intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" tập trung nghiên cứu thực trạng công các quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Ngàn Nưa, đánh giá đúng những ưu điểm hạn chế trong công tác quản lý và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý tại di tích lịch sử văn hóa này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Nguyễn Thị Thắm QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU, THỊ TRẤN NƢA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Nguyễn Thị Thắm QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU, THỊ TRẤN NƢA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Tuấn Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Tuấn. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thắm
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 8 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................ 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 9 6. Những đóng góp của luận văn ............................................................. 10 7. Bố cục luận văn ..................................................................................... 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU ...................................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa ................................ 11 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................. 11 1.1.2. Nội dung Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa................... 13 1.2. Cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích .......................... 14 1.2.1. Văn bản do quốc hội ban hành ........................................................ 15 1.2.2. Văn bản do Chính phủ, thủ tƣớng Chính phủ ban hành ................. 15 1.2.3. Văn bản do các Bộ ban hành........................................................... 16 1.2.4. Văn bản của địa phƣơng ................................................................. 17 1.3. Tổng quan về di tích Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu ......................... 19 1.3.1. Không gian văn hóa của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu ...... 19 Điều kiện tự nhiên: .................................................................................... 20 1.3.2. Giá trị lịch sử và văn hóa của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu....... 28 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... 36
  5. iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU ....................................................... 37 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý di tích lịch sử địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu............................................. 37 2.1.1. Ủy ban nhân dân các cấp ................................................................ 37 2.1.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Triệu Sơn .................................................................. 38 2.1.3. Ban quản lý di tích .......................................................................... 40 2.2. Thực trạng hoạt động công tác quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu. 44 2.2.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích lịch sử trên địa bàn thị trấn Nƣa. ........................... 44 2.2.2. Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của di tích trong cộng đồng ............................................... 46 2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích .......................................................................... 49 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra và khen thƣởng. ............................................... 54 2.2.5. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về công tác quản lý nhà nƣớc về di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu ....................... 56 2.3. Nhận xét, đánh giá hoạt động quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu .......................................................................................................... 57 2.3.1. Ƣu điểm........................................................................................... 57 2.3.2. Hạn chế, yếu kèm ............................................................................ 59 2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 61 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... 64 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU ........................................... 66 3.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phƣơng hƣớng và nhiệm vụ quản lý di tích...66
  6. iv 3.1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý di tích ................... 66 3.1.2. Phƣơng hƣớng ................................................................................. 67 3.1.3. Nhiệm vụ ......................................................................................... 68 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa ..................................................................... 70 3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân về việc bảo vệ di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.................................................... 70 3.2.2. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, hƣớng dẫn quản lý di tích ..... 73 3.2.3.Tăng cƣờng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý .............. 77 3.2.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý di tích.............. 82 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL : Ban quản lý BVHTT : Bộ Văn hóa - Thông tin BVHTT : Bộ Văn hóa & Thể thao CNH, ĐTH : Công nghiệp hóa, đô thị hóa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DSVH : Di sản văn hóa ĐTH : Đô thị hóa DTLN : Di tích lƣu niệm GS : Giáo sƣ Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó Giáo sƣ Sở VH&TT : Sở Văn hóa và Thể thao Tr. : Trang TS : Tiến sĩ TW : Trung ƣơng UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di tích lịch sử là tài sản vô giá, ẩn chứa những truyền thống tốt đẹp mà thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau các giá trị về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, khoa học...những giá trị ấy, biểu hiện thông qua những di sản văn hóa của mỗi địa phƣơng, mỗi dân tộc. Di tích lịch sử còn là những chứng tích, là kho tƣ liệu sống để thế hệ mai sau tìm hiểu, nghiên cứ về các thời kỳ lịch sử đã đi qua, từ đó giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau những truyền thống tốt đẹp của lịch sử, văn hóa và dân tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến sự kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của cha ông và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa và đạt đƣợc nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, chính vì vậy mà trong tiến trình lịch sử của dân tộc ngƣời dân xứ Thanh đã đƣa nền văn hóa của mình đạt đến đỉnh cao với nhiều mảng màu đặc sắc và đa dạng, trong đó có hệ thống di sản văn hóa vật thể phong phú và đồ sộ vẫn còn ghi dấu đậm nét trong đời sống cũng nhƣ trong ký ức của các cộng đồng tộc ngƣời, với hơn 1500 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã đƣợc xếp hạng và kiểm kê bảo vệ, hơn 32.800 hiện vật qua các thời kỳ lịch sử hiện đang bảo quản và trƣng bày. Di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một hợp phần vô cùng quan trọng cấu thành hệ thống di tích trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đƣợc công nhận là di tích Quốc gia và đƣợc bàn giao cho thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn quản lý, một trong những
  9. 2 nhiệm vụ quan trọng của ngành Văn hóa và chính quyền các cấp liên quan đến quản lý di tích độc đáo này theo đúng tầm vóc của nó, thực thi tốt chƣơng trình hành động cũng nhƣ quy định về quản lý di tích và lễ hội của tỉnh và của Quốc gia. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ không đơn giản khi mà mỗi di tích, lễ hội có những đặc điểm riêng biệt, vì thế không thể áp dụng máy móc kinh nghiệm quản lý di tích, lễ hội này sang quản lý di tích, lễ hội khác. Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu đƣợc xem nhƣ là một điểm tham quan còn khá mới mẻ và độc đáo nằm tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhƣng trên thực tế trong những năm qua, công tác quản lý di tích còn nhiều hạn chế, trong đó hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đầu tƣ đúng mức, chẳng hạn: hiện nay, một số công trình bị phá hủy do các yếu tố khách quan nhƣ thời gian, thời tiết vẫn chƣa đƣợc tu bổ, tôn tạo lại; một số ngƣời dân quyên góp tiền bạc tự ý trùng tu đền Mẫu, phục dựng sai nguyên mẫu – đây là một hành vi có tính sai phạm, vi phạm Luật di sản Việt Nam; cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du khách đến chiêm bái, thƣởng ngoạn còn yếu kém… Trƣớc thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trƣớc, là một ngƣời đƣợc học tập - nghiên cứu về văn hóa nên nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa của địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết. Trên cơ sở những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" làm Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý văn hóa, tại Trƣờng Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý Di sản văn hóa Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, cả trên thế giới và trong nƣớc. Trong đó phải kể đến cuốn “Hướng dẫn thực hiện Công
  10. 3 ước di sản thế giới [24]”, UNESCO đã hƣớng dẫn chi tiết và yêu cầu các quốc gia thành viên phải xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới với mục tiêu: Phải nhận diện chính xác giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản; Phải xác định rõ những tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội đến công tác bảo tồn và phát huy di sản; Phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để quản lý di sản; Phải có chƣơng trình hành động cụ thể, thu hút các nguồn lực xã hội cho sự hoạt động bảo tồn Di sản văn hóa. Và quan trọng hơn cả là cơ chế kiểm soát việc triển khai kế hoạch quản lý Di sản văn hóa của các quốc gia thành viên. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đƣợc đăng trên các tạp chí đã đề cấp đến các chính sách nhằm bảo vệ, lƣu giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Các nghiên cứu, các bài viết của tác giả trong nƣớc tập trung xoay quanh các vấn đề về cơ sở lý luận, về kinh nghiệm thực tiễn của các hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hội nhập và phát triển, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý di sản văn hóa, sự ảnh hƣởng đó đều có hai mặt, mặt tích cực và tiêu cực. Căn cứ thực trạng của các di sản nói chung, cụ thể từng di sản nói riêng để đề ra các giải pháp, kiến nghị, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các di sản văn hóa. GS Lƣu Trần Tiêu với bài viết Một số vấn đề về di tích lịch sử văn hóa cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt cụ thể là: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện đại của xã hội. Ba vấn đề đƣợc nêu ra trong công tác quản lý đó là: Công nhận di tích, phân cấp quản lý di tích và quản lý cổ vật. Vì vậy, cần phải thực hiện: Thiết lập cơ chế, chính sách đúng đắn có tác; cần có một hệ thống tổ chức thích hợp đủ khả năng biến các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thành hiện thực; cần tổ chức để hoạt động bảo tồn thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân [23, tr.42,45].
  11. 4 Trong bài Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn Di sản văn hóa, tác giả Đặng Văn Bài đã khẳng định công tác quản lý nhà nƣớc đối với Di sản văn hóa là vấn đề then chốt, cần đƣợc quan tâm [1, tr.11-13]. GS Hà Văn Tấn trong bài viết Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã nhận xét rằng: “Các di tích lịch sử - văn hóa đang trong tình trạng SOS khẩn cấp... Nếu chúng ta không có những chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mất đi, mà một dân tộc đánh mất đi di tích lịch sử văn hóa là một dân tộc đánh mất trí nhớ... ” [18, tr.44-54]. Do quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra quá nhanh dẫn đến chúng ta bị động trong mọi hoạt động. Trong bài Tầm nhìn tương lai đối với Di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta của PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng cũng đề cập tới những tác động của công nghiệp hóa - đô thị hóa làm tổn hại tới hệ thống Di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu quan tâm đến việc bảo tồn di sản của một số ngành, địa phƣơng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở vật chất. Tác giả bài viết đã phân tích khá kỹ ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong điều kiện CNH, ĐHT hiện nay [11, tr.4-5]. Đề tài nghiên cứu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế [12], của Cục Di sản văn hóa do TS. Nguyễn Thế Hùng làm chủ nhiệm cũng đã đề cập tới những ảnh hƣởng của sự đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến việc bảo vệ Di sản văn hóa. Nêu lên thực trạng hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị trên các lĩnh vực Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở phạm vi cả nƣớc.Tác giả đề tài đề xuất 6 nhóm giải pháp chính nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa nhƣ: 1/tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc; 2/củng
  12. 5 cố hoàn thiện bộ máy ngành; 3/chính sách đầu tƣ; 4/xã hội hóa; 5/đào tạo nguồn lực con ngƣời; 6/tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Giáo trình Quản lý DSVH với phát triển du lịch [14], do PGS.TS Lê Hồng Lý chủ biên là cuốn giáo trình dành cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng văn hóa nghệ thuật. Cuốn giáo trình đã đƣa ra một số khái niệm về DSVH, quản lý, quản lý DSVH, các nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý DSVH, vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch hiện nay. Giáo trình thực chất nghiêng nhiều về vấn đề khai thác DSVH phục vụ phát triển du lịch, những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về DSVH đƣợc đề cập khá sơ sài. Ngoài ra, một số cuốn giáo trình nhƣ Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Quản lý hoạt động văn hóa... là các cuốn sách đƣợc viết dùng để giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội chuyên ngành Quản lý văn hóa. Các cuốn sách đã đề cập tới nội dung của quản lý lĩnh vực văn hóa nhƣ quản lý đời sống văn hóa ở cơ sở, môi trƣờng bảo tồn DSVH, giao lƣu quốc tế. Tuy nhiên, đây là các cuốn sách mang tính đại cƣơng, nội dung khá sơ lƣợc, giới thiệu về một số vấn đề quản lý các lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những cuốn sách đã nêu trên, còn có một số lƣợng khá lớn các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ Di sản văn hóa, Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa học, Nghiên cứu văn hóa... có nội dung bàn luận về hai vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở nƣớc ta. Các bài viết này có xu hƣớng đề cập cả những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy và vai trò của DSVH trong bối cảnh phát triển kinh tế, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, số lƣợng các bài viết thuộc dạng này khá lớn, do vậy khó có thể bao quát hết toàn bộ quan điểm, nội dung của tất cả các bài viết đó.
  13. 6 2.1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Trong cuốn “Nữ tướng Việt Nam” năm 1991, tác giả Tạ Hữu Yên, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, đã đề cập đến con ngƣời và sự nghiệp của Triệu Thị Trinh với tƣ cách là một vị tƣớng gƣơng mẫu, tài giỏi, khiến cho sở nhà Ngô còn ghi “năm 248 cả Giao Châu đều chấn động”, cuộc khởi nghĩa chỉ đứng vững trong hai năm (246-248). Nhƣng đó là cuộc nổi dậy đỉnh cao của thế kỷ II-III, TCN [27, tr.50-54]. Cuốn “Danh tướng Việt Nam” tập 4, của tác giả Nguyễn Khắc Thuần, xuất bản năm 2006, nhà xuất bản Giáo dục, có viết về Triệu Thị Trinh, nữ danh tƣớng kiệt xuất của sự nghiệp đánh đuổi quân Ngô. Trong đó đề cập đến những huyền thoại về tuổi trẻ của Triệu Thị Trinh, bà là một ngƣời nổi tiếng xinh đẹp, can đảm, mƣu trí hơn ngƣời và thẳng thắn, không bao giờ dung tha kẻ xấu [22, tr.87-103]. Công trình “Địa chí huyện Triệu Sơn” của tác giả Phạm Tấn - Phạm Văn Tuấn, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã bàn về quê hƣơng của Bà Triệu, căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Những chứng tích vật chất và sự đậm đặc của truyền thuyết liên quan đến Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa cho thấy, vùng núi Nƣa vào thời Bà Triệu đã là một địa bàn quan trọng của quận Cửu Chân. Và đây cũng là căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa [17, tr.199-205]. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Sơn 50 năm xây dựng và trưởng thành (1965-2015)” năm 2015, nhà xuất bản Thanh Hóa có đƣa ra thông tin: Hình ảnh ngƣời phụ nữ anh hùng và tinh thần nghĩa sĩ của Bà tƣợng trƣng cho khí phách dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân Triệu Sơn nói riêng. Ngƣỡng vọng tấm gƣơng cao quý của vị nữ tƣớng tài năng từng gắn bó với quê hƣơng Triệu Sơn, nhân dân vùng núi Nƣa đã lập đền thờ Bà để quanh năm hƣơng khói [2, tr.21-23].
  14. 7 Sách Lịch sử Thanh Hóa tập 2 viết: “Sau một thời gian chuẩn bị , Bà Triệu đã cùng nghĩa quân vượt sông cho đến vùng núi Nưa cách quê hương mình hơn 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị tràn xuống đồng bằng… Ở vào vị trí có tính chất chiến lược như vậy, vùng núi Nưa đã được Bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa”. Một số đề tài khoa học cấp tỉnh tuy không trực tiếp đề cập trực tiếp đến di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, nhƣng đã đƣa ra đƣợc các quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa liên quan nhƣ: Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị dân ca xứ Thanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa [13]” (ThS. Nguyễn Trung Liên). Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - du lịch gắn với bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Thanh Hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế [16], (PGS. TS. Lê Văn Tạo). Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý DSVH của các tác giả đi trƣớc còn bộc lộ một số hạn chế sau: Phần lớn chƣa đề cập tới hai vấn đề là đối tƣợng quản lý và công cụ quản lý. Quản lý DSVH về bản chất là quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đồng thời quản lý những hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực di sản và có khả năng gây áp lực tới sự toàn vẹn và suy giảm giá trị di sản. Trong hệ thống các công cụ quản lý, vấn đề chiến lƣợc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản, di tích, các quy hoạch hệ thống, quy hoạch tổng thể và các dự án bảo tồn chƣa đƣợc đi sâu nghiên cứu, bàn luận. Chƣa đề cập tới việc quản lý môi trƣờng cảnh quan thiên nhiên và không gian kiến trúc bao quanh nhƣ một thành tố hữu cơ của di sản. Sự tham gia tự nguyện của cộng đồng nhƣ là một nhân tố quan trọng cho quản lý DSVH cũng mới chỉ đƣợc đề cập ở mức độ khái quát. Trong trƣờng hợp cụ thể của di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, ngoài những hạn chế trên, đến nay, chƣa có nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ
  15. 8 thống về các vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa, nhất là là trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH, ĐTH với những tác động theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực tới các di tích, đây là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý ở địa phƣơng. Phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến những khía cạnh giá trị lịch sử gắn với huyền thoại vùng Núi Nƣa. Nhiều bài viết mới dừng lại với mục đích quảng bá và giới thiệu tổng quản của di tích,ít đi sâu vào thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với di tích. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công các quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Ngàn Nƣa, đánh giá đúng những ƣu điểm hạn chế trong công tác quản lý và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý tại di tích lịch sử văn hóa này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa. Nghiên cứu tổng quan về di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tại di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2009 đến nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý nhà nƣớc về Di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
  16. 9 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu khảo sát thự trạng công tác quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: từ năm 2009 đến nay (khi di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia). Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình quản lý tại di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này ngƣời viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp nghiên cứu. Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài này là: Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành: Quản lý văn hóa, lịch sử, bảo tàng học, xã hội học. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê các nguồn tƣ liệu từ các nguồn khác nhau để góp phần làm rõ các nội dung trong đề tài nghiên cứu của luận văn. Phƣơng pháp khảo sát điền dã: Tiến hành khảo sát trên thực địa để tìm hiểu thực trạng di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nƣa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, công tác quản lý di tích và ứng xử cộng đồng đối với di tích. Phƣơng pháp phỏng vấn: Đối với các cán bộ quản lý, thủ từ Đền Nƣa – Am Tiên và cộng đồng để thu thập những thông tin hữu ích về công tác quản lý di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trong thời gian qua để phục vụ đề tài luận văn.
  17. 10 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Góp phần hệ thống hóa lý luận về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa. Vận dụng cơ sở lý luận vào một trƣờng hợp cụ thể : Tìm hiểu công tác quản lý nhà nƣớc về Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu. 6.2. Về mặt thực tiễn Bƣớc đầu cung cấp thông tin, tƣ liệu về hệ thống di tích Núi Nƣa – Đền Nƣa – Am Tiên. Làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu bao gồm: những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc tại Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trong thời gian tới; 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài có bố cục gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa và tổng quan Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý tại Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Di tích lịch sử Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.
  18. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa 1.1.1. Một số khái niệm liên quan Di sản văn hóa là bức tranh văn hóa đa dạng muôn màu sắc của mỗi quốc gia, là biểu tƣợng sinh động về niềm tin, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng và đời sống tạo nên dấu ấn và bản sắc riêng của mỗi cộng đồng. Khái niệm Di sản văn hóa: Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 đƣợc Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua, thuật ngữ “di sản văn hóa" chính thức đƣợc ghi trong văn bản pháp quy cao nhất và đƣợc sử dụng phổ biến. Năm 2009, Luật di sản văn hóa đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản, theo đó DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam”[15, tr.33]. Di sản văn hóa phi vật thể : Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dƣợc học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Các di sản văn hóa phi vật thể cụ thể nhƣ sau:  Tiếng nói, chữ viết  Ngữ văn dân gian  Nghệ thuật trình diễn dân gian
  19. 12  Tập quán xã hội và tín ngƣỡng  Lễ hội truyền thống  Nghề thủ công truyền thống  Tri thức dân gian Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa vật thể đƣợc dùng để chỉ các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, gồm:  Di tích lịch sử - văn hóa  Danh lam thắng cảnh  Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Khái niệm Quản lý: Trong Đại từ điển tiếng Việt, “Quản Lý" đƣợc hiểu là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì [26, tr.1288]. Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đƣa ra khái niệm cụ thể hơn: “là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra". Tại Điều 4, Luật di sản văn hóa Việt Nam, đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009 có ghi: “ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. [15]; Về bản chất, di tích là một không gian vật chất, cảnh quan thiên nhiên cụ thể địa điểm đó và cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp với các công trình kiến trúc hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của con ngƣời nằm trong khu vực cảnh quan thiên nhiên đó. Phân loại di tích lịch sử văn hóa theo Luật di sản văn hóa gồm có: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là địa điểm khởi nghiệp Bà Triệu thuộc loại hình di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh (theo quyết định công nhận năm 2009).
  20. 13 Từ khái niệm trên có thể khẳng định rằng di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của mỗi cộng đồng, quốc gia dân tộc. Do đó,khi tiến hành công tác nghiên cứu quản lý thì yêu cầu chủ thể phải tiếp cận một cách chân xác hệ thống giá trị của di tích lịch sử - văn hóa. Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hƣ hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục hƣng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó. 1.1.2. Nội dung Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa. Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận của DSVH vật thể, do vậy nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng bám sát các nội dung của quản lý DSVH. Nội dung quản lý nhà nƣớc về DSVH đƣợc đề cập cụ thể tại Điều 54 và Điều 55. Tại Điều 54, Mục 1, chƣơng 5 của Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm 1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về. 3. Tô chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về DSVH;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2