intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa sau khi hoàn thành chương trình mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2021, từ đó nhận thức đúng nguyên nhân, hạn chế, tồn tại, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thiệu Hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Lê Vũ Hùng QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Lê Vũ Hùng QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thục Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thục. Những nội dung trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Khi sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Vũ Hùng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................. 6 7. Bố cục của luận văn .............................................................................. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ KHÁI QUÁT HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA ......................................................................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới nâng cao .................................................................................................... 8 1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 8 1.1.2. Vai trò thiết chế văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao ... 19 1.1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. .................................................................................. 21 1.1.4. Nội dung quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao .................................................................................................. 26
  5. iii 1.2. Khái quát về hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao ............ 31 1.2.1. Khái quát về huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa .......................... 31 1.2.2. Khái quát về xây dựng Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao ở Thiệu Hóa ............................................................................................. 35 1.2.3. Hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Thiệu Hóa........... 38 Tiểu kết Chương 1................................................................................... 41 Chƣơng 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA ............................................................ 42 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Thiệu Hóa... 42 2.1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ............................... 42 2.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thiệu Hóa ........................... 44 2.1.3. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Thiệu Hóa ........ 45 2.1.4. Ban văn hóa các xã........................................................................ 46 2.2. Thực trạng quản lý về Thiết chế văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa .............................. 49 2.2.1. Triển khai các chủ trương, ch nh sách về Thiết chế văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao ......................................................... 49 2.2.2. Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa .......................................... 59 2.2.3. Quản lý nguồn nhân lực ................................................................ 68 2.2.4. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ tại các thiết chế văn hóa ................ 73 2.2.5. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí .................................................. 79 2.3. Đánh giá chung ................................................................................ 84 2.3.1. Thuận lợi ....................................................................................... 84 2.3.2. Khó khăn ....................................................................................... 85 2.3.3. Những kết quả đạt được và hạn chế .............................................. 86 Tiểu kết Chương 2................................................................................... 90
  6. iv Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA .............. 91 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ ............................................................. 91 3.1.1. Phương hướng ............................................................................... 91 3.1.2. Nhiệm vụ ....................................................................................... 92 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao giai đoạn mới......................................... 93 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chủ thể quản lý............................. 93 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .............................................. 96 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hoạt động thiết chế văn hóa ................ 98 3.2.4. Nhóm giải pháp về quy hoạch quỹ đất và trang thiết bị ............. 101 3.2.5. Nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn .................................... 103 3.3. Kiến nghị, đề xuất .......................................................................... 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc bộ HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc NTM : Nông thôn mới NTMNC : Nông thôn mới nâng cao TCVH : Thiết chế văn hóa TDTT : Thể dục thể thao UBND : Ủy ban nhân dân VH&TT : Văn hóa và Thông tin VH-TT : Văn hóa - Thể thao VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT,TT&DL : Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Biểu tự đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí huyện Nông thôn mới huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa .................................... 36 Bảng 1.2. Thống kê thực trạng nhà văn hóa huyện Thiệu Hóa (xét theo tiêu chí 06 chuẩn Nông thôn mới)............................................. 38 Bảng 2.1. Danh sách cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thiệu Hóa .......44 Bảng 2.2. Danh sách cán bộ Trung tâm VHTT, TT&DL huyện Thiệu Hóa .... 46 Bảng 2.3. Tiêu chí về thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 -2025 .............................................. 51 Bảng 2.4. Tiêu chí về thiết chế văn hóa xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa (2018 -2025) ........................................................... 52 Bảng 2.5. Hệ thống TCVH, TT cơ sở thuộc ngành VHTT&DL và ngoài công lập ................................................................... 61 Bảng 2.6. Quy hoạch quỹ đất và trang thiết bị tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022...... 64 Bảng 2.7. Quy hoạch quỹ đất và trang thiết bị nhà văn hóa - thể thao thôn tại 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022..... 66 Bảng 2.8. Đánh giá về quy hoạch quỹ đất và trang thiết bị TCVH cấp thôn tại 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao tại Thiệu Hóa .............. 67 Bảng 2.9. Đánh giá nguồn nhân lực văn hóa tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thiệu Hóa theo tiêu chí 5.2 trong bộ tiêu chí huyện Nông thôn mới ........................ 69 Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn cán bộ công chức văn hóa tại 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao tại Thiệu Hóa ......................................... 70 Bảng 2.11. Đánh giá về công tác tổ chức hoạt động nghiệp vụ TCVH tại các xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao tại Thiệu Hóa ........ 74
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý và mối quan hệ của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở huyện Thiệu Hóa .............................................. 48 Biểu đồ 2.1. Độ tuổi trưởng thôn các xã đạt chuẩn NTM nâng cao tại Thiệu Hóa năm 2022 ................................................................. 72 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tham gia hoạt động văn hóa tại TCVH cấp thôn theo lứa tuổi tại 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao ở Thiệu Hóa ........... 78 Biểu đồ 2.3. Kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ cho xây dựng và tổ chức hoạt động thiết chế văn hóa xã, thôn giai đoạn 2011-2020..... 81 Biểu đồ 2.4. Các nguồn kinh phí xây dựng hoàn thiện thiết chế văn hóa văn hóa xã, thôn giai đoạn 2011-2020 ...................................... 82 Biểu đồ 2.5. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Thiệu Long, Thiệu Hóa....................................... 83
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xứ Thanh được xem là một Bắc Kỳ thu nhỏ, giàu bản sắc văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, chiếm vị thế quan trọng của đất nước. Mục tiêu của Thanh Hóa đến năm 2025, trở thành tỉnh kiểu mẫu, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành một cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển ở phía Bắc. Đại hội XIII xác định: văn hóa là “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước” [24, tr.34], trong xây dựng NTM, văn hóa trở thành tiêu chí đạt chuẩn NTM. Điều đó cho thấy, vị thế của văn hóa đã thực sự được xác lập ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Thiết chế văn hóa là hệ thống cơ sở vật chất góp phần đảm bảo thực hiện xây dựng hệ giá trị con người, hệ giá trị quốc gia. “Mềm hóa” chủ trương, ch nh sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Bên cạnh việc hoàn thành tiêu ch văn hóa đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, tỉnh Thanh Hóa cũng nhận thức rõ vai trò quan trọng của thiết chế văn hóa. Vì vậy, dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng về cơ bản đến nay tỉnh đã xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa khá đầy đủ: 27/27 trung tâm văn hóa - thể thao huyện, thị xã, thành phố 545/559 thiết chế văn hóa Thể thao cấp xã; 3.372/4.357 nhà văn hóa - khu thể thao thôn [33]. Là một trong những huyện đạt chuẩn NTM năm 2022, hiện nay Thiệu Hóa đang tiếp tục thực hiện các mục tiêu NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Thiệu Hóa là vùng đất cổ của người Việt bên dòng sông Mã. Về hành ch nh, Thiệu Hóa được thành lập năm 1945 với 12 xã, đến năm 2019, theo quy hoạch của tỉnh, huyện đã tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành ch nh cấp xã theo Nghị Quyết số 786/NQ-UBNTQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó, huyện còn 25 đơn vị hành ch nh (24 xã, 01 thị trấn). Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, Thiệu Hóa đã đạt chuẩn NTM năm 2021. Trong đó, có 07 xã đạt chuẩn NTM trước năm 2017 theo Bộ tiêu chí quốc gia tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 4296/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Số xã công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2017 đến nay theo Bộ tiêu chí quốc
  11. 2 gia tại quyết định số 1980/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1415/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa là: 17 xã. Như vậy, huyện Thiệu Hóa đã xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa - thiết chế văn hóa, một mặt thực hiện mục tiêu NTM đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của quần chúng nhân dân trên địa bàn. Trên thực tế việc gắn thiết chế văn hóa vào trong xây dựng NTM, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho TCVH phát triển nhưng mặt khác nó cũng tạo nên một số khó khăn, hạn chế. Đầu tư cho văn hóa trong bối cảnh hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nguồn nhân lực chưa ổn định, quy định cụ thể về người quản lý, bảo vệ TCVH cơ sở chưa rõ ràng. Thiết chế văn hóa do đó, chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Để duy trì và tiếp tục công cuộc xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn, huyện Thiệu Hóa tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị và phát huy hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa đặc biệt là tại các nhà văn hóa - khu thể thao thôn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao của nhân dân. Hiện nay, các tiêu chí về văn hóa NTM nâng cao có sự thay đổi so với giai đoạn 2018-2020, chú trọng đến chất lượng, do vậy các cấp các ngành phải có giải pháp thiết thực để phát huy hiệu quả hoạt động của TCVH. Chính vì vậy, là một cán bộ đang công tác trong ngành văn hóa và sinh sống trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, với mong muốn đóng góp cho việc quản lý văn hóa của địa phương cũng như vai trò, vị trí công tác của bản thân, tôi đã chọn đề tài “Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp Cao học Quản lý văn hóa của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM nâng cao là vấn đề mới, chưa được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Tuy vậy, cơ chế hoạt động cũng như những lý thuyết về nhà văn hóa được đề cập khá đầy đủ trong cuốn Đại cương công tác Nhà Văn hóa, Nxb Văn hóa phát hành năm 2002 của tác giả Trần Văn Ánh. Đây là công trình giúp cán bộ văn hóa định hướng được các vấn đề cơ bản về TCVH. Năm 2005, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến
  12. 3 năm 2011. Quy hoạch này đã quy định cụ thể về xây dựng hệ thống TCVH đến cấp cơ sở từ quỹ đất, trang thiết bị, quy chế hoạt động. Với quan điểm văn hóa là động lực phát triển, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, năm 2013, Ch nh phủ đã ban hành Quyết định số 2164/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2021-2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 -2025 đã đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng văn hóa trở thành một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Bên cạnh đó, năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia NTM ra đời với 19 tiêu ch trong đó xây dựng hệ thống TCVH ở trong tiêu ch đảm bảo cơ sở vật chất văn hóa. Ch nh vì vậy, một loạt các văn bản quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương ra đời nhằm hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn trong xây dựng thiết chế văn hóa đáp ứng chuẩn NTM. Trong quá trình xây dựng NTM, một số địa phương đã đạt chuẩn trước thời hạn, do đó, các mô hình NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu ra đời. Năm 2018, chuẩn NTM nâng cao ra đời nhưng trong quá trình thực hiện do dịch bệnh COVID-19 cùng với những hạn chế nên sang giai đoạn mới 2022- 2025, Bộ tiêu ch NTM nâng cao đã được điều chỉnh, trong đó tiêu ch liên quan đến cơ sở vật chất và hoạt động TCVH đã đáp ứng và khắc phục được những hạn chế mà TCVH ở giai đoạn trước đang còn tồn tại. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo đó đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 10/08/2022 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025. Những văn bản pháp lý từ trung ương đến địa phương về xây dựng NTM nâng cao và thiết chế văn hóa là nguồn tư liệu phong phú để luận văn tham khảo, trích dẫn. Năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ban hành tập tài liệu về bồi dưỡng kiến thức quản lý tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh những văn bản quản lý của nhà nước, trên các trang báo điện tử có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào có bài viết “Phát huy vai trò của Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở”. Từ phân tích thực trạng, vai trò của TCVH tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thiết chế văn hóa để đáp ứng được các yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2022-2025.
  13. 4 Là cơ sở đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, hằng năm đều có các luận văn nghiên cứu về quản lý thiết chế văn hóa tại các địa phương khác nhau. Hầu hết các tác giả đều đưa ra hệ thống lý thuyết quản lý văn hóa, phân t ch về thực trạng công tác quản lý thiết chế trên địa bàn, đánh giá ưu điểm, nhược điểm rút ra nguyên nhân. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn cụ thể. Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có các luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của tác giả Văn Thị Tâm (2022); Quản lý hoạt động các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa của Phạm Văn Nam (2022); Quản lý thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (2022) của tác giả Trịnh Thị Lan… Liên quan đến quản lý văn hóa trong xây dựng NTM có các luận văn: Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM ở xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (2021) của tác giả Mai Thị Giang; Quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM ở xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (2021)… Đây là các nguồn tài liệu phong phú có giá trị thực tiễn cho luận văn tham khảo về cấu trúc, cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa. Ngoài ra, báo điện tử online Thanh Hóa, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện Thiệu Hóa có nhiều bài viết liên quan đến việc xây dựng TCVH đạt chuẩn NTM nâng cao: Vai trò của người dân trong phát huy các thiết chế văn hóa, thể thao; Thiệu Hóa huy động các nguồn lực xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao; Thiệu Hóa thực hiện tiêu ch văn hóa trong xây dựng nông thôn mới;…Nội dung các bài viết cung cấp cho luận văn những số liệu, thông tin cơ bản. Bên cạnh đó, các văn bản, chủ trương, ch nh sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện Thiệu Hóa về xây dựng NTM nâng cao cũng quy định cụ thể đến việc xây dựng và phát triển TCVH đạt chuẩn. NTM nâng cao là chủ trương mới của Đảng nên các vấn đề về thực hiện tiêu chí đang ở giai đoạn ban đầu. Do vậy hiện nay, nghiên cứu vấn đề quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Thiệu Hóa trong xây dựng NTM nâng cao chưa có công trình nào đầy đủ, toàn diện. Các công trình được đề cập trên giúp cho luận văn có hệ thống lý luận và thực tiễn liên quan đến xây dựng, phát triển và quản lý thiết chế văn hóa. Mặt khác, khi triển khai đề tài,
  14. 5 tác giả đã tham khảo, kế thừa nhiều nội dung trong các luận văn ngành Quản lý văn hóa về quản lý thiết chế văn hóa. 3. Mục đ ch v nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa sau khi hoàn thành chương trình mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM năm 2021, từ đó nhận thức đúng nguyên nhân, hạn chế, tồn tại, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thiệu Hóa trong xây dựng NTM nâng cao. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn, tác giả thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu; cơ sở lý luận về quản lý, tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa cơ sở gắn với đơn vị địa phương. - Khảo sát, phân t ch và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động các thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. 4. Đối tƣợng v phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa cơ sở gắn với việc triển khai chương trình Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Về thời gian: số liệu được điều tra tiến hành từ năm 2020 đến nay (bắt đầu từ khi huyện Thiệu Hóa triển khai chương trình thực hiện Nông thôn mới nâng cao). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Thu thập tư liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài: sách, báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ mục đ ch, nội dung nghiên cứu đề tài.
  15. 6 - Tổng hợp và phân tích tài liệu: Lựa chọn tài liệu, tổng hợp vấn đề và xác định khoảng trống trong nghiên cứu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận có liên quan đến công tác quản lý hoạt động các thiết chế văn hóa trên ở các địa phương nói chung, huyện Thiệu Hóa nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Khảo sát, quan sát: Trực tiếp tổ chức khảo sát các TCVH trên địa bàn huyện Thiệu Hóa để thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu. Quan sát, ghi chép về thực trạng quản lý các TCVH trên địa bàn huyện. - Phỏng vấn sâu và tham khảo chuyên gia: thông qua hình thức phỏng vấn và tham vấn ý kiến chuyên môn sâu của cấp quản lý và chuyên gia về thực tế đòi hỏi để đề xuất các giải pháp phù hợp, thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng quản lý các thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa hiện nay. - Phương pháp điều tra: Tiến hành thu thập, đánh giá bằng phiếu điều tra đối với nhân dân, cán bộ trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. - Phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, thống kê, phân loại và đánh giá các nguồn tài liệu, số liệu điều tra thực tế đã thu thập trong quá trình khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu để củng cố các lập luận, phân t ch, đánh giá trong luận văn. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt khoa học - Cung cấp luận cứ khoa học giúp chính quyền địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa nói chung, quản lý nhà nước đối với hệ thống TCVH tại địa phương nói riêng. - Bổ sung tư liệu nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động đối với hệ thống TCVH gắn với địa bàn khu vực địa phương cấp huyện. 6.2. Về mặt thực tiễn - Cung cấp luận cứ thực tiễn cho địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch hạ tầng, cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống TCVH trên địa bàn huyện Thiệu Hóa và đẩy mạnh chất lượng quản lý các thiết chế văn hóa trong xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện.
  16. 7 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bố cục gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới nâng cao và khái quát hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Chương 2: Công tác quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
  17. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ KHÁI QUÁT HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới nâng cao 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Thiết chế Thiết chế là một khái niệm được sử dụng rộng rãi và hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tại Mỹ, Bruce J.Cohen và Terri L. Orbuch cho rằng: “Thiết chế là một hệ thống các quy tắc, giá trị và cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới một mục đích xác định” [16]. Trong khi đó, Robertsons cũng đưa ra quan điểm: thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội. Ông cho rằng một xã hội muốn tồn tại và phát triển bình thường phải được hình thành trên những mô hình hành vi, những khuôn mẫu, khuôn phép chung để từ đó mỗi thành viên trong xã hội có thể soi vào đó mà hành động cho phù hợp [36]. Ở một số nước khác, thiết chế thường gắn với 5 lĩnh vực: chính trị, tôn giáo, giáo dục, gia đình và kinh tế. Hai nhà khoa học G. Endruweit và G.Tromsdorff quan niệm thể chế và thiết chế cùng một ý nghĩa như nhau: Thiết chế/thể chế điều chỉnh việc tái sinh (gia đình), truyền thụ năng lực, kỹ năng và kiến thức chuyên biệt (giáo dục), cung cấp thực phẩm và hàng hóa (kinh tế), giữ vững trật tự xã hội (chính trị) [27]. Quan điểm này, được nhóm tác giả của Viện Ngôn ngữ tiếp nhận và mở rộng trong cuốn Từ điển Tiếng Việt (2019): “Thể chế/thiết chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” [34, tr.562]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thức tiếp cận dưới góc độ quản lý, kế thừa các quan điểm trên đã đưa ra khái niệm: “Thiết chế là một tổ chức do con người lập ra có mối rằng buộc chặt chẽ ở bên trong giữa con người với công việc thông qua các quy tắc, quy định và điều kiện để thực hiện công việc theo ý muốn chủ quan của con người. Trong cuộc sống có các thiết chế: thiết chế kinh tế, thiết chế văn hóa, thiết chế xã hội”. [44, tr.36].
  18. 9 Như vậy, ta có thể hiểu thiết chế ở mức độ vĩ mô, có thể gắn với thể chế, hay việc thiết lập hệ thống quy chế của xã hội. Thiết chế là một tổ chức xã hội đáp ứng nhu cầu thường xuyên của con người tồn tại khá bền vững trong đời sống xã hội. 1.1.1.2. Thiết chế văn hóa Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa TCVH là “chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa [30].” Định nghĩa này thường được sử dụng trong lĩnh vực văn hóa, nhưng chỉ mang tính liệt kê, mô tả là chủ yếu “TCVH là nơi diễn ra, chuyển tải các hoạt động văn hóa. Thiết chế văn hóa hữu hình và vô hình - cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách bảo đảm cho các hoạt động văn hóa” [30, tr.244]. Với cách hiểu như vậy, về mặt lý luận TCVH là một chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh ph … “TCVH là hệ thống những giá trị chuẩn mực và các vai trò xã hội của văn hóa được thiết lập, tạo thành các hệ thống công cụ, kỹ thuật, quan điểm chi phối các hoạt động VHXH nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cộng đồng” [43, tr.16]. Từ các quan điểm, định nghĩa trên cho thấy: thiết chế văn hóa là cơ sở vật chất, cách thức tổ chức và vận hành, giá trị văn hóa tinh thần đảm bảo đời sống văn hóa cộng đồng. Hiện nay, hệ thống thiết chế văn hóa được hiểu là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa (cơ sở vật chất và bộ máy quản lý) trực thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Những đơn vị này có chức năng và nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Đồng thời, thiết chế văn hóa còn thực hiện nhiệm vụ ch nh trị, tuyên truyền vận động chủ trương, ch nh sách của Đảng và Nhà nước đến người dân. Hệ thống thiết chế hình thành sau năm 1945, gồm: Bảo tàng, nhà văn hóa, thư viện, công viên văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, rạp hát, rạp chiếu phim, trung tâm thể dục thể thao… Như vậy, có thể hiểu, thiết chế văn hóa là một tổ chức văn hóa có kết cấu bên trong khá chặt chẽ, ra đời để tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng.
  19. 10 Để trở thành một TCVH cần có bốn yếu tố cơ bản: (1) Có trụ sở và các trang thiết bị chuyên dụng (gọi chung là cơ sở vật chất); (2) Có bộ máy quản lý điều hành; (3) Có thể chế để vận hành; (4) Phải có hoạt động thường xuyên và công chúng đến tham gia. Đặc trưng của thiết chế văn hóa mang theo những yếu tố chung của thiết chế xã hội. Đồng thời biểu hiện những yếu tố riêng do tính chất, quy luật của văn hóa. Đó là sự tương đồng của khát vọng, nhu cầu, tiềm năng sáng tạo văn hóa của cộng đồng với hệ thống, chuẩn mực, định chế của thiết chế văn hóa tương ứng. Như vậy, hệ thống TCVH, cụ thể là TTVH-TT là địa điểm diễn ra ch nh để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT quần chúng, là môi trường để nhân dân địa phương đóng góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương. Các loại hình thiết chế văn hóa - Thiết chế bảo tàng - Thiết chế thư viện - Thiết chế trung tâm văn hóa - nhà văn hóa - Thiết chế trung tâm triển lãm - Thiết chế nhà hát - Rạp chiếu phim Thông qua các quan điểm đã trình bày trên, luận văn đưa ra quan điểm về TCVH như sau: là một tổ chức (có thể là cơ quan, đơn vị, hay tụ điểm) được lập ra để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân trong một cộng đồng dân cư nhất định; tổ chức này cần hội đủ các yếu tố: cơ sở vật chất - trang thiết bị - kinh phí; bộ máy tổ chức - nhân sự và quy chế - nội dung hoạt động. 1.1.1.3. Thiết chế văn hóa cơ sở Bên cạnh khái niệm thiết chế văn hóa, thiết chế văn hóa cơ sở là thường được nhắc đến trong các văn bản Nhà nước nhất là trong phong trào Xây dựng Nông thôn mới hiện nay. Theo Từ điển Tiếng Việt, “cơ sở là đơn vị cấp dưới cùng, là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động” [71]. Từ khái niệm TCVH và khái niệm cơ sở có thể hiểu: TCVH cơ sở là tổ chức hoạt động nghiệp vụ văn hóa, bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, tổ chức bộ máy cán bộ và các công tác để xây dựng đời sống văn hóa
  20. 11 cơ sở; đáp ứng nhu cầu của nhân dân về hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam. TCVHCS do cơ quan văn hóa cơ sở quản lý và hướng dẫn theo sự phân công, phân cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trên thực tế, đây là tổ chức chỉ các cơ quan, đơn vị cấp xã, phường, thôn, bản, ấp, … hoạt động văn hóa do nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở đơn vị cấp cơ sở. TCVH cơ sở là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa địa phương và từ lâu đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược, một chủ trương lớn của Đảng được xây dựng thành những chương trình phát triển TCVH cơ sở cho cộng đồng dân cư ở các cấp địa phương trong cả nước thời gian qua. Tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/11/2013 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, mạng lưới TCVHTTCS được chia thành 04 hệ thống, bao gồm: Hệ thống do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) quản lý; hệ thống do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý; hệ thống do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý; hệ thống do lực lượng vũ trang, các bộ, ngành khác quản lý cùng các TCVHTTCS do xã hội hóa xây dựng. Trong khuôn khổ và dung lượng của luận văn, tôi chỉ xin được đề cập đến hệ thống TCVHTTCS do ngành VHTTDL trực tiếp quản lý, bao gồm: Nhà văn hóa - khu thể thao thôn (gọi tắt là thôn); Trung tâm văn hóa - thể thao xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã); Trung tâm văn hóa - thể thao huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện); Trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh). Đây là nơi đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân; giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là cơ sở vật chất, công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị. 1.1.1.4. Quản lý Quản lý là một hoạt động có phạm vi rất rộng. Nó tồn tại ở mọi cấp độ và trong mọi tổ chức có quy mô và mục đ ch hoạt động khác nhau. Người ta
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2