Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 14
download
Nhận thức lý luận về quản trị rủi ro; làm rõ thực trạng về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** HOÀNG NGỌC ÁNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** HOÀNG NGỌC ÁNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không sao chép, đạo văn của các tác giả khác. Các số liệu thu thập trong luận văn là trung thực, thông qua số liệu của các tài liệu đƣợc trích dẫn, hoặc số liệu đƣợc khảo sát thực tế một cách trung thực.
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Hoàng Đình Phi, ngƣời đã hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các học viên trong trƣờng và tất cả bạn bè. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô và các bạn.
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii LỜI TỰA ......................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG............................................................................................ 7 1.1. Các khái niệm, phân loại về quản trị rủi ro ................................................ 7 1.1.1. Khái niệm rủi ro ................................................................................... 7 1.1.2. Phân loại rủi ro..................................................................................... 9 1.1.3. Quản trị rủi ro .................................................................................... 12 1.2. Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống ......................................... 15 1.2.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................... 15 1.2.2. Nhận thức về hoạt động trinh sát của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế ..... 17 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế ................. 19 1.3.1. Đặc điểm hoạt động trinh sát của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế ........... 19 1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế .... 21 Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ LẠNG SƠN TẠI HUYỆN CAO LỘC ..................... 24 2.1. Thực trạng tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trên địa bàn huyện Cao Lộc ................................................................ 24 2.1.1. Tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................ 24 iii
- 2.1.2. Tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ............................................................. 27 2.2. Thực trạng Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn ..... 29 2.2.1. Thực trạng tổ chức lực lƣợng của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn............................................................................................... 29 2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trinh sát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn huyện Cao Lộc của Cảnh sát kinh tế, Công an Lạng Sơn ...... 30 2.2.3. Khảo sát về năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ....... 39 2.3. Nhận xét, đánh giá về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc ......................... 40 2.3.1. Ƣu điểm ............................................................................................. 40 2.3.2. Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân .................................................... 41 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 47 CHƢƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN .................... 49 3.1. Dự báo ...................................................................................................... 49 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc 51 3.2.1. Vận dụng phƣơng trình quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát để xây dựng giải pháp quản trị rủi ro ............................................................... 51 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ............................................................. 57 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 iv
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và kết quả xử lý .......................... 25 Bảng 2.2. Thống kê kết quả phát hiện, điều tra số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế, ......... 26 Bảng 2.3. Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn huyện Cao Lộc và kết quả xử lý ........................ 28 vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bƣớc vào thời kỳ thực hiện đƣờng lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Lạng Sơn trở thành địa bàn tập trung các đầu mối giao lƣu kinh tế, thƣơng mại của nƣớc ta với Trung Quốc. Hoạt động trao đổi hàng hóa, thăm thân, du lịch qua cửa khẩu ngày càng tăng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nâng cao đời sống của nhân dân… Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì Lạng Sơn cũng phải chịu tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trƣờng, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tình hình trật tự an toàn xã hội. Các loại tội phạm đã lợi dụng triệt để địa bàn biên giới để hoạt động, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thƣơng mại, buôn bán vận chuyển, hàng giả, hàng cấm. Các đối tƣợng sử dụng nhiều phƣơng thức, thủ đoạn để đối phó nhƣ theo dõi chặt chẽ hoạt động của lực lƣợng chức năng, thƣờng xuyên thay đổi thời gian và địa bàn hoạt động; tụ tập đông ngƣời, gây cản trở lực lƣợng chức năng thi hành công vụ khi bị kiểm tra, bắt giữ hàng lậu… Các loại hàng hóa nhập lậu sẽ đƣợc tập kết ở đƣờng biên giới Việt Nam – Trung Quốc chờ thời cơ thuận lợi đƣợc vận chuyển nhỏ lẻ qua các đƣờng mòn, lối mở, lợi dụng địa hình hiểm trở vác hàng qua lƣng chừng núi đá có độ dốc lớn, vòng tránh qua các chốt chặn của lực lƣợng Biên phòng và Hải quan, sau đó đƣợc tập kết vào nhà dân giáp khu vực đƣờng biên, lợi dụng các giờ cao điểm nhƣ buổi trƣa, đêm tối hoặc gần sáng để dùng xe máy hoặc xe ô tô tải nhẹ vận chuyển vào nội địa. Đối với các hành vi gian lận thƣơng mại qua cửa khẩu, một số doanh nghiệp đã lợi dụng Hệ thống thông quan tự động, lợi dụng chính sách ƣu đãi trong lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ… để thực hiện các hành vi gian lận trong xuất nhập khẩu hàng hóa nhƣ: lợi dụng việc hệ thống tự động phân luồng tờ 1
- khai (luồng xanh, luồng vàng) để cố tình không khai hoặc khai sai lệch tên hàng, mã số, xuất xứ, số lƣợng, trọng lƣợng, chủng loại hàng hóa… để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại. Tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là địa bàn huyện biên giới Cao Lộc luôn diễn ra nóng bỏng, phức tạp, ảnh hƣởng tiêu cực đến an ninh, trật tự cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung, trên địa bàn huyện Cao Lộc nói riêng của lực lƣợng điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (Cảnh sát kinh tế) đã có nhiều nỗ lực và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Hàng năm, chỉ riêng trên địa bàn huyện Cao Lộc, lực lƣợng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện, điều tra, xử lý hàng trăm vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại; xử lý hàng trăm đối tƣợng, trong đó công tác trinh sát đóng vai trò rất quan trọng. Công tác trinh sát của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế đã góp phần nắm chắc đƣợc tình hình, đối tƣợng buôn lậu, các phƣơng thức, thủ đoạn, chủng loại hàng hóa; thu thập các tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ xử lý đối tƣợng trƣớc pháp luật. Tuy vậy, với tính chất phức tạp, nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, lực lƣợng trinh sát của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Công an tỉnh Lạng Sơn luôn phải đối diện với các loại rủi ro khi tiến hành các biện pháp trinh sát. Các rủi ro cho hoạt động trinh sát của lực lƣợng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất phát từ hành vi chống đối của đối tƣợng; các phƣơng thức, thủ đoạn che giấu tội phạm; trong việc thực hiện các qui trình, thủ tục bảo đảm các nguyên tắc pháp luật cũng nhƣ sử dụng các công cụ, phƣơng tiện để thực thi nhiệm vụ… Việc nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trong thời gian 2
- qua chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ đã đáp ứng đƣợc tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống, về quản trị rủi ro đã đƣợc công bố. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, học viên đã tiếp cận và tham khảo một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: - Worden và cộng sự (2014), “Đánh giá và quản trị rủi ro trong công tác trinh sát”. Tại công trình này các tác giả đã chỉ ra một số yếu tố trong hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát và xây dựng một số giải pháp tổng thể về quản trị rủi ro đối với hoạt động bảo đảm việc thực thi pháp luật. - Liwång và cộng sự (2014), “Đánh giá việc triển khai các cách tiếp cận dựa trên rủi ro”. Nghiên cứu trên đã đề cập đến tầm quan trọng của việc đƣa đánh giá rủi ro vào trong các hoạt động có tính chất quân sự. - Tô Lâm và Nguyễn Xuân Yêm (2017), “An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Cuốn sách đề cập khá toàn diện về nhận thức lý luận và thực tế an ninh phi truyền thống, trong đó có một số nội dung về bảo đảm an ninh phi truyền thống của lực lƣợng Công an nhân dân. - Nguyễn Văn Hƣởng (2015), “An ninh phi truyền thống – Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã góp phần nhận diện rõ những nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, trong đó có tội phạm phi truyền thống và các giải pháp đối phó. - Nguyễn Văn Hƣởng, Hoàng Đình Phi (2015) “Giáo trình quản trị An ninh phi truyền thống”, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3
- - Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn (2015), “An ninh phi truyền thống – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Cuốn sách đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống và bƣớc đầu liên hệ với thực tiễn về kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. - Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân” (2014). Nội dung Kỷ yếu Hội thảo đề cập sâu đến các hoạt động của ngành Công an trong việc phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống. Các công trình trên, học viên có thể tham khảo trong quá trình tổ chức thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế với địa bàn cụ thể là huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy, đề tài trên không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã đƣợc công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nhận thức lý luận về quản trị rủi ro; làm rõ thực trạng về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các yếu tố bên trong cấu thành công tác quản trị rủi ro để đảm bảo an ninh cho các chiến sỹ cảnh sát tham gia quá trình trinh sát nhƣ: các quy trình về trinh sát, quy trình quản trị rủi ro, những ngƣời thực thi nhiệm vụ, nguồn lực; những yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài tác động đến công tác quản trị rủi ro để đảm bảo quá trình trinh sát đƣợc diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, không xảy ra mất mát về nhân lực. 4
- - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Nghiên cứu quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại. + Về chủ thể: Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn + Về thời gian: từ 2016-2019 + Về không gian: Địa bàn trinh sát tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; quan điểm đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về bảo đảm an ninh, trật tự; cơ sở lý luận và các tiếp cận liên ngành của khoa học an ninh phi truyền thống… - Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: + Phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: Trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, học viên tiến hành tổng hợp, thống kê số liệu sau đó phân tích, so sánh để làm nổi bật thực trạng quản trị rủi ro trong công tác trinh sát đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. + Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả nghiên cứu điển hình tại một số điểm điển hình trên địa bàn huyện Cao Lộc để đánh giá thực trạng cũng nhƣ nguyên nhân, điều kiện tác động đến quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc. + Phƣơng pháp chuyên gia: Quá trình nghiên cứu, học viên đã gặp gỡ, trao đổi với các cán bộ lãnh đạo, trinh sát trực tiếp chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc. 5
- 6. Khung nghiên cứu Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu (Nguồn: tác giả đề xuất) 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung đề tài đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro và an ninh phi truyền thống Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế Lạng Sơn tại huyện Cao Lộc Chƣơng 3: Giải pháp cơ bản nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát Cảnh sát kinh tế Lạng Sơn tại huyện Cao Lộc 6
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 1.1. Các khái niệm, phân loại về quản trị rủi ro 1.1.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu nhƣ ai cũng có thể biết đến phạm trù này. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa thấy có sự thống nhất về khái niệm rủi ro. Tùy theo các nghiên cứu và các trƣờng phái, cách tiếp cận khác nhau mà có những quan điểm khác nhau về rủi ro. Vì vậy, hiện nay định nghĩa này rất phong phú và đa dạng. AllanWillett cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”, quan điểm này nhận đƣợc sự ủng hộ của một số học giả nhƣ Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup, Anghell,... Trong một nghiên cứu của John Haynes, và đƣợc nhắc lại một lần nữa trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của Irving Pfeffer thì rủi ro là: “khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Tuy nhiên, quan điểm đƣợc xem là hiện đại và nhận đƣợc sự đồng tình cao là của Frank H. Knight khi ông cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”. Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cũng có đề cập đến quan điểm này. Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro”. Để đánh giá một rủi ro, ngƣời ta thƣờng dùng 2 tiêu thức: 7
- - Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện. Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng nhiều. - Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất. Tổn thất là hậu quả của rủi ro. Đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau. Theo nguồn từ điển Oxford, rủi ro là “khả năng xảy ra mất mát, nguy hiểm, thất thoát, tai nạn hoặc các hậu quả khôn lường khác…”. Khải niệm về rủi ro là một khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, tuy nhiên, bản chất của rủi ro không hề đơn giản và có sự thay đổi, chuyển dịch trong định nghĩa khi áp dụng trong mỗi ngành nghề khác nhau. Rủi ro trong tài chính liên quan đến khả năng thất thoát về tải sản trong khi rủi ro trong kinh tế lại ám chỉ những điểm chƣa rõ (uncertainty) trong khi tính toán, hay rủi ro trong việc đầu tƣ đơn giản chỉ là các tồn tại chƣa đƣợc tính toán hết và đôi lúc không phải là việc xấu – nhiều rủi ro, nhiều cơ hội là một khái niệm đƣợc nhiều ngƣời biết đến trong đầu tƣ v.v. Việc đạt đƣợc một khái niệm nhất quán về rủi ro là không khả thi. Tuy nhiên, từ những phân tích, luận giải trên, chúng ta có thể hiểu rủi ro là tập hợp của các khả năng có thể xảy ra của một sự việc nào đó cũng nhƣ hậu quả của nó. Đó là những điều xảy ra ngoài sự mong muốn của chủ thể; gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình vận động của sự vật, hiện tƣợng liên quan đến mục đích của một chủ thể nhất định. Từ nhận thức trên, ta có thể thấy một số đặc tính chung rủi ro: (a) khả năng xảy ra sự cố đáng tiếc, (b) khả năng nhận ra các hậu quả tiêu cực, không mong muốn của một sự kiện, 8
- (c) tiếp xúc với một đề xuất (ví dụ: sự xuất hiện của một mất mát) trong đó một điều không chắc chắn, (d) hậu quả của hoạt động và các yếu tố không chắc chắn liên quan, (e) không chắc chắn về và mức độ nghiêm trọng của hậu quả của một hoạt động liên quan đến điều gì đó mà con ngƣời coi trọng, (f) sự xuất hiện của một số hậu quả đƣợc chỉ định của hoạt động và các yếu tố không chắc chắn liên quan, (g) độ lệch so với giá trị tham chiếu và độ không đảm bảo có liên quan. 1.1.2. Phân loại rủi ro 1.1.2.1. Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế. Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thƣờng đƣa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm. Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hƣởng của những nguyên nhân khó dự đoán, phạm vi ảnh hƣởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thƣờng xảy ra trong thực tế. Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho ngƣời có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thƣờng không đƣợc bảo hiểm nhƣng có thế đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging). 1.1.2.2. Rủi ro có thể tính được và không tính được Rủi ro có thể tính đƣợc là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán đƣợc ở một mức độ tin cậy nhất định. Rủi ro không thể tính đƣợc là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thƣờng và rất khó dự đoán đƣợc. 9
- Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lƣờng mang tính chất tƣơng đối. Một số có thể đo lƣờng đƣợc nhiều, một số đo đƣợc ít hơn. 1.1.2.3. Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm Những rủi ro đƣợc bảo hiểm: rủi ro thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ không lƣờng trƣớc, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể nhận bảo hiểm. Những rủi ro không đƣợc bảo hiểm: Rủi ro tài chính, rủi ro riêng, rủi ro động… những rủi ro khác mà doanh nghiệp không thể nhận bảo hiểm. Không phải rủi ro nào cũng có thể đƣợc bảo hiểm. Cơ chế chuyển giao rủi ro cũng có những hạn chế của nó, chẳng hạn, sẽ không sáng suốt nếu để cho ngƣời ta hƣởng lợi từ những hành động phạm tội của mình. Cũng sẽ không đúng nếu để cho một ngƣời nào đó mua bảo hiểm cho ngôi nhà hàng xóm, sau đó đốt ngôi nhà đó để nhận tiền bồi thƣờng. Dù không có ý định phạm tội thì cũng sẽ không đúng nếu để cho một ngƣời nào đó đƣợc lợi từ việc cháy ngôi nhà hàng xóm trong khi ngƣời đó không hề có quyền lợi gì trong ngôi nhà bị cháy. Vì vậy, cần phải có một vài ý niệm về cái có thể đƣợc bảo hiểm và cái không thể đƣợc bảo hiểm. Chúng ta sẽ hiểu đƣợc điều đó khi xem xét các đặc tính và tính chất của những rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần nêu lên là không nên giáo điều vì ranh giới của những rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm và những rủi ro không thể bảo hiểm có thể thay đổi... Thế giới kinh doanh không phải là một môi trƣờng tĩnh. Nó có thể thay đổi để điều chỉnh các tình huống theo ý muốn, cái mà ngày hôm nay coi là không thể đƣợc bảo hiểm thì ngày mai lại có thể trở thành cái có thể đƣợc bảo hiểm. Tuy nhiên, một rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm phải hội đủ những đặc tính sau đây: 10
- * Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên Một sự kiện có thể đƣợc bảo hiểm phải là hoàn toàn ngẫu nhiên đứng trên góc độ của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chuyển giao rủi ro sẽ không xảy ra. * Phải đo đƣợc, định lƣợng đƣợc về tài chính Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng nhƣ một cơ chế chuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những rủi ro xảy ra. Bảo hiểm không thể loại bỏ đƣợc rủi ro, nhƣng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính để đối phó với hậu quả của những tổn thất xảy ra. * Phải có số lớn Nếu số lƣợng đối tƣợng hứng chịu cùng một rủi ro đủ lớn thì ngƣời bảo hiểm có thể dự đoán trƣớc đƣợc mức độ tổn thất mà họ có thể phải chịu. Nếu số đối tƣợng hứng chịu rủi ro cùng loại không đủ lớn (không có số lớn) thì nhiệm vụ sẽ khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí bảo hiểm cần thu sẽ chỉ là sự phỏng đoán có thông tin chứ không thể là sự tính toán chính xác bằng toán học. * Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội Nguyên tắc chung đƣợc pháp luật công nhận là hợp đồng ký kết không đƣợc trái với cái mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải. Chẳng hạn hợp đồng giết ngƣời là không thể chấp nhận đƣợc. Cũng không thể chấp nhận các hợp đồng cố ý huỷ hoại hoặc lấy cắp tài sản của ngƣời khác. Nguyên tắc không trái với chuẩn mực đạo đức cũng đƣợc áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm. Không thể chấp nhận bảo hiểm rủi ro của một vụ phạm pháp không thành. 1.1.2.4. Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố nhƣ tốc độ thiết 11
- kế và xây dựng, hệ thống tổ chức quản trị dự án là những nguyên nhân nội sinh. Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thƣờng gặp nhƣ lạm phát, thị trƣờng, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hƣởng của thời tiết. 1.1.3. Quản trị rủi ro 1.1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro Hiện có rất nhiều định nghĩa về quản trị rủi ro, nhƣng tựu chung lại, quản trị rủi ro sẽ mang hàm ý “thực hiện các quy trình có hệ thống để xác định, phân tích và phản ứng với các rủi ro”, ví dụ: 1. Quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro của tổ chức và doanh nghiệp là các quy trình mà ở đó những ngƣời có trách nhiệm tiến hành mọi hoạt động và sử dụng mọi công cụ có thế để nghiên cứu, dự báo, hoạch định và thực thi các chiến lƣợc và kế hoạch để phòng ngừa các rủi ro và ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo duy trì đƣợc khả năng cạnh tranh bền vững hay sự phát triển bền vững của tổ chức hay doanh nghiệp. 2. Quản trị khủng hoảng: Cùng với quản trị rủi ro thì quản trị khủng hoảng của tổ chức và doanh nghiệp là các quy trình mà ở đó những ngƣời có trách nhiệm xây dựng và thực thi các kế hoạch để ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo doanh nghiệp có thể vƣợt qua khủng hoảng. Quản trị rủi ro là một khái niệm rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong những năm gần đây thƣờng tập trung vào nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong thế giới kinh doanh hiện đại và thay đổi nhanh chóng, các công ty có quyền truy cập rộng rãi vào các nguồn lực và có xu hƣớng tìm kiếm giải pháp rẻ nhất và hiệu quả nhất. Nhiều công ty chỉ tập trung vào một hoạt động kinh doanh cốt lõi sử dụng hợp đồng thầu phụ thông qua bên thứ ba. Do đó, các công ty cố gắng hình thành liên minh với các đối tác khác trong một dự án 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 175 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 141 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn