intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa "Quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch" nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Lê Thị Hƣơng QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN NƯA - AM TIÊN, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Lê Thị Hƣơng QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN NƯA - AM TIÊN, THỊ TRẤN NƯA, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn “Quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch” hoàn toàn được hình thành và phát triển từ sự nghiên cứu, phân tích, tổng hợp của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều đã được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu và kết quả có được trong Luận văn tốt nghiệp là tường minh và trung thực. Tác giả luận văn Lê Thị Hƣơng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 6 6. Những đóng góp của luận văn .......................................................... 7 7. Bố cục luận văn ................................................................................. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI ĐỀN NƢA - AM TIÊN .............................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý lễ hội ..................................... 8 1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................... 8 1.1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý lễ hội ................................................ 13 1.1.3. Nội dung quản lý lễ hội ............................................................. 20 1.2. Tổng quan về vùng đất Nưa và lễ hội Đền Nưa - Am Tiên......... 25 1.2.1. Vài nét về thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn ................................. 25 1.2.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích và lễ hội Đền Nưa – Am Tiên ................................................................................... 28 1.2.3. Vai trò của lễ hội Đền Nưa - Am Tiên ..................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 34
  5. iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN NƢA - AM TIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH............................. 35 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên .................... 35 2.2. Thực trạng quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên............................. 38 2.2.1. Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển lễ hội ....................... 38 2.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý hoạt động lễ hội ................................................................................... 43 2.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý lễ hội ..... 47 2.2.4. Quản lý nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động lễ hội ........................................................................................... 50 2.2.5. Quản lý các dịch vụ và an ninh trật tự trong hoạt động lễ hội.. 52 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý lễ hội ............................ 54 2.3. Thực trạng phát triển du lịch gắn với lễ hội Đền Nưa - Am Tiên ... 55 2.4. Đánh giá chung ............................................................................ 58 2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................ 58 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.................................... 60 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ......................................................... 62 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 65 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN NƢA - AM TIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH66 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................................................. 66 3.1. Định hướng quản lý lễ hội Đền Nưa – Am Tiên gắn với phát triển du lịch .................................................................................................. 66 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay ............. 68 3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý lễ hội ................................................................................................... 68
  6. iv 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân trong việc phát huy giá trị của lễ hội................................................................................... 70 3.2.3. Thu hút nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lễ hội ....... 72 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong quản lý lễ hội ... 73 3.2.5. Tăng cường quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch ............... 76 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 MỤC LỤC PHỤ LỤC ................................................................................... 87
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BVHTTDL Bộ Văn hóa thể thao du lịch CĐ Công điện CT Chỉ thị NQ Nghị quyết QĐ Quyết định TW Trung ương VH&TTDL Văn hóa và thể thao du lịch VHTT Văn hóa thể thao UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy hoạch cơ cấu sử dụng đất cho khu vực di tích lịch sử và lễ hội núi Nưa - Am Tiên huyện Triệu Sơn............................................... 40 Bảng 2.2. Thống kê lượng khách tham gia lễ hội Đền Nưa - Am Tiên ........ 46 Bảng 2.3. Thống kê công tác tập huấn bồi dưỡng về quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên giai đoạn 2019 – 2023...................................................... 48 Bảng 2.4. Thống kê hoạt động đào tạo cán bộ quản lý văn hóa của huyện Triệu Sơn giai đoạn 2019 - 2023 .................................................... 49 Bảng 2.5. Nguồn kinh phí tổ chức lễ hội Đền Nưa - Am Tiên giai đoạn 2019 - 2023 .............................................................................................. 51 Bảng 2.6. Thống kê hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm ................ 55
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý lễ hội đền Nưa – Am Tiên ...................... 35 Biểu đồ 2.1. Sự biến động của khách tham dự lễ hội Đền Nưa - Am Tiên .... 46
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đã trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài. Trong quá trình đó, ông cha đã để lại di sản văn hóa phong phú và đem lại nhiều giá trị lịch sử và giá trị văn hóa từ đó giúp hình thành nhân cách, đạo đức phẩm chất cho thế hệ sau. Các lễ hội của Việt Nam diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Mỗi lễ hội đều có những nét tiêu biểu riêng và chưa đựng nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội thể hiện sự tôn vinh của thế hệ sau đối với những công lao và đóng góp của thế hệ trước đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” bao đời nay của người dân Việt Nam. Chính vì vậy, lễ hội là cầu nối hiện tại với quá thứ, là nơi giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ sau này và là nơi thể hiện nhu cầu tâm linh của người dân khắp mọi miền cả nước. Triệu Sơn là một huyện thuộc vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa có địa hình đồng bằng xen kẽ trung du đồi núi. Đây là một huyện tuy còn những khó khăn nhất định về kinh tế song may mắn có nguồn tài nguyên đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên cũng như bề dày văn hóa lịch sử. Theo thống kê của UBND huyện Triệu Sơn, trên địa bàn có có 30 di tích được xếp hạng trong đó có 4 di tích cấp quốc gia và 28 di tích cấp tỉnh và 3 lễ hội [48]. Lễ hội đền Nưa – Am Tiên là lễ hội lớn của huyện. Lễ hội này thường được bắt đầu từ ngày 9 âm lịch hàng năm. Trong những ngày diễn ra lễ hội, tại di tích Đền Nưa – Núi Nưa – Am Tiên đã khai hội và đón rất nhiều du khách từ khắp nơi về đây vãn cảnh chùa và ngắm cảnh làng quê vùng sơn cước. Phần lễ nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi... còn có phần hội, tổ chức các hoạt động văn nghệ đặc sắc do các nghệ sỹ đến từ các đội văn nghệ quần chúng của địa phương, ngoài ra còn có các hoạt động giao lưu thể thao. Lễ hội không chỉ nhằm thể hiện tín ngưỡng của người dân địa
  11. 2 phương mà còn thu hút nhiều du khách tham gia từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong thời gian qua, hoạt động quản lý lễ hội Đền Nưa – Am Tiên đã được các cấp và các ngành địa phương quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể trong việc thu hút khách du lịch và người dân tham gia, công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường đã được cải thiện, những hoạt động trong phần hội đã có nhiều đổi mới.... Tuy nhiên, quản lý lễ hội Đền Nưa – Am Tiên vẫn còn một số hạn chế như: Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa địa phương còn thiếu và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ; Hoạt động tuyên truyền, quảng bá lễ hội chưa có nhiều cách làm sáng tạo để thu hút khách du lịch; Khuôn viên tổ chức lễ hội còn hạn chế so với lượng khách; Các cơ sở lưu trú chưa chuyên nghiệp; Hoạt động quảng cáo, Marketing nhằm gắn kết phát huy giá trị của lễ hội, di tích với phát triển du lịch còn hạn chế...Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn đóng góp những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu * Những nghiên cứu về lễ hội và quản lý lễ hội nói chung Trong những năm đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lễ hội và quản lý lễ hội. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như sau: Trong công trình “Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng lễ hội có sự thay đổi qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hòa của nó với không gian và thời gian nhất định. Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lưu giữ, huyền thoại và cô lập con người. Lễ hội cũng không phải tồn tại để con người quay ra tìm
  12. 3 sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh, ngây ngất nhằm mục đích thoát ly cuộc sống. Trong lễ hội có sự tưởng tượng về hiện diện các thần linh, các bí tích, nhưng không phải là để tấn công khoa học, đi ngược chiều với xã hội mới như xã hội hậu công nghiệp [19]. Tác giả Lê Hồng Lý, Dương Văn Sáu và Đặng Hoài Thu với cuốn “Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch” trong đó nhóm tác giả có đề cập đến lý luận chung về sản phẩm du lịch nhìn từ góc độ văn hóa, nguyên tắc và nội dung quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, quy trình tổ chức và quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, hoạch định chính sách và các biện pháp quản lý [22]. Bùi Hoài Sơn với công trình “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt” năm 2009. Trong công trình này, tác giả đã khái quát hóa những văn bản của Nhà nước về quản lý lễ hội đồng thời từ góc độ quản lý di sản văn hóa phi vật thể, tác giả đã đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý lễ hội [31]. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Hiền có bài viết “Quản lý Nhà nước và vai trò của cộng động trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” đăng trên tạp chí di sản văn hóa năm 2017 [17], trong đó tác giả cũng đã nhấn mạnh vai trò của cộng đồng – chủ thể văn hóa trong việc tham gia quản lý lễ hội và cần phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng, trao quyền tự quyết và tự quản cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu đề tài này tại các lễ hội khác nhau trên khắp cả nước trong các luận văn, luận án tiêu biểu như: Bùi Thị Miên (2019) với đề tài “Quản lý lễ hội đền Cao, phường An Lạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương” [23], Nguyễn Ngọc Hải (2019) với đề tài “Quản lý lễ hội Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” [14], Vũ Thị Kim Hằng (2021) với luận văn “Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa” [16], Ngô Thị Thúy Hảo (2022) với đề tài “Quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội” [15]…
  13. 4 Có thể thấy lễ hội và quản lý lễ hội là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên cả khía cạnh lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động lễ hội tại các địa phương cụ thể nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này. * Những nghiên cứu về di tích và lễ hội Đền Nưa - Am Tiên Liên quan đến lễ hội Đền Nưa - Am Tiên đã có một số tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu trong đó tập trung giới thiệu cả khu di tích Núi Nưa – Đền Nưa - Am Tiên và lễ hội Đền Nưa - Am Tiên. Có thể khái quát các công trình tiêu biểu như sau: Trong cuốn “Di tích và danh thắng Thanh Hóa - tập 1” cũng giới thiệu về hệ thống các công trình di tích và danh thắng tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa, trong đó tác giả đã hệ thống các di tích và danh thằng của tỉnh Thanh Hóa Theo đó, tác giả cũng đã nhắc đến khu di tích Phủ Na - Núi Na (tức núi Nưa), nằm ở phía tây của ngàn Nưa [2]. Tác giả Phạm Tấn và Phạm Văn Tuấn (2010) trong tác phẩm “Địa chí huyện Triệu Sơn” đã viết về huyền tích núi Nưa, các bí tích được lưu truyền lại về một vị tu sĩ thời Trần - Hồ đã đến đây tu đạo. Bên cạnh đó, các tác giả cũng trình bày về nguồn gốc tên gọi núi Nưa. Đến năm 2011, hai tác giả tiếp tục xuất bản tác phẩm mang tên “Thắng cảnh Ngàn Nưa với đền Nưa và Am Tiên cổ tích”. Nội dung của tác phẩm này tập trung về lịch sử núi Nưa – quê hương và là nơi khởi nghĩa cùa Bà Triệu [33]. Hồ Thị Nga trong đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Núi Nưa - huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch” đã tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh núi Nưa và thực trạng khai thác tại khu di tích này đối với sự phát triển du lịch của huyện Triệu Sơn trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao giá trị khai thác khu di tích này gắn với phát triển du lịch [24].
  14. 5 Ngoài ra còn một số bài viết trên các báo điện tử như “Thanh Hóa: Linh thiêng lễ hội Đền Nưa - Am Tiên” của tác giả Đào Nguyên trên trang baoxaydung.com.vn đã khái quát lịch sử và những nét đẹp của khu di tích quốc gia đền Nưa - Am Tiên đồng thời giới thiệu về lễ hội đền Nưa - Am tiên với những nghi lễ đầu năm; “Lễ hội đền Nưa Am Tiên đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, ATGT, Vệ sinh môi trường” của tác giả Đình Duyến trên trang trieuson.gov.vn đã đánh giá những kết quả tích cực trong công tác ạn ninh trật tự, ATGT, vệ sinh môi trường cho du khách thập hương về dâng hương trong những ngày đầu năm mới; “Am Tiên địa danh lịch sự, linh thiêng bậc nhất xử Thanh” của tác giả Minh Hiền trên tạp chí doanh nghiệp hội nhập” cũng đã khái quát những nét đẹp của khu di tích lịch sử Am Tiên đồng thời khái quát những nội dung trong việc quản lý du khách tham quan tại khu di tích đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu trên các tác giả đã đi sâu vào việc khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích lịch sử đến Nưa – Am Tiên đồng thời đề cập đến quá trình tổ chức lễ hội đền Nưa – Am Tiên. Tuy nhiên chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ công tác quản lý lễ hội đền Nưa – Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước, tác giả tiếp tục làm rõ hơn những nội dung của quản lý lễ hội đền Nưa – Am Tiên gắn với phát triển du lịch của huyện Triệu Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.
  15. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích các nghiên cứu trước đây về quản lý lễ hội. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và tổng quan về lễ hội đền Nưa - Am Tiên. - Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch - Phạm vi thời gian: Tập trung vào hoạt động quản lý lễ hội từ năm 2019 đến nay (sau khi Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội ban hành và có hiệu lực). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho việc mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến phỏng vấn sâu một số đối tượng như cán bộ quản lý, người dân địa phương, du khách nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên. - Phương pháp khảo sát điền dã: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát thực tế công tác quản lý lễ hội Đền Nưa - Am Tiên thông qua phỏng vấn, khảo sát một số đối tượng trực tiếp quản lý và tham gia lễ hội.
  16. 7 - Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tư liệu, tài liệu, số liệu: Sau khi thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, đối chiếu để đưa ra các quan điểm khoa học phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Củng cố quan điểm khoa học để có các đánh giá khách quan, chân thực, chính xác công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng hoạt động quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch; đồng thời cùng những tư liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo và nội dung nghiên cứu của khoa học Quản lý văn hoá nói chung. 6.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch, làm cơ sở góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và tổng quan về lễ hội đền Nưa - Am Tiên. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch. Chƣơng 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội đền Nưa - Am Tiên gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.
  17. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI ĐỀN NƢA - AM TIÊN 1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý lễ hội 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm lễ hội * Lễ hội Cụm từ “Lễ hội” vốn được ghép bởi hai từ Hán - Việt, đó là Lễ và Hội, do vậy lễ hội thường có hai phần, phần lễ và phần hội. Lễ và hội là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là phần tín ngưỡng (tế, rước), là phần đầu tiên khi tiến hành lễ hội. Lễ là cốt lõi, là phần quan trọng nhất mang tính thiêng liêng tôn kính, là nghi lễ thờ cúng thần, thánh được coi là linh hồn của lễ hội. Hội là các hiện tượng sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nảy sinh, tích hợp và bảo lưu trong môi trường tín ngưỡng tôn giáo, nếu môi trường tín ngưỡng tôn giáo bị loại bỏ thì bản thân các sinh hoạt văn hóa cũng không thể tồn tại. Theo điều 4, Luật Di sản văn hóa thì lễ hội được xem là di sản văn hóa phi vật thể [28]. Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra và giải thích về khái niệm “lễ hội” này. Tiêu biểu như: Nguyễn Quang Lê cho rằng: Bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan quyện và giao thoa với nhau: Hệ thống lễ bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (nhiên thần và nhân thần), do chính họ tưởng tượng ra và mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình. Hệ thống hội bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng dân
  18. 9 gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian... Chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng [21]. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng: Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hóa phái sinh đề tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong một lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp [34]. Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định. Nhìn chung, mỗi nhà khoa học đều có góc nhìn khác nhau về lễ hội, tuy nhiên tựu chung lại thì đều cho rằng lễ hội là sự kiện văn hóa, được tổ chức mang tính cộng đồng bao gồm cả phần lễ và phần hội. Từ những quan điểm đó, tác giả cho rằng: Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có tính cộng đồng cao, được tổ chức vào những chu kỳ không gian, thời gian nhất định để thể hiện sự tôn kính của con người đối với thần linh, của thế hệ sau với thế hệ trước đồng thời cũng thể hiện những mong muốn mà con người chưa thực hiện được. * Phân loại lễ hội Ở góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội, tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức lễ hội đã ghi rõ các loại hình lễ hội bao gồm: [11]. - Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân;
  19. 10 - Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc, tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam; - Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề, tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề; - Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Theo quan điểm của Đinh Gia Khánh thì có nhiều cách phân loại lễ hội. Trong đó, cách phân loại đơn giản nhất là chia thành hội lễ không có nguồn gốc và hội lễ có nguồn gốc tôn giáo. Hội lễ mà nguồn gốc vốn không phải là tôn giáo vốn có từ rất lâu. Thí dụ như: Hội lễ nguyên thủy gắn với nghi thức phồn thực, với sản xuất nông nghiệp. Hội lễ tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và tôn giáo đã ra đời (Balamôn giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo...) [18]. Hay tác giả Nguyễn Quang Lê, khi dựa vào đặc điểm không gian tổ chức lễ hội thì chia lễ hội dân gian cổ truyền người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ thành ba loại đó là: Hội đền, Hội đình và Hội chùa [21]. 1.1.1.2. Khái niệm quản lý lễ hội * Quản lý Khái niệm “Quản lý” được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn chưa có khái niệm chung mà nó được hiểu dưới các góc tiếp cận khác nhau của từng nhà nghiên cứu. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra quan điểm: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [7].
  20. 11 Trần Khánh Đức định nghĩa: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [13]. Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động hoạch của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [20]. Các quan điểm tuy có góc nhìn khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là: - Quản lý là tác động có mục đích; - Quản lý bao gồm hai yếu tố cơ bản đó là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau; - Chủ thể quản lý thông qua các công cụ, phương pháp để hướng các đối tượng quản lý đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm về quản lý như sau: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức một cách hiệu quả nhất. * Quản lý lễ hội Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa. Quản lý lễ hội là khái niệm chỉ đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Quản lý lễ hội là công việc của nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung [32].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2