Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc tác động đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên thuộc Tổng công ty 15; đo lường mức độ tác động của từng thành phầnchất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viêntại Tổng công ty 15; đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thỏa mãn với công việc của nhân viên trong Tổng công ty thông qua các thành phần chất lượng cuộc sống công việc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15
- TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ĐÌNH KỶ ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC TỔNG CÔNG TY 15 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2017
- i TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ĐÌNH KỶ ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC TỔNG CÔNG TY 15 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2017
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến: Tiến sĩ Phạm Thị Ngân - Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Tôn Đức Thắng. Nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Cô mà tôi có thể hiểu rõ về phương pháp khoa học và nội dung đề tài, từ đó có thể hoàn thiện luận văn này. Tất cả quý Thầy, Cô trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thứ, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi theo học, từ những kiến thức này giúp tôi có được một nền tảng vững chắc để hoàn thành tốt luận văn của mình. Quý Thầy, Cô phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Tôn Đức Thắng đã nhiệt tình nhắc nhở và hướng dẫn tôi hoàn thành các thủ tục liên quan đến luận văn tốt nghiệp. Các thủ trưởng và đồng chí, đồng đội đang làm việc tại cơ quan, đơn vị Tổng công ty 15 đã hỗ trợ, góp ý cho tôi trong nghiên cứu và hoàn thành phiếu khảo sát. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và các bạn đọc. TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đình Kỷ
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thị Ngân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Đình Kỷ Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Ngân Trường Đại học Tôn Đức Thắng Cán bộ phản biện 1: ………………….. Cán bộ phản biện 2: ….………………. Luận văn được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG, ngày tháng năm 2017 theo Quyết định số /2017/TĐT-QĐ-SĐH ngày / /2017.
- iv TÓM TẮT Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15” được thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2017 nhằm mục đích nghiên cứu, tìm ra giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với công việc của người lao động thông qua các thành phần chất lượng cuộc sống công việc tại Tổng công ty 15. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Walton dùng để đo lường chất lượng cuộc sống công việc; mô hình nghiên cứu của tác giả Trần Kim Dung và Trần Hoài Nam dùng để đo lường sự thỏa mãn với công việc. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính nhằm kiểm tra và điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng với kích cỡ mẫu gồm 268 nhân viên đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng công ty 15 để đánh giá thang đo và phân tích mô hình hồi quy. Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tám thành phần: (1) Lương, thưởng công bằng và tương xứng, (2) Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, (3) Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, (4) Nhận thức về trách nhiệm xã hội của tổ chức và cá nhân, (5) Cơ hội phát triển nghề nghiệp và bảo đảm công việc, (6) Hòa nhập xã hội trong tổ chức, (7) Sự tuân thủ Luật pháp và bảo vệ quyền lợi nhân viên, (8) Cơ hội sử dụng năng lực cá nhân, có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên làm việc tại Tổng công ty 15. Trong đó, thành phần Nhận thức về trách nhiệm xã hội của tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên, tiếp theo là các thành phần Cơ hội phát triển nghề nghiệp và bảo đảm công việc, Sự tuân thủ Luật pháp và bảo vệ quyền lợi nhân viên, Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân… và cuối cùng là Cơ hội sử dụng năng lực cá nhân.
- v MỤC LỤC Trang bìa phụ .............................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Lời cam đoan ............................................................................................................. iii Tóm tắt ....................................................................................................................... iv Mục lục ........................................................................................................................ v Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... viii Danh mục bảng biểu................................................................................................... ix Danh mục hình vẽ, sơ đồ ............................................................................................ xi CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1.1. Lí do nghiên cứu .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 6 2.1.1. Chất lượng cuộc sống công việc ....................................................................... 6 2.1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 6 2.1.1.2. Các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc..................................... 8 2.1.2. Thỏa mãn với công việc .................................................................................. 11 2.1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 11 2.1.2.2. Thành phần thỏa mãn với công việc ............................................................ 13 2.1.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước ...................................................................... 14 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu .............................................................................. 16 2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 16
- vi 2.2.2 Các giả thuyết ................................................................................................... 17 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 21 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 21 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................... 22 3.2.1. Thang đo .......................................................................................................... 22 3.2.2. Thảo luận nhóm............................................................................................... 24 3.2.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................ 27 3.3. Nghiên cứu định lượng....................................................................................... 30 3.3.1. Thiết kế mẫu .................................................................................................... 30 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 31 3.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................. 32 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 33 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................................ 33 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................... 40 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 42 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo của các biến độc lập ............................ 42 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc: Sự thỏa mãn với công việc ...... 47 4.4. Phân tích hồi quy bội.......................................................................................... 48 4.4.1. Phân tích tương quan....................................................................................... 49 4.4.2. Kiểm định sự phù hợp mô hình tổng thể ......................................................... 51 4.4.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 53 4.4.4. Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính ............................................................. 55 4.4.5. Kiểm định phân phối chuẩn ............................................................................ 55 4.4.6. Kiểm định đa cộng tuyến và tự tương quan .................................................... 57 4.5. Kiểm định sự khác biệt về sự thỏa mãn với công việc theo đặc điểm của mẫu ..... 58 4.5.1. Kiểm định sự khác biệt của giới tính đến sự thỏa mãn với công việc ............ 58 4.5.2. Kiểm định sự khác biệt của tình trạng hôn nhân với thỏa mãn công việc ...... 59 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt của độ tuổi đến sự thỏa mãn với công việc............... 60 4.5.4. Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn đến sự thỏa mãn với công việc ...... 61
- vii 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt về chức danh đến thỏa mãn với công việc ................ 62 4.5.6. Kiểm định sự khác biệt về thời gian làm việc đến thỏa mãn với công việc ... 63 4.5.7. Kiểm định sự khác biệt về mức lương đối với thỏa mãn với công việc ......... 64 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 66 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 66 5.2. Một số kiến nghị................................................................................................. 67 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 73 PHỤ LỤC ..................................................................................................................xii
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QWL: Quality of work/working life Chất lượng cuộc sống công việc JS: Job Satisfaction Thỏa mãn với công việc ANOVA: Analysis of Variance Phân tích phương sai EFA: Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO: Kaiser -Meyer-Olkin Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình trong EFA Sig: Significance of Testing (p-value) Mức ý nghĩa của phép kiểm định SPSS: Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm phục vụ cho thống kê khoa học xã hội VIF: Variance Inflation Factor Nhân tố phóng đại phương sai
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Mô tả thống kê mẫu theo các đặc tính ...................................................... 33 Bảng 4.2: Mô tả thống kê các biến quan sát Lương, thưởng công bằng ................. 35 Bảng 4.3: Mô tả thống kê các biến quan sát của thành phần Điều kiện làm việc ..... 36 Bảng 4.4: Mô tả thống kê các biến quan sát của Sự cân bằng giữa công việc ......... 36 Bảng 4.5: Mô tả thống kê các biến quan sát của thành phần Nhận thức trách ......... 37 Bảng 4.6: Mô tả thống kê các biến quan sát của thành phần Cơ hội phát triển ........ 37 Bảng 4.7: Mô tả thống kê các biến quan sát của Sự hòa nhập xã hội ....................... 38 Bảng 4.8: Mô tả thống kê các biến quan sát của Sự tuân thủ luật pháp và............... 38 Bảng 4.9: Mô tả thống kê các biến quan sát của Cơ hội sử dụng năng .................... 39 Bảng 4.10: Mô tả thống kê các biến quan sát của Sự thỏa mãn với công ................ 39 Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần ......................................... 40 Bảng 4.12: Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo thành phần biến độc lập.................. 43 Bảng 4.13: Kết quả phân tích EFA các biến độc lập, lần 1 ...................................... 44 Bảng 4.14: Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo thành phần biến độc lập.................. 45 Bảng 4.15: Kết quả phân tích EFA các biến độc lập ................................................ 46 Bảng 4.16: Hệ số KMO và Bartlett’s Test thang đo Sự thỏa mãn với công việc ..... 47 Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộc ............................................ 48 Bảng 4.18: Bảng tương quan các biến ...................................................................... 50 Bảng 4.19: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình .......................................................... 51 Bảng 4.20: Kiểm định ANOVA của mô hình ........................................................... 52 Bảng 4.21: Bảng kết quả hồi quy .............................................................................. 52 Bảng 4.22: Tổng hợp các kết quả kiểm định giả thuyết ........................................... 54 Bảng 4.23: Kiểm định T-Test ................................................................................... 58 Bảng 4.24: Kiểm định sự khác biệt về tình trạng hôn nhân với thỏa ....................... 59 Bảng 4.25: Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi đến thỏa mãn với công việc ............ 60 Bảng 4.26: Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn đến sự thỏa ....................... 61 Bảng 4.27: Kiểm định sự khác biệt về chức danh đến thỏa mãn .............................. 62
- x Bảng 4.28: Kiểm định sự khác biệt về thời gian làm việc với thỏa .......................... 63 Bảng 4.29: Kiểm định sự khác biệt về mức lương đối với thỏa mãn với ................. 64
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Lee và Chan ...................................................... 15 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 16 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 21 Hình 4.1: Biểu đồ Scatterplot .................................................................................... 55 Hình 4.2: Biểu đồ Histogram .................................................................................... 56 Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot ........................................................................................ 57
- 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do nghiên cứu Tổng công ty 15 (Binh đoàn 15) là doanh nghiệp quân đội được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Tham gia xóa đói, giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; xây dựng các cụm, điểm dân cư, tạo vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc; tạo mọi điều kiện cho con, em đồng bào tới trường, tham gia chương trình phổ cập tiểu học, xóa mù chữ; phục hồi, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần phát triển nông thôn mới theo các tiêu chí và định hướng của nhà nước [3]; đây là những việc làm rất cần thiết, đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc. Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển Tổng công ty đã hình thành lên 271 thôn, làng, 16 xã và 3 huyện mới trên tuyến biên giới; thực hiện xoá đói, giảm nghèo cho hàng chục ngàn hộ gia đình, nâng cao điều kiện chăm sóc y tế, chữa bệnh cho nhân dân; bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Xây mới 10 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 2 trường trung học. Đóng góp hàng trăm tỷ đồng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hàng chục ngàn ngày công lao động giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đơn vị trở thành chỗ dựa vững chắc của bà con đồng bào khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Là một trong những doanh nghiệp quân đội thực hiện hiệu quả mô hình quân đội tham gia xây dựng kinh tế, được nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Từ năm 2012 Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên; nhờ đó đã có nhiều doanh nghiệp hình thành và phát triển, theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai từ năm 2013 đến năm 2016 trên Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15
- 2 địa bàn tỉnh có hơn 1.440 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký 10.541 tỉ đồng, vốn đăng ký thành lập trung bình 7,32 tỉ đồng/doanh nghiệp, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp thời điểm quý III năm 2016 là 81.309 người, Gia Lai trở thành tỉnh có thị trường lao động khá năng động và cạnh tranh. Những thay đổi đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế, quốc phòng của Tổng công ty. Thực trạng những năm gần đây một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên của công ty xin chuyển vùng công tác, đề nghị được phục viên hoặc tự ý bỏ việc với nhiều lý do khác nhau; nhiều nhân viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới quyết định rời bỏ công ty vì họ không hài lòng về các yếu tố chất lượng cuộc sống trong công việc, như thường xuyên phải làm các công việc có yêu tố mất an toàn, không có đủ thời gian chăm sóc gia đình, ts có cơ hội phát triển lên vị trí cao hơn. Một số nhân viên khác thì mất nhiệt huyết với công việc dẫn đến kết quả công việc không cao. Theo báo cáo tổng hợp của cơ quan Nhân sự Tổng công ty, số lượng nhân viên phục viên, bỏ việc có xu hướng tăng mạnh trong các năm 2014 - 2016 (Năm 2013: 124 người, năm 2014: 320 người, năm 2015: 350 người, đặc biệt năm 2016: 448 người chiếm 2,72% tổng số lao động), những nhân viên này đa số có trình độ khá, năng lực làm việc tốt và có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Từ năm 2015 Tổng công ty áp dụng hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) các chỉ số đánh giá phản ảnh hiệu quả công việc của nhân viên năm 2016 chỉ đạt 92% so với năm 2015. Từ thực tế nêu trên việc quan trọng hơn hết của lãnh đạo Tổng công ty 15 là làm thế nào giữ chân được nhân viên, đặc biệt là những nhân viên giỏi để duy trì sự phát triển cho đơn vị; sự ổn định về nhân sự sẽ giúp Công ty tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện. Theo Dubinsky (1984) sự thỏa mãn công việc quyết định sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Nghiên cứu của Walton (1975) cho rằng, “nâng cao chất lượng cuộc sống công việc của nhân viên trong tổ chức là một trong những phương pháp hiệu quả để duy trì nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc tốt để nhân viên phát huy khả năng làm việc, từ đó nâng cao kết quả làm việc. Chất lượng cuộc sống công việc Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
- 3 được xem một trong những yếu tố quan trọng để mang lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống”. Các nhu cầu của nhân viên sẽ được đáp ứng nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt chất lượng cuộc sống công việc của nhân viên, giúp cho nhân viên gắn kết hơn với tổ chức. Cuộc sống công việc được xem là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người đặc biệt là trong môi trường quân đội, bởi vì một phần lớn thời gian của họ được dành cho các tổ chức, nhiều người cho rằng công việc đại diện cho giá trị của họ trong xã hội. Chính vì thế, chất lượng cuộc sống sẽ phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống công việc mà họ có được tại nơi làm việc. Theo Gadon (1984), cải thiện chất lượng cuộc sống công việc sẽ đạt được mục tiêu nâng cao năng suất và gia tăng sự thỏa mãn của nhân viên. Nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao sự thỏa mãn với công việc thông qua các thành phần chất lượng cuộc sống công việc là đề tài thu hút sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu lẫn các nhà hoạt động thực tiễn, tuy nhiên đối với Tổng công ty 15 đây là nội dung còn rất mới, từ trước đến nay chưa được đầu tư nghiên cứu. Từ những lý do trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của Chất lƣợng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của ngƣời lao động thuộc Tổng công ty 15 (Binh đoàn 15)”. Qua nghiên cứu, hy vọng giúp Ban lãnh đạo Tổng công ty 15 hiểu chính xác hơn về vai trò chất lượng cuộc sống công việc đối với nhân viên trong công ty và từ đó có các chính sách phù hợp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm: Xác định các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc tác động đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên thuộc Tổng công ty 15. Đo lường mức độ tác động của từng thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên tại Tổng công ty 15. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thỏa mãn với công việc của nhân viên trong Tổng công ty thông qua các thành phần chất lượng cuộc sống công việc. Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
- 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố của Chất lượng cuộc sống công việc có tác động đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên hay không? Các nhân tố của Chất lượng cuộc sống công việc tác động như thế nào đến sự thỏa mãn với công việc của nhân viên? Những hàm ý quản trị nào có thể nâng cao sự thỏa mãn với công việc của nhân viên trong Tổng công ty 15 thông qua các thành phần chất lượng cuộc sống công việc? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống công việc và thỏa mãn với công việc. Phạm vi nghiên cứu: Tổng Công ty 15 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đối tượng khảo sát: Nhân viên đang làm việc tại Tổng Công ty 15 và các đơn vị trực thuộc. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2017 tại Tổng Công ty 15. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ: Dựa trên câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, lý thuyết về QWL, lý thuyết về thỏa mãn với công việc và kết quả làm việc để hình thành mô hình nghiên cứu. Sau đó tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh cách đo lường, các khái niệm để phù hợp với điều kiện tại Tổng công ty. Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Mẫu nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Sau khi mã hóa và làm sạch thì dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy và phân tích hồi quy để làm rõ các vấn đề liên quan đến giả thuyết nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài thực hiện với mong muốn giúp cho ban lãnh đạo Tổng công ty hiểu rõ các yếu tố của chất lượng cuộc sống công việc có tác động như thế nào đến sự thỏa Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
- 5 mãn với công việc của nhân viên; kết quả nghiên cứu sẽ là bằng chứng có cơ sở khoa học để tham mưu, đề xuất cho ban lãnh đạo Tổng công ty các kiến nghị nâng cao chất lượng cuộc sống công việc, nhằm nâng cao sự thỏa mãn với công việc của nhân viên, góp phần duy trì sự ổn định nguồn nhân lực, gia tăng hiệu quả công viêc và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. 1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương này khái quát về lý do chọn đề tài, tổng quan về đơn vị tác giả đang làm việc, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu luận văn. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Chất lượng cuộc sống công việc, thỏa mãn với công việc. Tổng quan các nghiên cứu trước về sự ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc; đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày cụ thể quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã sử dụng, kết quả nghiên cứu sơ bộ; thiết kế mẫu và quy mô mẫu nghiên cứu định lượng, sử dụng thang đo, cách thức xử lý dữ liệu nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày thông tin mẫu khảo sát, Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, kết quả phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội, kiểm định sự khác biệt về sự thỏa mãn với công việc theo đặc điểm của mẫu. Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận, trả lời các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự thảo mãn chung với công việc và kết quả làm việc thông qua các thành phần chất lượng cuộc sống công việc. Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
- 6 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết. 2.1.1. Chất lƣợng cuộc sống công việc Hội đồng chất lượng cuộc sống công việc quốc tế (Quality of work/working life) được thành lập năm 1973, nhân tố con người trong công việc được nhấn mạnh bằng cách tập trung vào chất lượng của mối quan hệ giữa người lao động và môi trường làm việc. Các nhà tâm lý học đề xuất các lý thuyết khác nhau về “mối quan hệ tích cực giữa tinh thần và năng suất lao động” và khả năng cải thiện các mối quan hệ con người. Những thành quả nghiên cứu đã được các nhà quản trị áp dụng nhằm gia tăng sự hài lòng của nhân viên, cải thiện kết quả hoạt động của tổ chức, thúc đẩy người lao động tham gia giải quyết khó khăn của tổ chức và phát triển các chương trình gia tăng năng suất lao động. 2.1.1.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống công việc đã được định nghĩa bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều cách khác nhau. Theo Martel và Dupuis ( 2 0 0 6 ) , trong suốt 30 năm qua có nhiều định nghĩa quan trọng về QWL: Walton(1975), Boisvert (1977), Carlson (1980), Nadler và Lawler (1983), Kiernan và Knutson (1990), Cascio (1998), Efraty và Sirgy (2001). Theo Walton (1975), “chất lượng cuộc sống công việc là quá trình tổ chức đáp ứng các nhu cầu của nhân viên thông qua việc phát triển cơ chế, chính sách nhằm cho phép họ hoàn toàn có thể tự ra quyết định”. Quan điểm của Boisvert (1977) (dẫn theo Martel và DuPuis (2006)), cho rằng chất lượng cuộc sống công việc là một tập hợp các lợi ích mang lại cho cá nhân, tổ chức và xã hội từ kết quả của cuộc sống công việc. Carlson (1983) định nghĩa “chất lượng cuộc sống công việc là các mục tiêu và quá trình liên tục để đạt mục tiêu đó”. Là một mục tiêu, QWL là sự cam kết của tổ chức để cải thiện công việc: tạo ra sự lôi cuốn, sự hài lòng, công việc Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
- 7 hiệu quả và môi trường làm việc cho mọi người ở các cấp độ của tổ chức. Là một quá trình, QWL kêu gọi những nỗ lực để thực hiện mục tiêu này thông qua sự tham gia tích cực của mọi người trong tổ chức. Nadler và Lawler (1984) xem xét “ chất lượng cuộc sống công việc là một cách thức suy nghĩ về con người, công việc và tổ chức. Yếu tố phân biệt của nó là mối quan tâm về tác động của công việc đối với con người cũng như hiệu quả của tổ chức và ý tưởng của sự tham gia vào việc ra quyết định và giải quyết những vấn đề của tổ chức”. Kiernan và Knutson (1990) (dẫn theo Martel và Dupuis (2006)) chất lượng cuộc sống công việc là sự thể hiện về vai trò của mình tại nơi làm việc và sự tương tác của vai trò đó đối với sự mong đợi của người khác. Chất lượng cuộc sống công việc của một người là sự xác định, thiết lập và đánh giá cá nhân. Chất lượng cuộc sống công việc giữa các nhân viên là khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, giai đoạn nghề nghiệp và vị trí công tác. Cascio (1998) (dẫn theo Martel và Dupuis (2006)) chất lượng cuộc sống công việc liên quan đến cơ hội để đưa ra quyết định về công việc, thiết kế nơi làm việc của nhân viên và những gì họ cần để giúp họ được hiệu quả nhất trong việc thực hiện công việc của mình. Sirgy và Efraty (2001) đưa ra khái niệm chất lượng cuộc sống công việc dựa trên thuật ngữ “sự thoả mãn nhu cầu” trên cơ sở phát triển lý thuyết nhu cầu của Maslow: “Chất lượng cuộc sống công việc là sự thoả mãn của nhân viên với các nhu cầu đa dạng thông qua nguồn lực, hoạt động và kết quả xuất phát từ việc tham gia vào nơi làm việc”. Những nhu cầu của nhân viên bao gồm: nhu cầu sức khoẻ và an toàn (Health and safety need), nhu cầu kinh tế và gia đình (Economic and family need), nhu cầu xã hội (Social need), nhu cầu tự thể hiện (Esteem need), nhu cầu hiện thực (Actualization need), nhu cầu học hỏi (Knowledge need), nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic need). Với cách tiếp cận này Efraty và Sirgy (2001) đã đồng nhất khái niệm QWL với khái niệm sự thỏa mãn nhu cầu. Davis (1983) (dẫn theo Anbarasan và Mehta (2009)), cho rằng: “QWL là Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
- 8 chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên và môi trường làm việc toàn diện, với yếu tố con người được thêm vào các đánh giá kinh tế và kỹ thuật thông thường”. Khái niệm tiếp cận dựa trên mối quan hệ giữa nhân viên với môi trường làm việc toàn diện, đặt nhân viên trong mối liên hệ tương tác với môi trường làm việc toàn diện. Môi trường làm việc sẽ tác động đến nhân viên với những mức độ khác nhau và nhân viên đánh giá sự tác động này trên phương diện vật chất và tinh thần. Một số tác giả khác còn đề cấp đến yếu tố động viên, cơ hội thăng tiến, nhu cầu kiến thức, được công nhận và sự cân bằng giữa cuộc sống với công việc. Từ cơ sở các nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng điểm chung nhất của chất lượng cuộc sống công việc là một phần của chất lượng cuộc sống chịu tác động từ công việc, là chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên với môi trường làm việc toàn diện nhấn mạnh đến khía cạnh vật chất cũng như tinh thần. Trong mối quan hệ đó nhân viên hài lòng với các yếu tố về chất lượng cuộc sống công như: Lương thưởng tương xứng, điều kiện làm việc an toàn và khỏe mạnh, cơ hội được sử dụng năng lực của bản thân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp và đảm bảo công việc lâu dài, hoà nhập cao trong tổ chức; hài lòng với văn hóa doanh nghiệp; có thể cân bằng được công việc và cuộc sống cá nhân; nhận thức về ý nghĩa xã hội của công việc. 2.1.1.2. Các thành phần của chất lƣợng cuộc sống công việc Từ những định nghĩa khác nhau về chất lượng cuộc sống công việc, các thành phần của chất lượng cuộc sống công việc cũng được xem xét dưới nhiều cách khác nhau. Hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều cho rằng đưa ra một mô hình chung, phổ biến để đánh giá QWL là một điều rất khó khăn. Các thành phần của QWL của các nhà nghiên cứu khác nhau là khác nhau và một mô hình nghiên cứu kiểm định ở các quốc gia khác nhau cũng có những thành phần khác nhau. Theo Mirvis và Lawer (1984), cho rằng chất lượng cuộc sống công việc gồm 4 thành phần: (1). Mức lương công bằng và tương xứng (2). Môi trường làm việc an toàn Tên đề tài Luận văn Thạc sĩ: “Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự thỏa mãn với công việc của người lao động thuộc Tổng công ty 15”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 203 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 140 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn