intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án nâng cấp Hệ thống công trình hồ chứa nước SALOUN, tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Nghiên cứu phương pháp luận của việc công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp; mâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án đầu tư xây dựng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án nâng cấp Hệ thống công trình hồ chứa nước SALOUN, tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRỊNH XUÂN HUY NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP DỰ ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC SALOUN, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRỊNH XUÂN HUY NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP DỰ ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC SALOUN, TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 8 58 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS LÊ VĂN HÙNG NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Trinh Xuân Huy i
  4. LỜI CÁM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ trong Trường Đại học Thủy lợi đã giảng dạy và hướng dẫn khoa học, cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn phòng ĐTĐH, sau ĐH, Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng Miền Trung, Khoa công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cung cấp kiến thức để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Văn Hùng đã hướng dẫn trong suốt quá trình làm luân văn. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và đọc giả. Xin trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP ...................................................................6 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng.................................................................6 1.2 Công tác đấu thầu ở Việt Nam trong những năm gần đây............................... 12 1.3 Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của một số nước trên thế giới và tổ chức quốc tế .......................................................................................................................... 16 1.4 Một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong đấu thầu xây lắp nói chung và đấu thầu nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nói riêng ................................................24 Kết luận chương 1 .....................................................................................................25 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP ............................ 26 2.1 Khái niệm và bản chất của đấu thầu ................................................................ 26 2.2 Tính tất yếu của đấu thầu xây lắp các công trình.............................................28 2.2.1 Vai trò của đấu thầu với nền kinh tế ......................................................... 28 2.2.2 Vai trò của đấu thầu đối với doanh nghiệp xây dựng ............................... 31 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới đấu thầu xây lắp.................................................... 35 2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................................ 35 2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................... 39 2.3.3 Hệ thống văn bản pháp quy áp dụng trong đấu thầu xây lắp .................... 44 2.4 Cơ sở pháp lý và trình tự lựa chọn các nhà thầu xây lắp của dự án ................45 2.4.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 45 2.4.2 Trình tự lựa chọn các nhà thầu xây lắp của dự án.....................................46 2.4.3 Các phương pháp, hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp của dự án ..........48 2.4.4 Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật thường sử dụng để lựa chọn nhà thầu xây lắp ................................................................................................................... 49 2.5 Những tồn tại cần khắc phục trong đấu thầu xây lắp .......................................52 2.5.1 Những vấn đề pháp lý và thực tiễn của đấu thầu trong hoạt động xây dựng ................................................................................................................... 53 2.5.2 Những tồn tại, hạn chế trong quy định việc đánh giá HSDT xây lắp hiện nay ................................................................................................................... 54 iii
  6. Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 55 CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP NÂNG CẤP HỆ THỐNG HỒ CHỨA NƯỚC SALUON, TỈNH BÌNH THUẬN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................................................................. 56 3.1 Giới thiệu về dự án .......................................................................................... 56 3.2 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp ..................................................... 66 3.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ............... 67 3.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật ........................................................ 73 3.2.3 Nội dung xác định giá đánh giá ................................................................ 77 3.3 Một số tình huống thường xảy ra trong đấu thấu xây lắp Nâng cấp hệ thống Hồ chứa nước Saloun ................................................................................................ 78 3.4 Tiêu chuẩn hoá các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về mặt kỹ thuật ...................... 88 3.4.1 Nội dung yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng ..................................... 89 3.4.2 Nội dung hệ thống tổ chức và nhân sự ..................................................... 89 3.4.3 Nội dung các giải pháp kỹ thuật cho công tác/hạng mục chủ yếu ............ 90 3.4.4 Nội dung biện pháp, quy trình quản lý thi công ....................................... 91 3.4.5 Nội dung tiến độ thi công.......................................................................... 91 3.4.6 Thang điểm cho các nội dung kỹ thuật ..................................................... 91 3.5 Một số điểm không đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá thường gặp của các hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp........................................................................................ 98 3.6 Những bài học kinh nghiệm trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong và sau quá trình thi công .......................... 103 3.7 Phương pháp thực hiện việc nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp 105 3.7.1 Nâng cao năng lực chuyên môn các thành viên của Ban QLDA ........... 106 3.7.2 Nâng cao chất lượng công tác lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán ...... 110 3.7.3 Thực hiện tốt trách nhiệm của bên mời thầu với nhà thầu ..................... 112 3.7.4 Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu ......... 112 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 115 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................ 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 119 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 122 iv
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư xây dựng ...................................................7 Hình 2.1 Trình tự lựa chọn Nhà thẩu xây lắp ................................................................ 47 Hình 3.1 Vị trí xây dựng công trình trên bản đồ hành chính Bình Thuận .................... 65 Hình 3.2 Hình ảnh cụm công trình đầu mối hồ SaLoun trên bản đồ Google Map .......65 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 TCĐG về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu .........................................50 Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật chủ yếu của tuyến kênh chính .........................................59 Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật chủ yếu của tuyến kênh N2 .............................................59 Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật chủ yếu của tuyến kênh N4 .............................................60 Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật chủ yếu của tuyến kênh N6 .............................................60 Bảng 3.5 Tổng hợp công trình trên kênh chính và kênh cấp 1 .....................................61 Bảng 3.6 Thông số kỹ thuật chủ yếu của các tuyến kênh cấp 2 ...................................61 Bảng 3.7 Tổng hợp công trình trên kênh cấp 2 ............................................................ 62 Bảng 3.8 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của Nhà thẩu ..................67 Bảng 3.9 Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật ............................................................ 73 Bảng 3.10 Thang điểm cho các nội dung kỹ thuật ....................................................... 91 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn QĐ Quyết định BNN Bộ Nông nghiệp XDCT Xây dựng công trình UBND Ủy ban Nhân dân QLDA Quản lý dự án TKKT Thiết kế kỹ thuật TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công QH Quốc hội HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu TCĐG Tiêu chuẩn đánh giá CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa GDP Thu nhập bình quân đầu người hang năm CP Chính Phủ EPC Gói thầu Thiết kế, Mua sắm và xây dựng TT Thông tư Bộ KH-DT Bộ Kế hoạch-Đầu tư TT-BXD Thông tư - Bộ Xây dựng WB Ngân hàng Thế giới ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản WTO Tổ chức thương mại thế giới IBRD Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế IDA Hiệp hội phát triển Quốc tế LHQ Liên hợp quốc NĐ-CP Nghị định Chính phủ ODA Viện trợ phát triển chính thức PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sỹ TT-BKH Thông tư-Bộ Kế hoạch TTg Thủ tướng vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay có nền kinh tế mở với nhiều thành phần kinh tế, không còn như những năm 1990 trở về trước, là một nền kinh tế quan liêu bao cấp. Kinh tế bao cấp thì khó tránh khỏi thất thoát vốn đầu tư và kiểm soát chất lượng công trình có nhiều bất cập. Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã thấy sự không hiệu quả khi chỉ có thành phần kinh tế Nhà nước chiếm đa số, nhất là khi gia nhập các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết quốc tế, cam kết giảm thuế, mở cửa cho một số mặt hàng và cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, đã tăng được tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, trong đó có ngành xây dựng. Hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế mới, người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp dụng phổ biến, rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng. Nếu đứng ở mỗi vai trò khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản. Nếu nhìn từ phía chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình; nếu nhìn từ phía nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình. Nhưng đứng trên góc độ quản lí nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh công bằng và minh bạch giữa các nhà thầu. Từ những góc độ trên có thể thấy thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh: đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện, đó là cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư hay người mua công trình) và nhà thầu (các đơn vị xây lắp ); cạnh tranh giữa các nhà thầu. Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu) bởi vì đấu thầu thực chất là một hoạt động mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu. Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt đông mua bán thông thường 1
  10. ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán (chứ không phải giá thực tế). Đấu thầu có mặt tích cực là tạo cho các nhà thầu có sân chơi có tính cạnh tranh cao, minh bạch và công bằng. Do đó, nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (các nhà thầu), giúp chủ đầu tư lựa chọn được những nhà thầu đáp ứng yêu cầu về giá cả, chất lượng và tiến độ. Mặt khác, do hoạt động mua bán này lại diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán (các nhà thầu) phải cạnh tranh với nhau để bán được những sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình. Ngoài ra, đấu thầu còn là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn đơn vị thi công xây dựng (các nhà thầu); phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống các tiêu chuẩn nhất định . Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một nhà thầu đáp ứng tốt các yêu cầu về công trình của chủ đầu tư. Dự án “Nâng cấp Hệ thống hồ chứa nước Saloun, tỉnh Bình Thuận” được đầu tư xây dựng gồm các hạng mục đập chính, tràn xả lũ, đập dâng Saloun và hệ thống kênh tưới gồm kênh chính và các kênh cấp 1: N2, N4 và N6 với mục đích tạo nguồn nước tưới ổn định cho diện tích 190ha đất canh tác. Hiện nay công trình mới chỉ đảm bảo tưới cho khoảng 60  70ha do hệ thống kênh đã bị hư hỏng, xuống cấp và bị bồi lấp (vì mặt cắt kênh quá nhỏ 30-40cm, kết cấu đá xây qua thời gian sử dụng hơn 10 năm nay các mạch vữa bị lão hóa, hư hỏng trầm trọng) nên không phát huy được hiệu quả, các diện tích còn lại do không đảm bảo được nguồn nước tưới chỉ chờ nước mưa tự nhiên nên năng suất cây trồng rất thấp và bấp bênh, thường các diện tích này chỉ sản xuất được một vụ. Đây là một trong những lý do chính làm cho cuộc sống của đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn, nghèo đói, lạc hậu, tỉnh phải thường xuyên cứu đói. Để có cơ sở lập dự án, ngày 07/5/2018 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 650/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục dự án [1] và văn bản số 1282/BKHĐT – KTĐN ngày 07/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án vay vốn ADB, cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình dự án “Nâng cấp hệ thống công trình hồ chứa nước Saloun, huyện 2
  11. Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” [2]. Tiểu dự án sẽ cải thiện mức sống và giảm nghèo cho 2.220 người với 560 hộ dân ở xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thông qua cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp, bằng cách cung cấp nước tưới đầy đủ cho 421 ha đất canh tác (lúa, ngô, thanh long, …) và giảm thiểu các yếu tố dễ bị tổn thương gây ra bởi các yếu tố bên ngoài như lũ lụt, hạn hán, xói mòn và ô nhiễm môi trường. Do đó, việc Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án nâng cấp Hệ thống công trình hồ chứa nước SALOUN, tỉnh Bình Thuận” là rất quan trọng và cần thiết. 2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu phương pháp luận của việc công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp. - Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án đầu tư xây dựng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu, phương pháp và hình thức lựa chọn nhà thầu và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp sửa chữa và nâng cấp công trình thủy lợi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình lựa chọn nhà thầu xây lắp nói chung và nghiên cứu ứng dụng cho dự án “Nâng cấp hệ thống hồ chứa nước Saloun, tỉnh Bình Thuận” 3
  12. để thỏa mãn các điều kiện mời thầu của bên mời thầu về kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo chất lượng thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ đã được phê duyệt. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: + Phương pháp nghiên cứu tổng quan về đấu thầu xây lắp; + Phương pháp nghiên cứu lý luận, cơ bản pháp luật và thực tiễn; + Phương pháp yêu cầu kế thừa; + Phương pháp chuyên gia. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình; ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp của công trình xây dựng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài đề xuất ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án “Nâng cấp hệ thống hồ chứa nước Saloun, tỉnh Bình Thuận”. Mặt khác, đề tài 4
  13. giúp nâng cao chất lượng công trình trong và sau thời gian thi công khi lựa chọn được nhà thầu xây lắp đảm bảo các tiêu chí về kinh tế – kỹ thuật. 6. Kết quả đạt được - Tổng quan công tác đầu thầu xây lắp những năm gần đây của Việt Nam và trọng tâm là địa bàn tỉnh Bình Thuận - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp. - Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cho dự án và các bài học kinh nghiêm. 5
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai. Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. [3] Như vậy có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diện tích 6
  15. nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng như sau: Dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau: Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư, nhà tài trợ vốn. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo. Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” và có sự tương tác phức tạp. Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao. Hình 1.1 Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư xây dựng Chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm một dự xây dựng bao gồm các vấn đề sau: 1. Kế hoạch Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục tiêu cụ thể đã đạt được. 2. Tiền Đó chính là sự bỏ vốn để XDCT. Nếu coi phần Kế hoạch của dự án là phần tinh thần, thì Tiền được coi là phần vật chất có tính quyết định sự thành công của dự án. 3. Thời gian 7
  16. Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với cơ hội của dự án. Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm. 4. Đất đai Đất đai cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc biệt quý hiếm. Đất đai ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội...Vì vậy, quy hoạch, khai thác sử dụng đất đai cho các dự án xây dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng. 5. Sản phẩm của dự án xây dựng có thể gồm: - Xây dựng công trình mới; - Cải tạo, sửa chữa công trình cũ; - Mở rộng, nâng cấp công trình cũ. Nhằm mục đích phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng công trình trong một thời hạn nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng là sản phẩm đứng cố định và chiếm một diện tích nhất định. Sản phẩm không đơn thuần là sự sở hữu của chủ đầu tư mà nó có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các công trình xây dựng có tác động rất lớn vào môi trường sinh thái và vào cuộc sống cộng đồng của dân cư, các tác động về vật chất và tinh thần trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng. 6. Công trình xây dựng Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công 8
  17. trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình, nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh được nêu trong dự án, nó có một đặc điểm riêng đó là: - Các công trình xây dựng là mục đích của cuộc sống con người, khi nó là các công trình xây dựng dân dụng như: Nhà làm việc công ty, nhà ở gia đình, khách sạn, ... - Các công trình xây dựng là phương tiện của cuộc sống, khi nó là công trình xây dựng cơ sở để tạo ra các sản phẩm khác như: xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi... Một cách chung nhất có thể hiểu dự án xây dựng là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ xác định. Yêu cầu đối với một dự án đầu tư xây dựng công trình được qui định tại Điều 50 Luật xây dựng 2014 gồm bốn vấn đề sau: + Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng. + Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp. + Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. + Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. + Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan. Để thực hiện được những yêu cầu trên, Nhà nước đã qui định trình tự thực hiện của một dự án đầu tư xây dựng gồm bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành dự án, chuẩn bị đầu tư : 9
  18. - Tìm kiếm và xác định cơ hội đầu tư: Xác định hiện trạng pháp lý của khu đất; Đánh giá khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế của khu đất; Làm việc với đơn vị chủ quản để thống nhất chủ trương hợp tác đầu tư; - Chuẩn bị các thủ tục pháp lý tham gia đầu tư: Xin giới thiệu hoặc thỏa thuận địa điểm; - Xin thỏa thuận với Quận - Huyện, Phường – Xã, cũng như chủ trương đầu tư của UBND Tỉnh – thành phố (Gửi tờ trình xin lập Dự án đầu tư); - Xin thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất như: tính chất sử dụng khu đất, mật độ xây dựng, chiều cao trung bình, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi, chỉ giới xây dựng. Đây là những cơ sở quan trọng để thiết kế công trình; - Lập bản đồ khảo sát địa hình TL 1/500 và các số liệu kỹ thuật khu đất; - Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án - Lập Quy hoạch tổng mặt bằng khu đất (với khu đất nhỏ hơn 3,0 ha), hay hồ sơ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (với khu đất lớn hơn 3,0 ha). Có thể triển khai thiết kế phương án kiến trúc sơ bộ đồng thời với thiết kế Tổng mặt bằng để tiện việc kết nối đồ án; Lưu ý: đối với hồ sơ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, Chủ đầu tư phải lập nhiệm vụ thiết kế, để Sở Xây dựng thẩm định và UBND Tỉnh, thành phố phê duyệt, khi đó mới đủ cơ sở để thiết kế phương án kiến trúc. - Thẩm định phương án Tổng mặt bằng khu đất hoặc hồ sơ Quy hoạch chi tiết 1/500. Có thể xin thẩm định đồng thời phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ với thiết kế Tổng mặt bằng; - Lựa chọn phương án chọn để làm Thiết kế cơ sở; Lưu ý: khâu thiết kế thường bao gồm 2 bước là Thiết kế cơ sở (Basic Design hay Concept Design) và Thiết kế chi tiết (Detailed Design), tương ứng với các bước thiết kế kỹ thuật 10
  19. và thiết kế bản vẽ thi công được quy định trong Luật xây dựng Việt Nam năm 2014 (Điều 78). [3] - Xin công văn thỏa thuận các chuyên ngành: Sở Tài nguyên môi trường (thỏa thuận về môi trường và thoát nước), cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy; Khoan khảo sát địa chất công trình; - Thẩm định Thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng; - Lập Báo cáo đầu tư (Dự án đầu tư) để Chủ đầu tư phê duyệt Dự án; - Xin giao đất hoặc thuê đất; - Thành lập Ban QLDA hoặc thuê Tư vấn QLDA; - Thiết kế các bước tiếp theo: Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; - Tổ chức thẩm định, phê duyệt TKKT & TK BVTC; - Xin cấp phép xây dựng; - Lập hồ sơ mời thầu, dự thầu và lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, cung cấp thiết bị. Giai đoạn 3: Giai đoạn thi công xây dựng - Thi công xây dựng; - Giám sát thi công công trình; - Nghiệm thu công trình; - Nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng tư vấn; - Quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc, bàn giao - Bàn giao công trình; - Công tác bảo hành công trình; - Công tác vận hành, quản lý và khai thác công trình. 11
  20. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng là bước cuối của giai đoạn 2 và là tiền đề cho giai đoạn thi công xây dựng công trình. Đây là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, nó có vai trò quyết định đến chất lượng công trình xây dựng, chính vì vậy việc lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp được qui định trong khung pháp lý của Nhà nước rất rõ ràng. Phần tiếp theo tác giả sẽ sơ lược các cơ sở pháp lý và hệ thống lại trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp dựa trên các qui định của Nhà nước. 1.2 Công tác đấu thầu ở Việt Nam trong những năm gần đây Sau khi quy chế đấu thầu được Chính phủ ban hành ngày 16/7/1996, trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành hữu quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai việc hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu như: - Ban hành các tài liệu hướng dẫn: Thông tư liên bộ (Kế hoạch và Đầu tư - Xây dựng - Thương mại) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án có sử dụng vốn nước ngoài. - Tổ chức các hội nghị tập huấn về công tác đấu thầu trên cơ sở phối hợp với các bộ ngành, địa phương và cơ sở cũng như các tổ chức quốc tế như: WB, ADB… Nhiều bộ ngành và địa phương cũng tiến hành việc soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy chế đấu thầu trong phạm vi ngành và địa phương mình. Tuy nhiên, có một số văn bản hướng dẫn chưa phản ánh được đặc thù của ngành hoặc địa phương, hoặc chưa bám sát được yêu cầu của quy chế đấu thầu và thường có cách làm cũ là chờ có hướng dẫn mới triển khai thực hiện. Do vậy, tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều cán bộ có liên quan về đấu thầu đặc biệt là ở một số địa phương chưa hiểu đúng và đầy đủ về quy chế đấu thầu cũng như các tài liệu hướng dẫn liên quan. Do đó, khi triển khai các công việc như chuẩn bị đấu thầu và xét thầu… ở nhiều nơi còn lúng túng, gây cản trở và làm chậm trễ tiến độ thực hiện của dự án. Nói chung sau khi quy chế đấu thầu được ban hành, do xác định rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả áp dụng quy chế đấu thầu nên nhiều bộ ngành địa phương và Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện công tác đấu thầu của đơn vị mình. Trong đó bao gồm 9 Bộ và 8 Cục, 14 Công ty và 15 Địa phương. Năm 1998 có 65 báo cáo gửi về của 20 Bộ và Tổng cục, 45 Công ty và Địa phương. Trong đó điển hình là tỉnh Phú Thọ, Đà Nẵng, Hà Nội, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty than Việt Nam, Tổng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1