intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

24
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh" tìm hiểu và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các mô hình lý thuyết đã được xây dựng và các nghiên cứu về đề tài tương tự đã được thực hiện trong và ngoài nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA LẶP LẠI SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM TRẦN NHẬT DUY Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA LẶP LẠI SẢN PHẨM SỮA RỬA MẶT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Phạm Trần Nhật Duy Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Nhung Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn là ý tưởng, công sức và được hoàn thiện bởi chính tác giả. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, không tồn tại bất kỳ một thông tin hoặc dữ liệu nào được sử dụng lại từ các ấn phẩm học thuật, các bài nghiên cứu khác hoặc các báo cáo, thống kê từ các tổ chức mà không được trích dẫn nguồn. Luận văn này là công trình nghiên cứu phục vụ lần đầu tiên cho mục đích xét công nhận tốt nghiệp trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Ngoại thương và chưa từng được công bố trước đây dưới bất kì hình thức nào và ở môi trường nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm…. Người thực hiện Phạm Trần Nhật Duy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ từ bên ngoài, luận văn này không thể được hoàn thành một cách chỉn chu, thấu đáo. Trước tiên, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trần Thị Bích Nhung – người hướng dẫn khoa học – đã góp ý chỉnh sửa và gợi ý rất cụ thể và chi tiết cho nội dung được trình bày trong luận văn. Sau đó, tác giả bày tỏ sự biết ơn đến Quý thầy cô tại Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở 2 và những học viên cùng khóa lớp CH27QTKD01 đã nhiệt tình hỗ trợ cũng như những người đã dành thời gian tham gia phỏng vấn và khảo sát cung cấp nguồn thông tin vô cùng giá trị. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm…. Người thực hiện Phạm Trần Nhật Duy
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Tổng quan về sản phẩm sữa rửa mặt ............................................................... 3 1.3.1. Khái quát sản phẩm chăm sóc da ..................................................................... 3 1.3.2. Tổng quan thị trường sản phẩm sữa rửa mặt tại Việt Nam .............................. 4 1.4. Mục đích thực hiện luận văn ............................................................................. 7 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................. 8 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 8 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 8 1.6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................................................ 8 1.7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 11 2.1. Lý thuyết về người tiêu dùng và ý định mua hàng lặp lại ............................ 11 2.1.1. Khái niệm người tiêu dùng ............................................................................. 11
  6. iv 2.1.2. Ý định mua hàng ............................................................................................ 12 2.1.3. Ý định mua lặp lại .......................................................................................... 13 2.2. Các mô hình lý thuyết liên quan ..................................................................... 15 2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................................ 15 2.2.2. Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) ......................................................... 16 2.2.3. Lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định (DTPB).......................................... 17 2.3. Tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan ..................................................... 19 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................. 19 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 21 2.4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 23 2.4.1. Nhân tố Hình ảnh thương hiệu ....................................................................... 23 2.4.2. Nhân tố Chất lượng sản phẩm ........................................................................ 24 2.4.3. Nhân tố Sự thuận tiện ..................................................................................... 25 2.4.4. Nhân tố Nhận thức về giá ............................................................................... 26 2.4.5. Nhân tố Bao bì của sản phẩm ......................................................................... 27 2.4.6. Nhân tố Chương trình khuyến mãi ................................................................. 29 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 31 2.6. Tóm tắt Chương 2 ............................................................................................ 32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 33 3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 33 3.2. Xây dựng thang đo thử nghiệm ...................................................................... 35 3.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................... 38
  7. v 3.3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 38 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 39 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 41 3.4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................... 41 3.4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ......................... 41 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .................. 42 3.4.4. Phân tích tương quan Pearson ........................................................................ 43 3.4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ..................................................................... 44 3.5. Tóm tắt Chương 3 ............................................................................................ 44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 46 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 46 4.2. Kết quả của phân tích mô tả ........................................................................... 51 4.2.1. Thống kê đặc điểm nhân khẩu học của mẫu................................................... 51 4.2.2. Phân tích mô tả các biến trong mô hình ......................................................... 53 4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............... 58 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .............. 62 4.5. Phân tích tương quan ....................................................................................... 67 4.6. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................... 69 4.6.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................... 69 4.6.2. Đánh giá kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết ................................... 70 4.7. Nhận xét kết quả nghiên cứu ........................................................................... 74 4.8. Tóm tắt Chương 4 ............................................................................................ 76
  8. vi CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 77 5.1. Tóm tắt kết quả thực hiện luận văn ............................................................... 77 5.2. Hàm ý quản trị và đề xuất ............................................................................... 78 5.2.1. Đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu .......................................................... 78 5.2.2. Chú trọng nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm .............................................. 79 5.2.3. Xây dựng mức giá bán phù hợp ..................................................................... 81 5.2.4. Đưa ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn ..................................................... 81 5.2.5. Mở rộng các kênh phân phối và hình thức thanh toán ................................... 82 5.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. i A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ........................................................... i B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI .......................................... ii PHỤ LỤC ....................................................................................................................... x PHỤ LỤC 1: KỊCH BẢN TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP ............................................. x PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................... xiv PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHI TIẾT .......................................... xix
  9. vii DANH MỤC HÌNH STT Tiêu đề Trang Thói quen rửa mặt của người tiêu dùng tại Hà Nội và Hình 1.1 6 TP.HCM Hình 1.2 Lí do sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt 7 Hình 2.1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 15 Mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) Hình 2.2 16 Mô hình lý thuyết phân rã hành vi có hoạch định (DTPB) Hình 2.3 18 Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Thanh Tú và Trần Văn Tuấn Hình 2.4 (2021) 19 Mô hình nghiên cứu của Nhu-Ty Nguyen (2020) Hình 2.5 20 Mô hình nghiên cứu của Rossarin (2014) Hình 2.6 21 Mô hình nghiên cứu của Irhamma và cộng sự (2022) Hình 2.7 23 Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 2.8 32 Quá trình thực hiện luận văn Hình 3.1 34 Trung bình các nhân tố đề xuất Hình 4.1 54
  10. viii DANH MỤC BẢNG STT Tiêu đề Trang Doanh thu các nhóm sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam Bảng 1.1 5 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Bảng 2.1 30 Bảng 3.1 Thang đo thử nghiệm 35 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các biến nhân khẩu học 38 Bảng 3.3 Điều kiện chấp nhận phân tích nhân tố khám phá EFA 43 Bảng 4.1 Kết quả trao đổi trực tiếp 46 Bảng 4.2 Kết quả thống kê các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu 51 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến quan sát 55 Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sơ bộ 58 Bảng 4.5 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần hai 61 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho các biến độc lập 62 Bảng 4.7 Tổng phương sai trích các biến độc lập 63 Bảng 4.8 Ma trận nhân tố xoay biến độc lập 65 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc 66 Bảng 4.10 Tổng phương sai trích biến phụ thuộc 66 Bảng 4.11 Biến đại diện các nhân tố 67 Bảng 4.12 Ma trận tương quan Pearson của các biến 68 Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả kiểm định mô hình 69 Bảng 4.14 Kết quả phân tích ANOVA 69 Bảng 4.15 Kết quả hồi quy 70 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 73
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ được viết tắt Diễn giải TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA Theory of Reasoned Action TPB Theory of Planned Behavior DTPB Decomposed Theory of Planned Behaviour EFA Exploratory Factor Analysis USD US Dollar KMO Kaiser – Mayer - Olkin VIF Variance Inflation Factor FDA U.S Food and Drug Administration CAGR Compound Annual Growth Rate
  12. x TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1/8/2022 đến ngày 23/12/2022. Luận văn được lên ý tưởng và tiến hành với mục đích khám phá các tác nhân có ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến ý định mua lặp lại. Tác giả vận dụng kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình thực hiện đề tài này. Phân tích định tính được tiến hành để xem xét rõ ràng, mạch lạc của bảng khảo sát. Sau đó các thông tin ghi nhận được từ việc khảo sát sẽ qua bước nghiên cứu định lượng trên phần mềm SPSS bao gồm các phân tích định lượng nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết đã được đề xuất. Những phát hiện của luận văn thể hiện có sáu nhân tố có tác động đến ý định mua lặp lại sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại TP.HCM, bao gồm: hình ảnh thương hiệu, tính thuận tiện, chất lượng sản phẩm, nhận thức về giá, bao bì của sản phẩm và chương trình khuyến mãi. Dựa vào những khám phá đó, luận văn củng cố nền tảng của những nghiên cứu đã được ghi nhận và đưa ra những đề xuất và kiến nghị phù hợp cho các doanh nghiệp và công ty để hoạch định chiến lược bán hàng của mình cũng như đề xuất hướng phát triển cho các nghiên cứu sắp tới sẽ được thực hiện trong tương lai.
  13. 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Không thể phủ nhận rằng nhu cầu được trở nên xinh đẹp và có vẻ ngoài rạng rỡ, khỏe khoắn là một trong những điều được chú trọng trong xã hội hiện đại. Đây là nhóm sản phẩm vô cùng đa dạng, có sức mua lớn và là mặt hàng được mua lặp lại nhiều lần. Sự phát triển vượt bậc và thay đổi nhanh chóng của ngành hàng này đã tạo động lực thúc đẩy nhiều doanh nghiệp nội địa và quốc tế buộc phải thích nghi và nghiêm túc đầu tư về mọi mặt để có thể thu hút, giữ chân khách hàng và chiếm lợi thế so với các đối thủ khác với thị trường ngày một gia tăng mức độ ganh đua lẫn nhau giữa các nhà sản xuất, nhà bán lẻ các sản phẩm duy trì vẻ đẹp trên thị trường. Bên cạnh đó, các đề tài có phạm vi nghiên cứu liên quan đến tâm lý tiêu dùng, hành vi tiêu dùng là đề tài có mối liên quan sâu sắc đến những kiến thức đã được giảng dạy tại chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Đây cũng như là một mảng kiến thức mà tác giả rất quan tâm và có sự am hiểu nhất định. Hàng loạt các nghiên cứu trên phạm vi đa dạng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng lặp lại của người dân đối với các nhóm sản phẩm khác nhau đã được tiến hành. Đây là nguồn cơ sở lí luận phong phú, có những giá trị cụ thể xét trên bình diện khoa học để thực hiện một bước khám phá mới về mối quan tâm kể trên đối với mặt hàng sữa rửa mặt trong bối cảnh hiện tại của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Từ đó, những giải pháp, đề xuất được nảy sinh để các nhãn hàng có thể tham khảo và xem xét để vận dụng trong các hoạt động sản xuất, bán hàng và tiếp thị của mình. Ngoài ra, sau đại dịch Covid-19, hành vi người tiêu dùng phần nào cũng đang có sự thay đổi và chuyển dịch dẫn đến kết quả thu nhận được từ các nghiên cúu đã thực hiện trước đây có thể không còn phù hợp để các nhà quản trị tiếp tục sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho quá trình hoạch định chiến lược của mình.
  14. 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường tạo ra doanh thu cao nhất trên bản đồ ngành mỹ phẩm và chăm sóc da của thế giới với quy mô lên đến 127 tỷ USD vào năm 2020 (Statista, 2020). Bên cạnh những cường quốc về các sản phẩm làm đẹp tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với trình độ công nghệ tiên tiến, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và khả năng tạo xu hướng toàn cầu thì Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến hứa hẹn với tiềm năng phát triển lớn cho các nhãn hàng mỹ phẩm hàng đầu thế giới. Đây không còn là miếng bánh độc quyền của các thương hiệu nước ngoài khi đã có sự xuất hiện và thâm nhập vào thị trường của những thương hiệu “made in Vietnam” có thể kể đến như: Thorakao, Cocoon, Vedette, Decumar,… Với nhịp sống hối hả và nhu cầu được làm đẹp bản thân trong thời buổi hiện nay, người tiêu dùng đang dần trở nên khắt khe hơn và đầu tư cho những thiết bị, công cụ sản phẩm làm đẹp từ thực phẩm chức năng, máy móc, đến các loại mỹ phẩm chế phẩm chuyên dụng. Sữa rửa mặt nổi lên là một trong những loại mỹ phẩm vô cùng cần thiết và ngày càng rở nên phổ biến cho tất cả mọi giới tính cũng như mọi độ tuổi. Theo khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me (2019) về hành vi tiêu dùng mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng tại TP.HCM và Hà Nội cho thấy sữa rửa mặt là sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất (77%), sau đó là nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%) và serum (28%). Có thể thấy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mà cụ thể là chăm sóc da mặt nói đang ngày càng tăng cao và thay đổi liên tục. Những dẫn chứng cụ thể nhất là sự ra đời và phát triển của những sản phẩm độc đáo mới lạ và có mức tăng trưởng cao ví dụ như: máy rửa mặt, sữa rửa mặt thuần chay,… Những cải thiện về mức sống của người tiêu dùng và những tiến bộ của công nghệ và ngành hóa mỹ phẩm đã phát triển thị trường sữa rửa mặt ngày càng trở nên phong phú với đa dạng chủng loại sản phẩm khác nhau từ những thương hiệu nội địa và ngoại nhập, từ bình dân đến cao cấp. Bên cạnh đó, sự mở rộng các kênh bán hàng thương mại điện
  15. 3 tử và cách thức mua hàng ngày một dễ dàng hơn đã tạo điều kiện mua hàng của người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện. Theo thống kê của Statista (2022) dự báo doanh thu của những sản phẩm đặc dụng cho da mặt sẽ đạt khoảng 0.36 tỷ USD vào năm 2022 và thị trường dành cho phân khúc này được dự báo sẽ đạt mức độ phát triển kép bình quân hàng năm (CAGR) 5.18% trong giai đoạn 2022 – 2027. Các sản phẩm chăm sóc da nói chung và sữa rửa mặt nói riêng ngày càng chứng tỏ tính thiết yếu của nó gắn bó chặt chẽ trong đời sống hằng ngày và thói quen của người tiêu dùng. Với tần suất sử dụng cao và nhu cầu ngày một đa dạng, không thể phủ nhận đây là một mảnh đất màu mỡ cho vô vàn những nhãn hàng hoạt động trong ngành cũng như những doanh nghiệp mới đang đầu tư vào thị trường. Trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng lớn với sự xuất hiện của hàng ngàn thương hiệu từ lớn đến nhỏ đồng thời với sức ép từ các thương hiệu nước ngoài, nhà bán hàng nên có một tầm nhìn bao quát, có chiều sâu và thấu hiểu tâm lý, hành vi của người tiêu dùng để họ có thể sử dụng sản phẩm và gắn bó lâu dài. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nhằm góp phần cung cấp những khám phá mới và củng cố thêm thông tin cho nhu cầu này. 1.3. Tổng quan về sản phẩm sữa rửa mặt 1.3.1. Khái quát sản phẩm chăm sóc da Là một loại sản phẩm tương đối phổ biến với con người ở khắp nơi trên thế giới, sản phẩm làm đẹp hay mỹ phẩm nói chung thường chỉ các sản phẩm dùng trên cơ thể người có công năng làm đẹp hoặc nuôi dưỡng. Trên thực tế, có nhiều định nghĩa về mỹ phẩm có thể liệt kê như sau: Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đưa ra định nghĩa mỹ phẩm là các sản phẩm dùng để tẩy rửa, làm sạch, tạo mùi được sử dụng cho cơ thể con người hoặc đặc thù cho bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người với mục đích làm đẹp, tạo
  16. 4 sự hấp dẫn hoặc giúp thay đổi diện mạo. Dưới góc độ này, mỹ phẩm được cho là các nhóm sản phẩm như: kem dưỡng ẩm da, nước hoa, son môi, nước sơn móng tay, đồ trang điểm, dầu. Theo từ điển Y dược, mỹ phẩm còn được xem là dược phẩm, được khẳng định với định nghĩa là sản phẩm được phát minh phục vụ cho việc vệ sinh cơ thể người, thay đổi và gia tăng vẻ đẹp cũng như hình ảnh bên ngoài, hoặc có chức năng bảo vệ, thúc đẩy việc phát triển của các tế bào tạo nền bên ngoài cơ thể (Nguyễn Hữu Đức, 2008). Để khái quát khái niệm mỹ phẩm ở một cách tổng quan nhất, mỹ phẩm liên quan đến việc hỗ trợ hay cải thiện bề ngoài của con người gồm rất nhiều nhóm sản phẩm đa dạng và liên quan đến sự an toàn về sức khỏe của người tiêu dùng. Bộ Y Tế - Cục quản lý dược là cơ quan quản lý mỹ phẩm tại Việt Nam. 1.3.2. Tổng quan thị trường sản phẩm sữa rửa mặt tại Việt Nam Các yếu tố về sự nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe bản thân, các chủng loại sản phẩm, nhân khẩu và kênh bán hàng cho thấy tiềm năng ngành hàng này tại thị trường Việt Nam. Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường AMR (2022) cho biết quy mô thị trường sản phẩm chăm sóc da tại Việt Nam rơi vào khoảng 989.7 triệu USD (2021) và dự kiến sẽ tiến đến 1.922 tỷ USD đến giai đoạn năm 2027 với tốc độ tăng trưởng CAGR 11.7%/năm. Đây là nhóm sản phẩm giúp cải thiện làn da, giảm các tình trạng xấu cho da, cải thiện vẻ ngoài bản thân. Hiện nay, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường bao gồm kem dưỡng, lotion, mặt nạ và serum (một dạng tinh chất dưỡng da),…Các sản phẩm này được sản xuất bằng nhiều phương pháp và nguyên liệu khác nhau từ những hợp chất hóa học, dược liệu hay các thành phần tự nhiên. Xu hướng tiêu dùng với việc nhận thức và thói quen chăm sóc bản thân ngày càng được chú trọng và lối sống “xanh” đã tạo nên chất xúc tác là bệ phóng cho sự phát triển của các giải pháp chăm sóc da hữu cơ. Thu nhập khả dụng cao hơn cùng sự gia tăng của nhóm dân số trẻ là những yếu tố quan trọng thúc đây thị trường sản phẩm chăm sóc da
  17. 5 tăng trưởng. Cũng theo nghiên cứu của AMR (2022), thế hệ Z – những người ra đời trong giai đoạn 1997 – 2012 hiện đang chiếm 39.08% dân số có khuynh hướng dành sự quan tâm cho những thương hiệu thể hiện được giá trị và cái tôi của họ. Thế hệ Z cũng là một nhóm khách hàng quen thuộc với các hình thức mua sắm trực tuyến, bị tác động bởi truyền thông và các công cụ quảng bá trực tuyến hiện nay. Theo thống kê của Statista giai đoạn 2019 và dự báo đến 2023, doanh thu các sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam đều cho thấy mức độ phát triển và không ngừng gia tăng ở các nhóm sản phẩm chủ yếu. Bảng 1.1. Doanh thu các nhóm sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam Đơn vị tính: Triệu USD Chăm sóc Chăm sóc Chăm sóc Mỹ phẩm thiên Năm mắt mặt môi nhiên 2019 141.7 103.7 112.9 49.5 2020 142 103.1 112.9 49.3 2021 153.5 110.9 122 53.2 2022f 165.4 119.3 131.5 57.4 2023f 177.6 128.3 141.4 61.9 (Nguồn: Statista) Ngoài ra, với sự phổ biến và tầm ảnh hưởng của internet đã mang đến tác động tích cực đến việc bán các sản phẩm chăm sóc da thông qua những lợi ích cho người dùng như các ưu đãi hấp dẫn, dễ dàng tra cứu sản phẩm, so sánh giá, đa dạng hơn về danh mục sản phẩm và giao hàng tận nơi. Nhìn chung, những yếu tố đã và đang ngày càng làm tăng nhu cầu về mỹ phẩm chăm sóc da mặt của người tiêu dùng trong nước. Công ty khảo sát thị trường Q&Me đã tiến hành thu thập thông tin tiêu dùng từ hơn 531 người là nữ giới độ tuổi từ 16 đến 44 tại Hà Nội và TP.HCM năm 2019 phát hiện
  18. 6 rằng có đến hơn 90% người tiêu dùng sử dụng rửa mặt ít nhất một lần trong ngày. Trong đó, những người có tần suất rửa mặt 2 lần mỗi ngày chiếm tỷ trọng lớn nhất với 53% số người tham gia khảo sát. Ít hơn 1 Hơn 3 lần/ngày lần/ngày 2% 11% 1 lần/ngày 17% 3 lần/ngày 17% 2 lần/ngày 53% Hình 1.1. Thói quen rửa mặt của người dân tại Hà Nội và TP.HCM (Nguồn: Q&Me) Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra ba mục đích chính của việc tiêu dùng các sản phẩm vệ sinh mặt đó là làm sạch bụi bẩn trên da mặt, ngăn ngừa mụn và các thành phần thiên nhiên. Hai thời điểm trong ngày mà họ sử dụng sữa rửa mặt thường xuyên nhất là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Về lý do để sử dụng sữa rửa mặt, để rửa sạch bụi bẩn và ngăn ngừa mụn là hai lý do hàng đầu để người tiêu dùng gắn bó với dòng sản phẩm này.
  19. 7 59% Làm sạch bụi bẩn 39% 35% Ngăn ngừa mụn 14% 30% Thành phần tự nhiên 16% 30% Giá cả chấp nhận được 15% Yêu thích cảm giác sau khi sử 25% dụng sản phẩm 14% 22% Tính tiện ích cao 37% 19% Mùi thơm 10% 17% Làm mềm da 13% Nhóm người sử dụng Nhóm người không sử dụng Hình 1.2. Lí do sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt (Nguồn: Q&Me) 1.4. Mục đích thực hiện luận văn Luận văn phục vụ những mục tiêu sau: - Tìm hiểu và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các mô hình lý thuyết đã được xây dựng và các nghiên cứu về đề tài tương tự đã được thực hiện trong và ngoài nước. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định mua lặp lại các sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên việc thực hiện khảo sát.
  20. 8 - Đưa ra những đề xuất, giải pháp cho các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc da nói chung và các sản phẩm sữa rửa mặt nói riêng ngày càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm và có các chiến lược marketing, chăm sóc khách hàng phù hợp với hành vi của khách hàng. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh? - Những nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua lặp lại các sản phẩm sữa rửa mặt của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh? - Những kết quả thu được từ việc nghiên cứu và phân tích trong luận văn có ý nghĩa như thế nào xét trên khía cạnh quản trị? 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh đã từng phát sinh hành vi mua và sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: nghiên cứu được thực hiện để phân tích các nhân tố tác động đến ý định mua lại sản phẩm của người dân đối với sữa rửa mặt. - Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là thành phố trọng điểm của cả nước với sức mua lớn và người dân có tiêu chuẩn cao về uy tín của nhãn hàng và chất lượng sản phẩm. - Phạm vi về thời gian: luận văn được tiến hành từ ngày 1/8/2022 đến ngày 23/12/2022. Trong đó, quá trình ghi nhận thông tin khảo sát diễn ra từ ngày 15/10/2022 đến ngày 19/11/2022. 1.6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Chủ yếu luận văn bao gồm các phương pháp dùng các dữ liệu định lượng có được từ việc khảo sát đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2