intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam" là tìm hiểu về mức độ hài lòng liên quan đến cộng tác viên đối với hoạt động tổ chức sự kiện thể thao và cụ thể hơn là tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Dựa trên kết quả của nghiên cứu sẽ đề xuất các hàm ý quản trị cho nhà quản lý nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng cho cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CỘNG TÁC VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN THỂ THAO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN SỰ KIỆN SUNRISE VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CỘNG TÁC VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN THỂ THAO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN SỰ KIỆN SUNRISE VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG.TS NGUYỄN MINH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của tác giả thực hiện. Các nguồn thông tin, tài liệu, và ý kiến từ nghiên cứu khác đã được trích dẫn, bất kỳ ý kiến cá nhân hay sự hỗ trợ từ bên ngoài đã được ghi chú rõ ràng. Số liệu và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố cho bất kỳ tổ chức hay đơn vị nào và cũng chưa được sử dụng cho bất kỳ hình thức bằng cấp nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2024. Học viên Nguyễn Thị Thu Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự trân trọng đặc biệt đối với giảng viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn, giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình hỗ trợ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện để có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng muốn gửi lời biết ơn đến tất cả các thầy cô và giảng viên của Trường Đại học Ngân hàng, cảm ơn những kiến thức và kinh nghiệm mà thầy cô đã chia sẻ trong suốt quá trình học tập tại trường, đồng thời cũng cho em niềm đam mê và sự yêu thích trong quá trình học. Ngoài ra, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Ngân Hàng vì sự hỗ trợ tận tình trong suốt thời gian em học tập tại đây. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các anh/chị cộng tác viên đã dành thời gian quý báu của mình để hỗ trợ em/mình thực hiện khảo sát. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2024. Học viên Nguyễn Thị Thu Hương
  5. iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. 2. Tóm tắt nội dung Qua nghiên cứu tác giả nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV sự kiện Sunrise Việt Nam. Từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại công ty. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết về sự hài lòng, kết hợp mô hình SERVQUAL và JDJ Smith, và tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước từ đó đưa ra mô hình đề xuất cho nghiên cứu. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh thì mô hình nghiên cứu bao gồm 6 yếu tố: (1) Bản chất công việc, (2) Thu nhập, (3) Trách nhiệm xã hội, (4) Điều kiện làm việc, (5) Sự phát triển mối quan hệ và (6) Sự kết nối cộng đồng. Kết quả khảo sát được tổng hợp phân tích từ tập dữ liệu của 279 cộng tác viên tham gia hoạt động tổ chức sự kiện tại công ty cho thấy 6 yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên. Trong đó, yếu tố (1) Bản chất công việc có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại công ty theo sau là thu nhập, điều kiện làm việc, sự phát triển mối quan hệ, trách nhiệm xã hội và sự kết nối cộng đồng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 6 hàm ý quản trị tương ứng với từng yếu tố cho Ban Quản lý tại công ty nhằm duy trì, gia tăng sự hài lòng của cộng tác viên qua đó nâng cao chất lượng của các sự kiện thể thao trong tương lai. 3. Từ khoá Sự hài lòng, Cộng tác viên, Sự kiện thể thao.
  6. iv ABSTRACT 1. Research Title Factors affecting collaborators' satisfaction in organizing sports events at Sunrise Events Vietnam. 2. Summary content Through research, the author identifies factors affecting collaborators' satisfaction in organizing sports events at Sunrise Events Vietnam. From there, we provide some management implications to improve collaborators' satisfaction in sports organization activities at the company. The research is based on the theory of satisfaction, combining the SERVQUAL and JDJ Smith models, and referencing domestic and foreign research to come up with a proposed model for the research. After consulting with experts and adjusting, the research model includes 6 factors: (1) Nature of work, (2) Income, (3) Social responsibility, (4) Working conditions, (5) Relationship development and (6) Community connection. Survey results compiled and analyzed from a data set of 279 collaborators participating in event organization activities at the company show that the above 6 factors all affect collaborators' satisfaction. Among them, factor (1) Nature of work has the strongest influence on collaborators' satisfaction in organizing sports events at the company, followed by income, working conditions, relationship development, social responsibility and community connections. On that basis, the author proposes 6 management implications corresponding of each factor for the Board of Directors at the company to maintain and increase collaborators' satisfaction, thereby improving the quality of future sports events. 3. Keywords Satisfaction, Contributors, Sports Events.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CV Bản chất công việc ĐK Điều kiện làm việc HL Sự hài lòng KN Sự kết nối cộng đồng MTV Một thành viên QH Sự phát triển mối quan hệ TMCP Thương mại cổ phần TM-DV Thương mại – Dịch vụ TN Thu nhập TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM/ Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM XH Trách nhiệm xã hội
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai Phân tích nhân tố EFA Exploratory Factor Analysis khám phá JDI Job Description Index Chỉ số mô tả công việc Chỉ số dùng để đánh giá KMO Kaiser-Meyer-Olkin sự thích hợp của phân tích nhân tố Công ty trách nhiệm hữu SEV Sunrise Event Vietnam hạn một thành viên sự kiện Sunrise Việt Nam Phần mềm xử lý số liệu Statistical Package for the Social SPSS thống kê dùng trong các Sciences ngành khoa học xã hội Hệ số phóng đại phương VIF Variance Inflation Factor sai Liên đoàn ba môn phối WTC World Trade Center hợp thế giới SERVQUAL Service Quality Chất lượng dịch vụ
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................ vi MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ x DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 3 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................... 5 1.3.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 5 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 6 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................... 7 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 8 1.6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 8 1.7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 11 2.1. Khái niệm về sự hài lòng ............................................................................. 11 2.2. Các lý thuyết về sự hài lòng ........................................................................ 12 2.2.1. Mô hình JDJ của Smith và cộng sự (1969) ............................................ 12 2.2.2. Quan điểm của Hackman và Oldman ..................................................... 15 2.3. Các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng .................................................. 16 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ................................................... 16 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................... 17
  10. viii 2.3.3. Tổng hợp các mô hình nghiên cứu ......................................................... 18 2.4. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 21 2.4.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ......................................................... 21 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 28 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 28 3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................... 29 3.2.1. Hoàn thiện mô hình nghiên cứu đề xuất................................................. 30 3.2.2. Hoàn thiện thang đo................................................................................ 31 3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 35 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................. 35 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41 4.1. Giới thiệu về công ty .................................................................................... 41 4.2. Thống kê mô tả thông tin cộng tác viên..................................................... 43 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên về các sự kiện của công ty .................................................................................................. 45 4.3.1. Kiểm định Cronbach’s Aplha lần 1 ........................................................ 45 4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Aplha lần 2 ........................................................ 47 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................. 48 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập................................ 48 4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ......................................................... 55 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên tham gia sự kiện của công ty ....................................................................................... 56 4.5.1. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .......... 56 4.5.2. Xây dựng mô hình hồi quy ..................................................................... 57 4.5.3. Phân tích hồi quy .................................................................................... 58 4.5.4. Đánh giá sự phù hợp mô hình sự hài lòng của cộng tác viên ................. 59 4.5.5. Kiểm định sự phù hợp mô hình sự hài lòng của cộng tác viên .............. 60 4.5.6. Xem xét tự tương quan ........................................................................... 60 4.5.7. Xem xét đa cộng tuyến ........................................................................... 61 4.5.8. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư...................................................... 61 4.6. Thống kê mô tả thang đo đánh giá ............................................................ 63
  11. ix 4.6.1. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Bản chất công việc” ........... 63 4.6.2. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Thu nhập” .......................... 64 4.6.3. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Trách nhiệm xã hội” .......... 65 4.6.4. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Điều kiện làm việc” ........... 67 4.6.5. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Sự phát triển mối quan hệ” 68 4.6.6. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Sự kết nối cộng đồng” ....... 69 4.6.7. Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Sự hài lòng” ....................... 70 4.7. Kiểm định sự khác biệt ............................................................................... 71 4.7.1. Theo Giới tính ........................................................................................ 71 4.7.2. Theo độ tuổi ............................................................................................ 72 4.7.3. Theo Nghề nghiệp .................................................................................. 73 4.7.4. Theo Số lần tham gia sự kiện ................................................................. 74 4.7.5. Theo Vị trí .............................................................................................. 75 4.8. Thảo luận nghiên cứu .................................................................................. 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 80 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 81 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 81 5.2 Một số hàm ý quản trị .................................................................................. 82 5.2.1. Bản chất công việc.................................................................................. 82 5.2.2. Thu nhập ................................................................................................. 83 5.2.3. Điều kiện làm việc .................................................................................. 84 5.2.4. Sự phát triển mối quan hệ ....................................................................... 85 5.2.5. Trách nhiệm xã hội ................................................................................. 86 5.2.6. Sự kết nối cộng đồng .............................................................................. 87 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... i PHỤ LỤC ................................................................................................................. iv
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng ................................................ 19 Bảng 3. 1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính.................................................. 31 Bảng 3. 2: Thang đo Bản chất công việc ............................................................... 31 Bảng 3. 3: Thang đo thu nhập ................................................................................ 32 Bảng 3. 4: Thang đo trách nhiệm xã hội ............................................................... 32 Bảng 3. 5: Thang đo điều kiện làm việc ................................................................. 33 Bảng 3. 6: Thang đo sự phát triển mối quan hệ .................................................... 33 Bảng 3. 7: Thang đo sự kết nối cộng đồng ............................................................ 34 Bảng 3. 8: Thang đo sự hài lòng ............................................................................ 34 Bảng 4. 1: Đặc điểm cá nhân của cộng tác viên .................................................... 43 Bảng 4. 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo ....................................................... 45 Bảng 4. 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo ....................................................... 47 Bảng 4. 4: Thực hiện kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho biến độc lập lần 1 49 Bảng 4. 5: Rút trích nhân tố biến độc lập lần 1 ..................................................... 51 Bảng 4. 6: Thực hiện kiểm định KMO và Bartlett’s Test lần 2 ............................ 52 Bảng 4. 7: Rút trích nhân tố biến độc lập lần 2 ..................................................... 53 Bảng 4. 8: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc ............................. 55 Bảng 4. 9: Rút trích nhân tố biến phụ thuộc ......................................................... 55 Bảng 4. 10: Phân tích tương quan Pearson ........................................................... 56 Bảng 4. 11: Hệ số phân tích hồi quy ...................................................................... 58 Bảng 4. 12: Đánh giá sự phù hợp của mô hình..................................................... 59 Bảng 4. 13: Kiểm định ANOVA .............................................................................. 60 Bảng 4. 14: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Bản chất công việc” ..... 63 Bảng 4. 15: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Thu nhập” .................... 64 Bảng 4. 16: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Trách nhiệm xã hội” .... 65 Bảng 4. 17: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Điều kiện làm việc” ...... 67 Bảng 4. 18: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Sự phát triển mối quan hệ” ............................................................................................................................ 68 Bảng 4. 19: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Sự kết nối cộng đồng” . 69 Bảng 4. 20: Đánh giá của cộng tác viên đối với nhóm “Sự hài lòng” ................. 70 Bảng 4. 21: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ................................................ 72 Bảng 4. 22: Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ................................................... 73 Bảng 4. 23: Phân tích ANOVA theo nghề nghiệp ................................................. 74 Bảng 4. 24: Phân tích ANOVA theo Số lần tham gia sự kiện .............................. 75 Bảng 4. 25: Phân tích ANOVA theo Vị trí ............................................................. 76 Bảng 4. 26: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 77 Bảng 4. 27: Thứ tự quan trọng của các yếu tố theo nghiên cứu của tác giả so với những khảo lược của nghiên cứu trước ................................................................ 78
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Thống kê các giải chạy 2018 - 2020 – 2022 ........................................... 1 Hình 2. 1: Chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall và Hullin ......................... 12 Hình 2. 2: Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldman ...................... 15 Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 26 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 28 Hình 4. 1: Biểu đồ phân phối của phần dư chuẩn hóa ......................................... 61 Hình 4. 2: Biểu đồ Phân phối chuẩn P-P của Phần dư Chuẩn hóa .................... 62
  14. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề Các hoạt động sự kiện thể thao đã nổi lên tại Việt Nam khá mạnh mẽ trong những năm trở lại đây và lớn mạnh nhất là ở hoạt động sự kiện chạy bộ và mở rộng hơn là ở sự kiện ba môn phối hợp: bơi – đạp – chạy, đặc biệt sau đại dịch Covid 19, mọi người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe do đó sức hút của những hoạt động sự kiện này cũng ngày càng lớn mạnh. Tính riêng trong sự kiện chạy bộ và sự kiện ba môn phối hợp, số lượng sự kiện có quy mô lớn được tổ chức tại Việt Nam đã tăng hơn gấp ba lần trong 5 năm qua. Năm 2018, Việt Nam có hơn 15 sự kiện có quy mô lớn được tổ chức, đến năm 2020 có 36 giải chạy và đến năm 2022, con số này đã tăng lên thành hơn 45 sự kiện (Hình 1.1). Hình 1. 1: Thống kê các giải chạy 2018 - 2020 – 2022 Nguồn: Asia – Pacific Economic Review
  15. 2 Theo thống kê 15 sự kiện chạy bộ có quy mô lớn trên cả nước, từ năm 2018 số lượng vận động viên tham dự khoảng 50.000 vận động viên, con số này đã tăng hơn 90.000 trong năm 2022. Mặc dù trải qua 2 năm đại dịch nhưng số lượng vận động viên vẫn tăng sấp xỉ 80% so với năm 2018. Tăng trưởng này là do nhiều yếu tố, bao gồm: sự nâng cao ý thức về sức khỏe và xem trọng việc rèn luyện thể thao sau đại dịch; sự phát triển của nền tảng mạng xã hội, giúp sự kiện thể thao có thể dễ dàng được tiếp cận với nhiều người hơn; sự trợ giúp từ phía các công ty cùng với các tổ chức tài trợ cho các chương trình sự kiện, giúp chúng phát triển và mở rộng quy mô một cách dễ dàng hơn. Với sự lớn mạnh theo thời gian, bộ môn thể thao này thu hút đông đảo vận động viên tham gia, điều này đã dẫn đến sự gia tăng đối thủ trong hoạt động tổ chức sự kiện chạy bộ cũng như sự kiện ba môn phối hợp, và nhu cầu mở rộng quy mô của sự kiện cũng là vấn đề quan trọng để cạnh tranh với các đối thủ. Bên cạnh đội ngũ chính thức, thì cộng tác viên, những người làm việc trực tiếp với vận động viên, đứng ở các vị trí khác nhau dọc theo đường đua để chào đón và hướng dẫn vận động viên. Cộng tác viên cũng sẽ hỗ trợ vận động viên trong trường hợp cần thiết để giải quyết vấn đề, thắc mắc của họ. Cộng tác viên còn phối hợp với lực lượng chức năng để đảm bảo an ninh, trật tự cho sự kiện và thay mặt ban tổ chức điều phối tình nguyện viên trong sự kiện. Bên cạnh đó, hoạt động tổ chức sự kiện nói chung và hoạt động sự kiện thể thao nói riêng cũng có những khía cạnh đặc thù riêng biệt. Về hoạt động tổ chức thì sự kiện thể thao, đặc biệt với sự kiện chạy bộ là sự kiện có quy mô lớn, đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao trong công tác tổ chức và quản lý. Hơn nữa, đây gần như là hoạt động mang tính tổng hợp cao. Tính tổng hợp của hoạt động sự kiện được thể hiện qua việc phải kết hợp với nhiều ngành nghề khác nhau, như vận chuyển, ăn uống, an ninh, xây dựng, thiết kế… Chính sự đa dạng các loại hình kinh doanh này đã tạo ra nhu cầu về nhân lực rất lớn trong hoạt động tổ chức sự kiện. Khác với cộng tác viên trong các lĩnh vực khác, mặc dù họ vẫn đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng đây không phải là vị trí bắt buộc
  16. 3 trong một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, cộng tác viên sự kiện thể thao lại là một vị trí không thể thiếu. Điều này là do lĩnh vực này đòi hỏi những yêu cầu đặc thù như nhiều lao động có tính chuyên môn hóa cao, khó tự động hóa và cơ giới hóa, chẳng hạn như các vị trí về y tế và an ninh. Vì vậy, công ty thường không đủ nhân lực để đảm nhiệm tất cả các vai trò này, dẫn đến việc phải tuyển dụng nhân sự thời vụ để giảm chi phí và duy trì tính chuyên nghiệp của sự kiện. Ngoài ra, do hoạt động sự kiện thể thao mang tính tổng hợp các loại hình kinh doanh, tất cả các bộ phận cần phải thực hiện nhịp nhàng công việc với nhau và có sự kết nối đồng bộ. Điều này đòi hỏi lao động phải có tính tổ chức và khả năng phối hợp cao. Cộng tác viên sự kiện thể thao chính là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với nhiều bên liên quan, nên yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. Hơn nữa, môi trường làm việc của cộng tác viên sự kiện thể thao thường rất sôi động và náo nhiệt, đòi hỏi khả năng tương tác tốt trong nhóm và với cộng đồng, đây gần như là điều kiện bắt buộc trong tổ chức sự kiện. Sự hứng thú khi tham gia cộng tác viên sự kiện thể thao không chỉ cần xuất phát từ niềm đam mê thể thao mà còn là sở thích tham gia các hoạt động nhóm, cộng đồng. Những người tham gia vị trí này thường có xu hướng yêu thích và hòa nhập nhanh với các hoạt động nhóm và cộng đồng. Chính những yếu tố này làm cho vị trí cộng tác viên sự kiện thể thao trở nên độc đáo và cần thiết, góp phần quan trọng vào sự thành công của mỗi sự kiện thể thao. Nhìn chung cộng tác viên như là cầu nối của ban tổ chức sự kiện với các đơn vị có liên quan khác và những vận động viên tham gia sự kiện. Do đó, đây là một trong những vị trí mấu chốt để xây dựng nên thành công của một sự kiện. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, số lượng sự kiện thể thao, đặc biệt là chạy bộ và ba môn phối hợp đã ngày càng được gia tăng về số lượng sự kiện được tổ chức cũng như là số lượng vận động viên tham dự. Mặc dù có sự gia tăng về số lượng một cách mạnh mẽ nhưng chất lượng không có sự cải thiện một cách đáng kể. Một phần nguyên nhân cũng là do sự thiếu hụt về nhân sự, đặc biệt là thiếu hụt cộng tác viên có kinh nghiệm. Vai trò của cộng tác viên tuy quan trọng nhưng đây là một trong số những vị trí có sự
  17. 4 luân chuyển nhân sự mạnh nhất, và sự gắn kết thấp nhất. Đó cũng là “bài toán” khá nan giải cho những nhà tuyển dụng nhân sự ở vị trí này, cũng một phần vì số lượng tuyển dụng khá lớn, lên đến khoảng vài chục đến vài trăm cộng tác viên cùng một lúc cho mỗi sự kiện thể thao tùy quy mô lớn hoặc nhỏ nên công tác tuyển dụng cũng càng khó khăn hơn nếu cộng tác viên không có sự hài lòng với sự kiện hay từ chối tham gia ngay thời gian sự kiện, họ sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức để tuyển dụng và đào tạo cộng tác viên mới. Ngoài ra, sự không hài lòng của cộng tác viên với sự kiện cũng có thể dẫn đến sự thờ ơ trong công việc gây ra những sai sót, và có thể sẽ gây đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự kiện. Bên cạnh đó, chạy bộ cũng hiện đang là xu hướng mới trong các doanh nghiệp, ngoài lợi ích về mặt sức khỏe nó còn lại lợi ích cho việc gắn kết doanh nghiệp cũng như gắn kết nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu về tổ chức sự kiện này cũng đang tăng cao đồng thời kéo theo nhân sự trong ngành này cũng tăng cao. Mà cộng tác viên trong sự kiện là vị trí đáng được quan tâm không những vì sự quan trọng của nó mà còn vì cộng tác viên là những người làm việc theo thời vụ, thường không có nhiều ràng buộc với tổ chức nên hiệu quả làm việc của những cộng tác viên đa phần sẽ được quyết định bởi sự hài lòng của họ. Do đó, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên để khai thác hơn nữa khả năng, tố chất, nhiệt huyết của họ là sự cần thiết, đặc biệt là đối với những công ty sự kiện thể thao lớn như công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam (SEV). Hiện tại, SEV chuyên về tổ chức các sự kiện chạy bộ và ba môn phối hợp, có độc quyền tổ chức các sự kiện ba môn phối hợp IRONMAN 70.3, 5150 Triathlon Series và IRONKIDS tại Việt Nam từ Tổ chức World Triathlon Corporation. SEV là đơn vị tổ chức các sự kiện thể thao sức bền và trải nghiệm độc đáo, bao gồm sự kiện Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank, IRONMAN 70.3 Vô địch Châu Á – Thái Bình Dương, BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc, BIM Group 5150 Phú Quốc và Hà Nội Marathon Techcombank. Trong quá trình công tác ở công ty và tham gia các sự kiện thể thao, tác giả nhận thấy việc tìm hiểu về cộng tác viên, đặc biệt là về sự hài lòng của họ trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và khai thác. Đặc biệt sự kiện Marathon Quốc Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
  18. 5 Techcombank – sự kiện chạy bộ lớn nhất Tp.HCM với khoảng 350 cộng tác viên, 2.500 tình nguyện viên và số lượng người tham gia lên đến hơn 13.000 vận động viên tham dự và sự kiện IRONMAN 70.3 Vô địch Châu Á – Thái Bình Dương với khoảng 500 cộng tác viên, 3.500 tình nguyện viên hỗ trợ xuyên suốt sự kiện trên cung đường dài 90 ki-lô-mét cho 2.200 vận động viên được tổ chức bởi Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Đây là lý do mà tôi đã chọn nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp này tăng mức độ hài lòng của cộng tác viên, thông qua đó để cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ. Muốn vậy phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên thông qua những phân tích chuyên sâu hơn, nhưng hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện liên quan đến lĩnh vực và đối tượng này. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ cơ sở lý luận và yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao nhằm cải thiện chất lượng đội ngũ nhân sự tạo hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng cho các hoạt động sự kiện thể thao tại doanh nghiệp nói riêng và trên cả nước nói chung. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu về mức độ hài lòng liên quan đến cộng tác viên đối với hoạt động tổ chức sự kiện thể thao và cụ thể hơn là tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Dựa trên kết quả của nghiên cứu sẽ đề xuất các hàm ý quản trị cho nhà quản lý nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hài lòng cho cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam.
  19. 6 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, những mục tiêu cụ thể được hướng đến là: Xác định yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Đề xuất các hàm ý cho nhà quản trị trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu trên, đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam? Mức độ của các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam? Cần đề xuất hàm ý nào cho nhà quản trị để nâng cao hơn nữa sự hài lòng đối với cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Đối tượng khảo sát: Cộng tác viên đã tham gia vào những hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam.
  20. 7 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Về thời gian: Nghiên cứu đề tài dự kiến thực hiện từ 09/2023 đến 03/2024. Dữ liệu thứ cấp được lấy từ năm 2005 đến năm 2022. Dữ liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023 thông qua việc điều tra khảo sát, thu thập từ một số cộng tác viên đã tham gia hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên cho hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam chia thành hai giai đoạn, áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Giai đoạn đầu, nghiên cứu định tính được thực hiện để khám phá và tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện thể thao tại Công ty TNHH MTV Sự kiện Sunrise Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bao gồm phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Giai đoạn thứ hai, nghiên cứu định lượng sử dụng để đánh giá và kiểm chứng mô hình cũng như giả thuyết của mô hình đã đưa ra. Phương pháp được áp dụng trong giai đoạn này gồm việc khảo sát và phân tích dữ liệu. 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Dựa trên những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó về các yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng áp dụng thực tiễn cho vị trí cộng tác viên trong hoạt động tổ chức sự kiện chạy bộ tại công ty. Tiến hành thảo luận nhóm cùng sự tham gia của chuyên gia có độ am hiểu về quyết định và nhu cầu nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các thang đo trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng tác viên. Lấy ý kiến thảo luận nhóm từ các chuyên gia và khảo sát thử để chỉnh sửa và hoàn thiện thang đo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2