Luận văn Thạc sĩ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên
lượt xem 4
download
Trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch nói chung và thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên nói chung, luận văn đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút du khách Nga đến với địa phương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Phú Yên, tháng 9 năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Việt Dũng
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, các Phòng, Ban chức năng và quý thầy, cô giáo của khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn và trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Mai Hà Phương đã nhiệt tình, tận tâm và đầy trách nhiệm trong suốt quá trình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành tốt luận văn: Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông - Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, Sở VHTTDL Phú Yên, Công ty Du lịch Sao Việt, Khách sạn Hùng Vương, Khách sạn Long Beach, Khách sạn Công đoàn, TS. Đặng Văn Lái - Hiệu phó Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đã hỗ trợ dịch thuật tiếng Nga phục vụ công tác khảo sát thực tế, ông Phạm Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở VHTTDL… Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi yên tâm công tác và hoàn thành luận văn này. Luận văn đã được hoàn thành, song do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn./.
- iii TÓM TẮT Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc. Du lịch đã thực sự góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội đất nước; hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đã được bạn bè 5 châu biết đến; vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố. Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, được thiên nhiên ưu đãi 189km đường bờ biển; nhiều vịnh, đầm còn mang vẻ đẹp nguyên sơ như: vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện; nhiều đặc sản hấp dẫn như cá ngừ đại dương, sò huyết Ô Loan, bò một nắng Sơn Hòa... Đặc biệt, có thành An Thổ Phú Yên; Bến Tàu không số vũng Rô v.v… Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá; nét đặc sắc văn hóa Phú Yên là sự đan xen giao thoa, hòa hợp của nền văn hóa Việt - Chăm với tháp cổ núi Nhạn 1.000 năm tuổi; có nền văn hóa đá lâu đời với đàn đá, kèn đá độc đáo có trên 2.000 năm… Đây là những điều kiện thuận lợi để Phú Yên phát huy lợi thế du lịch biển đảo và một số loại hình du lịch hấp dẫn khác… Luận văn “Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên” với mong muốn sẽ cùng với các các ngành chức năng của tỉnh chung tay xây dựng, quảng bá và từng bước thu hút du khách quốc tế nói chung và du khách Nga nói riêng đến với Phú Yên; góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế chủ lực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo tinh thần Chương trình hành động của Tỉnh ủy Phú Yên về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020.
- iv ABSTRACT Along with the socio-economic development of the country, the tourism industry has had outstanding growth. Tourism has really and significantly contributed to the socio-economic development of the country; the image of Vietnamese country and Vietnamese people have been made known to people all over the world; the position and role of Vietnam have been strengthened over many countries. Phu Yen is a coastal province at the south of the Central. It has been given an advantage by Nature with 189 kilometers of coast; it has many bays and lagoons with primitive beauty such as: Xuan Dai Bay, Dia Reef, Bai Mon - Dien Cape. It also has many attractive specialties as tuna, blood cockle at O Loan, half-dried beef of Son Hoa… Especially, it has An Tho Citadel; no-number Wharf at Vung Ro… Phu Yen is also a land with history and culture; its unique culture is the mixture and interference, the harmony of Vietnamese and Cham People with 1000-year Ancient Tower on Nhan Mountain. It also has an age-old culture with unique đàn đá, kèn đá with more than 2000 years… These are favorable conditions for Phu Yen to develop its advantages of sea and island in tourism and some other attractive categories of tourism… The thesis of "Solutions attracting Russian tourists to Phu Yen" has the desire to combine with the provincial industries to found, to develop and to gradually attract foreign tourists in general and Russian tourists in particular to Phu Yen; contributing to turn the provincial tourism industry become the key business, contributing to the socio- economic development of the home province under the spirit of activities of Phu Yen Party Committee in investment and development, pushing tourism to become the significant business of the province in 2016 - 2020.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG......................................................................................................... x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................................. xi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................. 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ ............................................................................. 5 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN; ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA................................ 9 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch ..................................................... 9 1.1.1. Khách du lịch và nhu cầu du lịch của con người .................................................... 9 1.1.1.1 Khái niệm về khách du lịch ................................................................................. 9 1.1.1.2. Nhu cầu du lịch của con người .......................................................................... 11 1.1.1.3. Hoạt động du lịch ............................................................................................... 12 1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ............. 13 1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ....................... 14 1.1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch .................................... 16 1.1.4.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................................. 16 1.1.4.2. Tâm lý du khách................................................................................................. 23 1.1.4.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.................................. 25
- vi 1.1.4.4. Nguồn nhân lực du lịch ...................................................................................... 28 1.1.4.5. Các yếu tố chính trị, xã hội ................................................................................ 30 1.1.5. Đặc điểm tâm lý du khách Nga ............................................................................. 30 1.1.5.1. Các yếu tố tác động người Nga đi du lịch nước ngoài ...................................... 30 1.1.5.2. Một số đặc điểm điển hình về tâm lý xã hội và hành vi tiêu dùng của du khách Nga .................................................................................................................................. 31 1.2. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch Nga của một số nước và tại Việt Nam ............ 34 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút khách du lịch Nga của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm .................................................................................................................... 34 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ ........................................................... 34 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha.......................................................................... 35 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................................ 35 1.2.2. Kinh nghiệm thu hút khách Nga của Khánh Hòa và Bình Thuận ........................ 37 1.2.2.1. Tổng quan .......................................................................................................... 37 1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 37 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT DU KHÁCH NGA ĐẾN PHÚ YÊN ............... 39 2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Phú Yên ........................................................................... 39 2.1.1. Tổng quan về tỉnh tiềm năng du lịch tỉnh Phú Yên .............................................. 39 2.1.2. Khái quát về thực trạng du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016 .................. 40 2.1.2.1. Kết quả hoạt động du lịch .................................................................................. 40 2.1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 41 2.2. Kết quả thu hút du khách Nga đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016.......................... 42 2.2.1. Khái quát về nước Nga ......................................................................................... 42 2.2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ...................................................................... 42 2.2.1.2. Một số nét về kinh tế và văn hóa, xã hội ........................................................... 43 2.2.2. Tình hình thu hút du khách Nga giai đoạn 2011 - 2016 ....................................... 46 2.2.2.1. Tổng quan tình hình du khách Nga đến Phú Yên .............................................. 46 2.2.2.2. Sử dụng công cụ SWOT để đánh giá tiềm năng du lịch Phú Yên trong việc thu hút du khách Nga ............................................................................................................ 47
- vii 2.2.3. Thực trạng về một số công tác thu hút du khách Nga của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016 ..................................................................................................................... 48 2.2.3.1. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật và triển khai thực hiện việc thu hút khách Nga ....................................................................................................................... 48 2.2.3.2. Quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên đề làm cơ sở gọi vốn đầu tư phát triển du lịch................................................................................................................................... 49 2.2.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với phát triển du lịch ......................................................................................................................................... 50 2.2.3.4. Kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống CSVCKT du lịch........................................ 50 2.2.3.5. Thực hiện các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể để phục vụ du khách Nga .............................................................................. 51 2.2.3.6. Xây dựng, kết nối hình thành các tour du lịch trong tỉnh .................................. 52 2.2.3.7. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.............................................. 53 2.2.3.8. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ du khách Nga 53 2.2.4. Đánh giá chung ..................................................................................................... 54 2.2.4.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 54 2.2.4.2. Tồn tại, hạn chế .................................................................................................. 55 2.3. Kết quả khảo sát về hoạt động thu hút du khách Nga của du lịch Phú Yên ............ 55 2.3.1. Một số kết quả đạt được ........................................................................................ 55 2.3.1.1. Đánh giá của du khách Nga về du lịch Phú Yên ............................................... 55 2.3.1.2. Đánh giá của các cơ quan quản lý/Doanh nghiệp du lịch tại Phú Yên .............. 60 2.3.2. Đánh giá, nhận xét ................................................................................................ 62 2.3.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân ................................................................ 62 2.3.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 63 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT DU KHÁCH NGA ĐẾN TỈNH PHÚ YÊN ....................................................................................................................... 65 3.1. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên ................................................................... 65 3.1.1. Định hướng chung ................................................................................................ 65 3.1.2. Mục tiêu đến năm 2020 ........................................................................................ 66 3.1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 66
- viii 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 66 3.1.2.3. Số lượng và cơ cấu khách Nga, địa bàn thu hút khách Nga .............................. 66 3.2. Giải pháp thu hút du khách Nga .............................................................................. 68 3.2.1.Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến thu hút du khách .. 68 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên đề làm cơ sở gọi vốn đầu tư phát triển du lịch ............................................................................................................. 69 3.2.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với phát triển du lịch ..................................................................................................................... 71 3.2.4. Giải pháp về kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống CSVCKT du lịch ...................... 72 3.2.5. Giải pháp về đầu tư khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để thu hút du khách Nga .................................................................................................................. 73 3.2.6. Giải pháp về xây dựng, hình thành các tour du lịch trong tỉnh ............................ 73 3.2.7. Giải pháp về công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ............................ 75 3.2.8. Giải pháp về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ du khách Nga ....................................................................................................................... 76 3.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 80
- ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật QLNN QLNN Sở VHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch SPDL Sản phẩm du lịch UBND Ủy ban nhân dân UNWTO The United Nations World Tourism Organization - Tổ chức Du lịch thế giới VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch WEF World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới WHC World Heritage Committee – Hội đồng Di sản thế giới
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ........................................... 13 Bảng 1.2: Tóm tắt các yếu tố liên quan đến cung ........................................................... 15 Bảng 1.3: Tổng hợp một số hình thức lễ hội .................................................................. 20 Bảng 1.4: Tổng hợp các yếu tố tác động đến tâm lý du khách ....................................... 24 Bảng 1.5: Tổng hợp một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................ 27 Bảng 1.6: Một số nước có mức chi tiêu cao cho du lịch quốc tế năm 2015, 2016 ......... 32 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của du lịch Phú Yên giai đoạn 2010 - 2015 ..................... 40 Bảng 2.2: Đánh giá du lịch Phú Yên bằng công cụ SWOT ............................................ 47 Bảng 2.3. Một số văn bản của tỉnh Phú Yên liên quan đến du lịch ................................ 49 Bảng 2.4: Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016...................... 51 Bảng 2.5: Một số di tích, danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia của tỉnh Phú Yên ........... 52 Bảng 2.6: Đánh giá của du khách Nga về một số điểm du lịch của tỉnh Phú Yên ......... 56 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thu hút khách du lịch của tỉnh Phú Yên ................................ 65 giai đoạn 2016 – 2020 ..................................................................................................... 65 Bảng 3.2: Một số tour du lịch trọng điểm của tỉnh ......................................................... 74
- xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 1.1: Lượng khách Nga đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 ........................... 33 Biểu đồ 1.2. Mục đích chuyến du lịch nước ngoài của du khách Nga ........................... 34 Biểu đồ 2.1: Tình hình khách Nga đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016 .......................... 46 Biểu đồ 2.2: Nhân lực ngành du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016 ...................... 54 Biểu đồ 2.3: Đánh giá chung về mức độ hài lòng của du khách Nga đối với một số yếu tố du lịch ......................................................................................................................... 57 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ du khách có ý định trở lại Phú Yên và giới thiệu du lịch Phú Yên cho người khác ....................................................................................................................... 59 Biểu đồ 2.5 (a, b): Đánh giá về một số nội dung trong hoạt động du lịch...................... 60 Biểu đồ 2.6: Đánh giá về Slogan: “Phú Yên- Điểm đến Hấp dẫn và Thân thiện” ......... 62
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển nhanh và mang lại ích lợi nhiều mặt cho quốc gia, cộng đồng. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, dần thu hẹp khoảng cách với các nước có nền du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. Du lịch phát triển đã tạo nhiều việc làm cho người dân, tăng nguồn thu cho đất nước, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hội nhập ngày càng sâu – rộng của đất nước với khu vực và thế giới. Trong những năm qua, cùng với ngành du lịch cả nước, tỉnh Phú Yên tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với phát triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không. Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng ngày càng được chú trọng. Địa phương đã có những chính sách hợp lý về thu hút đầu tư để phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ liên quan. Các loại hình và sản phẩm du lịch của Phú Yên cũng ngày càng phong phú, trong đó quan trọng là các loại như: Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; du lịch lễ hội; du lịch cộng đồng; du lịch làng nghề. Hoạt động lữ hành đã có bước phát triển khá, một số đơn vị kinh doanh lữ hành bước đầu đã xây dựng các chương trình du lịch phong phú; tổ chức đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước về khảo sát sản phẩm du lịch Phú Yên; kết nối đưa khách về Phú Yên,... Duyên hải Nam Trung bộ được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (2016), đã có khoảng 433.000 lượt khách Nga đến Việt Nam, trong đó riêng Công ty du lịch Pegas, chuyên đón du khách Nga do Pegas Touristik thành lập tại Việt Nam, đã đón gần 130.000 lượt khách. Điểm đến được khách Nga ưa chuộng là khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, đặc biệt là Bình Thuận và Nha Trang. Trong xu thế này, không ít doanh nghiệp đã đầu tư vào cơ sở lưu trú (khu nghỉ dưỡng, khách
- 2 sạn...), đồng thời tiến hành mở rộng, xây dựng dự án, tập huấn nhân sự chuyên sâu cho phục vụ thị trường khách Nga đầy tiềm năng. Tuy nhiên, lượng khách Nga gần đây đang có dấu hiệu bão hòa. Nguyên nhân là khách Nga chưa thật sự hài lòng với dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm ở Việt Nam. Khách Nga không khó tính, nhưng nhu cầu về vui chơi và chăm sóc sức khỏe của họ là rất lớn. Ngoài ra, sản phẩm du lịch cho khách thị trường Nga còn nhiều trùng lặp, chưa có sự liên kết giữa các tỉnh,… Tỉnh Phú Yên được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hoang sơ, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp và luôn có nắng ấm như: Long Thủy, hòn Chùa, bãi Xép, Vũng Rô,…. Con người nơi đây có bản tính nhân hậu, hiền hòa, mến khách. Ngoài ra, giá cả ở địa phương không có sự biến động đáng kể,… sẽ là lựa chọn thuận lợi cho du khách. Đáng chú ý, hiện tỉnh đang triển khai dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô nên việc đón đầu du khách Nga cũng là cách làm sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch tỉnh nhà. Gần đây, tại Hội nghị liên kết phát triển khách du lịch Nga đến Phú Yên, đã có nhiều ý kiến với mong muốn tăng cường sự liên kết để đưa khách Nga đến Phú Yên, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp hình thành chuyến bay charter (bay thẳng từ Nga đến Tuy Hòa để hạn chế chi phí do phải quá cảnh tại nhiều nơi). Đó chính là những điều kiện thuận lợi để Phú Yên từng bước đẩy mạnh công tác thu hút du khách Nga đến với vùng đất “Hoa vàng trên cỏ xanh” đầy thơ mộng. Luận văn “Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên” với mong muốn góp phần nhất định vào công tác quảng bá để thu hút ngày càng đông đảo du khách quốc tế nói chung và du khách Nga nói riêng đến với Phú Yên, nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương trong những năm tới. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch nói chung và thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên nói chung, luận văn đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút du khách Nga đến với địa phương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch và tâm lý du khách. - Phân tích thực trạng du khách Nga ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016. - Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút du khách Nga đến Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng du lịch Phú Yên nói chung và thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận văn tập trung vào nghiên cứu các giải pháp thu hút du khách Nga, không mở rộng sang các thị trường du khách khác. - Về không gian: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Yên. - Về thời gian: + Nghiên cứu thực trạng du khách Nga đến tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016. + Đề xuất định hướng và giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như sau: - Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản của Trung ương, của tỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên và các ban ngành liên quan. Với các nguồn dữ liệu này, nhằm đánh giá phát triển du lịch, thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả. - Phương pháp thu thập thông tin: Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu, cũng như kế thừa các nghiên cứu trước, bước đầu điều tra tổng hợp về các điều kiện
- 4 tự nhiên, xã hội và đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch của tỉnh Phú Yên nói chung và đối với du khách Nga nói riêng; đồng thời, đề ra những giải pháp để tiếp tục thu hút du khách Nga trong những năm tiếp theo. - Phương pháp phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách du lịch và các nhà quản lý, doanh nghiệp hoạt động du lịch, lữ hành. Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với việc thu hút du khách Nga. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính giá trị trung bình để xử lý số liệu và xác định mức độ hài lòng dựa vào giá trị khoảng cách. - Về mẫu kháo sát: Sử dụng công thức: n = N/(1+N*e2) với n: kích thước mẫu, N: tổng quần thể và e: sai số tiêu chuẩn (0,1). Từ công thức này, xác định số mẫu điều tra cho từng đối tượng như sau: + Số phiếu điều tra du khách Nga: Theo số liệu của Sở VHTTDL Phú Yên, tổng số khách Nga từ tháng 5 đến tháng 6/2017 là 700 khách; vậy số phiếu cần khảo sát tối thiểu là: 87,5 phiếu. + Số phiếu điều tra các cơ quan quản lý về du lịch, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành: Từ số liệu của Sở VHTTDL Phú Yên, có 33 cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 9 UBND cấp huyện, số khách sạn từ 2 sao trở lên và các doanh nghiệp hoạt động du lịch, lữ hành là 140 đơn vị (tháng 6/2017) thì có tổng số là: 182 đơn vị. Áp dụng công thức trên, tính ra được số phiếu cần điều tra tối thiểu là 65 phiếu. + Kết cấu phiếu khảo sát gồm 2 phần: thông tin cá nhân và khảo sát dành để thăm dò ý kiến của khách du lịch và các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh; ngoài ra, còn có một phiếu được dịch sang tiếng Nga để thăm dò ý kiến của du khách Nga. + Về nội dung khảo sát: Đối với phiếu dành cho du khách: có 10 nội dung; đối với phiếu dành cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh: có 9 nội dung. Tổng số phiếu khảo sát là 300 phiếu, trong đó: 200 phiếu khảo sát du
- 5 khách bằng tiếng Nga; 100 phiếu khảo sát dành cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ * Một số nghiên cứu của nước ngoài Qua nghiên cứu một số tài liệu nhận thấy, UNWTO và một số tổ chức khác như Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA),... hàng năm đều có các số liệu về tình hình du lịch trên thế giới nói chung. Riêng đối với thị trường khách du lịch Nga, đã có một số nghiên cứu nhất định như các nghiên cứu của Công ty tư vấn TMI, Tập đoàn Mintel, Tổng cục Thống kê Nga… nghiên cứu và thống kê số liệu thị trường khách Nga đi du lịch nước ngoài (outbound), đặc điểm khách du lịch Nga. Một số tác giả tại Phần Lan, Đan Mạch hoặc một số quốc gia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập với định hướng thị trường mục tiêu là khách Nga đã có một số nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường và đưa ra một số định hướng chiến lược nhằm thu hút thị trường khách này. Anna Olme (2017), tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sụt giảm khách Nga trong những năm 2014 - 2015 để từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để tăng cường sức hấp dẫn của Phần Lan đối với du khách Nga. Trên bình diện nghiên cứu điểm đến du lịch (Tourist destination), điển hình là đề tài của Natalia Saenko (2010), tác giả nghiên cứu các lý thuyết về ý nghĩa và đo lường hình ảnh đích của Echtner và Ritchie, Tasci và các nhà nghiên cứu khác để đánh giá hình ảnh của Đan Mạch như một điểm đến du lịch, từ đó chỉ ra rằng việc nâng cao và quảng bá hình ảnh điểm đến sẽ giúp cải thiện hình ảnh của du lịch Đan Mạch trong việc thu hút du khách Nga. Ngoài ra, có nghiên cứu của Ekaterina Klimova (2015) đề cập đến việc xây dựng Na Uy như là một điểm đến du lịch để thu hút du khách Nga dựa trên các bài viết trên blog về du lịch Nga, qua đó chỉ ra rằng việc xác định rõ điểm đến du lịch sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc định hướng xu thế du lịch của du khách. * Một số nghiên cứu trong nước: Hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá khách du lịch quốc tế nói chung và khách Nga nói riêng chủ yếu do Tổng Cục du lịch, các Viện nghiên cứu hoặc các
- 6 tạp chí chuyên ngành về du lịch đảm nhận. Đáng chú ý là một số tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: - Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015” của Bộ VHTTDL ban hành năm 2012. - Đề tài “Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” của Sở VHTTDL Khánh Hòa thực hiện vào năm 2014. - Năm 2010, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam đã có công trình nghiên cứu về thị trường Nga với đề tài “Định hướng chiến lược marketing nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam”. Đây cũng là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ duy nhất tới nay. Bên cạnh đó còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh, luận văn, khóa luận tốt nghiệp và các bài nghiên cứu, trao đổi tại các cuộc hội thảo du lịch về thị trường khách Nga đã được tổ chức trong những năm qua như: - Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam” của Đào Việt Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2011); Luận văn “Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” của Nguyễn Quốc Tiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015). - Trần Thị Kim Thoa (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu - Bắc Mỹ với mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố: Động cơ đi du lịch, thái độ, kinh nghiệm điểm đến, hình ảnh điểm đến, nhóm tham khảo, giá tour du lịch, truyền thông, đặc điểm chuyến đi. Ở góc độ nghiên cứu, trao đổi, tác giả Hoàng Trọng Tuấn (2015) dựa trên đo lường chất lượng dịch vụ tổng thể (SERVQUAL) của Parasuraman, A. và cộng sự (1988) và một số tác giả khác đã đề xuất mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch, gồm: lòng mến khách, khả năng tiếp cận, sự sẵn sàng phục vụ, nội dung tham quan, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực tại điểm, sức chứa khách, tính an toàn. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), trên cơ sở sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu
- 7 and Ritchie (1993) với việc bổ sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du lịch quốc tế hiện nay, đã thiết kế bảng hỏi gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế hay Hồ Văn Hội (2011) với bài viết “Chính sách phát triển du lịch của Thái Lan: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”… Ngoài ra, trong các năm 2014-2015, Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo về thu hút du khách Nga, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm và thu hút khách Nga đến với Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa. Nhìn chung, các tác giả đã có nhiều công trình liên quan đến việc thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam. Riêng đối với nội dung thu hút du khách Nga, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, đánh giá việc thu hút khách Nga đến với các địa phương có thế mạnh lâu nay như Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, thời điểm đánh giá, nghiên cứu được thực hiện kể từ năm 2015 trở về trước - khi nền kinh tế Nga chưa bị ảnh hưởng bởi các biến động chính trị, đồng Rub bị suy thoái khiến người dân Nga hạn chế đi du lịch nước ngoài. Kế thừa các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, với mong muốn liên kết các tỉnh, thành phố trong khu vực có những điểm tương đồng về phong cảnh, tài nguyên thiên nhiên để từng bước mở rộng, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, nhất là nắm bắt thị hiếu, thói quen du lịch, tâm lý của du khách Nga để có những điều chỉnh cho phù hợp trong điều kiện biến động về địa chính trị ở Nga, từ đó thu hút du khách Nga một cách bền vững, hiệu quả. Luận văn “Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên” nhằm mong muốn đóng góp những giải pháp, định hướng để thu hút du khách Nga đến Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng mang tính lâu dài, phù hợp với những quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh Phú Yên. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
- 8 - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thu hút khách du lịch Nga. - Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch Nga đến Phú Yên - Chương 3: Các giải pháp chủ yếu thu hút khách du lịch Nga đến Phú Yên
- 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN; ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch 1.1.1. Khách du lịch và nhu cầu du lịch của con người 1.1.1.1 Khái niệm về khách du lịch Theo UNWTO: “Khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: Là người đi khỏi nơi cư trú của mình; không theo đuổi mục đích kinh tế; đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên; Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước”. Tại mỗi nước đều có những định nghĩa riêng về khách du lịch. Ở Việt Nam, Luật Du lịch (2017) đã đưa ra định nghĩa về khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Hiện nay trong các thông kê và phân tích về khách du lịch, người ta thường phân ra 2 loại: Khách du lịch quốc tế và Khách du lịch nội địa. - Theo Trần Thị Mai (2009), “Khách du lịch quốc tế (International tourist) là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm, trong thời gian ít nhất là 24 giờ”. Năm 1989, tại hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã đưa ra tuyên bố Lahaye về du lịch trong đó có khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú thường xuyên; Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được cấp phép gia hạn; Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại. Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác” (Trần Thị Mai, 2009).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn