Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 6
download
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa "Quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa" khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Hoàng Quốc Việt QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ TẠI CỤM DI TÍCH HÀN SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
- UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Hoàng Quốc Việt QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ TẠI CỤM DI TÍCH HÀN SƠN, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo Thanh Hóa, 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài luận văn “Quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thảo. Các trích dẫn, bảng biểu số liệu nhận xét nêu trong luận văn là trung thực. Về những ý kiến khoa học đề cập trong luận văn, nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Hoàng Quốc Việt
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VI T TẮT.......................................................................... v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................. 9 7. Bố cục luận văn ................................................................................... 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ .................................................................................................. 11 1.1.1. Một số khái niệm........................................................................... 11 1.1.2. Nội dung quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ .... 22 1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ... 30 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................... 33 1.2.1. Tổng quan về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ............... 33 1.2.2. Tổng quan về cụm di tích Hàn Sơn............................................... 46 1.2.3. Các thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn 49 * Tiểu kết................................................................................................. 51
- iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ TẠI CỤM DI TÍCH HÀN SƠN, TỈNH THANH HÓA ................................................................................................ 53 2.1. Bộ máy và phương thức quản lý ...................................................... 53 2.1.1. Bộ máy quản lý ............................................................................. 53 2.1.2. Phương thức quản lý ..................................................................... 55 2.2. Thực trạng về sự tham gia, niềm tin của cộng đồng, sự biến đổi và tác động của của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn ................................................................................................... 56 2.2.1. Niềm tin và sự tham gia của cộng đồng ........................................ 56 2.2.2. Thực trạng biến đổi ....................................................................... 64 2.2.3. Tác động đối với cộng đồng ......................................................... 69 2.3. Thực trạng các hoạt động quản lý thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn ........................................................... 73 2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ... 73 2.3.2. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ........................................................ 83 2.3.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ...................................... 86 2.3.4. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ...................................................................... 88 2.4. Đánh giá công tác quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở các di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa............................ 91 2.4.1. Những ưu điểm ............................................................................. 91 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 92 * Tiểu kết................................................................................................. 95
- iv Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ TẠI CỤM DI TÍCH HÀN SƠN, TỈNH THANH HÓA ................................................ 97 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ công tác quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa ......... 97 3.1.1. Phương hướng ............................................................................... 97 3.1.2. Nhiệm vụ ....................................................................................... 98 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở các di tích ven sông Lèn........................................... 99 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ .................................................................................... 99 3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động thực hành thờ Mẫu Tam phủ ................................................. 101 3.2.3. Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ .................................................................... 102 3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác quản lý thờ Mẫu Tam phủ ........................................................................................ 104 3.2.5. Nhóm giải pháp khác .................................................................. 106 *Tiểu kết................................................................................................ 108 K T LUẬN .................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118
- v DANH MỤC TỪ VI T TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ DSVH Di sản văn hóa DTLS Di tích lịch sử NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NQ/TW Nghị quyết/ trung ương QLNN Quản lý nhà nước TCVH Thiết chế văn hóa UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa - thông tin VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Niềm tin của người dân vào tín ngưỡng Mẫu Tam phủ ................. 59
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bản hội cơ bản......................................................... 41 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân cấp quản lý cụm Di tích Danh thắng Hàn Sơn ........... 55 Biểu đồ 2.1. Hiểu biết của người dân về tín ngưỡng thờ Mẫu........................ 58 Biểu đồ 2.2. Lí do đi lễ thờ Mẫu của người dân ............................................. 59 Biểu đồ 2.3. Mục đích đi lễ thờ Mẫu ở Cụm di tích danh thắng Hàn Sơn ..... 61
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian phổ biến, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, đã tồn tại hàng nghìn năm bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Từ những năm 1990 khi nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ chính trị khóa VI về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới đã mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức tôn giáo ở nước ta, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu đã được khẳng định, bảo tồn và phát triển. Đặc biệt, sau khi di sản văn hóa phi vật thể Thực hành tính ngưỡng thời Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO chính thức vinh danh tại sách di sản văn hóa phí vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và giới nghiên cứu. Từ những năm 1990 khi nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ chính trị khóa VI về tăng cường công tác tôn giáo tín, ngưỡng trong tình hình mới đã mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta. Vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu đã được khẳng định, bảo tồn và phát triển. Đặc biệt, sau khi di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành tính ngưỡng thời Mẫu Tam Phủ của người Việt” được UNESCO chính thức vinh danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và giới nghiên cứu. Với các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong nghi thức lên đồng và lễ hội, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt như một “bảo tàng sống” lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt. Di sản văn hóa phi vật thể nói chung và “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” nói riêng là nguồn lực văn hóa, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển
- 2 bền vững đất nước. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ phải được lồng ghép vào trong các chương trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại tỉnh Thanh Hóa. Bảo vệ và phát huy giá trị Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong sự đa dạng văn hóa của cộng đồng người dân ở tỉnh Thanh Hóa, với các đặc trưng của nền văn hóa dân tộc, đảm bảo sự đối thoại và tôn trọng sự đa dạng văn hóa như UNESCO đã từng khuyến nghị. Bảo vệ và phát huy giá trị của di sản phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ” đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng, vì cuộc sống tinh thần và sự gắn kết xã hội, tạo ra nội lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương. Thanh Hóa là vùng đất cổ, có truyền thống văn hóa lâu đời. Trên mảnh đất này, tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành và phát triển khá phong phú, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Thanh Hóa là một trong 21 tỉnh thành ở Việt Nam được UNESCO xác định là phạm vi của di sản văn hóa thế giới Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với một hệ thống đền, điện, phủ phong phú, nhiều giá trị độc đáo. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình nghiên cứu về các di tích thờ Mâu Tam phủ ở Thanh Hóa mới chỉ dừng lại ở các bài viết về một di tích cụ thể, hoặc bài viết tổng quan với dung lượng hạn chế. Đến nay chưa có một thống kê hay công trình nghiên cứu tổng thể nào về Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thanh Hóa. Cũng cần nhìn nhận thêm, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được đón nhận đông đảo từ cộng đồng, song để người dân hiểu đúng về giá trị nhân văn sâu sắc đến từ các thực hành tín ngưỡng và tôn vinh di sản trong thời đại mới là rất cần thiết. Thêm vào đó, mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đã phần nào làm mai một nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó di sản văn hóa phi vật thể là loại hình dễ bị tổn thương một cách mạnh mẽ, đặc biệt là loại hình di sản văn hóa có tính chất “bản địa” như tín ngưỡng thờ Mẫu.
- 3 Trong xu thế hội nhập quốc tế, văn hóa Việt Nam đang được giao thoa, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới, người Việt nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng có điều kiện để quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc ra khắp năm châu, đồng thời chọn lọc tiếp thu những nét văn hóa tiến bộ của thế giới. Những năm gần đây, hoạt động tín ngưỡng thực hành thờ Mẫu Tam phủ đã và đang có xu hướng phát triển, hoạt động thực hành tính ngưỡng thờ Mẫu đã đóng góp tích cực cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh và duy trì văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định, hoạt động thực hành thờ Mẫu Tam Phủ đang bị biến tướng, một số cá nhân lợi dung niềm tin vào thần thánh, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước tìm mọi cách “thương mại hóa” trên lĩnh vực thờ Mẫu gây bất ổn định xã hội. Đây là điều mà các cơ quan quản lý văn hóa cần làm rõ để mọi người cùng hiểu và tránh xa tiêu cực.Cũng cần nhìn nhận thêm, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được đón nhận đông đảo từ cộng đồng, song để người dân hiểu đúng về giá trị nhân văn sâu sắc đến từ các thực hành tín ngưỡng và tôn vinh di sản trong thời đại mới là rất cần thiết. Thêm vào đó, mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đã phần nào làm mai một nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó di sản văn hóa phi vật thể là loại hình dễ bị tổn thương một cách mạnh mẽ, đặc biệt là loại hình di sản văn hóa có tính chất “bản địa” như tín ngưỡng thờ Mẫu. Vấn đề đặt ra là người Việt phải bảo tồn bản sắc văn hóa riêng của người Việt, gìn giữ được những nét đẹp văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ trong xã hội hiện nay như thế nào để xứng đáng là tài sản vật chất và tinh thần vô giá của người Việt, để hoạt động tín ngưỡng thực hành Mẫu Tam Phủ ở các di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa góp phần nâng cao giá trị văn hóa dân tộc và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ trên địa bàn tỉnh. Từ
- 4 những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở các di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh là một trong những tác giả có nhiều công trình tín ngưỡng thờ Mẫu như “Đao Mẫu” được tái bản 4 lần và lần thứ tư tái bản năm 2012 với tên: “Đạo Mẫu Việt Nam”, trong tài liệu nghiên cứu này, tác giả xây dựng hệ thống thờ Mẫu với ba cấp độ: Thờ nữ Thần, Mẫu thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa chúng; khái quát ba dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam với các đặc trưng địa phương. Đồng thời nghiên cứu sâu một số vị Thánh Mẫu tiêu biểu đại diện. Công trình nghiên cứu có sự tìm hiểu sâu sắc về hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở cả 3 miền, bên cạnh đó là nêu lên sự ảnh hưởng của môi trường xã hội, lịch sử và văn hóa ngày nay tới hiện tường đạo Mẫu [37]. Tác giả Vũ Ngọc Khánh có công trình: “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (tái bản có sửa chữa, bổ sung) năm 2001 viết về các tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện nay, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu, tính ngưỡng Tam Phủ- Tứ phủ, nhưng không nghiên cứu sâu về từng lại hình tín ngưỡng mà chỉ khái quát qua các loại hình tín ngưỡng dân gian [20]. Tác giả Đặng Văn Lung nghiên cứu cuốn “ Văn hóa Thánh Mẫu” năm 2004 đã rất tâm huyết với vấn đề “Mẫu” nên đã đưa ra rất nhiều tư liệu về thờ thánh Mẫu nhưng cuốn sách lại được viết dưới góc độ văn hóa lịch sử chưa đi sâu vào tín ngưỡng thực hành Thờ Mẫu [21]. Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân dân ở Việt Nam” do Tiến sĩ Nguyễn Đức Lữ chủ biên năm 2005 viết về tín ngưỡng thờ Mẫu, khái lược về điện thờ và nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đưa ra một số ví dụ về thực hành tín ngưỡng mà nhân dân các tỉnh thành đang gìn giữ và
- 5 bảo tồn, tuy nhiên cuốn sách chưa đi sâu vào nghiên cứu nguồn gốc, vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam [22]. Tác giả Nguyễn Hữu Thụ nghiên cứu công trình: “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” năm 2013 đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài việc khái quát được những nội dung cơ bản liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, tác giả còn nghiên cứu và chỉ ra những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với việc làm rõ cơ sở ra đời, quan niệm về thế giới, con người, về quan hệ con người với thiên nhiên, xã hội....Từ đó tác giả chỉ ra những xu hướng biến đổi trong tín ngưỡng thờ Mẫu và bước đầu đề xuất một số giải pháp phát huy giá trị tích cực và khắc phục những vấn đề tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt [39]. Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, đã cung cấp khá chi tiết nguồn tư liệu về hầu đồng, tác giả bám sát nguồn gốc, sự hình thành, phát triển của nghi lễ cũng như sự vận động, biến đổi của nghi lễ trong tình hình mới. Nghiên cứu mới đưa ra chi tiết những phục trang trong thờ Mẫu mà chưa đề cập nhiều tới đồ lễ trong từng nghi lễ cụ thể. Tuy nhiên công trình là tài liệu tham khảo rất có giá trị đối với những người nghiên cứu về thực hành tín ngưỡng thờ mẫu [24]. Tác giả Hương Nguyên có bài viết: Quanh tục thờ Thánh Mẫu đăng trên tạp chí di sản văn hóa năm 2004 trình bày vai trò của tục thờ Mẫu đối với đời sống nhân dân trong khu vực và một số những tồn tại hạn chế trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay. Bài viết đánh giá công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng chưa thực sự hiệu quả và đưa ra những giải pháp mang tính tháo gỡ khó khăn giúp văn hóa tín ngưỡng phát triển bền vững [26, tr. 74-77]. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thanh Hóa đã được đề cập đến một cách khái quát trong những công trình như: Địa chí tỉnh Thanh Hóa (tập 1, tập 3). Tác
- 6 giả Hoàng Minh Tường trong bài viết: “Hầu bóng - quan hệ giữa tín ngưỡng của người Chăm và tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Sòng” (Tạp chí Văn hóa học, số 3 năm 2012) đã đưa ra các luận điểm để chứng minh mối quan hệ giữa tín ngưỡng của người Chăm với tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Sòng qua nghi lễ hầu bóng. Năm 2017, tác giả Hoàng Minh Tường đã có bài nghiên cứu đăng trên 2 số báo Văn hóa và đời sống của Thanh Hóa. Tác giả khẳng định: “Xứ Thanh từ xưa cho tới nay là một trong những miền đất in dấu ấn sâu đậm của Đạo Mẫu. Nếu như tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện sớm và khá phổ biến ở nước ta thì tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh Thanh cũng phổ biến và đa dạng” (Báo Văn hóa và Đời sống tháng 5/2017). 2.2. Tổng quan về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Trong các di tích thờ Mẫu Tam phủ ở Thanh Hóa, duy nhất có đền Sòng đã nghiên cứu và tổ chức biên soạn, xuất bản thành sách. Tác giả Trần Đức Hậu trong “Đền Sòng Sơn và sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh” đã giới thiệu khá toàn diện về di tích này với ba phần: Phần 1 viết về vùng đất Cổ Đam - nơi đền Sòng Sơn tọa lạc và sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Phần 2 về điện thờ và lễ hội; Phần 3 viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Bài viết: “Thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” của tác giả Vũ Hồng Thuật đưa ra thực trạng Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhiều điện thờ được mở ra, đền, phủ được sửa sang mới, hầu đồng nở rộ khắp nơi. Bên cạnh những yếu tố tích cực, vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế như các biểu hiện lai căng, trục lợi, hiện đại hóa trong các nghi lễ. Dựa trên các tư liệu điền dã nhân học năm 2019-2020, bài viết đã làm rõ thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ ở các di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh xã hội đương đại [42].
- 7 Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, còn có bài viết “Mối quan hệ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Nội Đạo Tràng” của tác giả Đỗ Lan Phương đăng trên Tạp chí Phật giáo Bạc Liêu năm 2010. Tóm lại, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và một số bài viết về di tích thờ Mẫu Tam phủ ở Thanh Hóa nói riêng, nhưng đến nay chưa có công trình đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về thực hành tín ngưỡng Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa, vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều giá trị văn hóa thờ Mẫu Tam phủ lâu đời cùng hệ thống đền phủ khá dầy đặc. Vì vậy tác giả nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa với mong muốn đóng góp làm rõ thêm đặc trưng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở tỉnh Thanh Hóa, bước thêm những bước vững chắc trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu, làm rõ khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và rút ra một số nhận xét trong quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- 8 - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi thời gian: Từ 1/12/2016, khi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO xét duyệt và ghi danh vào danh mục "Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu khoa học. Các tài liệu nghiên cứu và đánh giá như hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ;… Phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp tác giả làm rõ được các yếu tố cơ bản của vấn đề quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại các di tích lịch sử của địa phương. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, các công trình nghiên cứu, các tài liệu, các báo cáo khoa học về quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, nhằm chỉ ra khoảng trống cần nghiên cứu luận văn và vận dụng vào đề tài. - Phương pháp khảo sát thực địa: Quan sát công tác thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại một số di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa để
- 9 biết được thực trạng; so sánh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, sự khác biệt để hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại một số di tích ven sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa (cụm di tích danh thắng Hàn Sơn) Miêu tả, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập các tài liệu về hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích danh thắng Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Phương pháp phỏng vấn: Để thực hiện luận văn đạt mục tiêu đặt ra, tác giả đã phỏng vấn những sư thầy, các thầy đồng, thanh đồng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động thờ Mẫu Tam Phủ và các du khách đi lễ trên địa bàn nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài, đồng thời kế thừa các tư liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước để xây dựng các câu hỏi, mẫu phiếu khảo sát cho đề tài. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Vận dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành để giải quyết các nội dung của đề tài: Văn hóa học, Sử học, Địa lý, Văn học, Dân tộc học, Khảo cổ học, Xã hội học, Kinh tế học, Khoa học quản lý… Các phương pháp được sử dụng linh hoạt nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thu tập tư liệu và tổ chức nghiên cứu, tác giả thường xuyên tranh thủ ý kiến, trao đổi của các nhà khoa học chuyên sâu. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nhận diện cơ bản những nét đặc trưng của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Thanh Hóa, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong thời gian tới.
- 10 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn có giá trị tham khảo đối với sinh viên, học viên các ngành học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là chuyên ngành Quản lý văn hóa. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn về để nâng cao hiệu quả quản lý di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong bối cảnh hiện nay. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại cụm di tích Hàn Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa Lịch sử của Việt Nam đã chứng minh rằng, nhờ có nền tảng văn hóa, hội nhập và phát triển mà nhân dân ta đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức sáng tạo to lớn để chiến thắng “thiên tai, địch họa”, giữ vững nền độc lập và bản sắc văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò của văn hóa càng được khẳng định, nhất là trong việc điều tiết, cân bằng sự phát triển của đất nước, không để sự phát triển nóng dẫn tới những hệ lụy khó lường cho nền kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong điều 1, Luật Di sản văn hóa của Việt Nam nêu rõ định nghĩa về di sản văn hóa như sau: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [12]. Di sản văn hóa là những giá trị bền vững vì nó được sáng tạo, bảo vệ và lưu truyền ở trong chính cộng đồng, trải qua một thời gian dài nên cũng mang những dấu ấn đổi thay của lịch sử. Đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa khi phân biệt với khái niệm văn hóa. Do vậy, di sản văn hóa cũng chính là một phần chủ đạo của văn hóa. Trong dòng chảy của lịch sử, có rất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 242 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 264 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 63 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 34 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn