Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Giải pháp chiến lược phát triển bền vững Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Đề tài đưa ra những đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ và kết quả thời gian qua của Ban IPA Quảng Ninh, tập trung phân tích những vấn đề nội tại bên trong để tìm ra điểm nghẽn cần khắc phục, bối cảnh bên ngoài để nhận diện cơ hội, thách thức, và chủ trương đường lối để nắm bắt yêu cầu, từ đó xác định nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới; đề xuất các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Giải pháp chiến lược phát triển bền vững Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** PHẠM NGỌC VĂN GIẢI PHÁP CHIỀN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BAN XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** PHẠM NGỌC VĂN GIẢI PHÁP CHIỀN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BAN XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THẮNG Hà Nội - 2020
- CAM KẾT Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác. Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này được trích dẫn cụ thể. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên. Hà Nội, ngày …… tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Phạm Ngọc Văn i
- LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập, tôi đã hoàn thành chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) tại Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là quãng thời gian đã mang lại cho tôi sự tiếp cận và trau dồi những tri thức mới cùng nhiều sự trải nghiệm quý báu, đặc biệt là có thêm những mối quan hệ tốt đẹp với Nhà trƣờng, Thầy/cô và các Anh/chị đồng môn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy/cô đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm Luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thắng - ngƣời thầy giàu tâm huyết, trách nhiệm, đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp dữ liệu để làm cơ sở cho tôi trong việc hoàn thiện luận văn. Do điều kiện về năng lực bản thân và thời gian còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Thầy/cô trong Hội đồng khoa học, các Anh/chị đồng môn, đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn./. ii
- MỤC LỤC CAM KẾT ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ..........................................................................1 CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ..............................................................1 1.1. Khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức .........................................................................................................................1 1.1.1. Khái niệm chiến lƣợc .....................................................................................1 1.2. Chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức .............................3 1.3. Chiến lƣợc phát triển bền vững và công tác quản trị an ninh phi truyền thống ...7 1.4. Quy trình và công cụ xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững ..........................9 1.4.1. Quy trình xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững ......................................9 1.4.2. Công cụ xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững ......................................11 1.5. Các nội dung phát triển bền vững của tổ chức. ..................................................16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BAN XÚC TIẾN .............................18 VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ TỈNH QUẢNG NINH ........................................................18 2.1. Mô hình, chức năng, nhiệm vụ của IPA Quảng Ninh ........................................18 2.1.1. Quá trình hình thành và mô hình phát triển của IPA Quảng Ninh ..............18 2.1.2. Chức năng ....................................................................................................19 2.1.3. Nhiệm vụ: ....................................................................................................20 2.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc và đóng góp của IPA Quảng Ninh....22 2.2.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc .............................................22 2.2.2. Đóng góp của IPA Quảng Ninh ...................................................................29 2.3. Công tác phát triển bền vững Ban IPA giai đoạn 2012-2020 ............................38 iii
- 2.3.1 Cơ chế chính sách còn thiếu, chƣa đủ mạnh ....................................................38 2.3.2 Chất lƣợng đội ngũ cán bộ và hiệu quả thực thi chƣa cao ...............................39 2.3.3. Cơ chế phối hợp chƣa đồng bộ, nhịp nhàng ...................................................39 2.3.4. Hạn chế điều kiện để thực hiện chức năng nhiệm vụ .....................................39 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BAN XÚC TIẾN VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ TỈNH QUẢNG NINH ....................................41 3.1. Nhận diện một số yêu cầu đảm bảo phát triển bền vững hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ tại Quảng Ninh ....................................................................................41 3.1.1. Định hƣớng phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới ............41 3.1.2. Một số yêu cầu về đảm bảo phát triển bền vững hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh .............................................................................46 3.2. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế tác động đến họat động của IPA Quảng Ninh 57 3.2.1. Các yếu tố khó khăn ....................................................................................57 3.2.2. Các yếu tố thuận lợi .....................................................................................61 3.3. Đề xuất giải pháp chiến lƣợc đảm bảo phát triển bền vững ban IPA Quảng Ninh ...66 3.3.1. Nâng cao nhận thức yêu cầu nhiệm vụ, các mâu thuẫn, thách thức và định hƣớng phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới ..................................66 3.3.2. Xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu ...............................................................68 3.3.3. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, hỗ trợ đầu tƣ ...............................69 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO ..................................................................88 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh truyền thống ANPTT An ninh phi truyền thống ANQG An ninh quốc gia ANMT An ninh môi trƣờng BCH Ban Chấp hành CNTT Công nghệ thông tin CMCN Cách mạng công nghiệp ĐKKD Điều kiện kinh doanh FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân IPA Quảng Ninh Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh KHCN Khoa học công nghệ KKT Khu kinh tế KT - XH Kinh tế - xã hội MTĐT Môi trƣờng đầu tƣ MTKD Môi trƣờng kinh doanh NSNN Ngân sách nhà nƣớc PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PAR Index Chỉ số cải cách hành chính PAPI Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PTBV Phát triển bền vững TTHC Thủ tục hành chính Chỉ số hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục SIPAS vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Xếp hạng Chỉ số PCI tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2018 ...... 31 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp ............ 5 Hình 1.2: Quy trình xây dựng và quản trị chiến lƣợc. .................................... 10 Hình 2.1: Xếp hạng chỉ số PAR index Quảng Ninh năm 2018 ...................... 33 Hình 2.2: Biểu đồ thu hút vốn đầu tƣ ngoài ngân sách của tỉnh qua các năm ...... 35 Hình 2.3: Biểu đồ vốn đầu tƣ FDI tỉnh Quảng Ninh qua các năm ................. 36 Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng GRDP của Quảng Ninh và cả nƣớc .... 37 Hình 2.5: Biểu đồ thu ngân sách của Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2019 ..... 37 Hình 3.1: Mô hình ngôi nhà phát triển bền vững quốc gia ............................. 41 Hình 3.2: Mô hình kinh tế tuyến tính .............................................................. 43 Hình 3.3: Mô hình kinh tế tuần hoàn .............................................................. 44 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài IPA Quảng Ninh đƣợc thành lập với mục tiêu trở thành địa chỉ tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp khi đầu tƣ, kinh doanh tại Quảng Ninh. Phƣơng châm hoạt động của IPA Quảng Ninh đƣợc khẳng định rõ: vì một môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh an toàn, thân thiện, hấp dẫn và hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tƣ đến với Quảng Ninh. Từ phƣơng châm đó, IPA Quảng Ninh quyết tâm tạo dựng đƣợc giá trị cốt lõi bằng 3 tiêu chí: Tiên phong - Sáng tạo - Hiệu quả. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh ra đời đã khẳng định quyết tâm đổi mới, tiên phong, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, phục vụ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh. Tuy nhiên, trong quá triển khai thực hiện nhiệm vụ của IPA Quảng Ninh còn phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu có những thay đổi với tốc độ nhanh, sức lan tỏa lớn và tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, các điều kiện, nhân tố để đạt đƣợc kết quả, mục tiêu nhiệm vụ công tác của IPA Quảng Ninh cũng thay đổi. Yêu cầu về đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) và An ninh truyền thống và An ninh phi truyền thống, trong tình hình mới ngày càng đòi hỏi phải đƣợc nhận diện và đƣa ra giải pháp ứng phó phù hợp. Bên cạnh đó sức ép cạnh tranh quyết liệt, không ngừng trong công tác xúc tiến, mời gọi đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh thành trong cả nƣớc và đòi hỏi ngày càng cao trong nhận thức và hành động của các cơ quan Nhà nƣớc. Trong bối cảnh đó, Tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức rõ các mâu thuẫn, thách thức cần phải giải quyết triệt để để đảm bảo công tác xúc tiến đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đạt chất lƣợng, hiệu quả bền vững trong tình hình mới và do đó đặt ra yêu cầu cho IPA Quảng 1
- Ninh phải nhận diện, phân tích tình hình, đổi mới công tác tham mƣu trong giai đoạn mới, tiếp tục giữ vai trò quan trọng giúp tỉnh Quảng Ninh đạt đƣợc mục tiêu đột phá trong thu hút đầu tƣ và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh - PCI của Tỉnh. Từ thực tế triển khai công việc trên cƣơng vị Trƣởng phòng Hỗ trợ đầu tƣ - Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh và yêu cầu của Luận văn Chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) , tác giả thực hiện đề tài:“Giải pháp chiến lược phát triển bền vững Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh uảng inh”. Bên cạnh việc nhìn nhận, đánh giá công tác của Ban IPA Quảng Ninh, luận văn tập trung phân tích những kết quả, tồn tại, hạn chế, nhận diện cơ hội và thách thức và những quan điểm chỉ đạo mang tính then chốt, từ đó xác định nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới; đề xuất các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ. Từ kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban IPA Quảng Ninh qua hơn 8 năm kể từ khi thành lập (tháng 2/2012) và đi vào hoạt động đến nay gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, với sự nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành cùng với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân; IPA Quảng Ninh đã khẳng định: Thứ nhất: Mô hình Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ khẳng định mạnh mẽ về quyết tâm đổi mới, tiên phong, sáng tạo của tỉnh Quảng Ninh, gắn kết chặt chẽ hoạt động xúc tiến đầu tƣ với hoạt động hỗ trợ đầu tƣ. hứ hai: Quy trình giải quyết về thủ tục đầu tƣ thay đổi căn bản, ý tƣởng đề xuất của nhà đầu tƣ sớm đến với các đồng chí lãnh đạo của tỉnh để kịp thời xem xét, giải quyết theo quy trình từ “trên xuống” thay vì từ “dƣới lên” nhƣ trƣớc đây, do đó rút ngắn đáng kể thời gian từ ý tƣởng đầu tƣ đến triển khai dự án, tạo đƣợc sự phối hợp công tác hài hòa, nhanh chóng, thuận lợi với các 2
- sở, ngành và địa phƣơng trong giải quyết thủ tục hành chính về đầu tƣ. hứ a: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh có nhiều đổi mới và quyết liệt, tạo chuyển biến về tƣ duy, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng tâm hiệp lực để đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ. hứ tư: Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ một cách bài bản và có tính chuyên nghiệp; Phƣơng pháp xúc tiến đầu tƣ chuyển biến tích cực theo hƣớng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ phát triển, đảm bảo công khai, minh bạch. hứ năm: Môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh đƣợc cải thiện đột phá; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tƣ đƣợc củng cố, ngày càng nâng cao; Quảng Ninh trở thành một trong những điểm đến đầu tƣ thân thiện và hấp dẫn, đƣợc bạn bè trong nƣớc và quốc tế biết đến là một tỉnh năng động và tiên phong trong nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Trong đó 6 năm liên tiếp chỉ số PCI của tỉnh Quảng Ninh luôn đứng trong Top 5 tỉnh có chất lƣợng điều hành tốt nhất cả nƣớc. Đặc biệt là 2 năm 2017, 2018 tỉnh Quảng Ninh liên tiếp đạt vị trí quán quân PCI. hứ sáu: Từ một mô hình thí điểm tiên phong trong cả nƣớc, IPA Quảng Ninh đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vị thế, vai trò quan trọng trong thu hút vốn đầu tƣ phát triển kinh tế và trở thành mô hình tiêu biểu cho một cơ quan chuyên trách xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ chuyên nghiệp ở Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc triển khai thành lập cơ quan xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ cấp tỉnh. Hoạt động của IPA bƣớc đầu đƣợc các Bộ ngành, các tổ chức trong và ngoài nƣớc đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả đóng góp của IPA Quảng Ninh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh và vị trí, vai trò là cực tăng trƣởng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh; chƣa khai thác hết tiềm năng, thế 3
- mạnh các nguồn lực trong xã hội để đầu tƣ vào tỉnh Quảng Ninh. Công tác cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh PCI đòi hỏi ngày càng phải đi vào thực chất, đáp ứng tốt yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của các tỉnh thành trong cả nƣớc. Bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tiếp tục tăng trƣởng nhƣng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; cùng với những thay đổi chính sách gia tăng bảo hộ và giảm thuế để thu hút đầu tƣ của một số quốc gia, các đối tác lớn đã và đang tác động lớn đến sự ổn định, trật tự kinh tế thế giới cũng nhƣ tình hình kinh tế vĩ mô và nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nƣớc ta nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng; sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, linh hoạt của Trung ƣơng và phƣơng châm hành động của Chính phủ “Kỷ cƣơng, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Bên cạnh đó, tính ổn định, bền vững và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, của cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt dƣới tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp… Cùng với thách thức trên là những thời cơ mới đối với Quảng Ninh, đặc biệt khi các quy hoạch chiến lƣợc, các dự án động lực hoàn thành đƣa vào sử dụng sẽ phát huy hiệu quả mạnh, tác động tới kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, việc nhận diện các yếu tố đảm bảo PTBV trong tình hình mới đang đặt ra những đòi hỏi tất yếu trong việc triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của IPA Quảng Ninh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đóng góp trong kết quả phát triển chung của tỉnh. Đây là vấn đề thời sự mới, có vai trò quan trọng đối với một tỉnh ven biển, giáp biên, lấy phát triển du lịch và đầu tƣ là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ tại 4
- Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, nhƣ: Luận án Tiến sĩ của tác giả Hoàng Thị Kim Thanh với đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong quá trình CNH - HĐH đất nƣớc” (2003), bài tham luận “Đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ” của tác giả Nguyễn Thanh Hà tại Tọa đàm “Xúc tiến đầu tƣ hiệu quả - Nhìn từ kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh” (2017). Một yêu cầu đang đặt ra là cần nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động của IPA trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm thế giới và vận dụng vào thực tế của các địa phƣơng tại Việt Nam. Mỗi địa phƣơng cần tìm tòi, xây dựng mô hình IPA phù hợp nhất và đƣa ra phƣơng thức hoạt động xúc tiến đầu tƣ phù hợp và hiệu quả nhất với địa phƣơng mình. Đồng thời quan tâm đầu tƣ các nguồn lực cần thiết cả về tài chính và nhân sự để các IPA hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Mô hình của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tƣ IPA là mô hình mới mẻ, hiện chỉ mới triển khai tại một số ít tỉnh thành trong cả nƣớc (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nghệ An...), do đó hiện chƣa có đề tài nào nghiên cứu về vai trò, đóng góp và đề xuất mô hình phát triển của IPA. Do vậy, theo tác giả, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân tích các nhân tố tác động, các biện pháp tăng cƣờng chức năng, thẩm quyền và mở rộng phạm vi hoạt động của IPA Quảng Ninh, từ đó xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể hiệu quả mô hình Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc là việc làm cần thiết hiện nay. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu Đề tài“Giải pháp chiến lược phát triển bền vững Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh” đƣa ra những đánh giá công tác triển khai nhiệm vụ và kết quả thời gian qua của Ban IPA Quảng Ninh, tập trung phân tích những vấn đề nội tại bên trong để tìm ra điểm nghẽn cần khắc phục, bối cảnh bên 5
- ngoài để nhận diện cơ hội, thách thức, và chủ trƣơng đƣờng lối để nắm bắt yêu cầu, từ đó xác định nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới; đề xuất các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trên. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác quản trị an ninh phi truyền thống, quản trị và phát triển bền vững tại các đơn vị sự nghiệp, so sánh với các mô hình quản trị của Quảng Ninh với một số tỉnh thành trong cả nƣớc cũng nhƣ mô hình tƣơng tự trên thế giới; + Vận dụng các lý thuyết về quản trị an ninh phi truyền thống để đo lƣờng, đánh giá mức độ và hiệu quả của mô hình quản trị IPA Quảng Ninh. + Dự báo tình hình có liên quan đến hoạt động của IPA Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2019, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả phát triển bền vững Ban IPA Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Mô hình hoạt động của IPA Quảng Ninh trong việc thực hiện chủ trƣơng thúc đẩy xúc tiến, hỗ trợ đầu tƣ tại Quảng Ninh; - Tình hình thực hiện nhiệm vụ của IPA Quảng Ninh từ 2012 - 2020 và các yêu cầu phát triển bền vững của đơn vị và địa phƣơng. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao của Ban IPA Quảng Ninh từ khi thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 02/2012 đến 5/2020. - Đề tài luận văn đƣợc xây dựng trên việc đánh giá kết quả triển khai của IPA với mục tiêu đặt ra là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác một cách bền vững của Ban IPA Quảng Ninh mang tính “tốt hơn” so với hiện tại. Những thành tựu đạt đƣợc của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã khẳng định vai trò, vị thế của Ban IPA Quảng Ninh trong sự phát triển chung của tỉnh Quảng 6
- Ninh. Nhƣng do yêu cầu nhiệm vụ không ngừng đòi hỏi IPA Quảng Ninh phải “làm tốt hơn” và “bền vững hơn” trong bối cảnh biến đổi, vận động không ngừng của thế giới và các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu lực hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Ban. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Trên cơ sở các lý thuyết quản trị an ninh phi truyền thống và mục tiêu nghiên cứu đƣợc xác định, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích nhóm nhân tố đảm bảo cho sự PTBV của IPA Quảng Ninh trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: + Nhóm nhân tố tồn tại, hạn chế; + Nhóm nhân tố thuận lợi, tích cực; + Nhóm nhân tố yêu cầu đảm bảo cho PTBV bao gồm An ninh (An ninh phi truyền thống và An ninh truyền thống) và yếu tố khác ảnh hƣởng đến PTBV. - Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Thu thập dữ liệu thông tin về IPA Quảng Ninh từ năm 2012 - 2020, các văn bản pháp luật (luật, nghị định, thông tƣ), sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tƣ đảm bảo phát triển bền vững của IPA Quảng Ninh và quản trị an ninh phi truyền thống. Đây là nền tảng cơ bản giúp tác giả xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu trong việc nhận diện các yêu cầu về phát triển bền vững của đơn vị. - Phƣơng pháp điều tra xã hội học (phƣơng pháp an-ket): Bằng phiếu khảo sát, tác giả có cơ sở để phân tích, đánh giá, đo lƣờng hiệu quả hoạt động của mô hình IPA Quảng Ninh trên nền tảng của phƣơng trình Quản trị an ninh phi truyền thống. Ngoài ra luận văn sử dụng tổng hợp một số phƣơng pháp truyền thống nhƣ: Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp tổng hợp, đánh giá, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch. 7
- 7. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt đƣợc của luận văn - Từ việc nghiên cứu công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao của Ban IPA Quảng Ninh từ khi thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 02/2012 đến 05/2020, luận văn phân tích ƣu điểm, những yếu tố thuận lợi và hạn chế cần khắc phục của mô hình IPA Quảng Ninh. - Nhận diện một số yêu cầu đảm bảo phát triển bền vững, từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của IPA Quảng Ninh trong thời gian tiếp theo. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển bền vững - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của IPA Quảng Ninh - Chƣơng 3: Các giải pháp chiến lƣợc phát triển bền vững Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh 8
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức 1.1.1. Khái niệm chiến lược Chiến lƣợc là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, chỉ phƣơng cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh bằng những kế hoạch. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng có thể hiểu chiến lƣợc là chƣơng trình hành động, kế hoạch hành động đƣợc thiết kế để đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đƣờng đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lƣợc liên quan đến các định hƣớng lớn, tạo ra những kết quả to lớn tại những khu vực quan trọng và then chốt trong dài hạn, có sự tích lũy kế thừa, mà kết quả này chỉ có thể có đƣợc từ hoạt động nhất quán, tập trung. Sự nhất quán và tập trung là cần thiết, vì nguồn lực không phải là vô hạn. Nhƣ vậy, chiến lƣợc thể hiện rõ sự ƣu tiên. Nếu cùng làm tất cả những điều "quan trọng" thì đó không phải là chiến lƣợc với đúng ý nghĩa của nó. Chiến lƣợc cũng mang ý nghĩa "bức tranh lớn" tổng quan, trong đó các thành phần tạo ra giá trị tổng hợp lớn hơn giá trị của từng thành phần riêng lẻ. Xây dựng tiềm lực thành công là mục đích chính của chiến lƣợc. Điều này có nghĩa là thành công không phải là điều chắc chắn khi thực hiện một chiến lƣợc, mà chỉ là có khả năng thành công cao hơn mà thôi. Tiềm lực thành công không chỉ là những nguồn lực vật chất mà còn là những tiền đề ý thức (ví dụ nhƣ kiến thức hiểu biết, văn minh chung, văn hóa chung, sự đoàn kết cùng hƣớng về một mục đích, v.v.). Joseph Caldwell Wylie (trong Chiến lược quân sự, Lý thuyết về kiểm soát quyền lực (Military Strategy, A Theory of Power Control, 1989) đã định 1
- nghĩa chiến lƣợc là: Một kế hoạch hành động đƣợc thiết kế để đạt đƣợc một số kết thúc; một mục đích cùng với một hệ thống các biện pháp để hoàn thành nó. Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lƣợc bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo William J. Glueck: “Chiến lƣợc là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, đƣợc thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ đƣợc thực hiện”. Còn theo Michael E. Porter (1996) cho rằng “Chiến lƣợc là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận này, chiến lƣợc là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chƣa đƣợc làm, bản chất của chiến lƣợc là xây dựng đƣợc lợi thế cạnh tranh. Tác giả Fred R. David thì định nghĩa: Chiến lược là kế hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và hành động của đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau. Có thể thấy, chiến lƣợc là những định hƣớng một cách bài bản cho những bƣớc đi của tổ chức từ hiện tại hƣớng tới tƣơng lai, ở đó tổ chức phải giành đƣợc lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trƣờng nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức. Các định hƣớng này giúp tổ chức đó định hình đƣợc con đƣờng đi của mình, từng bƣớc tích lũy các nguồn lực và sử dụng một cách tập trung các nguồn lực đó một cách tối ƣu. Theo tác giả Hoàng Đình Phi (1): đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào thì "Chiến lƣợc là một tài liệu, có thể viết tay, in máy hay điện tử, trong đó những ngƣời có trách nhiệm đề ra sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và các mục tiêu dài hạn cho một tổ chức, thông thƣờng là trong 5 năm, cũng nhƣ xác định các nguồn lực cần huy động và các giải pháp cần thực hiện để 2
- đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra". Chiến lƣợc đƣợc phân loại theo 4 loại hình khác nhau, gồm: - Theo tầm quan trọng hay theo cách tiếp cận từ trên xuống ở cấp độ quốc gia (Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các địa phƣơng); - Theo ngành kinh tế; - Theo cấu trúc doanh nghiệp; - Theo các mục tiêu chiến lƣợc khác nhau của doanh nghiệp. Đây là lý luận khoa học cơ bản đƣợc tác giả áp dụng trong quá trình thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn cũng nhƣ áp dụng trong thực tiễn công việc của tác giả tại IPA Quảng Ninh. 1.2. Chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức Cũng theo tác giả Hoàng Đình Phi thì tùy theo quy mô và ngành nghề kinh doanh, một doanh nghiệp có thể có nhiều loại chiến lƣợc theo các cấp độ khác nhau nhƣ: chiến lƣợc phát triển tổng thể doanh nghiệp cho mỗi giai đoạn, thƣờng là 5 năm hay 10 năm, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, chiến lƣợc tài chính, chiến lƣợc công nghệ, chiến lƣợc sản xuất, chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc bán hàng, chiến lƣợc văn hóa… Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng và thực thi các chiến lƣợc là để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh. Một tổ chức kế cả hành chính, công lập hay đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thì cũng cần phải có các chiến lƣợc để phát triển theo các giai đoạn làm mục tiêu phấn đấu cho tất cả các thành viên trong tổ chức. Nhƣ vậy, một chiến lƣợc đầy đủ của một tổ chức thƣờng có đủ 6 yếu tố nội hàm, gồm: - Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi - Mục tiêu, chiến lƣợc dài hạn 3
- - Các nguồn lực - Các giải pháp thực hiện. Trong thời gian gần đây, phát triển bền vững không chỉ là mối quan tâm của các nhà chính trị, nhà hoạt động môi trƣờng mà còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp (DN), tổ chức. Ở cấp độ quốc tế, đa số các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện các cam kết đã ký trong Chƣơng trình Nghị sự 21 của Liên hợp quốc bằng việc cụ thể hóa các mục tiêu trong việc xây dựng và thực thi các chiến lƣợc phát triển bền vững ở tẩm quốc gia. Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát triển bền vững, các nhà quản trị doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và thực thia các yếu tố bền vững vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhƣ một phần của kế hoạch chiến lƣợc phát triển dài hạn. Một chiến lƣợc dài hạn từ 5 - 10 - 50 năm và lâu hơn bao giờ cũng thể hiện tính bền vững trong hành trình phát triển của bất kỳ tổ chức hay DN nào. Đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững đƣợc hiểu là việc thực thi các chiến lƣợc và hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của DN và các đối tác tại thời điểm hiện tại mà vẫn có thể duy trì và củng cố các nguồn lực sản xuất và kinh doanh (tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, tài chính...) để đáp ứng cho nhu cầu trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Từ đó, có thể thấy chiến lược phát triển bền vững giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng các giải pháp phát triển bền vững vào quá trình quản trị DN. Khả năng cạnh tranh bền vững của DN nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hiệu quả sản xuất và/hoặc kinh doanh của DN nhƣ một yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển cũng nhƣ sự tăng trƣởng dài hạn của doanh nghiệp. Có nhiều cách thức định nghĩa khả năng cạnh tranh của DN: Là khả năng DNcó thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của sản phẩm trên thị trƣờng (Fafchamps M., 1995); là khả năng giành đƣợc 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 440 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 372 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 310 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 262 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 278 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 198 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 169 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 209 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 143 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 164 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 137 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn