nhưng những công trình nghiên cứu này có thể được xem như là những tham khảo có giá trị khoa học về mặt phương pháp và kỹ thuật. Thứ hai, về lĩnh vực phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch: GS Thế Đạt trong công trình Tài nguyên du lịch Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) đã giới thiệu các loại tài nguyên du lịch với bạn đọc, du khách trong nước và quốc tế. Cuốn tài liệu được chia thành 6 chương,
- 5 chương 1 bao quát toàn bộ tình hình chung về tài nguyên du lịch của Việt Nam; các chương sau giới thiệu tài nguyên du lịch theo địa hình (đồng bằng, núi - rừng, biển đảo, lễ hội...). Đây là một công trình cho thấy rõ diện mạo và tính đặc trưng về tài nguyên du lịch Việt Nam theo địa hình. Tuy công trình không bàn sâu đến một di tích cụ thể, nhưng sự phân chia tiềm năng của các vùng cho phép các công trình nghiên cứu tiếp theo lựa chọn loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phải mang tính đặc trưng của vùng, tạo ra nét khác biệt, hấp dẫn riêng. Cũng như cả nước, du lịch Thanh Hóa được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đến nay có thể kể đến những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở Thanh Hóa như sau: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020; Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa (giai đoạn đến năm 2020) do Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam phát hành... Đây là những căn cứ trực tiếp đề đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của đền Bà Triệu ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, còn có một số sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu cấp tỉnh đã hoàn thành có ý nghĩa tham khảo các quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị đền Bà Triệu. Tác giả Lê Văn Tạo trong “Di sản văn hóa - nguồn lực đặc biệt để phát triển du lịch Thanh Hóa” đã bàn luận về giá trị của một số đền thờ và một số di vật có giá trị trong các ngôi đền đó, đồng thời đưa ra quan điểm phát huy giá trị di sản văn hóa Thanh Hóa. Tuy nhiên sự miêu tả, phân tích còn tản mạn, chưa có hệ thống. Một số đề tài khoa học cấp tỉnh tuy không trực tiếp đề cập trực tiếp đến đền thờ Bà Triệu, nhưng đã đưa ra được các quan điểm bảo tồn và phát huy giá
- 6 trị của các di sản văn hóa liên quan như: Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị dân ca xứ Thanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá” (ThS. Nguyễn Trung Liên), Nghiên cứu tiềm năng sản phẩm văn hóa - du lịch Thanh Hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa (TS. Lê Văn Tạo)... Tóm lại, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại việc khái quát về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Bà Triệu, và sơ lược về đền thờ và lễ hội đền Bà Triệu, xã Vân Sơn hay đưa ra nguyên tắc, quan điểm chung của quản lý di tích. Chính vì lý do đó, cần có công trình nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng của di tích. Từ đó, đề ra các giải pháp để quản lý di tích, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa đèn thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích đền thờ Bà Triệu (đền Tía), xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đánh giá thực trạng quản lý đền thờ Bà Triệu (đền Tía), xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý đền thờ Bà Triệu (đền Tía), xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý đền thờ Bà Triệu (đền Tía) ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Không gian tồn tại của đền thờ Bà Triệu (đền Tía), có mở rộng nghiên cứu những đền thờ tương đồng để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1992 đến nay (Năm 1992 đền thờ Bà Triệu (đền Tía) được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh).
- 7 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điền dã dân tộc học sử dụng nhằm thu thập tư liệu: Tác giả luận văn quan sát, tham dự việc tổ chức quản lý và phát huy giá trị đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) để có được sự đánh giá trực tiếp về công tác tổ chức và hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa; phỏng vấn khách thăm quan, các nhà quản lý, cán bộ văn hóa về nguyện vọng, nhu cầu học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành chụp ảnh để thu thập thêm nguồn tài liệu ở di tích này. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận văn sử dụng phương pháp của nhiều ngành khoa học như: sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, nghệ thuật học, khảo cổ học... để làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra điền dã, chuyên gia, tiếp cận liên ngành. 6. Đóng góp của Luận văn - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về quản lý di tích, chỉ ra được những giá trị tiêu biểu của di tích đền thờ Bà Triệu. Luận văn có thể trở thành tư liệu trong việc học tập và nghiên cứu ngành Lịch sử, Văn hóa học, Dân tộc học, Nghệ thuật học. - Góp phần đánh giá thực trạng hoạt động quản lý di tích đền thờ Bà Triệu, trong công tác quản lý, lãnh đạo chỉ đạo, trong công tác trùng tu tôn tạo di tích, trong công tác tổ chức lễ hội…, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là cơ sở khoa học giúp địa phương xã Vân Sơn, Phòng VHTTDL, UBND huyện Triệu Sơn, Sở VHTTDL có các giải pháp, các chiến lược nâng cao chất lượng trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong thời gian tới.
- 8 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích và Khái quát về đền thờ Bà Triệu (đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chương 2: Thực trạng quản lý di tích đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích đền thờ Bà Triệu (Đền Tía) xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU (ĐỀN TÍA) XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích 1.1.1. Một số khái niệm liên quan - Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa Thuật ngữ di tích ở nhiều nước trên thế giới đều dùng với nghĩa chung nhất, rộng nhất là các dấu tích, dấu vết còn lại trong lịch sử sáng tạo văn hóa của con người. Tại Đại hội quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư và các kỹ thuật gia chuyên về di tích, họp tại thành phố Venice từ ngày 25 - 31/5/1964 đã thông qua Hiến chương Venice, theo đó di tích được hiểu: “Không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử”. Theo Pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh” công bố ngày 04/4/1984 thì “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội”. Theo "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”.
- 10 Từ điển Bách Khoa thì: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học… Di tích là di sản văn hóa - lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa 2009 quy định: “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Trong đó, Danh lam thắng cảnh được hiểu “là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ khoa học”. Các công trình xây dựng, địa điểm đó là các tòa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường, khu phố… gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Một công trình được coi là di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây (Theo quy định của Điều 28, Chương IV, Luật Di sản Văn hóa): + Công trình xây dựng địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; + Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Như vậy, di tích là một công trình hay một địa điểm gắn với sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.
- 11 Theo đánh giá và phân cấp quản lý thì di tích được chia làm 3 loại: di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh. - Khái niệm quản lý: Có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về quản lý, xuất phát từ hiệu quả và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý. Tuy vậy, tất cả các khái niệm về quản lý đều tập trung vào hai vấn đề cơ bản sau: + Quản lý là một hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. + Quản lý là phương thức làm cho những hoạt động hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người, một tổ chức. Đối tượng quản lý cũng có thể là một cá nhân hay một nhóm người, cộng đồng người hay một tổ chức nhất định. Quản lý phải là một quá trình liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, sao cho sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ hiện hành. Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp và các quy định có tính pháp lý. Nội dung cơ bản của quản lý hiện nay cũng có nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra nhiều nội dung, song tập trung nhất vẫn là bốn nội dung cơ bản sau: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo (điều khiển), kiểm tra. Cấp độ quản lý cũng có hai cấp độ cơ bản: + Quản lý cấp vĩ mô: Dưới góc độ văn hóa: quản lý văn hóa vĩ mô.
- 12 + Quản lý cấp vi mô (chuyên ngành): Dưới góc độ văn hóa: quản lý các ngành như Thư viện, Bảo tàng, Nghệ thuật, Di tích - Danh thắng… - Khái niệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa Quản lý DT LSVH là sự định hướng, tạo điều kiện tố chức điều hành việc bảo vệ, giữ gìn các DT LSVH, làm cho các giá trị của các di tích lịch sử văn hóa được phát huy theo chiều hướng tích cực. Do đó, DT LSVH là một bộ phận quan trọng cấu thành DSVH, vì vậy việc quản lý DT LSVH cùng cần tiến hành theo nội dung quản lý nhà nước về DSVH được qui định tại Điều 54 của Luật Di sản Văn hóa do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm 2001. Các nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa sẽ được áp dụng như các tiêu chí để khảo cứu thực trạng công tác quản lý di tích đền thờ Bà Triệu ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ những nội dung nêu ra trên đây, tác giả luận văn đưa ra quan niệm về quản lý DT LSVH như sau: “Quản lý DT LSVH là những hoạt động hướng tới việc bảo tồn, gìn giữ các di tích chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người để từ đó thực hiện các hình thức khai thác, phát huy có hiệu quả các di tích góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội", có thể hiểu cách khác “Quản lý DT LSVH là hoạt động của cơ quan quản lý các cấp và cộng động hướng tới việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội”. Bảo tồn và phát huy giá trị của DT LSVH là hoạt động thiết thực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao ý thức dân tộc và niềm tự hào truyền thống lịch sử của dân tộc. Hoạt động bảo tồn và phát huy DT LSVH tạo ra nền móng vững chắc cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- 13 Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tạo cơ sở vững chắc đề văn hóa được giao lưu, tiếp biến và là điều kiện đảm bảo cho dân tộc ta hội nhập, hợp tác và phát triển. 1.1.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa, do vậy nội dung quản lý di tích lịch sử - văn hóa cũng bám sát các nội dung của quản lý di sản văn hóa. Nội dung Quản lý Nhà nước về di sản được đề cập trong Luật Di sản văn hóa do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009. Nội dung của Quản lý Nhà nước về DSVH bao gồm: 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; 2. Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH; 3. Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích LS - VH tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH; 4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH; 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; 6. Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị; 7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; 8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khâu khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH. (Điều 54, Luật Di sản văn hóa, 2001)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn