intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng

Chia sẻ: Vương Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

76
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh; thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng; một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> Trần Đức Công<br /> <br /> GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br /> CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ<br /> PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG<br /> <br /> Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN:<br /> TS. TRẦN VIỆT HÀ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2013<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Sau năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang<br /> nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đó có sự<br /> tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các<br /> thành phần kinh tế khác nhau do vậy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất<br /> yếu. Thêm vào đó, với chính sách mở cửa của Đảng, Nhà Nước và sự tham gia ngày<br /> càng sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của nước ta thì sẽ<br /> càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị<br /> trường Việt Nam và do vậy tình hình cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy<br /> để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh<br /> tranh của mình, đó là con đường vững chắc để doanh nghiệp khẳng được vị trí của<br /> mình trên thị trường. Hơn bao giờ hết, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trở<br /> thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nước ta hiện nay.<br /> Do vậy chúng ta cần có cái nhìn toàn diện hơn về cạnh tranh, hiểu nó một<br /> cách sâu sắc để từ đó tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn nhất trên con đường chinh<br /> phục thị trường.<br /> Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng là một doanh nghiệp mới tham<br /> gia vào thị trường bất động sản. Là một doanh nghiệp vẫn còn non trẻ nên các hoạt động<br /> nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của công ty ngày nay vẫn chưa được hoàn thiện và có<br /> sức cạnh tranh mạnh. Vì lẽ đó em quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Giải<br /> pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt<br /> Hưng”.<br /> Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 phần:<br /> Chương I: Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh<br /> Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và<br /> phát triển đô thị Việt Hưng.<br /> Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ<br /> phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên<br /> không tránh khỏi còn những thiếu sót và nhược điểm. Vì vậy em rất mong nhận<br /> được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn để báo cáo của em được hoàn thiện<br /> hơn.<br /> Em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới TS Trần Việt Hà, các cô chú và<br /> anh chị trong công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng đã tận tình giúp<br /> đỡ và hướng dẫn em trong quá trình làm báo cáo này!<br /> <br /> 2<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br /> 1.1 Cạnh tranh và lợi ích cạnh tranh<br /> 1.1. 1 Khái niệm về cạnh tranh<br /> Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệm cạnh<br /> tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng<br /> hóa và phát triển kinh tế thị trường.<br /> Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh, theo từ điển kinh<br /> doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh<br /> doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc<br /> cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo quan điểm này, cạnh tranh được<br /> hiểu là mối quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp để<br /> đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy<br /> khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.<br /> Cạnh tranh xuất phát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội và<br /> tính đa nguyên chủ thể lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu tranh<br /> giành lợi ích kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và tổ chức<br /> trung gian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Cuộc đấu tranh<br /> này dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất lượng đội ngũ lao<br /> động, quy mô hoạt động của từng chủ thể. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh<br /> tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, với người sản xuất kinh doanh là<br /> lợi nhuận và với người tiêu dùng là tiện ích tiêu dùng.<br /> Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị<br /> trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ<br /> khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và<br /> hiệu quả cao nhất.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh<br /> Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt<br /> so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có khi hoặc khai<br /> thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.<br /> Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện ở hai khía cạnh sau:<br /> Chi phí: theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được.<br /> Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiểu lợi thế hơn trong<br /> quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chi phí thấp mạng lại cho doanh<br /> nghiệp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành bất chấp sự hiện diện<br /> của các lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ.<br /> Sự khác biệt hóa: là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay<br /> quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Những khác<br /> biệt này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức: sự điển hình về thiết kế hay danh<br /> tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mạng<br /> lưới bán hàng.<br /> 1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp<br /> Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc có<br /> thể huy động để có thể cạnh tranh thắng lợi. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh,<br /> các doanh nghiệp cần nghiên cứu các yếu tố sau:<br /> Nguồn gốc sự khác biệt: so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có gì vượt<br /> trội hơn về mặt giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản<br /> phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối.<br /> Thế mạnh của doanh nghiệp về sơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị kỹ<br /> thuật.<br /> Khả năng phát triển sản phẩm mới, đổi mới dây chuyền công nghệ, hệ thống<br /> phân phối.<br /> Chất lượng của sản phẩm.<br /> Khả năng đối ngoại: khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc liên<br /> doanh với nước ngoài, hoặc sử dụng sự trợ giúp của các tổ chức trong cạnh tranh.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2