intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho Công ty cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo phát triển bền vững cho Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Viet Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho Công ty cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN THÀNH TRUNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT THÔNG MINH XHOME VIET NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN THÀNH TRUNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT THÔNG MINH XHOME VIET NAM Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi, không sao chép của ngƣời khác; các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của luận văn này chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Nguyễn Thành Trung i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng, đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, anh/chị em cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam đã chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, phƣơng pháp luận nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân tôi còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến nhận xét, góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác của tôi trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Xin trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 12 1.1.1. Rủi ro và Quản trị rủi ro .................................................................... 12 1.1.2. Quản trị rủi ro và An ninh doanh nghiệp .......................................... 18 1.1.3. Quy trình quản trị rủi ro tại doanh nghiệp ........................................ 22 1.2. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tai doanh nghiệp .............................. 26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT THÔNG MINH XHOME VIỆT NAM .............. 28 2.1. Giới thiệu công ty XHOME ..................................................................... 28 2.1.1. Thông tin về công ty XHOME .......................................................... 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 30 2.2. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro cho Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam ................................................................................... 32 2.2.1. Công tác lập danh sách các rủi ro ...................................................... 32 2.2.2. Xác định khả năng xảy ra và mức độ các tác hại của các rủi ro ....... 33 2.2.3. Công tác ngặn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro ....................................... 43 2.2.4. Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó ........................................ 45 2.2.5. Xác định các điểm kích hoạt và biện pháp ứng phó ......................... 46 2.2.6. Theo dõi và báo cáo ........................................................................... 47 iii
  6. 2.3. Đánh giá công tác hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho công ty Xhome .. 47 2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc................................................................ 47 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................. 48 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 49 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT THÔNG MINH XHOME VIỆT NAM................................................................................................................ 51 3.1. Căn cứ hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho công ty Xhome ............. 51 3.1.1. Định hƣớng, mục tiêu của Xhome trong thời gian tới ...................... 51 3.2. Đề xuất quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo phát triển bền vững tại công ty Xhome. ........................................................................................................ 53 3.2.1. Lập danh sách rủi ro .......................................................................... 53 3.2.2. Xác định khả năng xảy ra và mức độ các tác hại cảu các rủi ro ....... 54 3.2.3. Ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro ..................................................... 54 3.2.4. Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó ........................................ 59 3.2.5. Xác định các điểm kích hoạt và biện pháp ứng phó ......................... 60 3.2.6. Theo dõi và báo cáo ........................................................................... 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 64 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Đầy đủ 1 DN Doanh nghiệp 2 NXB Nhà xuất bản 3 TMCP Thƣơng mại cổ phần Công ty Cổ phần Nội thất thông minh 4 Xhome Xhome Việt Nam v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Một số lĩnh vực an ninh doanh nghiệp trong an ninh phi truyền thống ............................................................................................................... 19 Bảng 1.2. Công cụ và căn cứ hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp thiết kế và thi công nội thất ................................................................. 25 Bảng 2.1. Thống kê phiếu khảo tại Xhome..................................................... 32 Bảng 2.2. Nhận diện rủi ro tại Xhome ............................................................ 33 Bảng 2.3. Đánh giá Khả năng xảy ra của các rủi ro hiện có tại Xhome ......... 34 Bảng 2.4. Đánh giá Mức độ phát sinh chi phí của các rủi ro tại Xhome ........ 35 Bảng 2.5. Giá trị của các rủi ro hiện có tại Xhome ......................................... 43 Bảng 2.6. Phân loại các rủi ro hiện có tại Xhome ........................................... 44 vi
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro theo quy trình rủi ro liên tục........ 23 Hình 1.2. Quy trình quản trị rủi ro trong lĩnh vực xây dựng. ......................... 24 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Xhome ............................................................. 30 Hình 3.1. Quy trình thực hiện quản trị rủi ro cho Xhome .............................. 53 vii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gần đây, trƣớc những tác động mạnh mẽ của lạm phát cao và suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với các doanh nghiệp, khái niệm quản trị rủi ro (Risk management - QTRR) trong doanh nghiệp đƣợc biết đến rộng rãi hơn. Đó là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Một hệ thống quản lý rủi ro đƣợc tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và vƣợt qua những biến động. Công tác quản trị rủi ro cho các khối doanh nghiệp khác nhau có những đặc thù riêng. Hoạt động quản trị rủi ro với các doanh nghiệp Việt Nam đang đƣợc đánh giá thực hiện chƣa tốt so với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài. Cũng bởi do quản trị rủi ro chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ về bản chất và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh doanh từ các lãnh đạo công ty. Trong giai đoạn hiện nay, môi trƣờng kinh doanh đang trải qua những thay đổi liên tục và khó dự đoán trƣớc. Môi trƣờng kinh doanh ngày càng mở rộng thì rủi ro càng phức tạp, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng tiến hành mở cửa thị trƣờng cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ và cạnh tranh với doanh nghiệp Việt Nam với các chính sách thuận lợi hơn trƣớc rất nhiều (đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO). Trong lĩnh vực xây dựng, rủi ro đƣợc nghiên cứu muộn hơn so với các ngành kinh tế, sản xuất khác. Tổng kết từ nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, khái niệm về quản lý rủi ro có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Quản lý rủi ro là một quá trình xác định, đánh giá và xếp hạng các rủi ro có thể xảy ra mà qua đó thì các biện pháp hữu hiệu và nguồn tài nguyên cần thiết đƣợc lựa chọn và áp 1
  11. dụng vào thực tế để hạn chế, theo dõi và kiểm soát các khả năng xuất hiện và/hoặc các tác động của các sự kiện không dự báo trƣớc”. Trên thế giới đã có nhiều khoa học nhƣ Martin Barnes, D.F. Cooper, D.H. MacDonald và C.B.Chapman, H.Ren, He Zhi,… đóng góp thành tựu to lớn trong quá trình nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro (QLRR). Đồng thời, theo quan điểm nghiên cứu về rủi ro khi xảy ra, QLRR đƣợc xem xét trên khía cạnh dự báo và có khả năng đề phòng đƣợc. Dự án đầu tƣ xây dựng là tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc bỏ để mới, mở rộng hoặc cải tạo nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Một trong những đặc điểm chính của dự án đầu tƣ xây dựng là môi trƣờng không chắc chắn (tiềm ẩn nhiều rủi ro). XHOME là công ty thiết kế, thi công nội thất hàng đầu tại Việt Nam với sự tin tƣởng của hàng ngàn khách hàng khắp mọi nơi trên cả nƣớc. Là đơn vị duy nhất có thể cung cấp đầy đủ trọn gói các sản phẩm dịch vụ từ thiết kế, thi công nội thất đến xây mới, cải tạo, trang trí... Ngoài ra, chúng tôi còn mang đến các sản phẩm Nội thất cao cấp… với những bản thiết kế chi tiết đến hoàn hảo. Tiềm năng phát triển lớn cũng chính là yếu tố khiến các doanh nghiệp đồ nội thất nƣớc ngoài nhăm nhe tiến vào thị trƣờng Việt Nam. Năm 2017, "gã khổng lồ" IKEA đến từ Thụy Điển sau khi nghiên cứu đã tuyên bố sẽ lên kế hoạch mở rộng thị trƣờng tại Đông Nam Á, và Việt Nam chính là điểm nhắm tới để phát triển trong tƣơng lai gần. Điều này cũng gây không ít áp lực cho các doanh nghiệp trong nƣớc, buộc họ phải tối ƣu hóa hoạt động, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lƣợng, mẫu mã và giá cả của sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của họ thì đừng bao giờ mơ tƣởng rằng họ sẽ đƣa 2
  12. tiền cho bạn! Nhƣng nếu cửa hàng kinh doanh nội thất của bạn vƣợt qua đƣợc những khó khăn từ thị trƣờng thì đây quả là một thách thức. Xuất phát từ các phân tích trên, tác giả đã lựa chọn nội dung “Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về quản trị rủi ro Rủi ro là một khái niệm không xuất hiện ngay trong thời kỳ đầu của văn minh nhân loại. Sự phát triển của khoa học là nhân tố làm xuất hiện nhu cầu về việc tìm hiểu rủi ro và quản trị chúng. Các nhà toán học là những ngƣời đi đầu trong việc tìm hiểu và lƣợng hóa rủi ro. Rủi ro với tƣ cách là một khoa học ra đời vào thời Phục Hƣng, thế kỷ 16, thế kỷ của những phát minh khám phá. Sự khám phá ra Lý thuyết xác suất chính là tâm điểm quan trọng cho khoa học quản trị rủi ro ra đời. Blaise Pascal và Daniel Bernoulli là những ngƣời đã lƣợng hóa đƣợc rủi ro. Năm 1654, Pascal đã cố gắng giải quyết bài toán “bí ẩn của trò chơi đánh bạc” bằng cách tìm đến một giải pháp chia nhƣ thế nào những số tiền đặt cọc của một trò chơi may rủi, gọi là “balla”, dẫn đến việc cho ra đời Lý thuyết xác suất, từ đó tìm ra công thức tính toán khả năng kết cục của các biến cố. Mô hình đầu tiên xác định khả năng xuất hiện các kết cục chính là Tam giác Pascal nổi tiếng. Năm 1738, Bernoulli trong bài viết “Trình bày một lý thuyết mới về đo lƣờng rủi ro” đã giới thiệu khái niệm “lợi ích” (Utility), một phƣơng pháp đo lƣờng kết quả của một khả năng biến cố trong việc ƣớc định rủi ro. Với những nỗ lực và phát minh đầu tiên này, các nhà khoa học tiếp tục tiếp cận rủi ro theo các đặc điểm tƣ tƣởng khác nhau nhƣng thống nhất về mặt hệ thống, tạo nên khuôn mặt tƣơng đối hoàn thiện về quản trị rủi ro ngày nay. Và nhƣ vậy, khoa học quản trị rủi ro đã đƣợc thống nhất ghi nhận công lao khởi nguồn thuộc về các nhà bác học của Thời kỳ ánh sáng (châu Âu thế kỷ 18), thời đại của nghiên 3
  13. cứu, khám phá một kiến thức rộng lớn, chuẩn bị cho sự phát triển các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro sau này. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây cho phép phát triển và hoàn thiện một loạt các hệ thống và phƣơng pháp định giá rủi ro nhƣ Value at Risk (VaR), thƣớc đo tín nhiệm, rủi ro tín dụng, phân bổ ngân quỹ cho rủi ro. Trong đó, đáng chú ý nhất là phƣơng pháp xác định giá trị rủi ro VaR. Phƣơng pháp VaR đƣợc phát triển từ năm 1993 và hiện đƣợc các tổ chức tài chính trên thế giới áp dụng rộng rãi. JP Morgan là tổ chức tài chính đi tiên phong về ứng dụng và phát triển phƣơng pháp này. Hiệp định Basel áp dụng đối với các nƣớc trong tổ chức G-10 đã coi VaR là nền tảng để xây dựng nên hành lang pháp lý, tạo ra sân chơi thống nhất và bình đẳng cho các tổ chức tài chính quốc tế. Các phƣơng pháp sau VaR là sự kế thừa và mở rộng ý tƣởng của VaR đƣợc áp dụng phổ biến trong các tổ chức tài chính, ngân hàng trên thế giới, trong đó có Công ty chứng khoán. Trên thế giới đã có nhiều khoa học nhƣ Martin Barnes, D.F. Cooper, D.H. MacDonald và C.B.Chapman, H.Ren, He Zhi,… đóng góp thành tựu to lớn trong quá trình nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro (QLRR). Đồng thời, theo quan điểm nghiên cứu về rủi ro khi xảy ra, QLRR đƣợc xem xét trên khía cạnh dự báo và có khả năng đề phòng đƣợc. 2.2. Nghiên cứu về rủi ro trong xây dựng Nghiên cứu tại các nước phát triển trình độ cao - Tại Hoa Kỳ: Ovidi Cretu và các tác giả, trong cuốn sách 285 trang, nghiên cứu về QLRR cho thiết kế và xây dựng trình bày khái niệm về sự không chắc chắn và rủi ro của dự án; phân tích rủi ro qua việc tác động của nó đến kết quả của việc thực hiện dự án và giúp nhà quản lý dự án có thể lên kế hoạch chuẩn bị để đối phó rủi ro dự án. -Tại Anh: Nghiên cứu QLRR của Chapman, C.B. và Ward, Stephen, trong cuốn sách nghiên cứu về quy trình, kỹ thuật và thông tin dự án trong QLRR dự án. 4
  14. Tác giả nhận thấy rủi ro là những yếu tố gây sai lệch so với kế hoạch đề ra, đồng thời trình bày chín giai đoạn QLRR của phƣơng pháp luận là: định nghĩa, mục tiêu, nhận định, cấu trúc, sở hữu, ƣớc tính, đánh giá, khai thác và quản lý.. - Tại Pháp: Luis F.Alarcón và cộng sự, nghiên cứu rủi ro về chi phí và tiến độ ảnh hƣởng hoàn thành việc mở rộng kênh đào Panama. Nghiên cứu chỉ ra rằng: vai trò khảo sát, thiết kế và sự không chắc chắn cố hữu có tầm quan trọng này ở giai đoạn đầu của dự án. - Tại Nhật Bản: Các cộng sự nghiên cứu về Luật xây dựng và thực tiễn ở Nhật Bản so sánh với Hoa Kỳ. Chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu đƣợc quy định chi tiết trong điều khoản hợp đồng chứ không phải nhƣ ở Hoa Kỳ đòi hỏi phải chuyển tất cả các rủi ro từ nhà thầu sang chủ đầu tƣ. - Tại Tây Ban Nha: M.Pilar de la Cruz và cộng sự, nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án xây dựng do cơ quan công vụ Tây Ban Nha gồm các bƣớc xác định và phân tích các rủi ro, đồng thời, xác định các phản ứng rủi ro tiềm ẩn. Nghiên cứu tại các nước phát triển - Tại Nga: Artem Aleshin, nghiên cứu vấn đề QLRR của các dự án quốc tế và liên doanh với sự hợp tác của nƣớc ngoài tại Nga. Tác giả đã xác định, phân loại và đánh giá những rủi ro vốn có của các dự án chung ở Nga và đƣa ra các khuyến nghị thực tiễn cho việc QLRR. - Tại Đài Loan: nghiên cứu rủi ro các dự án đƣờng cao tốc ở Đài Loan. Phân bổ rủi ro, xác định loại rủi ro ảnh hƣởng đến quyết định xử lý rủi ro của nhà thầu. - Tại Singapore: Bon-Gang Hwang và cộng sự, cho rằng QLRR cần đƣợc thực hiện trong các dự án xây dựng để đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu của dự án, bất kể quy mô dự án. - Tại Hàn Quốc: J.W. Seo và Hyun Ho Choi, nghiên cứu phƣơng pháp đánh giá tác động an toàn dựa trên rủi ro cho các dự án xây dựng tàu điện 5
  15. ngầm ở Hàn Quốc. Tác giả cho rằng sự an toàn của các công trình xây dựng có thể bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhƣ loại và quy mô dự án, phƣơng pháp thi công, quy trình quản lý an toàn, khí hậu, địa điểm… Nghiên cứu mới tại các nước đang phát triển có điều kiện tương đồng như Việt Nam - Tại Malaysia: Cheng Siew Goh và cộng sự, nghiên cứu QLRR cho dự án công cộng tại Malaysia thông qua các cuộc hội thảo. Tác giả chỉ ra rằng việc lựa chọn các công cụ và kỹ thuật QLRR thích hợp là rất quan trọng để ra quyết định đối phó tốt hơn. - Tại Thái Lan: Sid Ghosh và Jakkapan Jintanapakanont, nghiên cứu rủi ro các dự án cơ sở hạ tầng tại Thái Lan. Nghiên cứu xác định các biến số nguy cơ quan trọng đối với một dự án đƣờng sắt ngầm Chaloem Ratchamongkhon tại Thái Lan. - Tại Indonexia: Andreas Wibowo và Bernd Kochendorfer, nghiên cứu các yếu tố rủi ro tài chính tại dự án ở đƣờng Toll, Indonexia. Các kết quả mô phỏng cho thấy rằng nhà tài trợ dự án trở nên tồi tệ hơn vì trì hoãn rủi ro thấp hoặc trung bình. Tổng quan các nghiên cứu trong nước - Nguyễn Liên Hƣơng, luận án tiến sĩ, nghiên cứu về rủi ro, quản trị rủi ro của các doanh nghiệp xây dựng. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 giai đoạn: giai đoạn lập chiến lƣợc và kế hoạch, giai đoạn tham gia đấu thầu, giai đoạn thực hiện hợp đồng xây dựng sau khi trúng thầu. - Đỗ Thị Mỹ Dung, luận án tiến sĩ, đã làm rõ các lý thuyết về rủi ro và QLRR dự án đầu tƣ xây dựng. Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp xác suất thống kê phân tích tƣơng quan để đánh giá mối liên hệ tƣơng quan của một biến đến các biến khác để đánh giá về các rủi ro sau khi đã nhận dạng chúng và sử dụng phần mềm QLRR trong quá trình QLRR thi công cọc Barret. - Trịnh Thùy Anh, luận án tiến sĩ, nghiên cứu cơ sở lý luận vê rủi ro, 6
  16. QLRR đứng trên nhiều góc độ: chủ đầu tƣ, tƣ vấn, nhà thầu, cộng đồng để thấy chủ thể chịu những rủi ro nào và gây ra các rủi ro nào. Và đề xuất ba giải pháp QLRR hƣớng tới chủ thể QLRR là Nhà nƣớc: Nhóm giảm nhẹ rủi ro; QLRR dự án theo chu trình; Hệ thống QLRR. - Thân Thanh Sơn, luận án tiến sĩ: nghiên cứu rủi ro trong hình thức hợp tác công tƣ phát triển các dự án hạ tầng giao thông đƣờng bộ Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp đƣợc 51 rủi ro cụ thể, đồng thời phân bổ rủi ro giữa Nhà nƣớc và tƣ nhân tham gia dự án dựa trên quan điểm rủi ro nên đƣợc quản lý bởi bên có khả năng QLRR đó tốt nhất. Tổng quan tình hình nghiên cứu có thể dẫn tới một số kết luận: - Rủi ro là khái niệm không còn mới, do đó những nghiên cứu về rủi ro rất nhiều cả trong và ngoài nƣớc, nhƣng chủ yếu là rủi ro tài chính hay rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Riêng rủi ro về xây dựng đã bắt đầu có nhiều nghiên cứu hơn. - Nghiên cứu về quản trị rủi ro còn mang tính bị động, thƣờng dựa vào rủi ro có sẵn mang rời rạc chứ chƣa đƣợc nghiên cứu ở cấp độ chiến lƣợc. Việc nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro dƣới góc độ đảm bảo an ninh doanh nghiệp đã bắt đầu đƣợc đề cập nhƣng còn rất ít. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với nội dung nghiên cứu nhƣ trên, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: - Trong lĩnh vực thiết kế, thi công nội thất doanh nghiệp thƣờng gặp phải những rủi ro gì? - Tác động và khả năng xảy ra của rủi ro đƣợc đo lƣờng nhƣ thế nào? - Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam nên sử dụng quy trình quản trị rủi ro nào cho doanh nghiệp. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: là xây dựng quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo phát triển bền vững cho Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Viet Nam 7
  17. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro, quản trị rủi ro trong thiết kế và thi công nội thất. - Xác lập cơ cở lý luận về quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo phát triển bền vững doanh nghiệp thiết kế và thi nội thất. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: là quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo phát triển bền vững 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: nghiên cứu quy trình quản trị rủi ro ở cấp độ doanh nghiệp, ko nghiên cứu ở cấp độ ngành hay quốc gia. Mục đích của xây dựng quy trình quản trị rủi ro là nhằm đảm bảo phát triển bền vững doanh nghiệp, các mục tiêu khác nhƣ lợi nhuận, thị phần, sự hài lòng của nhân viên/khách hàng đƣợc coi là mục tiêu tham chiếu cho mục tiêu chính là đảm bảo an ninh doanh nghiệp. Phạm vi không gian: tại Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam. Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng của Xhome trong giai đoạn 2015-2017, dữ liệu khảo sát vào năm 2018, giải pháp tới năm 2021 và định hƣớng tới năm 2030. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 6.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu bằng phƣơng pháp desk data (thu thập dữ liệu tại bàn). Các nguồn dữ liệu này bao gồm: (1) Các lý thuyết nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhƣ hoàn thiện quy trình, QTRR, rủi ro trong thiết kế và thi công nội thất…; 8
  18. (2) Các nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế về chủ đề này (3) Các bài báo, tài liệu hội thảo trong và ngoài nƣớc. Việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp sẽ giúp học viên hoàn thiện đƣợc mô hình nghiên cứu và phát triển đƣợc các giả thuyết nghiên cứu về hoàn thiện quy trình, quản trị rủi ro, rủi ro trong doanh nghiệp thiết kế và thi công nội thất (xây dựng), làm căn cứ cho việc kiểm định tại chƣơng thực trạng và đề xuất các giải pháp. 6.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp a/ Bằng phiếu khảo sát Để kiểm định các giả thuyết nêu ra từ mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thiết kế và phát một phiếu hỏi định lƣợng tới các đối tƣợng khảo sát. Phiếu khảo sát sẽ bao gồm các thông tin chung về nghiên cứu, các câu hỏi xoay quanh vấn đề hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp theo những căn cứ nghiên cứu đã đề xuất, và những nội dung thu thập thêm từ ngƣời trả lời. Thang đo: Thang Likert từ 1 đến 5 sẽ đƣợc sử dụng cho đa số các câu hỏi trong phiếu hỏi định lƣợng với 5 tƣơng ứng với mức “cao nhất” và 1 tƣơng ứng với mức “thấp nhất”. Đối tượng khảo sát: sẽ là ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Xhome. Số lƣợng phiếu dự kiến sẽ phát ra tầm 150 phiếu và thu về từ 70-100 phiếu với tỷ lệ phiếu hợp lệ tầm 50-80 phiếu. Thiết kế phiếu điều tra: Phiếu điều tra đƣợc thiết kế cho phù hợp với các mục tiêu của luận văn và khung lý thuyết một cách ngắn gọn, rõ ràng. Quy trình thiết kế nhƣ sau: - Dựa vào mục tiêu và khung lý thuyết nghiên cứu để xác định các thông tin cần: các nhân tố, biến số và các thƣớc đo; - Xác định loại câu hỏi; - Xác định nội dung của từng câu hỏi; 9
  19. - Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi; - Xác định tính logic cho các câu hỏi; - Dự thảo phiếu điều tra; - Tổ chức seminar tại bộ môn về bảng hỏi để chỉnh sửa; - Nộp phiếu điều tra cho giảng viên hƣớng dẫn; - Giảng viên hƣớng dẫn kiểm tra, chuẩn chỉnh lại và đồng ý cho triển khai điều tra; Nội dung cơ bản của phiếu điều tra: - Giới thiệu về đề tài: tên tác giả, tên đề tài, nội dung chính cần khảo sát. - Giải thích từ ngữ cần thiết cho điều tra: hoàn thiện quy trình; rủi ro, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro xây dựng. - Đánh giá rủi ro và ảnh hƣởng của từng loại rủi ro đang tồn tại trong Xhome theo 02 tiêu chí khả năng xảy ra và tác động. - Thông tin cá nhân của khách hàng: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập bình quân/tháng b/ Khảo sát thử và tƣ vấn chuyên gia Trƣớc khi đƣợc phát rộng rãi tới mẫu khảo sát, tác giả sẽ phát phiếu tới 05 ngƣời trả lời phiếu, để đánh giá sơ bộ xem các câu hỏi đặt ra có dễ hiểu không, cần bổ sung hoặc loại bổ những câu hỏi nào. Đồng thời tác giả cũng sẽ gửi phiếu hỏi cho các chuyên gia, giảng viên về quản trị để tham vấn và hoàn thiện phiếu khảo sát. 6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phƣơng pháp định lƣợng: Tác giả sẽ sử dụng phần mềm excel để phân tích các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Mục đích của phân tích định lƣợng là xác định đƣợc khả năng xảy ra và tác động của từng rủi ro trong công ty. Từ đó, căn cứ vào mô hình để lựa chọn quy trình quản trị rủi ro để tác giả đƣa ra đề xuất phù hợp cho công tác quản trị rủi ro của Xhome Phƣơng pháp định tính: song song với phƣơng pháp định lƣợng, luận 10
  20. văn cũng sử dụng những phƣơng pháp định tính nhƣ so sánh, phân tích, đánh giá nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 03 chƣơng: - Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tại doanh nghiệp. - Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam. - Chƣơng 3: Đề xuất hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro cho Công ty Cổ phần Nội thất thông minh Xhome Việt Nam. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0