intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý làng nghề truyền thống gắn với du lịch, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Bá Thước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Trƣơng Văn Minh QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN BÁ THƢỚC, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Trƣơng Văn Minh QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN BÁ THƢỚC, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Tuyến Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dưới sự hướng dẫn khoa học TS. Vũ Văn Tuyến Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trƣơng Văn Minh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 7 6. Những đóng góp của luận văn ...................................................... 8 7. Bố cục luận văn ............................................................................ 9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁ THƢỚC, TỈNH THANH HÓA .................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý làng nghề truyền thống...................... 10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống .......................................... 12 1.1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế - xã hội .. 14 1.1.4. Nội dung quản lý làng nghề truyền thống..................................... 16 1.1.5. Du lịch làng nghề truyền thống..................................................... 20 1.2. Khái quát về làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 23 1.2.1. Khái quát chung về huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa ................ 23 1.2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Thái tại Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa .............................................................................................. 25
  5. iii 1.2.3. Làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa ...... 26 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁ THƢỚC, TỈNH THANH HÓA ................................................... 40 2.1. Thực trạng công tác quản lý làng nghề truyền thống của huyện Bá Thước ....................................................................................... 40 2.1.1. Chủ thể quản lý ............................................................................. 40 2.1.2. Công tác quản lý làng nghề truyền thống tại huyện Bá Thước .... 42 2.2. Thực trạng công tác phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở huyện Bá Thước ................................................................... 49 2.2.1. Tiềm năng du lịch từ làng nghề truyền thống của huyện Bá Thước .... 49 2.2.2. Hoạt động bảo tồn giá trị tại làng nghề truyền thống huyện Bá Thước...... 53 2.2.3. Hoạt động phát huy giá trị làng nghề truyền thống huyện Bá Thước....55 2.2.4. Hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước ....... 57 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước ........................ 61 2.3.1. Những kết quả đã đạt được ........................................................... 61 2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 63 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 65 Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 68 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁ THƢỚC, TỈNH THANH HÓA ................................................................................................ 69 3.1. Định hướng công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ở huyện Bá Thước ............................................... 69 3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 69
  6. iv 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 71 3.1.3. Một số phương hướng cơ bản ....................................................... 71 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 73 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách..................................................... 73 3.2.2. Giải pháp về vốn ........................................................................... 74 3.2.3. Giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực .......................... 75 3.2.4. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ ................................. 76 3.2.5. Giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu ................................... 76 3.2.6. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm ........ 77 3.2.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường.................................................... 78 3.2.8. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng ................................ 79 3.2.9. Giải pháp liên kết, hợp tác phát triển du lịch ................................ 80 3.3. Kiến nghị và đề xuất ................................................................ 81 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ............................................................... 81 3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND huyện Bá Thước .... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC HIỂU LÀ DN Doanh nghiệp DSVH Di sản văn hóa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KT - XH Kinh tế - xã hội KH&CN Khoa học và công nghệ LNTT Làng nghề truyền thống PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TNMT Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Bá Thước giai đoạn 2018 -2022 ............................................................................................ 24 Bảng 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Bá Thước giai đoạn 2020 - 2022 ............. 25 Bảng 2.1. Phân loại lao động theo trình độ học vấn tại các làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước năm 2022 ................................................................ 46 Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Bá Thước giai đoạn 2020-2022 ......... 50 Bảng 2.3. Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Bá Thước từ 2020-2022 ... 50 Bảng 2.4. Danh sách khu, điểm du lịch cấp tỉnh ở huyện Bá Thước.............. 58 Bảng 2.5: Hiện trạng lao động du lịch Bá Thước giai đoạn 2018 - 2022 ....... 60
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Hệ thống thu gom xử lý nước thải tại làng nghề ........................... 79
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch đang là ngành kinh tế đem lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương trong cả nước. Hoạt động du lịch muốn phát triển trước tiên phải dựa vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm hai dạng chính là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa). Tài nguyên du lịch văn hóa chính là kho tàng di sản văn hóa (DSVH) đồ sộ của các tộc người tại nước ta cả ở loại hình vật thể, phi vật thể phong phú, dày đặc mang nét độc đáo từng vùng miền, địa phương. Trong xu thế bùng nổ các loại hình du lịch hiện nay, du lịch làng nghề đang bắt đầu manh nha phát triển và có tính khả thi cao. Bởi làng nghề truyền thống (LNTT) là một không gian văn hóa - kinh tế - xã hội lâu đời, kết tinh tài hoa, con tim khối óc của từng cá nhân, tộc người hay địa phương riêng biệt. LNTT không chỉ đáp ứng được nhu cầu thưởng lãm mà còn giúp khách tham quan trải nghiệm hoạt động sản xuất, mua sắm sản phẩm thủ công,... Tuy nhiên, quá trình đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay đang dẫn tới sự biến đổi, biến dạng, biến mất bản sắc văn hóa các tộc người nói chung và làng nghề cổ truyền nói riêng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới bản sắc văn hóa của dân tộc. Nhận thức được vấn đề, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị LNTT tại Việt Nam, mới đây nhất vào ngày 7/7/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Trong mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này, ngoài việc thúc đẩy phát triển sản xuất, giá trị cho các sản phẩm làng nghề còn đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch.
  11. 2 Là vùng đất cổ, nơi cư trú của nhiều tộc người, Thanh Hóa hiện có 175 làng nghề thủ công truyền thống phân bố khắp cả 3 vùng: Đồng bằng, miền núi trung du và ven biển với nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Trước xu hướng phát triển du lịch, Thanh Hóa cũng đang từng bước định hướng khai thác loại hình du lịch làng nghề phù hợp với từng địa phương theo hướng bền vững. Những năm gần đây, huyện Bá Thước có điểm du lịch Pù Luông nổi lên như là một điểm du lịch hấp dẫn được đánh giá cao, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan nghỉ dưỡng, trải nghiệm. Có được những thành công trên, ngoài việc chính quyền địa phương đã có những cơ chế chính sách đầu tư hợp lý, hiệu quả, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ thì việc khai thác các LNTT nơi đây cũng góp phần quan trọng tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo. Bá Thước nằm trên độ cao 1.000m về phía Tây Bắc là địa bàn sinh sống cổ truyền của cư dân Mường, Thái. Trong quá trình sinh tụ, xuất phát từ nhu cầu tự cung tự cấp, qua bàn tay, khối óc đồng bào nơi đây đã phát triển 6 nghề thủ công truyền thống mang đặc trưng của miền rừng núi: Dệt thổ cẩm, thêu ren, đan lát, ủ rượu cần, nấu rượu siêu men lá, nghề rèn,... Do nhiều nguyên nhân, hiện nay Bá Thước chỉ còn tồn tại 4 làng nghề: Dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm; Ủ rượu cần thôn Tân Thành, xã Thành Lâm, Dệt thổ cẩm và nấu rượu siêu men lá thôn Ấm Hiêu, xã Cổ Lũng, Mây tre đan thôn Mé, xã Ái Thượng. Nhằm đảm bảo mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, biến văn hóa thành động lực phát triển, xu hướng gắn bảo tồn và phát huy LNTTvới phát triển hoạt động du lịch đang được huyện Bá Thước áp dụng và bước đầu thành công thu hút được khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập xung quanh vấn đề này, vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch” làm luận văn thạc
  12. 3 sĩ Quản lý Văn hóa của mình, với hy vọng sẽ góp phần vào việc khôi phục, phát triển làng nghề gắn với sự phát triển du lịch của huyện Bá Thước nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu về làng nghề, du lịch Thanh Hóa, bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch với rất nhiều góc nhìn khác nhau. *Các công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề truyền thống; làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch trong nước - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian GS. Vũ Ngọc Khánh đã có công trình nghiên cứu về các tổ nghề dưới dạng truyện kể Lược truyện thần tổ các ngành nghề (1991). Theo giáo sư việc thờ phụng các tổ ngành nghề thật ra là cốt để khẳng định, tôn vinh ngành nghề đó, là sự cố gắng giới thiệu những thành tựu của nghề. - Bảo tồn và phát triển làng nghề bắt đầu được các cơ quan chuyên môn và nhà khoa học trong và ngoài nước chú ý nghiên cứu mở đầu bằng Hội thảo khoa học được tổ chức vào năm 1996 do Bộ Công nghiệp và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc phối hợp tổ chức “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” đã có những tham luận về thực trạng, vai trò và giải pháp phát triển làng nghề bền vững. Sau đó, năm 2003, công tác quy hoạch làng nghề cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Trung tâm Phát triển quốc tế Nhật Bản và công ty ALMEC công bố công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam”.
  13. 4 Nghiên cứu làng nghề cổ truyền với mục đích khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề được các học giả quan tâm, tập trung nghiên cứu trong thời gian gần đây: Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa của tác giả Dương Bá Phượng (2001), Nxb Khoa học-Xã hội (KHXH) phát hành; Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả Mai Thế Hởn chủ biên (2003), Nxb Chính trị Quốc gia (CTQG), Hà Nội ấn hành. Từ năm 2011 đến 2012, hàng loạt các tập sách về làng nghề được xuất bản bởi Viện nghiên cứu văn hóa được xuất bản. Tổng tập gồm 6 tập, mỗi tập sách lại đề cập đến một hoặc một số nghề truyền thống tiêu biểu ở Việt Nam như: “Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam: Nghề chế tác đá…” được trình bày trong tập 6. Chủ yếu là tập hợp các bài viết của các tác giả nghiên cứu về làng nghề, với tổng số: Nghề chế tác đá: 5 bài; Nghề sơn: 6 bài; Một số nghề khác: 8 bài. Tiếp theo là cuốn: “Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam: Nghề đan lát…", với 25 bài viết nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tiếp đến là cuốn “Nghề và làng nghề truyền thông Việt Nam, nghề mộc, chạm”,với 15 bài. Đây là những cuốn sách rất quý, giúp cho nhóm nghiên cứu có thêm được nhiều nguồn tư liệu trong nghiên cứu, đặc biệt đối với những LNTT tương tự đang hiện diện trên đất Thanh Hóa. Gần đây, xu thế phát triển du lịch làng nghề phát triển, nhiều công trình đề cập đến như: Cuốn sách “Làng nghề du lịch Việt Nam” (2007) của các tác giả Hoàng Văn Châu, Phạm Thị Hồng Yến, Lê Thị Thu Hà. Nội dung sách nhằm giới thiệu mạng lưới làng nghề ở Việt Nam, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch cho các làng nghề. Bài viết “Mỗi làng một sản phẩm, là giải pháp để phát triển du lịch bền vững - kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam” (2010), của tác giả Vũ Văn Đông đã đúc rút được một số bài học kinh
  14. 5 nghiệm cho quá trình khôi phục và phát triển LNTT Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các làng nghề một số nước là Nhật Bản, Singgapo, Thái Lan, Ấn Độ và Inđônêsia; Bên cạnh các ấn phẩm sách, kỷ yếu trên, nghiên cứu về lĩnh vực làng nghề và làng nghề gắn với du lịch còn là đề tài hấp dẫn cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn làm khóa luận, luận văn, luận án của mình. Mặc dù không đề cập đến không gian nghiên cứu của đề tài nhưng những công trình trên là nguồn tư liệu quý, quan trọng giúp cho tác giả định hướng phương pháp tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học, logic hơn. *Các công trình nghiên cứu về nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Bá Thước, Thanh Hóa Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, được xem như là một “xứ” với các đặc trưng văn hóa vùng miền khá rõ nét. Miền núi với địa hình phức tạp, rộng lớn và hiểm trở nhưng mang nhiều giá trị cảnh quan thiên nhiên và văn hóa tộc người độc đáo, vì vậy đã có nhiều học giả trong và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu. Tại Thanh Hóa, có 2 tác phẩm phân tích khá toàn diện, xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Thanh Hóa: Bộ thứ nhất là “Lịch sử Thanh Hóa" (5 tập) do Ban nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa biên soạn (xuất bản từ năm 1990 đến năm 2008 hoàn thành) và bộ thứ hai là “Địa chí tỉnh Thanh Hóa" (3 tập) do Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - UBND tỉnh Thanh Hóa biên soạn (Nxb Văn hóa Thông tin). Có thể nói, Bộ Lịch sử Thanh Hóa, Địa chí Thanh Hóa, là những tập sách quý giá, mặc dù không có nội dung đề cập trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của bài viết, nhưng các thông tin có tính chất tổng thể, đầy đủ các lĩnh vực của tỉnh Thanh Hóa (trong đó có huyện Bá Thước thuộc đề tài nghiên cứu) giúp làm cơ sở cho quá trình thống kê, khảo sát và làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nội dung nghiên cứu.
  15. 6 Nghiên cứu sâu về làng nghề Thanh Hóa chính là công trình Nghề thủ công truyền thống tỉnh Thanh Hóa gồm 4 tập do Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa biên soạn, Nxb Thanh Hóa ấn hành các năm 1999, 2001, 2003, 2009. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về văn hóa các dân tộc ở Thanh Hóa nói chung và Bá Thước nói riêng, có nhiều công trình đề cập sơ lược đến các nghề thủ công truyền thống của đồng bào nơi đây như: Địa chí huyện Bá Thước (Xuất bản năm 2015 - NXB Thanh Hóa); Di sản làng nghề xứ Thanh với phát triển du lịch (Sách chuyên khảo) tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Thục - PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương nhà xuất bản KHXH năm 2021. Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý làng nghề truyền thống ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch”, nhận thấy một số công trình đi trước có nội dung nghiên cứu phù hợp với nội dung của đề tài nên sẽ tiếp thu, kế thừa để vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý LNTT gắn với du lịch, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Bá Thước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong giai đoạn tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
  16. 7 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý LNTT gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý làng nghề gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu 4 LNTT trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: (1) Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài xã Lũng Niêm; (2) Làng ủ rượu cần thôn Tân Thành (sáp nhập thôn Chu và thôn Mỏ) xã Thành Lâm; (3) Làng dệt thổ cẩm và nấu rượu siêu men lá thôn Ấm Hiêu (sáp nhập thôn Ấm và thôn Hiêu) xã Cổ Lũng; và (4) Làng mây tre đan thôn Mé xã Ái Thượng. - Về thời gian: Các số liệu, tài liệu trong báo cáo được thu thập trong thời gian từ 2017 - 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Căn cứ vào chuyên ngành đào tạo, luận văn sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau của khoa học xã hội, trong đó lấy phương pháp khảo sát thực địa làm trọng tâm. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong quá trình hoàn thành luận văn: - Phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu: Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy du lịch làng nghề và phát triển du lịch; Hệ thống các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế nhằm xem xét và đánh giá các lý thuyết, quan điểm nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của luận văn.
  17. 8 - Phương pháp điền dã thực địa: Nghiên cứu tại địa bàn địa phương từ tháng 1/2023 đến tháng 03/2023, phỏng vấn một số nghệ nhân, cán bộ quản lý tại phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bá Thước, thu nhập số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa. -Phương pháp quan sát tham dự: Phương pháp này được áp dụng trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, tại 4 làng nghề đang còn duy trì được nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch nhằm quan sát các hoạt động đón tiếp, phục vụ, phương thức làm du lịch. Thu thập dữ liệu thực tiễn cần thiết cho hoạt động nghiên cứu đề tài. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về khoa học Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giá trị làng nghề các dân tộc ít người, hoạt động quản lý gắn với phát triển du lịch, tạo cơ sở cho quá trình phân tích chuyên sâu tại huyện Bá Thước. Luận văn đưa ra một cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác quản lý nghề truyền thống ở huyện Bá Thước hiện nay, chỉ ra những thế mạnh và điểm yếu, những nguyên nhân, hạn chế về cách thức, công tác tổ chức, quản lý, từ đó định hướng, phát huy nâng cao hiệu lực quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch ở huyện Bá Thước. 6.2. Về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý văn hóa định hướng chỉ đạo và tổ chức hoạt động phù hợp với thực tiễn, đặc điểm văn hoá, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương nhằm quản lý và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. - Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý về văn hóa cũng như phục vụ trong công tác giảng dạy của các trường đại học, cao đằng về quản lý văn hóa, du lịch.
  18. 9 - Đồng thời, luận văn cũng là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch đang muốn thực hiện quá trình khai thác giá trị làng nghề vào phát triển du lịch. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý làng nghề truyền thống và khái quát làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
  19. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁ THƢỚC,TỈNH THANH HÓA 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý làng nghề truyền thống 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Làng nghề Làng vốn là đơn vị hành chính cơ bản trong xã hội Việt Nam từ lâu đời, là hình ảnh đã ăn sâu bám rễ vào tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam. Theo quá trình vận động của lịch sử, ngoài hoạt động kinh tế phổ biến là làm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) thì tại các làng đã hình thành thêm các nghề phụ, phi nông nghiệp đó có thể là các nghề tiểu thủ công nghiệp, buôn bán...dần dần các nghề này ngày càng có chỗ đứng trong đời sống kinh tế của người dân trong làng, số lượng nhân khẩu tham gia làm nghề ngày càng đông, danh tiếng ngày càng vang xa vậy là hình thành làng nghề. Làng nghề được hình thành bởi 2 yếu tố “làng” và “nghề”. Nhiều làng nổi danh với nghề còn dùng chính cái nghề đó làm tên gọi để gọi làng như: làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, làng lụa Vạn Phúc, làng trống Đọi Tam... Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP về Phát triển ngành nghề nông thôn được ban hành ngày 12/4/2018 của Chính phủ đã giải thích về thuật ngữ làng nghề như sau: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, cụ thể: - Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; - Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn
  20. 11 - Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; - Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; - Sản xuất muối; - Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn[13, điều 3,4]. 1.1.1.2. Làng nghề truyền thống LNTT là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời, trong làng còn gìn giữ và phát triển được các nghề truyền thống, là nơi hội tụ nhiều nghệ nhân và thợ lành nghề, là một trong những đối tượng quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Hiện nay, tiêu chí để xác định làng nghề thủ công truyền thống đã được quy định trong Nghị đinh 52/2018/NĐ-CP về Phát triển ngành nghề nông thôn của Chính phủ, theo đó, LNTT phải cùng lúc đạt cả tiêu chí công nhận nghề truyền thống và tiêu chí công nhận làng nghề, cụ thể: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống là: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận. b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề (Nghị định 52, điều 5). Tiêu chí công nhận làng nghề: a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này. b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận. c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành [13, điều 5].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2