intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

39
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá" nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và các hoạt động tổ chức lễ hội đang diễn ra trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện nay, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VI THỊ KIM HẰNG QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA THANH HÓA, 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH VI THỊ KIM HẰNG QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 8.319.042 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Thức THANH HÓA, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Thức. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Xin trân trọng cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2021 Tác giả luận văn Vi Thị Kim Hằng
  4. i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ v DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 6. Dự kiến kết quả đạt được...................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LANG CHÁNH ............................... 11 1.1. Một số khái niệm: ............................................................................ 11 1.1.1. Di sản văn hoá, di sản văn hoá phi vật thể .................................... 11 1.1.2. Lễ hội và hoạt động lễ hội ............................................................ 12 1.1.3. Quản lý, quản lý lễ hội .................................................................. 17 1.2. Sự cần thiết của công tác quản lý lễ hội ........................................... 18 1.2.1. Quản lý lễ hội là thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực ....................................................................................... 18 1.2.2. Quản lý lễ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội......................... 19 1.2.3. Quản lý lễ hội là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa .................. 19 1.2.4. Quản lý lễ hội hướng tới phát triển du lịch địa phương ................. 20 1.3. Nội dung quản lý lễ hội ................................................................... 21 1.3.1. Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển lễ hội....................................................................................... 21
  5. ii 1.3.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch quản lý hoạt động lễ hội ..22 1.3.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội ...................................................................................... 23 1.3.4. Sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính và hợp tác để bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội ............................................................................... 26 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý lễ hội ................................. 28 1.4. Tổng quan về vùng đất Lang Chánh và các lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh ............................................................................................ 29 Tiểu kết chương 1................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA ...........................................................42 2.1. Chủ thể quản lý ............................................................................... 42 2.1.1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá (VH, TT&DL) ........ 42 2.1.2. Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Lang Chánh (VH &TT) ........ 43 2.1.3. Ban Văn hoá - Thông tin tại các địa phương trên địa bàn huyện ......... 43 2.1.4. Ban Tổ chức lễ hội tại địa phương ................................................ 44 2.1.5. Cộng đồng dân cư ......................................................................... 45 2.2. Các văn bản pháp lý quản lý lễ hội .................................................. 46 2.2.1. Các văn bản của Trung ương ........................................................ 47 2.2.2. Các văn bản của địa phương ......................................................... 48 2.3. Các hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh.......... 49 2.3.1. Triển khai xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh..................................... 49 2.3.2. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động lễ hội tại huyện Lang Chánh ....... 53 2.3.3. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội ......................................................................... 57 2.3.4. Thực trạng sử dụng các nguồn lực tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội ...................................................................................... 61
  6. iii 2.3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh ................................................................................. 65 2.5. Đánh giá kết quả quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh ........... 67 2.5.1. Kết quả đạt được........................................................................... 67 2.5.2. Hạn chế ........................................................................................ 69 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 71 * Tiểu kết chương 2................................................................................ 74 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LANG CHÁNH ............................... 75 3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh ..................................................................................................... 75 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh ................................................................................. 78 3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lễ hội .................................. 78 3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức quản lý đối với lễ hội theo mô hình tự quản ....................................................................................................... 82 3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ quản lý ...... 84 3.2.4. Tổ chức nghiên cứu toàn diện về lễ hội ........................................ 86 3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức và quản lý lễ hội ................... 87 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội ................................................................... 90 * Tiểu kết chương 3................................................................................ 93 KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96 PHỤ LỤC .................................................................................................. 101
  7. iv DANH MỤC VIẾT TẮT BTC Ban tổ chức DTTS Dân tộc thiểu số QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân VH, TT&DL Văn hóa, thể thao và Du lịch VH-TT Văn hóa - Thông tin
  8. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê công tác tập huấn quản lý lễ hội huyện Lang Chánh ... 58 Bảng 2.2. Kinh phí hàng năm cấp cho công tác quản lý di sản và lễ hội tại huyện Lang Chánh giai đoạn 2016 - 2020.............................. 62 Bảng 2.3. Hoạt động thanh tra xử lý vi phạm giai đoạn 2016 - 2020........... 66
  9. vi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động lễ hội ............................... 42 Biểu đồ 2.1. Nguồn đóng góp xã hội hóa cho lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh ........................................................................ 63
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phong phú về điều kiện tự nhiên, Việt Nam còn là quốc gia có bề dày lịch sử văn hoá, trong đó lễ hội là một trong những di sản văn hoá có giá trị gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hoá dân gian, đây cũng là một thành tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, lễ hội mang tính tập thể, có giá trị to lớn, mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn. Lễ hội là bảo tàng sống về đời sống của ông cha ta ngày xưa, về văn hoá đặc thù của dân tộc đã được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế kỷ, được tái hiện lại một cách sinh động nhất, giúp cho chúng ta - thế hệ sau này hiểu được một phần về đời sống tinh thần của ông cha, đồng thời tác động mạnh mẽ vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và vun đắp cho tính cách, con người Việt Nam xưa và thế hệ mai sau. Không những thế lễ hội còn tô đậm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, một truyền thống tốt đẹp và quý báu của con người Việt Nam. Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày một đáp ứng tương đối đầy đủ thì những nhu cầu tinh thần như: vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tìm hiểu lịch sử văn hoá nghệ thuật và phong tục tập quán qua các lễ hội ngày càng được nâng cao và trở thành vấn đề thiết yếu. Huyện Lang Chánh là một huyện nghèo, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sông, nên văn hóa trên địa bàn có nhiều nét giao thoa giữa dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mường .... Hiện nay, huyện Lang Chánh đang quản lý 4 lễ hội gồm: Lế hội Chùa Mèo; Lế hội Chá Mùn; Lễ hội làng xã Giao Thiện; Lễ hội đền Lê Phúc Hoạch. Hàng năm các lễ hội diễn ra đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân, gìn giữ được các nét văn hóa truyền thống
  11. 2 của cha ông và các hoạt động vui chơi trong lễ hội thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, nhiều trò chơi dân gian được tái hiện lại trong lễ hội như ném còn, hát Xường; hát Khắp, đánh Mắng, bắn nỏ.... tạo nên không gian náo nhiệt, đánh thức tiềm năng du lịch của địa phương. Bên cạnh những mặt tích cực đó, trong các lễ hội đang được tổ chức tại huyện Lang Chánh cũng có không ít những khó khăn vướng mắc, nhiều hoạt động mê tín dị đoan vẫn diễn ra xung quanh lễ hội, sự lai căng của văn hóa hiện đại ngoại lai tràn vào trong các nghi thức văn hóa của đồng bào dân tộc. Đồng thời hiệu quả trong công tác quản lý còn hạn chế, việc các hộ kinh doanh lân chiếm khuôn viên lễ hội để buôn bán, thương mại hóa lễ hội đang dần ăn mòn những giá trị truyền thống mà cha ông để lại. Đứng trước thực trạng ấy, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, huyện Lang Chánh đã tìm mọi biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động quản lý lễ hội tại địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn. Từ thực tiễn hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, những vấn đề đã và đang đặt ra cho chính quyền các cấp địa phương cần phải có những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực của lễ hội. Trên tinh thần ấy, luận văn “Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá” góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Những công trình, bài viết về lễ hội, quản lý lễ hội Đề tài lễ hội từ lâu đã được các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi vai trò và tầm quan trọng to lớn của lễ hội đối với đời sống văn hoá cộng đồng; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay. Có thể khái quát một số công trình nghiên cứu về quản lý lễ hội như sau:
  12. 3 Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian (2005), của tác giả Hoàng Nam, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội [37]. Tác giả đã đề cập đến nội dung, giá trị của lễ hội cổ truyền các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, thực trạng của các lễ hội này và đưa ra các giải pháp quản lý chung ở góc độ quản lý lễ hội dân gian. Lễ hội lịch sử ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, của tác giả Lê Hồng Lý chủ biên năm 2011 do NXB Văn hóa Dân tộc ấn bản[34]. Cuốn sách này đã chỉ ra những đặc điểm riêng về loại hình lễ hội lịch sử, để từ đó có những hiểu biết đúng về ý nghĩa, cách thức tổ chức dạng lễ hội này trong bối cảnh phục dựng lễ hội ngày càng nhiều ở các địa phương. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý lễ hội hiện nay, của tác giả Nguyễn Thị Tuyến (2016) đăng trên tạp chí văn hóa nghệ thuật[51] trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, có thể thấy việc tổ chức và quản lý lễ hội vô cùng lộn xộn, mất bản sắc văn hóa dân tộc, gây ra nhiều hậu quả cho cả nhà quản lý và cộng đồng. Bài viết đã nêu lên được thực tiễn quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay. Cùng với những kết quả đạt được, việc quản lý lễ hội ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tác giả Nguyễn Thị Tuyến cũng phân tích rõ những hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế đồng thời đưa ra được những nhận định về một số vấn đề đặt ra trong quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay. Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt (2009), của tác giả Bùi Hoài Sơn, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội [42]. Tác giả đã nghiên cứu, tiếp cận quản lý lễ hội truyền thống của người Việt dưới dóc độ quản lý di sản và giới hạn phạm vi là Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ từ 1945 đến nay, nêu rõ những mặt làm được, những hạn chế bất cập và khó khăn trong công tác quản lý lễ hội truyền thống.
  13. 4 Quản lý lễ hội dân gian cổ truyền - thực trạng và giải pháp, công trình nghiên cứu của tác giả Lê Như Hoa (2004), đề tài khoa học cấp Bộ[25]. Đề tài đã nêu lên được cơ sở lý luận về lễ hội dân gian cổ truyền - một di sản văn hóa của dân tộc. Đề tài cũng đã phân tích rõ thực trạng và những nhận thức về quản lý lễ hội dân gian cổ truyền ở nước ta hiện nay. Và điểm nhấn mạnh của đề tài là những giải pháp cụ thể và mang tính vận dụng cao đối với công tác quản lý lễ hội góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa - du lịch Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện (2000), của tác giả Cao Đức Hải[23], Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung của cuốn giáo trình này cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý lễ hội và sự kiện cho sinh viên ngành Văn hoá, quản lý văn hoá của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Bài viết “Lễ hội và ý nghĩa của người làm công tác quản lý lễ hội hiện nay” của tác giả Phạm Quang Nghị[38], nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được đăng tải trong cuốn Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội (2005). Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến vai trò của lễ hội truyền thống và khẳng định lễ hội là di sản văn hoá phi vật thể trong nhiều năm qua, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nặng về kinh doanh ở một số địa phương. Từ đó, tác giả đưa ra một số biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội. Bài viết “Quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể” của tác giả Nguyễn Thị Hiền, Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, được đăng tải trên Tạp chí Di sản văn hoá, số 4, năm 2017[26]. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý di sản văn hoá phi vật thể, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc tham
  14. 5 gia vào quản lý di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có lễ hội và cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng các chủ thể văn hoá, trao quyền tự quyết và tự quản cho cộng đồng địa phương. Bài viết “Vai trò của Nhà nước đối với lễ hội dân gian hiện nay”, của tác giả Lê Hồng Lý, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 6, năm 2014 [32] đã nêu rõ vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức lễ hội dân gian thể hiện qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý; những bất cập từ việc tham gia của Nhà nước vào các lễ hội dân gian và tác giả cũng nêu khái quát một số giải pháp về vai trò của Nhà nước đối với lễ hội dân gian hiện nay. Bài viết “Vai trò của văn hoá phi vật thể trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhìn từ lễ hội truyền thống” của tác giả Lê Hồng Lý, đăng tải trên Tạp chí Di sản văn hoá, số 3, năm 2017 [33]. Tác giả đã khẳng định các giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của văn hoá trong phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng là chủ nhân của các di sản văn hoá. Bài viết “Công tác quản lý nhà nước đối với các lễ hội” của tác giả Nguyễn Hồng Chương, Tạp chí Công tác tôn giáo, tháng 10 năm 2012 [16] đã khẳng định trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, văn hoá xã hội bảo đảm phát huy được sức mạnh đại đoàn kết, dân chủ trong đời sống nhân dân, công trình tôn giáo như đình, nhà thờ, miếu, nơi thờ tự được đầu tư, tu sửa, nâng cấp. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có hướng dẫn các địa phương tổ chức quản lý lễ hội, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội theo đúng đường lối của Đảng, phát huy được truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và tự do tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tổ chức quản lý các lễ hội vẫn còn một số tồn tại hạn chế, yếu kém. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay.
  15. 6 Bài viết “Một số lệch chuẩn trong tổ chức và quản lý lễ hội thời gian qua” của tác giả Nguyễn Hữu Thức, được đăng tải trên Tạp chí Cộng sản, số 1, năm 2012[50] đã trình bày vai trò của việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ở nước ta thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc tổ chức và quản lý lễ hội vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội, xuất hiện một số khuynh hướng lệch chuẩn cần phải uốn nắn kịp thời. Bài viết “Giải pháp quản lý lễ hội hiện nay” của tác giả Trần Hữu Sơn, Tạp chí Cộng sản, số 107, năm 2015 [43] đã trình bày các xu hướng biến đổi của lễ hội cổ truyền cả về mục đích, chức năng và cấu trúc. Điều đó do nhiều nguyên nhân, song cơ bản là do tác động của cơ chế thị trường, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp về quản lý lễ hội hiện nay. 2.2. Các tài liệu, bài viết giới thiệu về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh Đến nay, tài liệu in ấn và xuất bản giới thiệu về địa bàn và đối tượng nghiên cứu của Luận văn vẫn chưa có nhiều. Tác giả Luận văn bước đầu đã tập hợp được một số tài liệu đối với nội dung có liên quan đến huyện Lang Chánh và những báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. Trong cuốn Dư địa chí huyện Lang Chánh (2010), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa đã trình bày một cách khái quát nhất về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hoá huyện Lang Chánh. Đồng thời, giới thiệu về vùng đất và con người Lang Chánh trong lịch sử trong đó có nhắc tới lễ hội Chá mun, đền Lê phúc Hoạch, lễ hội chùa Mèo niềm tự hào của người dân Lang Chánh, trải qua hàng trăm năm vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống.
  16. 7 Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Lang Chánh (2014-2019) do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lang Chánh biên soạn[13], đã giới thiệu khái quát chung về lịch sử Đảng bộ huyện Lang Chánh đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu về văn hoá tín ngưỡng, phong tục tập quán lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. Các lễ hội của huyện mang những nét đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc mà không địa phương nào có được. Có thể nói, nhìn một cách tổng quát thì vấn đề lễ hội, quản lý lễ hội đã có nhiều tác giả nghiên cứu từ những khía cạnh khác nhau với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về lễ hội, quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. Vì vậy trong Luận văn này, dưới góc độ quản lý tác giả đã kế thừa, tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước để nghiên cứu về công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội tại địa phương này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và các hoạt động tổ chức lễ hội đang diễn ra trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện nay, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu, tập hợp tài liệu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác tổ chức quản lý lễ hội nói chung. - Nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh.
  17. 8 - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội tại địa phương huyện Lang Chánh hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý của nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội theo quy định của pháp luật. + Về không gian: quản lý về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội truyền thống trong thời kỳ đổi mới. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thông tin sẽ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, đài, tạp chí, internet..., sau đó chọn lọc để có cái nhìn khái quát, những nhận xét và đánh giá ban đầu về vấn đề cần nghiên cứu, mà cụ thể ở đây là quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá.
  18. 9 + Phương pháp nghiên cứu thực địa (điền dã): Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu rất cơ bản để khảo sát thực tế, đây là phương pháp sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp từ các đối tượng được hỏi, phỏng vấn. Trong quá trình làm đề tài người viết sẽ đi khảo sát tại những địa phương có lễ hội trên địa bàn huyện để có thêm thông tin thực tế bên cạnh những tài liệu thu thập được. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài, từ đó có định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. 6. Dự kiến kết quả đạt được Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: - Về lý luận: Luận văn khái quát, có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lễ hội; vận dụng trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. - Về thực tiễn: + Nghiên cứu thực trạng hoạt động lễ hội tại huyện Lang Chánh trong thời gian qua. + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. + Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu môn học Quản lý nhà nước về văn hóa và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh.
  19. 10 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo; luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và tổng quan lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. Chương 2: Thực trạng quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh.
  20. 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LANG CHÁNH 1.1. Một số khái niệm: 1.1.1. Di sản văn hoá, di sản văn hoá phi vật thể Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [22, tr.25]. Di sản văn hóa là tài sản do các thế hệ đi trước để lại, có vai trò vô cùng quan trọng trong diễn trình văn hóa của một dân tộc nói riêng, và hiểu theo nghĩa rộng là của cả nhân loại nói chung. Phần mở đầu của Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam đã viết: Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta[40]. Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam tại Điều 1 đã nêu rõ di sản văn hóa "bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [40]. Đây có thể xem là khái niệm về di sản văn hóa được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là di sản văn hóa là của cải, là tài sản quốc gia và mọi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn. Như vậy, di sản văn hóa tồn tại dưới hai dạng: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Theo Điều 4 chương I Luật Di sản Văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2