Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – khu vực Bà Rịa Vũng Tàu
lượt xem 14
download
Luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu" với mục tiêu xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên đối với Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – khu vực Bà Rịa Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VƯƠNG TIẾN KHA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – KHU VỰC BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VƯƠNG TIẾN KHA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) – KHU VỰC BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả do TS. Nguyễn Văn Tiến hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. HCM, ngày tháng 5 năm 2023 Người cam đoan Vương Tiến Kha
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian học tập. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tiến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu để bản thân hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn anh chị nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu đã có những ý kiến đóng góp không nhỏ cho luận văn này thông qua việc đánh giá khách quan về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Sau cùng, tác giả chân thành cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên, quan tâm và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các anh chị học viên. Ký tên Vương Tiến Kha
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. 2. Nội dung: Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát 258 nhân viên đang làm việc tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu thông qua phương pháp chọn mẫu tổng thể. Nghiên cứu được thiết kế theo kiểu hỗn hợp gồm có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 25.0 tiến hành các phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, kiểm định sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu chứng minh 6 yếu tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu ban đầu đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank – khu vực Bà Rịa Vũng Tàu và được sắp xếp theo một thứ tự mức độ quan trọng giảm dần. Đó là (1) Thu nhập và phúc lợi (hệ số β = 0,351), (2) Bản chất công việc (hệ số β = 0,294), (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến (hệ số β = 0,199), (4) Quan hệ công việc (hệ số β = 0,181), (5) Điều kiện làm việc (hệ số β = 0,139), (6) Sự công bằng (hệ số β = 0,125). Kết quả kiểm định T-test và Anova cho thấy không có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn trong việc đánh giá sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, có sự khác biệt về kinh nghiệm làm việc khi đánh giá sự hài lòng của các nhân viên được khảo sát. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý chính sách theo các yếu tố ảnh hưởng nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank – khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, đây là cơ sở cho người quản lý có những chính sách phù hợp để gia tăng sự tích cực trong công việc, giữ chân nhân viên hay xa hơn là thu hút những nguồn lực tiềm năng cho ngân hàng. 3. Từ khoá: Yếu tố ảnh hưởng, Sự hài lòng công việc.
- iv ABSTRACT 1. The thesis: Factors affecting job satisfaction of employees at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank) - Ba Ria Vung Tau area. 2. Content: To carry out the research, the author conducted a survey of 258 employees working at Sacombank - Ba Ria Vung Tau area through the general sampling method. The study was designed in a mixed style consisting of qualitative research and quantitative research. Research using SPSS 25.0 software to conduct reliability testing methods Cronbach's alpha, exploratory factor analysis (EFA), multivariate linear regression analysis, test the difference. The research results prove that the 6 factors proposed in the original research model all affect the job satisfaction of employees at Sacombank - Ba Ria Vung Tau area and are arranged in the following order: importance gradually decreases. They are (1) Income and benefits (coefficient β = 0.351), (2) Nature of work (coefficient β = 0.294), (3) Opportunities for training and promotion (coefficient β = 0.199), (4) Working relationship (coefficient β = 0.181), (5) Working conditions (coefficient β = 0.139), (6) Fairness (coefficient β = 0.125). The results of T-test and Anova show that there is no difference in gender, age, and education level in assessing job satisfaction of employees at Sacombank - Ba Ria Vung Tau area. differences in work experience when assessing the satisfaction of the surveyed employees. Based on the research results, propose policy implications according to influencing factors to improve the job satisfaction of employees at Sacombank - Ba Ria Vung Tau area, this is the basis for managers. have appropriate policies to increase positivity at work, retain employees or further attract potential resources for the bank. 3. Keywords: Influential factors, Job satisfaction.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BRVT Bà Rịa Vũng Tàu NHTM Ngân hàng thương mại NLĐ Người lao động PGD Phòng giao dịch TC Tiêu chuẩn TĐHV Trình độ học vấn TMCP Thương mại cổ phần TN Tiềm năng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ACB Asia Commercial Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ phần Bank Á Châu ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai BIDV Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ for Investment and phần Đầu tư và Phát triển Việt Development of Vietnam Nam EFA Exploration Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá JDI Job Descriptive Index Chỉ số mô tả công việc KMO Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ số dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố SACOMBANK Saigon Thuong Tin Ngân hàng thương mại cổ phần Commercial Joint Stock Bank Sài Gòn Thương Tín SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SPSS Statistical Package for Social Phần mềm xử lý số liệu thống Sciences kê dùng trong các ngành khoa học xã hội VIETCOMBANK Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ for Foreign Trade of Vietnam phần Ngoại thương Việt Nam
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................... vi MỤC LỤC ............................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5 1.6. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................5 1.7. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................8 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................8 2.1.1. Khái niệm về người lao động và công việc .....................................................8 2.1.2. Sự hài lòng về công việc ................................................................................9 2.1.3. Các mô hình lý thuyết có liên quan .............................................................. 11 2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước ..................................................................... 15 2.2.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 15 2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 20
- viii 2.2.3. Tổng hợp và đúc kết tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................... 24 2.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................ 27 2.3.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................... 27 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên trong các nghiên cứu .............................................. 30 2.3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 35 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 37 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 37 3.2. Nghiên cứu định tính....................................................................................... 38 3.2.1. Chương trình thảo luận nhóm ....................................................................... 38 3.2.2. Thang đo nghiên cứu chính thức .................................................................. 40 3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 44 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 44 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 46 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 49 4.1. Tổng quan về Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu ................................... 49 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 49 4.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 50 4.1.3. Tình hình nhân sự ........................................................................................ 51 4.1.4. Kết quả hoạt động ........................................................................................ 53 4.2. Thống kê mô tả ............................................................................................... 54 4.2.1. Đặc điểm của nhân viên khảo sát .................................................................54 4.2.2. Thống kê mô tả các biến định lượng............................................................. 56 4.3. Phân tích số liệu .............................................................................................. 58 4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................... 58 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................... 61 4.3.3. Phân tích tương quan.................................................................................... 63 4.3.4. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 64 4.3.5. Kiểm định sự khác biệt................................................................................. 69 4.4. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................... 72
- ix CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 80 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 80 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................ 81 5.2.1. Về thu nhập và phúc lợi ............................................................................... 82 5.2.2. Về bản chất công việc .................................................................................. 84 5.2.3. Về cơ hội đào tạo và thăng tiến .................................................................... 86 5.2.4. Về quan hệ trong công việc .......................................................................... 88 5.2.5. Về điều kiện làm việc ................................................................................... 89 5.2.6. Về sự công bằng........................................................................................... 90 5.2.7. Về sự khác biệt nhân khẩu (đối với kinh nghiệm làm việc) .......................... 92 5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... i PHỤ LỤC ............................................................................................................ vii
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước .................................................................. 25 Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn của các biến nghiên cứu .................................................. 29 Bảng 3.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính ......................................................... 39 Bảng 3.2: Thang đo Thu nhập và phúc lợi.................................................................. 40 Bảng 3.3: Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến ....................................................... 41 Bảng 3.4: Thang đo Bản chất công việc ..................................................................... 41 Bảng 3.5: Thang đo quan hệ trong công việc (Lãnh đạo và đồng nghiệp) .................. 42 Bảng 3.6: Thang đo Điều kiện làm việc ..................................................................... 43 Bảng 3.7: Thang đo Sự công bằng ............................................................................. 43 Bảng 3.8: Thang đo Sự hài lòng trong công việc ........................................................ 44 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank khu vực BRVT ................. 53 Bảng 4.2: Đặc điểm của nhân viên được khảo sát ...................................................... 55 Bảng 4.3: Thống kê trung bình bảng điều tra ............................................................. 57 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo biến độc lập ..... 58 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo biến phụ thuộc ....... 60 Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ........................................ 61 Bảng 4.7: Kết quả ma trận xoay nhân tố các biến độc lập .......................................... 62 Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc .......................................... 63 Bảng 4.9: Hệ số tải các biến quan sát của thang đo Sự hài lòng.................................. 63 Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................ 64 Bảng 4.11: Bảng tổng hợp hệ số hồi quy đa biến ....................................................... 65 Bảng 4.12: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình ................................................... 66 Bảng 4.13: Phân tích Anova của mô hình hồi quy ...................................................... 66 Bảng 4.14: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến........................................................ 68 Bảng 4.15: Sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo các nhóm giới tính .......... 69 Bảng 4.16: Sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo các nhóm độ tuổi ............ 70 Bảng 4.17: Sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo các nhóm TĐHV ............. 71 Bảng 4.18: Sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên theo kinh nghiệm làm việc ...... 71 Bảng 4.19: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................... 72 Bảng 4.20: So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố với một số nghiên cứu trước .. 78
- xi Bảng 5.1: Tổng hợp hệ số Beta chuẩn hóa của các yếu tố ảnh hưởng trong phân tích hồi quy....................................................................................................................... 81 Bảng 5.2: Tổng hợp giá trị trung bình chung và độ lệch chuẩn của thang đo các yếu tố ảnh hưởng .................................................................................................................. 81
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Thuyết hai nhóm nhân tố của Herzberg ...................................................... 12 Hình 2.2: Thuyết công bằng của Adams .................................................................... 13 Hình 2.3: Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin ......................... 14 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 35 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................ 37 Hình 4.1: Tình hình nhân sự của Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2017 - 2021................................................................................................................ 52 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn .............................................................. 67 Hình 4.3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P – P Plot ........................................... 69 Hình 4.4: Mô hình kết quả nghiên cứu ....................................................................... 77
- 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngành ngân hàng vẫn luôn là ngành hấp dẫn lớn đối với người lao động, đặc biệt là thu hút được nguồn lao động có chất lượng cao. Đây là điều rất quan trọng và cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng và tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), nhất là trong bối cảnh danh tiếng của ngân hàng, kết quả kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dịch vụ, sự kết nối giữa nhân viên và khách hàng. Chính vì vậy, tìm hiểu về sự hài lòng của nhân viên đối với ngân hàng mình đang làm việc là điều quan trọng để giúp ngân hàng hiểu được nhu cầu, mong muốn của nhân viên mình, từ đó, gián tiếp xây dựng hình ảnh ngân hàng cũng như thúc đẩy kinh doanh phát triển. Trong thời đại cách mạng công nghiệp hiện nay, không khó để các ngân hàng có thể cung cấp những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, mà nhân lực mới là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định. Chính vì thế, một ngân hàng muốn phát triển không những có sản phẩm dịch vụ tốt để cung cấp cho khách hàng, mà còn cần có một đội ngũ nhân viên các cấp bậc luôn có sự chuyên nghiệp, thái độ mẫu mực, tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Đây là điều hết sức quan trọng, tạo nên sự khác biệt, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Một môi trường làm việc thân thiện, khách hàng luôn thấy được sự tươi cười trên môi của mọi nhân viên đang là điều mà mọi ngân hàng đều muốn hướng tới và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng không ngoại lệ. Với mục tiêu ngày càng mở rộng khách hàng ở mọi phân khúc, với sản phẩm đa dạng, để cung cấp dịch vụ đáp ứng cho mọi tầng lớp khách hàng thật sự là một thử thách. Chỉ vì một lý do nào đó, một nhân viên cảm thấy bức xúc, không hài lòng với ngân hàng mình đang làm, sẽ tạo ra khá nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng và xã hội. Chính vì thế, nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên trong ngân hàng là điều không thể không quan tâm, nhất là ban lãnh đạo của ngân hàng. Người đưa ra quyết định và chính sách có thể tác động đến hầu hết các nhân viên trong ngân hàng, cần hiểu rõ nhân viên của mình, thì mới có thể đưa ngân hàng đi đến thành công. Nhân
- 2 viên làm việc tại Sacombank thường sẽ có tính chất công việc phức tạp và môi trường làm việc áp lực lớn vì sự đòi hỏi từ ban lãnh đạo của Sacombank cũng như nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đối với các dịch vụ của ngân hàng. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao luôn nghiên cứu và đổi mới chính sách cho phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của nhân viên trong toàn hệ thống Sacombank trên cả nước, tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, sự hài lòng của nhân viên có thể khác nhau. Đó là lý do cần nghiên cứu cho ngân hàng Sacombank tại từng chi nhánh khác nhau, nhất là những vùng đang có sự thay đổi trong hiệu quả kinh doanh qua các năm, hoặc cơ cấu nhân viên tại chi nhánh ấy có sự thay đổi rõ rệt, số lượng nhân viên xin nghỉ việc tăng hoặc giảm một cách đột biến. Thời gian qua Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu luôn chú trọng và xây dựng chiến lược nhân sự, tuyển dụng, chính sách lương thưởng phù hợp với kế hoạch đặt ra của Sacombank, cũng như có những chính sách đặc biệt động viên người lao động yên tâm công tác. Tuy nhiên vẫn còn có một số nhân viên có hiệu suất làm việc thấp, không có động lực làm việc, họ tiếp tục duy trì công việc vì chưa biết phải đi nơi nào khác hay lo ngại sự thay đổi, thông qua một số biểu hiện như làm việc chậm chạp, làm hết giờ chứ không hết việc, không có chí tiến thủ, không quan tâm đóng góp ý kiến hay có sáng kiến cho công việc hiện tại được cải thiện, tránh các công việc khó hay có tính thử thách, tránh tham gia các hoạt động ngoài giờ làm việc, thường xuyên tìm kiếm cơ hội thay đổi công việc, so sánh công việc, phúc lợi của bản thân với những đơn vị kinh doanh khác trong cùng hệ thống Sacombank, hay những ngân hàng bạn như ACB, Vietinbank,.. Quyết định nghỉ việc không hẳn do nhân viên không thỏa mãn tại đơn vị đang công tác mà có thể do đơn vị mới có điều kiện tốt hơn. Năm 2022 tổng số lượng nhân sự làm việc tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu là 307 người tăng 68 người so với thời điểm năm 2017. Tốc độ tăng lao động bình quân của giai đoạn 2017 - 2021 là 6,5%, phần lớn tăng trưởng ở bộ phận kinh doanh làm việc trực tiếp tại các địa bàn trong tỉnh và bộ phận hỗ trợ chức năng. Việc tăng giảm số lượng lao động do nhu cầu tuyển dụng hàng năm được căn cứ vào tình hình thực tế khối lượng công việc tăng thêm tại các đơn vị trực thuộc và dựa vào số lượng nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động. Trong giai đoạn 2017 - 2021 đã có 26 nhân viên trẻ, được đánh giá là có năng lực tốt đã xin chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy chưa có cơ sở nhận định chính thức nhưng ban lãnh đạo
- 3 Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã nhận thấy rằng đâu đó tồn tại sự không thỏa mãn trong công việc của một số bộ phận nhân viên. Vấn đề này khiến ban lãnh đạo ngân hàng chú ý và muốn tìm hiểu lý do nguồn gốc để có hướng khắc phục, điều chỉnh chính sách cho hợp lý và đưa ra định hướng, kế hoạch cho ngân hàng trong tương lai, cụ thể là trong chính sách nhân sự và lương thưởng. Hơn nữa, tính đến nay chưa có một nghiên cứu định tính và định lượng nào về mức độ hài lòng của nhân viên ngân hàng Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu cũng như khảo sát và đánh giá những yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên tại đây. Từ đó, ngân hàng sẽ có những chính sách điều chỉnh, xây dựng chiến lược định hướng hiệu quả, chú trọng tập trung vào những nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng công việc, điều chỉnh và từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Xuất phát từ những thực trạng trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – khu vực Bà Rịa Vũng Tàu” để tiến hành nhằm tìm hiểu về những yếu tố tác động đến sự hài lòng công việc, từ đó đưa ra phương hướng, kế hoạch trong tương lai nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại đây. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên đối với Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu: Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu.
- 4 (3) Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. (4) Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm giải đáp các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu như thế nào? Câu hỏi 3: Có sự khác biệt nào về các đặc tính cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc) đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu? Câu hỏi 4: Các hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các nhân viên đang làm việc tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu a. Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. b. Về thời gian Dữ liệu thứ cấp: Là nguồn thông tin tham khảo được thu thập thông qua phương tiện Internet, sách báo, tạp chí và tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn 2019 - 2021. Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện việc điều tra lấy ý kiến của các nhân viên đang công tác tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2022.
- 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể, trên cơ sở lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Sau đó thực hiện kỹ thuật thảo luận nhóm với lãnh đạo ngân hàng và các chuyên gia có độ am hiểu về sự hài lòng công việc nhằm phát hiện, xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các thang đo trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Lấy ý kiến thảo luận nhóm từ các chuyên gia, lãnh đạo đơn vị và khảo sát thử để điều chỉnh và bổ sung thang đo. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thang đo sau khi được điều chỉnh từ kết quả của nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng cho thang đo nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 25. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Cuối cùng, kiểm định T-test và ANOVA được thực hiện để so sánh khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của những nhóm nhân viên có đặc điểm cá nhân khác nhau. 1.6. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu góp phần làm phong phú các nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại tại tổ chức, đây được xem là yếu tố cơ bản để các nhà quản lý thu hút và giữ chân người tài, từ đó có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công của nhân viên tại các hệ thống ngân hàng trên toàn Việt Nam
- 6 nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đồng thời, nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo và gợi mở vấn đề nghiên cứu mới cho các tác giả khác. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu hiểu biết hơn nữa về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Những phát hiện về các vấn đề tồn đọng, từ đó nhận diện và khắc phục, qua đó đề xuất các hàm ý quản trị để có thể giúp cho nhà quản trị có những chính sách tạo sự hài lòng cho nhân viên đạt hiệu quả hơn. 1.7. Kết cấu của đề tài Nội dung luận văn gồm 5 chương như sau: Chương 1: Mở đầu: Trình bày tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp và kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày các lý thuyết liên quan về sự hài lòng trong công việc, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về sự hài lòng của nhân viên/ người lao động trong công việc. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức, phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu: Tổng quan về Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên đối với Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Trình bày những đề xuất, kiến nghị hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên đối với Sacombank - khu vực Bà Rịa Vũng Tàu. Đồng thời trình bày hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu cho những đề tài tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 439 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 371 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 270 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 277 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 269 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 308 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 259 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 275 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 235 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 168 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 208 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 142 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 161 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 156 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn