Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
lượt xem 11
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo Đại học trực tuyến của học viên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thu hút học viên lựa chọn chương trình Đào tạo Đại học trực tuyến tại Đại học Kinh tế quốc dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- NGUYỄN ĐỖ QUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- NGUYỄN ĐỖ QUYÊN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƢƠNG MAI Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu có tên “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo Đại học trực tuyến của Khách hàng tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân” dƣới đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc đảm bảo tính chính xác và có trích nguồn cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn đƣợc sử dụng lần đầu và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam kết đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác. Ngày 30 tháng 07 năm 2019 Tác giả Nguyễn Đỗ Quyên
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Phòng Đào Tạo của nhà trƣờng cùng các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành Luận văn. Tôi xin thành kính tri ân sâu sắc đến Cô giáo – TS. Nguyễn Phƣơng Mai đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn Trung tâm đào tạo từ xa của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp tôi có đƣợc số liệu chính xác về số lƣợng học viên của Trung tâm từ xa và hoàn thành việc khảo sát số liệu Phiếu khảo sát. Cảm ơn các Anh/chị học viên của Trung tâm từ xa – Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân đã hỗ trợ cung cấp giúp tôi những thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình thân yêu, những ngƣời đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình về thời gian và tài chính trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Ngày 30 tháng 07 năm 2019 Tác giả Nguyễn Đỗ Quyên
- TÓM TẮT Đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình Đại học trực tuyến của Khách hàng tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân” nhằm xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình Đại học trực tuyến của Khách hàng tại Đại học Kinh tế quốc dân; trên cơ sở đó đƣa ra một số đề xuất cho Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân trong lĩnh vực Marketing để nâng cao chất lƣợng và số lƣợng tuyển sinh Đại học trực tuyến đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua hai phƣơng pháp là nghiên cứu định tính và Phân tích thống kê mô tả. Nghiên cứu định tính nhằm xác định đƣợc 5 yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình Đại học trực tuyến của Khách hàng tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, bao gồm: (1) Động cơ cá nhân; (2) Ảnh hƣởng gia đình; (3) Ảnh hƣởng bạn bè; (4) Khả năng tài chính; (5) Uy tín trƣờng Đại học. Kết quả nghiên cứu cũng giúp Trung tâm từ xa – Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến.
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN .......................... 5 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ............................................. 5 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................. 5 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc............................................................ 11 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 16 1.2 Cơ sở lý thuyết hành vi và các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi khách hàng 16 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 16 1.2.2 Thuyết hành động hợp lý ........................................................................... 19 1.2.3 Thuyết hành vi dự định .............................................................................. 21 1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi khách hàng ......................................... 23 1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn hình thức đào tạo trực tuyến ....................................................................................................................... 27 1.3.1 Nhân tố chủ quan: ...................................................................................... 28 1.3.2 Nhân tố khách quan: .................................................................................. 31 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 36 2.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 36 2.1.1 Qui trình nghiên cứu .................................................................................. 36 2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 37 2.2 Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 40 2.2.1 Cách chọn mẫu ........................................................................................... 43 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................... 43 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 45 i
- 3.1 Tổng quan về trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân ........................................ 45 3.2 Khái quát chƣơng trình đào tạo trực tuyến trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân ....................................................................................................................... 49 3.3 Khảo sát lý do lựa chọn Đại học trực tuyến của sinh viên ĐHKTQD .......... 52 3.3.1 Lý do lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến ........................................ 52 3.3.2 Thực trạng về nội dung, chƣơng trình đào tạo trực tuyến hiện nay tại trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân .......................................................................... 56 3.3.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình trực tuyến tại trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội ............................................................. 57 3.3.4 Thực trạng yếu tố sinh viên tham gia vào các chƣơng trình đào tạo trực tuyến trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội ................................................... 58 3.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân .................................. 59 3.4.1 Động cơ cá nhân ......................................................................................... 59 3.4.2 Ảnh hƣởng từ gia đình ............................................................................... 62 3.4.3 Ảnh hƣởng từ bạn bè .................................................................................. 64 3.4.4 Ảnh hƣởng từ khả năng tài chính ............................................................... 66 3.4.5 Ảnh hƣởng từ uy tín của trƣờng đại học .................................................... 68 3.5 Đánh giá chung các nhân tố ảnh hƣởng ........................................................ 72 CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNH VI LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ KẾT LUẬN ......................................................... 75 4.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hành vi lựa chọn hình thức đào tạo Đại học trực tuyến của Khách hàng tại ĐHKTQD ............................................. 75 4.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ............................................... 75 ii
- 4.1.2 Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung tâm đào tạo từ xa – trƣờng ĐHKTQD ................................................................................................... 75 4.2 Một số giải pháp để thúc đẩy hành vi lựa chọn hình thức đào tạo Đại học trực tuyến của Khách hàng tại ĐHKTQD ........................................................................ 76 4.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng Đào tạo Đại học trực tuyến tại ĐHKTQD76 4.2.2 Giải pháp Tăng cƣờng liên kết tuyển sinh và hỗ trợ học viên ................... 78 4.2.3 Giải pháp Xây dựng thƣơng hiệu cho hình thức Đào tạo Đại học trực tuyến của ĐHKTQD ........................................................................................................ 81 4.3 Kết luận ......................................................................................................... 82 4.4 Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 84 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 88 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 91 iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CTĐT Chƣơng trình đào tạo 3 ĐH Đại học 4 ĐHKTQD Đại học Kinh tế quốc dân 5 ĐNGV Đội ngũ Giáo viên 6 ĐHTT Đại học trực tuyến 7 ĐTTT Đào tạo trực tuyến 8 GV Giảng viên 9 SVTN Sinh viên tốt nghiệp 10 SV Sinh viên 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 VHVL Vừa học Vừa làm iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng .......................................................................... 27 Bảng 2.1 Tổng hợp nội dung bảng hỏi về các nhân tố ảnh hƣởng ..................................... 40 Bảng 2.2 Thang điểm đánh giá .............................................................................................. 42 Bảng 3.1 Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố ...................................................................... 72 v
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)............................................................................ 19 Hình 1.2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định ........................................................................ 21 Hình 1.3 Mô hình hành vi khách hàng.................................................................................. 24 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................................... 37 Hình 3.1 Kết quả khảo sát lý do lựa chọn chƣơng trình ĐHTT của ĐHKTQD ............... 53 Hình 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát lý do lựa chọn ĐHTT ................................................ 55 Hình 3.3 Kết quả tổng hợp các khía cạnh ảnh hƣởng đến động cơ cá nhân ..................... 60 Hình 3.4 Kết quả tổng hợp các khía cạnh ảnh hƣởng đến nhân tố ảnh hƣởng từ gia đình .......................................................................................................................................... 63 Hình 3.5 Kết quả tổng hợp các khía cạnh ảnh hƣởng đến nhân tố ảnh hƣởng từ bạn bè 65 Hình 3.6 Kết quả tổng hợp các khía cạnh ảnh hƣởng đến nhân tố khả năng tài chính ... 67 Hình 3.7 Kết quả tổng hợp các khía cạnh ảnh hƣởng đến nhân tố uy tín của trƣờng Đại học .................................................................................................................................... 69 vi
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế đã đem lại sự biến chuyển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đồng thời, sự phát triển vƣợt bậc của Internet đã thật sự tạo ra những bƣớc đột phá trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Những nhu cầu mới xuất hiện cùng với những dịch vụ mới đƣợc cung cấp thông qua Internet và Internet đã làm thay đổi trong cách thức tổ chức kinh doanh, hoạt động học tập để rút ngắn về khoảng cách địa lý, thời gian. Internet giúp cho ngƣời học ở khắp nơi trên thế giới có thể thu nhập các thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn. Theo DAMMIO.COM – Internet ở Việt Nam năm 2018 tiếp tục phát triển và có một số biến chuyển nhỏ theo hƣớng tích cực dựa trên những thành tựu đã đạt đƣợc từ năm 2017 và các năm trƣớc. Với dân số 96.02 triệu ngƣời và tỉ lệ đô thị hóa là 35%, lƣợng ngƣời sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018 đạt 64 triệu ngƣời dùng, chiếm đạt 67% dân số. Để vào top 10 các quốc gia có tỉ lệ ngƣời dùng tiếp cận Internet, Việt Nam cần đạt ít nhất 80% tỉ lệ dân số sử dụng Internet, tức khoảng 76.6 triệu ngƣời dùng. Theo DAMMIO.COM, mục tiêu này là khả thi và với đà tăng trƣởng nhƣ vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mốc thành tích này trƣớc năm 2020. Nếu mục tiêu này đƣợc thực hiện thì đây có lẽ là tín hiệu đáng mừng với sự phát triển ngƣời dùng Internet nói riêng cũng nhƣ sự thúc đẩy phát triển công nghệ và đất nƣớc nói chung trong tƣơng lai. Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có GD&ĐT. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho giáo dục thay đổi mạnh mẽ từ nội dung, phƣơng pháp đến hình thức tổ chức dạy học từ những bậc học thấp nhƣ tiểu học cho đến những bậc học cao hơn. 1
- Các nƣớc Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Úc và Đông Bắc Á, Ấn Độ, hay các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia... cũng đã và đang nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông vào trong giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đặc biệt là E-learning dựa trên công nghệ truyền thông mạng Internet đƣợc phát triển mạnh mẽ trong đào tạo từ xa, tự học, đƣợc coi là một trong những công cụ hữu hiệu để cung cấp cho mọi ngƣời cơ hội học tập thƣờng xuyên, học suốt đời. Đặc biệt, thời đại này cũng đang là thời đại công nghệ 4.0 thì việc xây dựng một xã hội học tập với sự kết nối, chung tay của toàn xã hội nhằm mang lại cho ngƣời dân cơ hội tiếp cận, học tập để đổi mới tƣ duy làm việc, trang bị tri thức tại chỗ cho ngƣời dân có thể học ở mọi nơi và mọi lúc, kể cả những vùng khó khăn đang ngày càng đƣợc chú trọng. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân là một trong các trƣờng Đại học trọng điểm quốc gia và có uy tín, đào tạo đa ngành từ cử nhân đến tiến sĩ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đƣợc thành lập vào tháng 1 năm 2006, Trung tâm Giáo dục từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục từ xa để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của ngƣời học. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều trƣờng Đại học tham gia vào lĩnh vực ĐTTT Đại học và cạnh tranh nhằm thu hút đƣợc ngƣời học cả về số lƣợng và chất lƣợng đặc biệt trong lĩnh vực ĐTTT nên đã đặt ra cho trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân thêm nhiều thách thức. Hơn nữa, với việc học ĐHTT ngƣời học còn nhiều băn khoăn về Bằng cấp, chất lƣợng của đào tạo trực tuyến so với đào tạo truyền thống cũng nhƣ mức độ kiểm soát rủi ro, tính tiếp xúc, tƣơng tác của đào tạo trực tuyến nên tính cạnh tranh ở đây còn khá cao với cả đào tạo ĐH truyền thống. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo của khách hàng đối với chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng, nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến 2
- hành vi để ngƣời học có thể lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến, từ đó khắc phục những hạn chế giúp chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến cải thiện về mặt chất lƣợng, dịch vụ, thu hút học viên – cũng chính là Khách hàng của các Trƣờng. Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN” làm đề tài nghiên cứu luận văn chuyên ngành quản trị kinh doanh. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến tại Việt Nam hiện nay của Khách hàng tại Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân? - Cần có những giải pháp gì để cải tiến chƣơng trình đào tạo, cũng nhƣ thu hút lƣợng học viên đăng ký theo học chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến tại Đại học kinh tế quốc dân? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của học viên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thu hút học viên lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến tại Đại học Kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của ngƣời học Hai là: Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của ngƣời học 3
- Ba là: Đƣa ra các đề xuất giải pháp để thu hút học viên lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến của những học viên đang theo học chƣơng trình đào tạo trực tuyến tại trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu hành vi lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến của Học viên đang học tập tại Trung tâm đào tạo từ xa của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Về thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong thời gian 2017 - 2019. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, đề tài đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến - Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. - Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu. - Chƣơng 4: Một số giải pháp 4
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Theo Hossler và Gallgher (1987), tiến trình lựa chọn chƣơng trình đào tạo của ngƣời học có thể đƣợc chia thành ba giai đoạn: định hình, tìm kiếm và lựa chọn. Trong giai đoạn định hình, ngƣời học hƣớng đến hoặc quan tâm đến việc học đại học khi họ phát triển khát vọng về việc làm và giáo dục. Sang giai đoạn thứ hai, ngƣời học tìm kiếm thông tin về các chƣơng trình đào tạo trong trƣờng đại học. Trong suốt giai đoạn tìm kiếm, ngƣời học hình thành nên một tập chọn lựa là một nhóm các trƣờng đại học mà sinh viên sẽ thực sự nộp đơn. Trong giai đoạn thứ ba, sinh viên quyết định ghi danh vào một trƣờng cao đẳng hoặc đại học cụ thể. Liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn trƣờng đại học của học sinh, Chapman (1981) cho rằng sự lựa chọn trƣờng đại học bị tác động bởi một nhóm các nhân tố đặc điểm cá nhân trong sự kết hợp với hàng hoạt các ảnh hƣởng bên ngoài. Những ảnh hƣởng bên ngoài này có thể đƣợc nhóm thành ba nhóm lớn: 1) Sự ảnh hƣởng của những ngƣời quan trọng nhƣ gia đình, bạn bè, thầy cô giáo 2) Thƣơng hiệu của nhà trƣờng 3) Những nỗ lực truyền thông của cơ sở đào tạo đến sinh viên tiềm năng (Khả năng hỗ trợ, cung ứng). 4) Chi phí học tập 5
- Sau Chapman, Perna (2006) đề xuất mô hình lý thuyết về sự lựa chọn chƣơng trình đào tạo của ngƣời học dựa trên kết hợp cách tiếp cận kinh tế và xã hội học và nhận đƣợc ủng hộ của Serna (2015). Trung tâm của mô hình là tiếp cận kinh tế, trong đó quyết định lựa chọn trƣờng đại học dựa trên sự so sánh giữa lợi ích mong đợi với chi phí mong đợi. Lợi ích mong đợi bao gồm cả lợi ích tiền bạc và lợi ích không tính bằng tiền; trong khi đó chi phí mong đợi bao gồm chi phí tham dự học đại học và chi phí cơ hội. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận kinh tế đơn thuần, mô hình lý thuyết đƣợc đề xuất chỉ ra rằng việc tính toán chi phí và lợi ích mong đợi đƣợc kết nối với nhiều lớp hoàn cảnh. Perna giả định rằng quyết định học đại học của mỗi cá nhân còn đƣợc định hình bởi 4 lớp hoàn cảnh: 1) Đặc điểm của cá nhân ngƣời học 2) Hoàn cảnh trƣờng học và cộng đồng 3) Hoàn cảnh của giáo dục đại học 4) Hoàn cảnh của môi trƣờng xã hội rộng, kinh tế và chính sách. 5) Chi phí, giá cả Bằng cách nhấn mạnh vào các lớp hoàn cảnh, mô hình lý thuyết của Perna thừa nhận sự khác biệt giữa các nhóm học sinh về nguồn lực sẽ định hình sự lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến. Xuất phát từ việc thích khám phá yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc lựa chọn chƣơng trình đào tạo của các học sinh, Agrey, L. và Lampadan, N. (2014) đã xem xét lại rất nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lựa chọn trƣờng đại học. Vì vậy, 261 bạn học sinh đến từ miền Trung của Thái Lan đã đƣợc lựa chọn để thực hiện khảo sát. Trong nghiên cứu này, ban đầu, nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua việc khảo sát một nhóm nhỏ các bạn học sinh để thảo luận yếu tố nào là quan trọng trong việc quyết định chọn trƣờng đại học. Từ những thông tin này, một bản khảo sát với 45 biến đã đƣợc phát triển và sau đó, 6
- một cuộc khảo sát đã đƣợc hoàn thành. Đối tƣợng nghiên cứu là học sinh cuối cấp của hệ trung học phổ thông và sinh viên năm nhất mới vừa trúng tuyển vào các trƣờng đại học. Từ nghiên cứu này, Agrey, L. và Lampadan, N. (2014) đã xác định có 5 yếu tố ảnh hƣởng đáng kể đến hành vi lựa chọn trƣờng đại học. Những yếu tố này bao gồm: hệ thống hỗ trợ gồm cả yếu tố vật chất (nhà sách, văn phòng hƣớng dẫn/ tƣ vấn) và yếu tố phi học thuật (học bổng, khả năng chuyển tiền, chƣơng trình tôn giáo); môi trƣờng học tập (môi trƣờng học tập và cơ sở vật chất hiện đại, khuôn viên đẹp, thƣ viện và phòng máy vi tính) và triển vọng nghề nghiệp nhƣ tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao; có cơ sở vật chất thể thao tốt; Khả năng cung ứng, hỗ trợ (dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ký túc xá) và các hoạt động (những hoạt động ngoại khóa phong phú); môi trƣờng an toàn và thân thiện (khuôn viên an toàn cũng nhƣ sự hỗ trợ từ giảng viên). Trong nghiên cứu của L. và Lampadan, N. (2014) cũng đã đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của Ahmad Zamri bin Khairani và Nordin bin Abd. Razak (2015). Ngoài hai yếu tố trên, nghiên cứu của Zamri bin Khairani và Nordin bin Abd. Razak (2015) đã phát hiện thêm một số yếu tố khác ảnh hƣởng đến việc lựa chọn trƣờng đại học của ngƣời học. Năm 2013, Zamri bin Khairani và Nordin bin Abd. Razak đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn đại học công của ngƣời học. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1584 bạn học sinh đang học tại các trƣờng dự bị đại học tại Malaysia. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi tự phát triển bao gồm 32 mục đƣợc chia làm 4 yếu tố đƣợc đặt tên lần lƣợt: hình ảnh Trƣờng Đại học, khóa học đƣợc đề xuất, cơ sở vật chất và môi trƣờng trƣờng đại học. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy cả 4 yếu tố này đều tác động đến việc chọn trƣờng của các bạn sinh viên tƣơng lai. Trong đó, hình ảnh trƣờng đại học là nhóm yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến những sinh viên tƣơng lai chọn theo học tại các trƣờng đại học công. Nhóm yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ hai trong việc quyết định chọn trƣờng của các bạn học sinh từ các trƣờng dự bị tại Malaysia là môi 7
- trƣờng của trƣờng đại học, kế tiếp là nhóm yếu tố cơ sở vật chất. Điều đáng ngạc nhiên nhất là yếu tố chƣơng trình, cấu trúc của khóa học đƣợc đề xuất lại có vai trò ít quan trọng nhất trong các nhóm yếu tố. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng mô hình phân tích Rasch để giải thích phong phú hơn dữ liệu đã đƣợc thu thập. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các phƣơng pháp đo hiệu chỉnh giữa các yếu tố rất nhỏ. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất tất cả các yếu tố cần đƣợc xem xét quan trọng nhƣ nhau và nên đƣợc xem xét nhƣ là một yếu tố đơn nhất hơn là nhiều yếu tố khác nhau đƣợc xem xét nhƣ là một yếu tố đơn nhất hơn là nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh đó, Norbahiah Misran và cộng sự (2012) cũng đã bổ sung thêm hai yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn trƣờng đại học của sinh viên trong nghiên cứu của nhóm. Theo kết quả nghiên cứu của Norbahiah Misran và cộng sự (2012), sự phù hợp của chƣơng trình học với tính cách của học sinh cộng với cơ hội nghề nghiệp và sở thích có ảnh hƣởng đáng kể đến việc quyết định chọn trƣờng đại học của họ. Kết quả nghiên cứu đến từ việc khảo sát 496 sinh viên vừa trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học đến từ hai trƣờng cao đẳng tại miền nam Malaysia: Negeri Sembilan Matriculation College (NSMC) và Malacca Matriculation College (MMC). Những sinh viên này đang trong quá trình ra quyết định theo đuổi việc học của họ tại bậc đại học khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, số lƣợng sinh viên trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học theo đuổi việc học đại học tại Malaysia Higher Learning Institutions (HLIs) tƣơng đối cao hơn số lƣợng sinh viên chọn đại học tại Malaysia Certificate of Higher Education (MCHE). Mặt khác, tại Malaysia, giáo dục đại học đang trải qua cuộc cạnh tranh gay gắt. Các cơ sở giáo dục đại học (HEIs) công lập và tƣ thục đƣợc yêu cầu giảng dạy, giáo dục cũng nhƣ để tồn tại về kinh tế. Vì vậy, khả năng thu hút sinh viên, kể cả sinh viên bản địa hay du học sinh, đã trở thành lợi thế quan trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Wei-Loon Koe và Siti Noraisah Saring (2012) chỉ nhìn vào nhận thức của các du học 8
- sinh trong việc lựa chọn trƣờng đại học đang vẫn còn rất thiếu trong bối cảnh địa phƣơng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn trƣờng đại học của du học sinh và để kiểm chứng mối quan hệ của các yếu tố. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy rằng vị trí, mối quan hệ của các yếu tố nhƣ: vị trí, danh tiếng của trƣờng đại học, chi phí thấp, hình ảnh đất nƣớc, các cơ sở học tập, và các chƣơng trình học tập với ý định học đại học của du học sinh có ý nghĩa. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là mối quan hệ của yếu tố ảnh hƣởng của cha mẹ/ các bạn cùng trang lứa với ý học đại học của du học sinh không có ý nghĩa. Nhà điều hành của HEIs đƣợc kiến nghị nên tập trung vào 6 yếu tố: vị trí, danh tiếng của trƣờng đại học, chi phí thấp, hình ảnh đất nƣớc, các cơ sở học tập, các chƣơng trình học tập và ít chú ý vào yếu tố ảnh hƣởng của cha mẹ/ các bạn cùng trang lứa. Trong nghiên cứu của Rajani Jain (2013) dƣới nghiên cứu “Phát triển thang đo để đánh giá nhận thức của học sinh về chất lƣợng dịch vụ trong bối cảnh Ấn Độ”. Với thay đổi trong khuôn khổ xã hội và văn hóa, và thậm chí nhiều hơn trong trật tự kinh tế, đã đẩy hệ thống giáo dục và giáo dục đại học nói riêng, vào một môi trƣờng mới, trong đó chất lƣợng đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu hiện tại là phát triển thang đo đa chiều để đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ trong giáo dục đại học trong bối cảnh Ấn Độ. Ngành giáo dục kỹ thuật ở Ấn Độ ngày nay, là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và đã tự dịch thành tầm vóc của một ngành công nghiệp. Môi trƣờng cạnh tranh gần đây để đăng ký học sinh đã buộc các tổ chức phải áp dụng cách tiếp cận “sinh viên làm khách hàng” cho việc phân phối giáo dục (Simpson và Siguaw, 2000; Mahapatra và Khan, 2007). Kết quả nghiên cứ cho thấy rằng chất lƣợng dịch vụ trong môi trƣờng giáo dục đại học bao gồm bảy khía cạnh, chất lƣợng đầu vào, chƣơng trình giảng dạy, cơ sở học tập, tƣơng tác ngành, chất lƣợng tƣơng tác, cơ sở hỗ trợ và các quy trình không học thuật. Mô hình nghiên cứu đƣợc mô tả nhƣ sau: 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn