Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội Ok om bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
lượt xem 5
download
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa "Quản lý lễ hội Ok om bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu" nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống Ok Om Bok của cộng đồng dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội Ok om bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Thạch Minh Hoàng QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK CỦA NGƢỜI KHMER Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
- UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Thạch Minh Hoàng QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK CỦA NGƢỜI KHMER Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Hà Thanh Hóa, 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lý lễ hội Ok om bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” là công trình khoa học do tôi viết, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thanh Hà. Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các các công trình nghiên cứu đã công bố. Ngƣời cam đoan Thạch Minh Hoàng
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 9 6. Những đóng góp của luận văn ........................................................ 10 7. Bố cục luận văn ............................................................................... 11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI OK OM BOK ................................................. 12 1.1. Một số khái niệm ......................................................................... 12 1.1.1. Lễ, hội ....................................................................................................12 1.1.2. Quản lý và quản lý lễ hội......................................................................13 1.2. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ......... 16 1.2.1. Văn bản của Trung Ương về quản lý lễ hội ........................................16 1.2.2. Văn bản của địa phương về quản lý lễ hội ..........................................20 1.3. Khái quát về người Khmer và lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu ..................................................................................................... 22 1.3.1. Khái quát về đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu...........22 1.3.2. Tổng quan về Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer ........................25 1.3.3. Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Ok Om Bok ..............................................28
- iii 1.3.4. Quy trình, cách thức tổ chức và các nghi thức tiến hành trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer thành phố Bạc Liêu .....................................34 *Tiểu kết Chƣơng 1 ....................................................................................... 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ............................................................................................ 41 2.1. Chủ thể quản lý ............................................................................ 41 2.1.1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bạc Liêu .......................................41 2.1.2. Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Bạc Liêu ................................42 2.1.3. Chủ thể cộng đồng cư dân trong quản lý lễ hội ..................................42 2.2. Công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu ........ 42 2.2.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội .42 2.2.2. Công tác tuyên truyền, quảng bá .........................................................46 2.2.3. Tổ chức các hoạt động văn hóa trong lễ hội .......................................49 2.2.4. Quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức lễ hội .50 2.2.5. Quản lý hoạt động dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự ........54 2.2.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội................................58 2.2.7. Sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý lễ hội ..........59 2.3. Đánh giá chung ............................................................................ 62 2.3.1. Ưu điểm.................................................................................................62 2.3.2. Hạn chế, tồn tại .....................................................................................66 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................68 2.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu hiện nay .............................................................. 70 2.4.1. Những biến đổi trong tổ chức lễ hội Ok Om Bok ở thành phố Bạc Liêu hiện nay ...................................................................................................70 2.4.2. Về công tác quản lý lễ hội ....................................................................76 * Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................... 81
- iv Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI OK OM BOK Ở THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ............................................................................................ 82 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ ......................................................... 82 3.1.1. Phương hướng.......................................................................................82 3.1.2. Nhiệm vụ ...............................................................................................83 3.2. Giải pháp ...................................................................................... 84 3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý lễ hội..............84 3.2.2. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội ...............................86 3.2.3. Bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội .............................87 3.2.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa.............................................................89 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra .............................................91 3.2.6. Phát huy vai trò của cộng đồng............................................................92 3.2.7. Bảo vệ và phát huy lễ hội Ok Om Bok gắn với xây dựng mô hình sản phẩm du lịch tại địa phương. ..........................................................................94 3.2.8. Một số giải pháp khác...........................................................................96 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 MỤC LỤC PHỤ LỤC ................................................................................. 105
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long HĐND Hội đồng nhân dân KTXH Kinh tế - Xã hội UBND Ủy ban nhân dân
- vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội ......................................................... 46 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, quảng bá ................ 48 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát về việc tổ chức các hoạt động văn hóa trong lễ hội Ok Om bok.............................................................................. 50 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát việc quản lý các nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức lễ hội ............................................................................ 52 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát quản lý hoạt động dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự ................................................................................ 57 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội ..... 58 Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý lễ hội ................................................................................. 60 Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát nguyên nhân biến đổi của của lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu .......................................................... 75
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội cũng chính là dịp để con người giao lưu, gặp gỡ, là nơi kết nối cộng đồng, nơi con người thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một loại hình có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [1, tr.21]. Trong quá trình cộng cư lâu dài với người Kinh (Việt), người Chăm và người Hoa, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã sớm hình thành một nền văn hóa phát triển, đã tạo nên bản sắc văn hóa của tộc người mình, góp phần làm nên sự đa dạng trong một thể thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam. Người Khmer có một nền văn hoá nổi trội và mang những đặc tính văn hoá riêng có và nó được đúc rút từ đời sống văn hoá của người dân. Văn hóa Khmer là nền văn hóa lâu đời được tích hợp trên nền tảng văn hóa nông nghiệp lúa nước là chính và Phật giáo trở thành tôn giáo của toàn dân tác động, chi phối hầu như toàn bộ mọi mặt trong đời sống cư dân, cả đối với đời sống văn hóa vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh và các thiết chế chính trị - xã hội cổ truyền của người Khmer. Được thể hiện rõ nét qua hình ảnh là những ngôi chùa được trang hoàng nguy nga lộng lẫy với lối kiến trúc cổ kín độc đáo đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện sắc sảo, mà còn có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật phong phú đa dạng khác thể hiện sự sáng tạo độc đáo, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- 2 Trong nền văn hóa ấy, lễ hội là một điểm nhấn và hết sức nổi bật riêng của dân tộc Khmer. Tại các lễ hội của đồng bào Khmer, có thể cảm nhận thấy rõ rất nhiều khía cạnh khác nhau, và hầu như tất cả lễ hội của người Khmer đều gắn chặt với Phật giáo, đậm nét nhất là những lễ hội mang đậm dấu ấn truyền thống, tôn giáo và có sự cuốn hút đến khó cưỡng. Đối với người dân Khmer thì có nhiều lễ hội khác nhau diễn ra trong năm, trong số đó có thể kể đến một số lễ hội nổi bật như lễ hội năm mới, lễ hội cúng ông bà, lễ cúng trăng. Trong số những lễ hội đó, có lẽ lễ hội Ok Om Bok là lễ hội nổi tiếng, thu hút được nhiều người dân Khmer cũng như các dân tộc khác tham gia và hưởng ứng nhiệt tình. Lễ hội Ok Om Bok nó mang những nét độc đáo riêng có. Thông qua lễ hội Ok Om Bok họ gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng và ước mơ của mình vào một tương lai tốt đẹp; không những thế lễ hội còn góp phần thực hiện tình đoàn kết thương yêu nhau, thể hiện giá trị xã hội rõ nét, cố kết cộng đồng gắn chặt với phum sóc và ngôi chùa, đồng thời góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho các thế hệ mai sau. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc được đặt ra là bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Chỉ thị số 68/CT-TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào Khmer đã chỉ rõ: “Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa chùa chiền Khmer kết hợp với nội dung văn hóa mới. Ở những chùa có những điều kiện, xây dựng chùa thành những Trung tâm văn hóa thông tin, hướng dẫn thực hiện nếp sống mới cho đồng bào Khmer ở phum, sóc… nghiên cứu đưa một số chùa Khmer có ý nghĩa tiêu biểu về lịch sử-văn hóa vào danh mục xếp hạng của Nhà nước”.
- 3 Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội Khmer Nam Bộ, đặc biệt là các lễ hội truyền thống của người Khmer. Tuy nhiên lĩnh vực lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam bộ nói chung và cộng đồng dân tộc Khmer tại Bạc Liêu nói riêng vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu có quan tâm, từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội Ok Om bok của người Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Văn hoá. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận và các loại hình lễ hội của Việt Nam "Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại" là một tác phẩm của tác giả Đinh Gia Khánh, xuất bản vào năm 1993. Tác phẩm tập trung vào việc khám phá vai trò và ý nghĩa của các lễ hội truyền thống trong một xã hội đương đại. Tác giả Đinh Gia Khánh đặt câu hỏi về tình hình thay đổi của các lễ hội truyền thống trong một xã hội đang tiến bộ và công nghiệp hóa. Ông phân tích sự thay đổi trong cách thức tổ chức và ý nghĩa của các lễ hội truyền thống trước và sau cách mạng công nghiệp. Trong tác phẩm, Đinh Gia Khánh cũng tìm hiểu tác động của sự tiến bộ công nghệ và thay đổi xã hội lên các lễ hội truyền thống. Ông đặt câu hỏi về việc liệu các lễ hội này có còn đáp ứng được nhu cầu tâm linh, văn hóa và cộng đồng trong xã hội hiện đại hay không. Tác phẩm đề cập đến một số lễ hội truyền thống Việt Nam và những thay đổi mà chúng đã trải qua. Tác giả cung cấp các ví dụ về sự thay đổi trong ngữ cảnh và tầm quan trọng của các lễ hội như Lễ hội mùa Xuân, Lễ hội Trung Thu và Lễ hội Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, tác phẩm không chỉ tập trung vào sự thay đổi mà còn nhấn mạnh vào giá trị và ý nghĩa văn hóa của các lễ hội truyền thống. Tác giả khám phá cách mà các lễ hội này có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong một xã hội hiện đại thông qua việc tạo ra các hình thức và nội dung mới.
- 4 "Công trình '60 Lễ hội truyền thống'" là một tác phẩm của hai tác giả Thạch Phương và Lê Trung Vũ, xuất bản vào năm 1995. Tác phẩm này tập trung vào việc giới thiệu và tóm tắt về 60 lễ hội truyền thống đặc biệt và đa dạng của Việt Nam. Công trình này bao gồm một tập hợp các lễ hội truyền thống được tổ chức khắp cả nước từ Bắc vào Nam, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12. Các lễ hội được tìm hiểu và trình bày theo thứ tự thời gian trong năm. Mỗi lễ hội trong cuốn sách được mô tả với các thông tin về nguồn gốc, lịch sử, quy trình và các hoạt động trong lễ hội. Các tác giả cũng đề cập đến các truyền thống, nghi lễ, và ý nghĩa văn hóa đặc trưng của từng lễ hội. Công trình giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự đa dạng và sự phong phú của các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, cung cấp cho đọc giả một cái nhìn tổng quan về các nét văn hóa đặc sắc của đất nước. "Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam" là một tác phẩm của tác giả Hoàng Lương, được xuất bản vào năm 2002. Tác phẩm này tập trung vào việc nghiên cứu và tóm tắt về các lễ hội truyền thống đa dạng và đặc biệt của các dân tộc Việt Nam. Tác giả Hoàng Lương khám phá và trình bày về lễ hội của các dân tộc Việt Nam thông qua việc khảo sát, tìm hiểu và sưu tầm thông tin từ các nguồn tư liệu đa dạng. Tác phẩm giới thiệu và mô tả về các lễ hội của các dân tộc khác nhau trên khắp đất nước, từ miền Bắc đến miền Nam và từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng. Mỗi lễ hội trong tác phẩm được tường thuật với các thông tin về nguồn gốc, lịch sử, nghĩa cử, và các hoạt động chính trong lễ hội. Tác giả cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng và sự gắn kết cộng đồng mà các lễ hội mang lại cho dân tộc. Qua tác phẩm, độc giả có cơ hội hiểu rõ hơn về sự đa dạng và sự phong phú của các lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Các nghi lễ, truyền thống và quan niệm tâm linh đặc trưng được đề cập, cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
- 5 "Lễ hội và nhân sinh" là một tác phẩm của tác giả Đặng Văn Lung, được xuất bản vào năm 2005. Tác phẩm này tập trung vào việc khám phá và tìm hiểu về mối liên hệ giữa lễ hội và cuộc sống con người. Tác giả Đặng Văn Lung xem xét lễ hội như một phần quan trọng của văn hóa dân gian và xã hội. Ông nghiên cứu sự phát triển và biến đổi của lễ hội trong quá trình tiến hóa xã hội. Tác phẩm trình bày các ý kiến và quan điểm về tầm quan trọng của lễ hội trong việc gắn kết cộng đồng, bảo tồn văn hóa và thể hiện giá trị nhân sinh. Đặng Văn Lung khám phá cách mà lễ hội ảnh hưởng đến nhân sinh, đó là sự gắn kết giữa con người và tổ tiên, giữa người dân và đất nước, và giữa người với nhau. Ông nhấn mạnh rằng lễ hội không chỉ là một sự kiện vui chơi giải trí, mà còn là cơ hội để con người tìm thấy ý nghĩa sống và giữ vững những giá trị truyền thống. Tác phẩm cũng thảo luận về tác động của công nghệ và sự phát triển xã hội đến lễ hội truyền thống. Tác giả đặt câu hỏi về sự thay đổi và mất mát của một số lễ hội truyền thống trong thời đại hiện đại và cách tìm kiếm giải pháp để bảo tồn và phát triển các lễ hội này. Tóm lại, "Lễ hội và nhân sinh" của Đặng Văn Lung là một tác phẩm nghiên cứu về mối liên hệ giữa lễ hội và cuộc sống con người. Tác phẩm này tập trung vào tầm quan trọng của lễ hội trong việc gắn kết cộng đồng, bảo tồn văn hóa và thể hiện giá trị nhân sinh. Tác giả đặt câu hỏi về sự thay đổi và bảo tồn của lễ hội trong thời đại hiện đại và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. "Công trình Lễ hội Việt Nam" là một tác phẩm do hai tác giả Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên, được xuất bản vào năm 2005. Tác phẩm này tập trung vào việc nghiên cứu và trình bày về các lễ hội truyền thống đặc biệt của Việt Nam. Trong tác phẩm này, các tác giả tổng hợp và trình bày về lễ hội của Việt Nam từ các dân tộc và vùng miền khác nhau trong cả nước. Các lễ hội được trình bày theo thứ tự thời gian trong năm, mang lại cái nhìn tổng quan về đa dạng và sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam. Mỗi lễ hội
- 6 trong tác phẩm được mô tả với các thông tin về nguồn gốc, lịch sử, nghĩa cử, và các hoạt động chính trong lễ hội. Các tác giả cung cấp các thông tin chi tiết về cách tổ chức lễ hội, các truyền thống, tín ngưỡng và ý nghĩa văn hóa đặc trưng của từng lễ hội. Tác phẩm cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và sự gắn kết cộng đồng thông qua các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra, tác phẩm cũng tập trung vào việc bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện đại và sự tiến bộ công nghệ. Tóm lại, "Công trình Lễ hội Việt Nam" của Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý là một tác phẩm tổng hợp và trình bày về các lễ hội truyền thống đặc biệt của Việt Nam. Tác phẩm này giúp người đọc hiểu rõ hơn về đa dạng và sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam và mang lại cái nhìn sâu sắc về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và sự gắn kết cộng đồng thông qua các lễ hội truyền thống. "Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội" là một tác phẩm của tác giả Lê Hồng Lý, được xuất bản vào năm 2008. Tác phẩm này tập trung vào việc nghiên cứu và trình bày về cách mà kinh tế thị trường ảnh hưởng đến lễ hội truyền thống. Trong tác phẩm này, tác giả Lê Hồng Lý khám phá sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và sự tiến bộ công nghệ đối với các lễ hội truyền thống. Ông tìm hiểu và phân tích cách mà yếu tố kinh tế, thương mại, và sự thay đổi xã hội ảnh hưởng đến tổ chức và ý nghĩa của các lễ hội. Tác giả đặt câu hỏi về sự thay đổi trong cách tổ chức lễ hội và các hoạt động liên quan khi xã hội chuyển từ kinh tế truyền thống sang kinh tế thị trường. Ông nêu rõ rằng áp lực của kinh tế thị trường, sự tham gia của các công ty và nhà tài trợ, cũng như mục đích thương mại có thể thay đổi bản chất và tư tưởng của một số lễ hội truyền thống. Tác phẩm cung cấp những ví dụ và nghiên cứu về các trường hợp cụ thể, thể hiện sự tác động của kinh tế thị trường lên các khía cạnh của lễ hội như tổ chức, nghệ thuật, giá trị văn hóa, và tham gia của cộng đồng. Tác giả cũng đề xuất các biện pháp để bảo tồn và cân
- 7 nhắc sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa trong các lễ hội truyền thống. Tóm lại, "Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội" của Lê Hồng Lý là một tác phẩm nghiên cứu về cách mà kinh tế thị trường ảnh hưởng đến lễ hội truyền thống. Tác phẩm này tập trung vào sự thay đổi trong tổ chức và ý nghĩa của các lễ hội dưới sự tác động của kinh tế thị trường và các yếu tố liên quan 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Hiện nay, đã có hàng trăm công trình, bài viết về văn hóa Khmer, là tư liệu quý giá cho những ai cần tìm hiểu, nghiên cứu về người Khmer. Để làm cơ sở kế thừa các tư liệu đã có nghiên cứu gần và xa với đề tài, tôi xin điểm qua những công trình như sau: - Tiêu biểu là công trình “Người Việt gốc Miên” (1969) của Lê Hương. “Tác giả đã sưu tầm và giới thiệu về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ trước năm 1975. Đây có thể được xem là một công trình biên khảo khá đầy đủ giới thiệu được diện mạo văn hóa truyền thống của người Khmer sinh sống ở ĐBSCL. Đây cũng là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về lễ hội một cách có hệ thống từ thời gian tổ chức, nguồn gốc lễ hội và quy trình tổ chức những nghi lễ của người Khmer Nam Bộ xưa” - “Phong tục, nghi lễ và tranh ký tự dân tộc Khmer Nam Bộ" (2012) của tác giả Sang Sết “là một công trình nghiên cứu có hệ thống, góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian và lễ nghi quý báu của đồng bào Khmer, Tác giả đã giới thiệu khái quát những phong tục, nghi lễ và những tranh ký tự truyền thống của người Khmer. Từ đó người đọc có thể thấy giá trị văn hóa Khmer ẩn chứa bởi từng nghi thức, phong tục và trong tranh ký tự được thể hiện trên tường, cổng, mái…của ngôi chùa Khmer”.
- 8 - Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường với công trình “ Vài nét về người Khmer Nam bộ” NXB Khoa học và xã hội, năm 2002, cũng có một nghiên cứu khái quát về mặt đời sống người Khmer Nam bộ như tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể. - “Lễ hội dân gian của người Khmer Nam Bộ”, của 02 tác giả Lâm Quang Vinh và Tiền Văn Triệu đã hợp soạn công trình do NXB Khoa học Xã hội ấn hành 2015. Tác giả “khái quát về người Khmer Nam Bộ, mô tả lễ hội truyền thống của người đó, hai nhà nghiên cứu về Lễ hội truyền thống của người Khmer như: Ok-Om-bok, Sên Đolta, Chol Chhnam Thmây và những lễ hội đặc trưng ở nhiều địa phương như: Lễ hội Phước biển, Lễ hội cầu an, Lễ hội Đạp Cồng - thác Côn, Lễ hội Đua bò, Lễ cúng Neak Tà đồng thời tác giả cụ thể hóa qua các luận điểm lớn như: Hệ thống nghi lễ qua lễ hội và những giá trị văn học dân gian cần giữ gìn qua lễ hội”. Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy rằng văn hóa người Khmer Nam Bộ đang được nhiều nhà nghiên cứu có quan tâm và không ít công trình có giá trị, trong đó có lễ hội Ok Om Bok mang đậm màu sắc tôn giáo vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học. Chính vì đều này, việc nghiên cứu lễ hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc Liêu nói chung và Thành phố bạc Liêu nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm giới thiệu và cung cấp những thông tin góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững nền văn hóa của người Khmer trong cộng đồng văn hóa Việt Nam 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống Ok Om Bok của cộng đồng dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở đó đề xuất giải
- 9 pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa tài liệu liên quan đến quản lý lễ hội truyền thống - Khái quát về lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer và làm rõ vai trò, giá trị của lễ hội Ok Om Bok - Đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu hiện nay - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Bạc Liêu trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý lễ hội Ok Om Bok tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ năm 2015 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ đối tượng nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn các phương pháp: Trong quá trình thực hiện luận văn vận dụng các quan điểm tiếp cận liên ngành: nghiên cứu sử dụng một số kiến thức của các ngành khác như dân tộc học, nhân học, xã hội học... nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp chuyên gia. Đây là phương pháp một khảo về lễ Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc liêu (Nghiên cứu trường hợp thành phố Bạc Liêu), giúp người nghiên cứu hiểu rõ và có thông tin chi tiết, đầy đủ về các góc
- 10 độ khác nhau của lễ hội, từ đó có cái nhìn khái quát về những biến đổi văn hóa cũng như vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng của người Khmer. - Phương pháp điền dã dân tộc học, với hai hình thức quan sát tham dự và phỏng vấn sâu: nhằm thực hiện phỏng vấn sâu với các đối tượng là những gia đình người Khmer có tổ chức lễ hội này, các vị sư sãi, achar, ban quản trị và bà con Khmer tham gia lễ hội. Cùng với việc quan sát tham dự trực tiếp vào lễ hội để tìm ra đặc điểm, ý nghĩa, mục đích, những điểm chung và riêng, sự biến đổi, xu hướng phát triển của lễ hội hiện nay ở các hộ gia đình người Khmer. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các tư liệu, dựa vào kết quả điều tra phỏng vấn sâu và các nguồn tư liệu khác nhau về lễ hội Ok Om Bok để đi sâu vào phân tích, các giá trị, đặc điểm của lễ hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Bạc liêu (Nghiên cứu trường hợp thành phố Bạc Liêu) nhằm làm nổi bật nội dung mà luận văn có đề cập một cách có hệ thống và khoa học. Sau đó tổng hợp lại vấn đề nghiên cứu. - Để cuộc khảo sát có độ tin cậy cao, chúng tôi đã tiến hành những cuộc thăm dò xã hội học, đối với một số vấn đề thông qua các bảng hỏi liên quan về lễ hội Ok Om Bok, tập trung vào đối tượng như Sư sãi, người cao niên, trung niên và thanh niên Khmer trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu. 6. Ngững đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Đề tài vận dụng các lý thuyết về văn hóa, để nhận định những giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội của người Khmer nói chung mà cụ thể là Lễ hội Ok Om Bok. Thông qua việc giới thiệu ý nghĩa và miêu tả diễn trình của Lễ - Hội luận văn góp phần tư liệu hóa với mục đích bảo tồn các giá trị truyền thống của Lễ hội Ok Om Bok đang có xu hướng biến đổi với hy vọng có thể đóng góp thêm tư liệu trong việc nghiên cứu văn hóa phong tục của người Khmer ở Thành Phố Bạc Liêu.
- 11 6.2. Về thực tiễn Đề tài hy vọng có thể đóng góp thêm tư liệu trong việc nghiên cứu văn hóa phong tục của người Khmer ở Thành Phố Bạc Liêu. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu Lễ hội Ok Om Bok từ góc nhìn văn hóa học để thấy những giá trị cốt lõi, bản chất của hiện tượng nhằm đề xuất những giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế văn hóa địa phương song song với việc bảo tồn giá trị văn hóa tộc người Khmer. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý lễ hội truyền thống và tổng quan lễ hội Ok Om Bok Chƣơng 2. Thực trạng quản lý lễ hội Ok Om Bok ở Thành Phố Bạc Liêu Chƣơng 3. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ Hội Ok Om Bok
- 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI OK OM BOK 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Lễ, hội 1.1.1.1. Khái niệm Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ lễ - hội. “Có người gọi lễ hội là hội lễ, có người lại gọi là hội hè hay hội hè đình đám, có người lại gọi là lễ, lễ tết... Rõ ràng, lễ hội là thuật ngữ ghép bởi lễ và hội; hai thuật ngữ này có nội hàm và tính chất, tổ chức quy trình có khác nhau nhưng bổ sung, hỗ trợ và cùng hoàn thiện lẫn nhau. Và cũng có nhiều trường hợp là một tổ hợp từ lễ hội có mối liên quan với nhau, không tách rời nhau, nhưng có trường hợp chỉ có lễ, không có hội hoặc ngược lại. Tuy cách gọi và cách diễn đạt khác nhau nhưng các ý kiến đều không mâu thuẫn trong nội dung: Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cả cộng đồng, là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức lễ tế và trò diễn…” [8, tr.4]. Như vậy, lễ hội là tập hợp của 2 từ ghép: Lễ và Hội, trong đó: - Lễ: Theo từ điển tiếng Việt, lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế, lễ có nhiều ý nghĩa và có một lịch sử hình thành khá phức tạp. Lễ là một hệ thống nghi thức, một hệ thống hành vi, động tác, sự kiện có định ước, quy cách chặt chẽ và ổn định. Lễ ở trong hội không đơn lẻ mà là một hệ thống liên kết có trật tự, cùng hỗ trợ nhau và có tính ổn định cao” [7, tr.61]. - Hội: “Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo mọi người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” [12, tr.495]. Hội là đám vui đông người, trong một địa điểm và vui chơi với nhau, nhưng phải mang những yếu tố như:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn