Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: An ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội - Thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng và nêu đƣợc những nguyên nhân gây mất An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp và những thách thức trong tương lai trong việc đảm bảo An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: An ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội - Thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN QUỐC HUY AN NINH NGUỒN NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TƢƠNG LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN QUỐC HUY AN NINH NGUỒN NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TƢƠNG LAI Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ THAO Hà Nội - 2020
- CAM KẾT Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn này đã đƣợc các tác giả đồng ý hoặc công khai và trích dẫn cụ thể. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội và pháp luật về những cam kết nói trên.
- LỜI CẢM ƠN Sau gần 2 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Quản trị và Kinh doanh - Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giảng dạy chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống, phòng Đào tạo của khoa Quản trị Kinh doanh. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Đình Phi, Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội, thầy là ngƣời đã truyền cảm hứng cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng và em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Vũ Thị Thao, giảng viên khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo An ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững của thành phố Hà Nội” (Mã số QG.19.60) do Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ đã cho phép sử dụng một phần thông tin, dữ liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài để thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do trình độ bản thân và thời gian, điều kiện thực hiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ AN NINH NGUỒN NƢỚC ...................................................... 11 1.1. Quản trị An ninh phi truyền thống ........................................................... 11 1.1.1. Khái niệm An ninh phi truyền thống ................................................. 11 1.1.2. Các vấn đề an ninh phi truyền thống ................................................. 13 1.1.3. Phƣơng trình quản trị an ninh phi truyền thống................................. 16 1.2. An ninh nguồn nƣớc và quản trị an ninh nguồn nƣớc ............................. 17 1.2.1. Định nghĩa an ninh nguồn nƣớc......................................................... 17 1.2.2. Khung lí luận và phƣơng trình quản trị An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt.. 19 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN NINH NGUỒN NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI............................................... 28 2.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội quận Ba Đình, Hà Nội ................................................................................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 29 2.1.3. Điều kiện chính trị ............................................................................. 30 2.1.4. Điều kiện xã hội ................................................................................. 30 2.2. Thực trạng an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt tại quận Ba Đình, Hà Nội ..... 31 2.2.1. An toàn (S1) ....................................................................................... 31 2.2.2. Ổn định (S2) ....................................................................................... 37 2.2.3. Phát triển bền vững (S3) .................................................................... 39
- 2.2.4. Quản trị rủi ro (C1) ............................................................................ 41 2.2.5. Khủng hoảng (C2).............................................................................. 44 2.2.6. Khắc phục khủng hoảng (C3) ............................................................ 48 2.3. Nguyên nhân nguy cơ mất an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội ..................................................................................... 52 2.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................... 52 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................... 53 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TƢƠNG LAI ........................................................................ 55 3.1. Giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt................................... 55 3.1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách .............................................. 55 3.1.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật, công nghệ ............................................ 58 3.1.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ................................................... 59 3.1.4. Giải pháp khác ................................................................................... 60 3.2. Những thách thức trong tƣơng lai ............................................................ 63 KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ KIẾN NGHỊ ..................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 70
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ANNN An ninh nguồn nƣớc 2 ANNNSH An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt 3 ANPTT An ninh phi truyền thống 4 IWRA International Water Resources Association (Hiêp hội Tài nguyên Nƣớc quốc tế) 5 KT-XH Kinh tế - xã hội 6 PTBV Phát triển bền vững 7 QTANPTT Quản trị An ninh phi truyền thống i
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ............ 15 Bảng 2.1: Hộ gia đình sử dụng nƣớc sạch trên địa bàn quận Ba Đình cho mục đích ăn uống, thành phố Hà Nội ..................................................................... 31 Bảng 2.2: Đánh giá về chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc của các hộ dân trên địa bàn quận Ba Đình ............................................................................................ 33 Bảng 2.3: Đánh giá màu sắc, mùi vị bất thƣờng của nƣớc sinh hoạt.............. 34 Bảng 2.4: Tình trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình ........................................................................................................... 35 Bảng 2.5. Đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý về chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình ........................................... 36 Bảng 2.6: Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý về tỉ lệ ngƣời dân trên địa bàn quận Ba Đình đƣợc tiếp cận nƣớc sinh hoạt đạt chuẩn ............................ 38 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá công tác Quản trị ANNNSH trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội ................................................................................................... 50 Bảng 2.9. Tình hình khai thác nƣớc ngầm tại Hà Nội .................................... 53 Bảng 2.10. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc cấp tại Hà Nội.............................. 64 ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Bản đồ Quận Ba Đình ..................................................................... 28 Hình 2.2: Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nƣớc sạch (nƣớc máy) trên địa bàn quận Ba Đình cho mục đích ăn uống, thành phố Hà Nội ........................................ 32 Hình 2.3: Các hộ gia đình trên địa bàn quận Ba Đình đánh giá về chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc máy ................................................................................. 33 Hình 2.4: Ngƣời dân trên địa bàn quận Ba Đình đánh giá về tình trạng xuất hiện màu sắc, mùi vị lạ của nƣớc sinh hoạt. ................................................... 34 Hình 2.5: Tỉ lệ ngƣời dân mắc bệnh liên quan đến nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình ................................................................................................................. 35 Hình 2.6: Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý trên địa bàn quận Ba Đình về tỉ lệ thất thoát nƣớc sinh hoạt .......................................................................... 40 Hình 2.7: Đánh giá của chuyên gia, nhà quản lý về công tác quản trị rủi ro an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình .................................................. 44 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nƣớc là một trong những tài nguyên quan trọng nhất trên hành tinh và nếu không có nƣớc sự sống không thể tồn tại. Đối với con ngƣời nƣớc phục vụ sinh hoạt, các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ…. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu khôn lƣờng nhƣ hiện nay nƣớc không chỉ là vấn đề sống còn của mối cá thể, dân tộc, quốc gia mà còn là vấn đề của cả nhân loại. Các bất ổn (mất an ninh) nguồn nƣớc nhƣ khan hiếm, ô nhiễm, lụt lội, thiên tai, xâm nhập mặn, tranh chấp trong việc sử dụng chung nguồn nƣớc…cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các thiệt hại kinh tế, bất ổn chính trị và mất an sinh xã hội. Mặc dù là một quốc gia có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, tuy nhiên Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nƣớc” do lƣợng nƣớc mặt bình quân đầu ngƣời mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, dự kiến đến năm 2020 còn khoảng 2.830 m3/ngƣời/năm thấp hơn chỉ tiêu 4.000 m3/ngƣời của Hiêp hội Tài nguyên Nƣớc quốc tế (IWRA). Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng, Bộ Y tế, Việt Nam hiện có trên 17,2 triệu ngƣời đang sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt từ giếng khoan, chƣa đƣợc kiểm nghiệm hay qua xử lý. Tuy tài nguyên nƣớc bề mặt của nƣớc ta tƣơng đối dồi dào, nhƣng đó không phải là nƣớc sạch để dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nƣớc sông, suối, ao hồ đều đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nƣớc ngầm khu vực, đặc biệt là Hà Nội hiện nay cũng đang trở nên ô nhiễm và thiếu, sụt lún bề mặt do bị khai thác quá mức. Nƣớc mƣa cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do một số nguyên nhân nhƣ không khí ô nhiễm, dụng cụ để thu hứng để lấy nƣớc mƣa không đảm bảo vệ sinh. Trên thế giới các nghiên cứu về vấn đề về an ninh nguồn nƣớc ở các cấp độ và khía cạnh khác nhau nhƣ cấp độ toàn cầu, quốc gia đến thành phố, nông thôn, khía cạnh nƣớc sinh hoạt, nƣớc cấp, nƣớc thải…cũng tƣơng đối phong 1
- phú và ngày càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu về an ninh nguồn nƣớc nói chung và đặc biệt là an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt tại các đô thị lớn còn rất hạn chế. Quận Ba Đình là một trong 12 quận nội thành giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của thủ đô Hà Nội. Các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội ở đây diễn ra rất sôi động. Mật độ dân cƣ tập trung đông đúc và hàng năm vẫn tăng lên do một lƣợng lớn ngƣời mới di cƣ đến sinh sống và du lịch. Ba Đình là quận tập trung nhiều các cơ quan Chính phủ, nhiều đại sứ quán các nƣớc, nhiều đền, lăng, phủ, … có ý nghĩa lịch sử và chính trị. Chính vì vậy, đối với Hà Nội và đặc biệt với quận Ba Đình việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc là việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay, nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình đƣợc cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nƣớc máy (nƣớc sạch) là nguồn chủ yếu. Tỉ lệ dân cƣ quận Ba Đình đƣợc tiếp cận nƣớc sạch so với nhiều quận khác thuộc diện cao. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân cƣ nhƣ hiện nay và tính bền vững của các nguồn cung nƣớc còn chƣa cao thì nguy cơ thiếu nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt sẽ tăng lên trên địa bàn quận này. Chính quyền tại đây đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên, các giải pháp còn chƣa phù hợp, chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp tổng thể khi giải quyết vấn đề liên ngành của nguồn nƣớc sinh hoạt. Vì tất cả những lý do kể trên, tác giả xin chọn đề tài: “An ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội: Thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai” làm luận văn thạc sĩ của mình. Thực hiện đề tài không chỉ đánh giá đƣợc thực trạng và đƣa ra giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt cho quận Ba Đình nói riêng mà còn là cơ sở lý luận và thực tiễn cho các quận, huyện tƣơng tự trong cả nƣớc, giúp cho ngƣời dân, các đơn vị cấp nƣớc, các nhà quản lý, hoạch định chính sách làm tài liệu tham khảo trong việc nâng cao công tác quản trị an ninh nguồn nƣớc. 2
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (PTBV) của Liên hợp quốc tại Johannesburg, Nam Phi 2002 đã đƣa ra khái niệm tổng quát về ANNN là “đảm bảo rằng các hệ sinh thái nƣớc ngọt, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái liên quan đƣợc bảo vệ và củng cố; PTBV và ổn định chính trị sẽ đƣợc đẩy mạnh; mỗi ngƣời đều đƣợc tiếp cận đầy đủ nguồn nƣớc sạch với chi phí vừa phải để có đƣợc một cuộc sống khỏe mạnh, sung túc và các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc rủi ro từ những thảm họa liên quan đến nƣớc”. OECD (2011) đã chỉ ra rằng mục tiêu ANNN là duy trì mức độ chấp nhận đƣợc của bốn yếu tố rủi ro liên quan đến nƣớc: (1) Rủi ro thiếu nƣớc (bao gồm hạn hán), khi lƣợng nƣớc không đủ để phục vụ tất cả các đối tƣợng sử dụng (hộ gia đình, kinh doanh và môi trƣờng), (2) Rủi ro về chất lƣợng, chất lƣợng nƣớc không đủ cho mục đích sử dụng cụ thể, (3) Rủi ro thừa nƣớc (bao gồm lũ lụt), lƣợng nƣớc vƣợt quá mức độ bình thƣờng của một hệ thống nƣớc, hoặc tích tụ nƣớc trên các khu vực mà bình thƣờng không bị ngập, (4) Rủi ro liên quan đến khả năng phục hồi của các hệ thống nƣớc ngọt, vƣợt quá khả năng đối phó của các bề mặt nƣớc ngầm, mặt đất và các tƣơng tác của chúng, có thể vƣợt qua các điểm bùng phát và gây thiệt hại không thể đảo ngƣợc cho các chức năng thủy lực và sinh học của hệ thống. Tất cả các rủi ro này phải đƣợc đánh Trong bản tin chính sách của Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững Liên Hợp quốc (UNCSD-Rio+20): Theo Tuyên bố Cấp Bộ trƣởng của Diễn đàn Nƣớc Thế giới lần thứ 2 (năm 2000), ANNN đồng nghĩa với việc “đảm bảo rằng các hệ sinh thái nƣớc ngọt, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái liên quan đƣợc bảo vệ và củng cố; phát triển bền vững và ổn định chính trị sẽ đƣợc đẩy mạnh; mỗi ngƣời đều đƣợc tiếp cận đầy đủ nguồn nƣớc 3
- sạch với chi phí vừa phải để có đƣợc một cuộc sống khỏe mạnh, sung túc và các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc rủi ro từ những thảm họa liên quan đến nƣớc”. Thực tế khái niệm về ANNN đƣợc đƣa ra với nhiều cách trình bày khác nhau nhƣ đề cập ở trên, tuy nhiên về bản chất những khái niệm ANNN đều có điểm chung với nội hàm, đó là sự tiếp cận bền vững nguồn nƣớc cả về số lƣợng, chất lƣợng nƣớc, chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc và chi phí ở mức độ chấp nhận đƣợc để phục vụ phát triển KT-XH, đảm bảo sức khỏe con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng, hệ sinh thái và an sinh xã hội. Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề/thách thức liên quan đến ANNN nhƣ sự khan hiếm, ô nhiễm nguồn nƣớc, chiến tranh nƣớc, thiên tai liên quan đên nguồn nƣớc. ANNN đang phải đối mặt với nhiều thách thức khó lƣờng khi mà các khu vực lớn trên thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu nƣớc hoặc căng thẳng trầm trọng về nƣớc. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 2016), hai điều kiện quan trọng để đạt đƣợc ANNN là: tài chính và quản trị. Theo đó, hai điều kiện này có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể: các khoản đầu tƣ liên quan đến nƣớc có thể làm tăng năng suất và tăng trƣởng kinh tế, trong khi tăng trƣởng kinh tế cung cấp các nguồn lực để đầu tƣ vào công nghệ, cơ sở hạ tầng để xử lý nƣớc. Nhƣ ở Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan,… mỗi đô la đầu tƣ vào nguồn nƣớc có thể mang lại lợi nhuận từ 5 đến 46 đô la trong chi phí y tế và tăng hiệu suất kinh tế. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của công nghệ trong việc đảm bảo ANNN. Nếu giả sử các yếu tố về xung đột không tồn tại, sử dụng công nghệ một cách hợp lý có thể đảm bảo giải quyết đƣớc các vấn đề về khan hiếm nƣớc thông qua việc tái sử dụng nƣớc, lƣu trữ nƣớc mƣa, khử muối khỏi nƣớc biển (desalination) nhƣ Singapore đã làm, xử lý các vấn đề chất lƣợng nƣớc cấp, nƣớc thải bằng công nghệ xử lý phù hợp, hoặc giải 4
- quyết vấn đề về thất thoát nƣớc tại Isarel thông qua ứng dụng nhiều loại cảm biến công nghệ khác nhau từ nhiều công ty – công ty cấp nƣớc Hagihon tại Israel đã giảm đƣợc 18% NRW (Non-revenue water) lƣợng nƣớc thất thoát trong đƣờng ống nhờ ứng dụng cảm biến siêm âm phát hiện nứt gãy đƣờng ống. Lũ lụt cũng là một vấn đề ảnh hƣởng lớn đến ANNN của một quốc giá, ví dụ nhƣ Hà Lan, nơi có hơn 2/3 diện tích đất liên tục bị đe dọa bởi lũ lụt, và quốc gia này đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ - nổi tiếng với việc xây dựng đảo cát nhân tạo để giảm tác động của lũ lụt, bão - để giải quyết các rủi ro, đe dọa liên quan đến lũ lụt. An ninh nguồn nƣớc là mối quan tâm toàn cầu vì tác động ngày càng tăng của các hoạt động của con ngƣời và biến đổi khí hậu về tài nguyên nƣớc. Các nghiên cứu về An ninh nguồn nƣớc ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và thành phố nói chung đƣợc các diễn đàn, chuyên gia thế giới quan tâm, nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên các công bố sâu về những vấn đề, khía cạnh riêng liên quan đến An ninh nguồn nƣớc nhƣ An ninh nguồn nƣớc cho môi trƣờng, cho hệ sinh thái, nƣớc cung, nƣớc cấp, nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc đô thị, nông thôn, nƣớc cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản... đặc biệt là An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt cho các đô thị lớn còn rất hạn chế. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Khái niệm và các nghiên cứu về ANNN tại Việt Nam còn rất hạn chế và bắt đầu đƣợc các chuyên gia trong nƣớc quan tâm trong một vài năm gần đây. Theo tác giả Phạm Thành Dung “An ninh nguồn nƣớc chính là vấn đề An ninh phi truyền thống (Tạp chí giáo dục lý luận, số 220, 2014). Tại công bố này, tác giả đã nêu bật thực trạng và 4 dự báo những nguy cơ thách thức về an ninh nguồn nƣớc ở Việt Nam đồng thời đề xuất 6 giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững tài nguyên nƣớc quốc gia. 5
- Cấn Thế Việt và các tác giả trong công bố “Nghiên cứu xác lập phƣơng pháp tính toán và đánh giá diễn biến chỉ số ANNN cho thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh” (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, 2018, trang 1-9) đã áp dụng phƣơng pháp phân tích đa tiêu chí để tính toán chỉ số ANNN (WSI) phục vụ cho việc định lƣợng hóa và đánh giá diễn biến mức độ ANNN cho thành phố Trà Vinh giai đoạn 2012- 2016. Qua đó, tác giả đã đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nƣớc bền vững cho TP. Trà Vinh. Nghiên cứu tƣơng tự với cách tiếp cận ANNN theo định nghĩa của UNESCO-IHP cho thành phố Hà Nội hiện chƣa có. Các nghiên cứu công bố hiện có chỉ xem xét một số khía cạnh riêng lẻ, đơn lĩnh vực của ANNN nhƣ ô nhiễm nƣớc ngầm, tái sử dụng nƣớc mƣa thay thế, … và vẫn chỉ đƣợc thể hiện và lồng ghép trong các chính sách văn bản quy phạm. Ngày 18 tháng 11 năm 2011, Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội và Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị chung, thống nhất thực hiện "Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hƣớng đến năm 2050" và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt vào tháng 7 năm 2011. Tại thời điểm đó, TP. Hà Nội đã đƣợc mở rộng thông qua sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lƣơng Sơn (tỉnh Hòa Bình). Thành phố cũng đã xây dựng bản “Quy hoạch hạ tầng kĩ thuật” nói chung và “Quy hoạch tổng thể cấp nƣớc” nói riêng. TP. Hà Nội có tài nguyên nƣớc dƣới đất và nƣớc mặt phong phú. Tuy nhiên, việc khai thác nƣớc dƣới đất chƣa đƣợc quy hoạch hợp lý nhƣ hiện nay đã gây ra hạ thấp mực nƣớc lớn làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng (sụt lún đất) cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nƣớc (ô nhiễm). Hiện nay, gần 70% nguồn nƣớc dƣới đất sử dụng cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ ở TP. Hà Nội đƣợc khai thác từ tầng chứa nƣớc Pleistocen. Tài liệu quan trắc động thái nƣớc dƣới đất tại khu vực Hà Nội cho thấy mực nƣớc dƣới đất tầng chứa nƣớc Pleistocen liên tục bị 6
- hạ thấp trong khi tổng lƣợng nƣớc khai thác mới chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng trữ lƣợng có thể khai thác của khu vực. Điều đó chứng tỏ mạng lƣới khai thác nƣớc dƣới đất ở Hà Nội hiện nay là chƣa hoàn toàn hợp lý. Đảm bảo an ninh nguồn nƣớc, an ninh môi trƣờng đã đƣợc quan tâm và chú trọng đặc biệt trong chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia và đô thị. Điều đó đƣợc thể hiện trong Bộ Luật về môi trƣờng (2014); Luật thuế tài nguyên (2009); Luật thuế bảo vệ môi trƣờng (2010); Quy định về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải (2013); Chiến lƣợc phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg); Chiến lƣợc quốc gia về tài nguyên nƣớc đến năm 2020 (Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg); Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012-2015 (Quyết định số 366/QĐ-TTg); Quyết định số 1216/QĐ-TTg (05/9/2012) về Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nƣớc giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 182/QĐ-TTg); Quyết định 432/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Thủ tƣớng chính phủ; Quyết định số 1618/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trƣờng; Thông tƣ số 51/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định các quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã phê duyệt dự án “Bảo vệ nƣớc dƣới đất ở các đô thị lớn” trong giai đoạn 2013-2018. Để có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ nƣớc dƣới đất khỏi bị suy thoái, các cơ quan quản lý phải xác định đúng đắn nguyên nhân mới có thể khắc phục đƣợc tình trạng hiện nay một cách có hiệu quả và lâu dài. Tại hội thảo, triển lãm quốc tế “An ninh nguồn nƣớc trong kỷ nguyên biến động” (VACI 2015), Phó Thủ tƣớng Hoàng Trung Hải khẳng định: Việt 7
- Nam tự xác định là quốc gia thiếu nƣớc, nên sẽ luôn coi trọng các ứng xử, hành động đảm bảo ANNN phục vụ phát triển bền vững; tích cực trong các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc, ứng phó với biến đổi khí hậu. PGS. TS. Đặng Văn Bào (Khoa Địa lý, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN) đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Hệ thống sông hồ Hà Nội”, 2015. Đây không chỉ là một công trình quan trọng mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Tác giả đã tổng hợp đƣợc đƣợc thực trạng hệ thống hồ nƣớc, sông ngòi; xác định đƣợc nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và các nhân tố ảnh hƣởng tới hệ thống hồ nƣớc, sông ngòi khu vực TP. Hà Nội; phân tích, đánh giá đƣợc hiện trạng và biến động về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng các hồ nƣớc, sông ngòi; tái hiện đƣợc hệ thống các lòng sông cổ khu vực TP. Hà Nội; Đề xuất đƣợc định hƣớng và các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý các hồ nƣớc, sông ngòi khu vực TP. Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu “Định hƣớng khai thác bền vững tài nguyên nƣớc dƣới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng TP. Hà Nội”, TS. Phạm Qúy Nhân (Trƣờng ĐH Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội) đã đánh giá tiềm năng trữ lƣợng nƣớc dƣới đất TP. Hà Nội thông qua việc cập nhật các điều tra nghiên cứu bổ xung trong những thập niên vừa qua bằng việc làm rõ nguồn bổ cập cho nƣớc dƣới đất và nghiên cứu cơ chế và bản chất nguồn gốc gây ra ô nhiễm Asen, Amoni và sụt lún mặt đất do khai thác nƣớc. Áp dụng nghiên cứu đó, tác giả đề xuất giải pháp bố trí các công trình khai thác nƣớc dƣới đất một cách hợp lý và bền vững. Nhìn chung các nghiên cứu trên mới đề cập đến an ninh nguồn nƣớc nói chung, chƣa nêu rõ đƣợc thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho từng loại nƣớc (cấp, thải, sinh hoạt…) và cho từng khu vực cụ thể. Chính vì vậy, thực hiện nghiên cứu cho luận văn tác giả không chỉ kế thừa các kiến thức 8
- chung của các nghiên cứu trƣớc đó làm cơ sở mà còn vận dụng cơ sở lý luận và phƣơng trình Quản trị An ninh phi truyền thống trong chƣơng trình học để định lƣợng các đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp cho đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội nói chung và quận Ba Đình nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng và nêu đƣợc những nguyên nhân gây mất An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; - Đề xuất các giải pháp và những thách thức trong tƣơng lai trong việc đảm bảo An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội (công tác quản trị An ninh nguồn nƣớc sinh hoạt, thực trạng chất lƣợng, trữ lƣợng nguồn nƣớc, cơ sở hạ tầng cấp, thoát và xử lý nƣớc…) 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: quận Ba Đình, Hà Nội - Phạm vi về thời gian: từ tháng 09/2016 đến tháng 09/2019. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết, các kết quả nghiên cứu từ các sách chuyên khảo, các bài báo khoa học, luận văn, dự án, đề tài khoa học ... Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và Chƣơng 1 của luận văn. - Thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát và thu thập thông tin, dữ liệu... Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhằm phục vụ cho viết đánh giá thực trạng an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình tại Chƣơng 2 của luận văn. - Thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng để phân tích và đánh giá... Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong Chƣơng 2 của luận văn. 9
- - Sử dụng phƣơng trình Quản trị An ninh phi truyền thống để đánh giá thực trạng An ninh nguồn nƣớc. Phƣơng trình này chính là cơ sở quan trọng nhất để tác giả tiến hành nghiên cứu. Trên cơ sở những yếu tố của Phƣơng trình, tác giả luận văn sẽ đánh giá đƣợc thực trạng an ninh nguồn nƣớc sinnh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu thành ba Chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Nhận thức chung về quản trị an ninh phi truyền thống và an ninh nguồn nƣớc - Chƣơng 2: Thực trạng an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội - Chƣơng 3: Giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội và những thách thức trong tƣơng lai - Kết luận, hạn chế của luận án và kiến nghị. 10
- CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ AN NINH NGUỒN NƢỚC 1.1. Quản trị An ninh phi truyền thống 1.1.1. Khái niệm An ninh phi truyền thống Trong bối cảnh hội nhập thế giới sâu, rộng cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ, truyền thông, mạng Internet, đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch, giao thoa các nền văn hóa, … an ninh của mỗi quốc gia đang đứng trƣớc các nguy cơ mới, tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó kiểm soát và dự báo nhƣ biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng, tội phạm xuyên quốc gia … và những thách thức từ khủng hoảng, bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về vấn đề an ninh nhận định những nguy cơ mới đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và quốc tế nêu trên chính là vấn đề “an ninh phi truyền thống” (ANPTT) (Non-traditional security) hay “an ninh mềm”. So với An ninh truyền thống hay còn gọi là “an ninh cứng”, các rủi ro và khủng hoảng ANPTT xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài quốc gia, cả chủ quan và khách quan trên các lĩnh vực và với tốc độ lan truyền nhanh, hậu quả lớn, khó lƣờng và tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, an ninh con ngƣời và an ninh doanh nghiệp. Trên thế giới hiện nay, các chuyên gia, học giả đã đƣa ra nhiều nhiều quan điểm và định nghĩa riêng về ANPTT. Phần lớn các quan điểm đều cho thấy an ninh phi truyền thống thƣờng bao hàm các yếu tố phi quân sự, mở rộng phạm vi ra ngoài một quốc gia, tính lan truyền lớn do xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nhanh chóng của khoa học - công nghệ và liên quan sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển bền vững. Ở Việt Nam, khái niệm ANPTT đƣợc nhắc đến vào năm 2005 do một số nhà nghiên cứu thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đƣa ra trong các hội nghị ngành và một số cuộc hội thảo khoa học và tạp chí cộng sản. Trong bối cảnh hợp tác toàn cầu hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thúc đẩy động cơ làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank Đà Nẵng)
97 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Vietinbank Đà Nẵng)
109 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Eximbank chi nhánh Quảng Nam
99 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Logigear - Chi nhánh Việt Nam
109 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours
119 p | 7 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp trả lương theo mô hình 3P tại Công ty cổ phần Eurowindow
122 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn