Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đến năm 2020
lượt xem 14
download
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định và triển khai chiến lược phát triển trường đại học; mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động của trường HUTECH giai đoạn 2006 – 2012; đồng thời sử dụng ma trận SWOT để phân tích, dự báo các yếu tố bên ngoài (EFE) và những yếu tố bên trong (IFE) ảnh hưởng tác động đến hoạt động và sự phát triển của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Font 13) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM(Font 13) --------------------------- ĐỖ THANH LỘC (Font 16) HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) ĐẾN NĂM 2020 (Font 20) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Font 20) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Font 16) Mã số ngành: 60.34.01.02 (Font 16) TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013 (Font 13)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- ĐỖ THANH LỘC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60.34.01.02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THANH TÂM
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THANH TÂM Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM ngày 01 tháng 02 năm 2013 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: 1. PGS.TS Phước Minh Hiệp ( Chủ tịch Hội đồng) 2. TS. Trần Anh Dũng ( Phản biện 1) 3. TS. Nguyễn Quyết Chiến ( Phản biện 2) 4. TS. Đinh Công Tiến ( Uỷ viên) 5. TS. Hồ Thủy Tiên ( Uỷ viên, thư ký) Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa. Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 6 năm 2012 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: ĐỖ THANH LỘC Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 26-3-1985 Nơi sinh:Nam Định Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1184011104 I- TÊN ĐỀ TÀI: Hoạch định chiến lược phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh ( Hutech ) đến năm 2020. II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Phân tích môi trường bên ngoài và thực trạng phát triển của trường Đại học kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech), kết hợp các ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên đối với hoạt động của Hutech để từ đó làm rõ các yếu tố tạo nên lợi thế phát triển giáo dục đại học cho Hutech đến năm 2020. Nội dung luận văn bao gồm 3 phần: - Phần 1: Lý luận về chiến lược về chiến lược phát triển đại học - Phần 2: Phân tích môi trường hoạt động của Hutech - Phần 3: Hoạch định chiến lược phát triển của trường Hutech đến năm 2020 III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21-6-2012 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 16-01-2013 V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯU THANH TÂM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Đỗ Thanh Lộc
- LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hư ng dẫn, giúp đỡ qu báu của các th y cô, cán bộ công nhân viên làm việc tại Trường Hutech, các anh ch , các em và các bạn. i l ng kính trọng và biết ơn sâu s c tôi xin được bày t l i cảm ơn chân thành t i Ban Giám hiệu, h ng quản l khoa học và đào tạo sau đại học, hoa uản tr inh Doanh và các h ng chức năng đã tạo mọi đi u kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cung cấp số liệu đ hoàn thành luận văn. Đặc biệt, i n Lưu hanh âm, người th y kính mến đã hết l ng động viên, giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi đi u kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. in chân thành cảm ơn các th y cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi nh ng đ ng g p qu báu đ hoàn chỉnh luận văn này. in g i l i cảm ơn t i bạn b , các anh ch em trong l p Cao học uản tr kinh doanh (11SQT11) đã động viên và giúp đỡ tôi trong nh ng lúc tôi gặp kh khăn. in chân thành cảm ơn bố m anh, ch , em, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn. Đỗ Thanh Lộc
- ÓM Ắ Trên cơ s l luận v chiến lược phát tri n đại học, các công cụ xây dựng chiến lược phát tri n, đ tài đã phân tích môi trường phát tri n giáo dục vi mô, vĩ mô và thực trạng phát tri n của trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Từ đ , rút ra nh ng đi m mạnh, đi m yếu, thời cơ và thách thức đối v i sự phát tri n của Hutech làm cơ s xây dựng các chiến lược phát tri n cho Trường đến năm 2020. Bên cạnh đ , đ tài đã s dụng phương pháp kiến chuyên gia đ đánh giá nh ng ảnh hư ng của các yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến quá trình phát tri n của trường Hutech. ết quả khảo sát cung cấp thêm nh ng thông tin cho việc đánh giá đi m mạnh, đi m yếu của Hutech và hình thành các chiến lược gia tăng tính cạnh tranh của Hutech. Đ tài cũng s dụng phương pháp lập các ma trận lượng giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IEF), ma trận hình ảnh cạnh tranh đ xác đ nh đi m mạnh, đi m yếu, thời cơ và thách thức đối v i Hutech; ma trận SWOT đ hình thành các phương án chiến lược phản ứng chọn lựa phương án tối ưu. Đ tài đã đ xuất nh ng chiến lược phát tri n cụ th cho Hutech đến 2020 như (1) Chiến lược phát tri n đào tạo đại học và sau đại học; (2) Chiến lược v nghiên cứu khoa học; (3) Chiến lược phát tri n nguồn nhân lực; (4) Chiến lược v hợp tác đào tạo quốc tế; (5) Chiến lược v thương hiệu; (6) Chiến lược v tài chính; (7) Chiến lược đảm bảo chất lượng; (8) Chiến lược v an ninh, chính tr tư tư ng, công tác sinh viên học sinh; (9) Chiến lược tổ chức quản tr ; đồng thời đ tài cũng đ xuất kiến ngh đến các cơ quan chức năng trong việc tạo đi u kiện thuận lợi, bình đẳng đ các trường Đại học n i riêng và trường HUTECH n i chung phát tri n b n v ng theo nhu c u của xã hội. Đ các chiến lược mang đến hiệu quả thực tế thì c n phải thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và phải thường xuyên tiến hành ki m tra, đánh giá đ c nh ng đi u chỉnh k p thời cho phù hợp v i đi u kiện hoạt tình hình m i.
- ABSTRACT Base on argument of strategy and university development strategy and the strategy development tools, the thesis analysed macro, micro education development enviroment and real situation of Ho Chi Minh City University of Technology (HUTECH). From that points, find out Hutech’s strong and Hutech’s weak, opportunities and threats againt Hutech, which are basis to take from strategies and solutions to support performance that strategies to 2020. Beside that, thesis also used methods consult expert to evaluate internal elements and external factors that effected to Hutech’s development. Result of the survey supplied more information for determining Hutech’s strong, weak and creating strategies which increase Hutech’s competitive competence. The thesis also contain the internal factor evaluation matrix (IFE), external factor evaluation matrix (EFE), competition image matrix which find out Hutech’s strong and Hutech’s weak, opportunities and threats against Hutech; SWOT matrix create the strategies to make a choice of optimal strategy. Thesis proposed specific develpoment strategies for HUTECH to 2020 as: (1) Strategy for the development of higher education and post-graduate; (2) Scientific research strategy; (3) human resource development strategy; (4) Strategy for international cooperation in training, (5) Brand strategy; (6) financial strategy; (7) quality assurance strategy, (8) Security and political ideology strategy in students; (9) Management Strategy. Thesis also proposed state agencies to creat favorable conditions, equal for growing of the University and Hutech as demand of the society. For the strategy to actual performance it is necessary to implement a uniform, flexible and carry out regular inspection and evaluation to have timely adjustment to suit the condition of the new situation.
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chiến lược phát triển giáo dục đại học 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Các đặc điểm của chiến lược phát triển đại học 7 1.1.3. Vai trò của chiến lược phát triển đối với trường đại học 8 1.2. Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển đại học 9 1.2.1.Ma trận các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation matrix -EFE) 9 1.2.1.1.Những yếu tố bên ngoài 9 1.2.1.2.Phương pháp xây dựng và phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài 14 1.2.2.Ma trận các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation matrix- IFE) 16 1.2.2.1.Những yếu tố bên trong 16 1.2.2.2.Phương pháp xây dựng và phân tích ma trận các yếu tố bên trong 19 1.2.3.Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức (SWOT: Strengths– 20 Weaknesses, Opportunities – Threats) 1.3. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển đại học 22 1.3.1.Đổi mới tư duy phát triển giáo dục đại học tại một số quốc gia 22 1.3.2.Kinh nghiệm xây dựng hệ thống quản trị đại học của Hoa Kỳ 25 1.3.3.Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển trường Đại học công nghệ Sài gòn 26 1.3.4.Nghiên cứu và xây dựng mô hình đại học sáng tạo 27 Kết luận chương 1 30 Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI 31 HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu tổng quan về trường đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32 2.1.2.1. Hệ thống tổ chức chính trị 32 2.1.2.2. Hệ thống chính quyền 33 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và vị trí của nhà trường 35 2.1.3.1. Chức năng 35 2.1.3.2. Nhiệm vụ 36 2.1.3.3. Vị trí 36 2.2. Thực trạng hoạt động của trường đại học Hutech trong giai đoạn 2006-2011 36 2.2.1. Hoạt động đào tạo 36
- 2.2.2. Nguồn nhân lực 36 2.2.3. Công tác quản trị 45 2.2.4. Công tác quản lý học sinh, sinh viên 46 2.2.5. Hoạt động hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế 49 2.2.6. Họat động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 50 2.2.7. Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật 53 2.2.8. Hoạt động xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh 55 2.2.9. Chính sách tài chính – học phí 56 2.2.10. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Trường đại học Hutech 58 2.2.11. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 58 2.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của Hutech 61 2.3.1. Môi trường vĩ mô 61 2.3.1.1. Yếu tố kinh tế 61 2.3.1.2. Yếu tố chính trị, luật pháp 63 2.3.1.3. Yếu tố văn hóa – xã hội 66 2.3.1.4. Yếu tố dân số 67 2.3.1.5. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật 68 2.3.1.6. Yếu tố tự nhiên 69 2.3.2. Môi trường ngành 70 2.3.2.1. Khách hàng 70 2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh 70 2.3.2.3. Các nhóm áp lực đối với nhà trường 71 2.3.2.4. Các rào cản xâm nhập ngành 72 2.3.2.5. Xác định các cơ hội và đe dọa 72 2.3.2.6. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE 73 Kết luận chương 2 75 Chương 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI 76 HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 3.1. Sứ mạng, tầm nhìn, năng lực và giá trị cốt lõi của HUTECH 76 3.1.1. Sứ mạng 76 3.1.2. Tầm nhìn 76 3.1.3. Các giá trị chính và năng lực cốt lõi 77 3.2. Xây dựng chiến lược phát triển HUTECH đến năm 2020 77
- 3.2.1. Bối cảnh nền kinh tế - chính trị- xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đại học 77 của Chính Phủ đến năm 2020 3.2.1.1. Bối cảnh quốc tế 77 3.2.1.2. Bối cảnh trong nước 79 3.2.1.3. Chiến lược phát triển giáo dục đại học của Chính phủ 83 3.2.2. Mục tiêu xây dựng và phát triển Hutech 86 3.2.2.1. Mục tiêu chung 86 3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể 87 3.2.3. Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT 89 3.2.4. Các chiến lược thành phần của chiến lược tổng thể phát triển HUTECH đến năm 91 2020 3.2.4.1. Chiến lược phát triển đào tạo đại học và sau đại học 91 3.2.4.2. Chiến lược về nghiên cứu khoa học 96 3.2.4.3. Chiến lược về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên 98 3.2.4.4. Chiến lược hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế 99 3.2.4.5. Chiến lược phát triển thương hiệu 101 3.2.4.6. Chiến lược phát triển tài chính 102 3.2.4.7. Chiến lược về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào 105 tạo, nghiên cứu khoa học 3.2.4.8. Chiến lược đảm bảo chất lượng đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo 106 3.2.4.9. Chiến lược về an ninh, chính trị tư tưởng, công tác sinh viên học sinh 108 3.2.4.10. Chiến lược tổ chức quản trị 110 3.3. Kiến nghị 111 3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ giáo dục và Đào tạo 111 3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh 112 Kết luận chương 3 113 KẾT LUẬN 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC 116
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, từ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học GD Giáo dục GVCH Giảng viên cơ hữu HUTECH Trường Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh HĐQT Hội đồng quản trị HTQT Hợp tác quốc tế NCKH Nghiên cứu khoa học NCL Ngoài công lập SV-HS Sinh viên – học sinh SXKD Sản xuất kinh doanh PTN Phòng thí nghiệm
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Phân tích ma trận SWOT 21 Bảng 2.1 Thống kê số lượng giảng viên năm 2012 45 Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) 60 Bảng 2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 74 Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT và các chiến lược đề xuất 89
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực của Michael Porter (1980) 13 Hình 1.2 Tiến trình xây dựng ma trận EFE 16 Hình 1.3 Tiến trình xây dựng ma trận IFE 20 Hình 1.4 Mô hình đại học sáng tạo 28 Hình 2.1 Mô hình tổ chức chính quyền trong trường HUTECH 35
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của đất nước, chúng ta có thể nhận thấy ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện đại hóa – công nghiệp hóa và hội nhập thế giới hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng đối với nước ta. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt trong công cuộc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước. Những thành tựu của ngành giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực tri thức cao cho xã hội, thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại hình đào tạo trên phạm vi cả nước, hình thành một thị trường giáo dục sôi động, mang tính cạnh tranh cao giữa các trường, nhất là giữa các trường ngoài công lập. Trên thực tế, từ khi đề ra chủ trương xây dựng các trường ngoài công lập đến nay, cả nước đã có 56 trường đại học ngoài công lập được thành lập trong đó có 9 trường nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc gia tăng số lượng trường đại học một cách ồ ạt thời gian qua đã mang đến nhiều cơ hội lựa chọn học tập cho người dân đồng thời cũng gây ra những bức xúc, tổn thất nặng nề cho xã hội bởi vì sự chênh lệch lớn về chất lượng đào tạo giữa các trường, thậm chí qua công tác thanh tra cho thấy “có trường mở 10 ngành nhưng chỉ có 50 giảng viên cơ hữu, mỗi ngành chỉ có một hay ba giảng viên, chưa bằng trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp tốt; diện tích sử dụng trên một sinh viên chỉ có 0,9 m2, cơ sở vật chất hoàn toàn thuê mướn, đào tạo “chui” không xin phép v..v…” [1]. Do đó, hiện nay vấn đề phát triển của trường đại học ngoài công lập luôn là vấn đề được Nhà nước và xã hội chú ý, quan tâm. Thành lập từ năm 1995 đến nay, trường Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM đã trải qua hơn 17 năm hình thành, phát triển để trở thành một trong
- 2 những cơ sở đào tạo có chất lượng và uy tín trong hệ thống các trường đại học ngoài công lập. Trong những năm qua, nhà trường đã nỗ lực phát huy nội lực của mình, từng bước đổi mới nội dung, chương trình phù hợp với nhu cầu xã hội, bồi dưỡng giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất, tích cực góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung của cả nước và luôn được lãnh đạo các cấp đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay môi trường cung cấp dịch vụ đào tạo – giáo dục đang thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh khốc liệt nên muốn nhà trường tiếp tục duy trì phát triển và đạt được mục tiêu phát triển thành một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam thì thì vai trò của công tác quản trị chiến lược nói chung và việc hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, sẵn sàng ứng phó trong mọi hoàn cảnh sắp tới là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của nhà trường. Chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho nhà trường phát huy điểm mạnh và khắc phục những những điểm yếu của mình, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Xuất phát từ các nguyên nhân trên, tác giả mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định và triển khai chiến lược phát triển trường đại học; + Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động của trường HUTECH giai đoạn 2006 – 2012; đồng thời sử dụng ma trận SWOT để phân tích, dự báo các yếu tố bên ngoài (EFE) và những yếu tố bên trong (IFE) ảnh hưởng tác động đến hoạt động và sự phát triển của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. + Phân tích kết quả khảo sát một số chuyên gia, cán bộ công tác giảng dạy tại Hutech góp ý về xây dựng và phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. + Đề xuất các chiến lược khả thi và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
- 3 - Xuất phát từ mục tiêu trên đề tài đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu làm rõ quá trình hình thành, phát triển của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh + Nghiên cứu tìm hiểu sâu các vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược và phát triển của trường đại học tại Việt Nam. + Nghiên cứu bối cảnh nền kinh tế xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đại học của Chính phủ đến năm 2020 ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. + Nghiên cứu kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển của các trường đại học trong và ngoài nước từ đó rút ra bài học cho trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. + Thu thập thông tin, số liệu về tình hình hoạt động của HUTECH trong các năm 2006-2012: mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn, chính sách chất lượng của Trường, nội dung chương trình đào tạo, chất lượng dạy và học, công tác NCKH và hợp tác quốc tế, công tác đầu tư phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật, công tác quản lý điều hành v.v. + Đánh giá thực trạng hoạt động của Nhà trường trong những năm qua: thành tích, khó khăn trở ngại, thế mạnh và điểm yếu của trường cũng như cơ hội và thách thức từ bên ngoài. + Hoạch định các chiến lược phát triển Nhà trường từ nay đến năm 2020, và nghiên cứu đề xuất những giải pháp, kiến nghị điều kiện cần thiết để thực thi có kết quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng khảo sát của đề tài: phỏng vấn lãnh đạo quản lý trường đại học HUTECH và một số Trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo phòng-khoa-ban của các Trường về kinh nghiệm quản lý, xây dựng chiến lược phát triển các trường đại học. Ngoài ra, tác giả sẽ lấy ý kiến của giảng viên, sinh viên
- 4 (phiếu điều tra) về sở thích chọn chuyên ngành học, chất lượng đào tạo của các trường Đại Học. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung mô tả chiến lược và giải pháp phát triển cho trường Đại học kỹ thuật công nghệ TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020. + Thời gian nghiên cứu: thông tin, tự liệu liên quan đến đề tài được thu thập trong 5 năm gần đây (từ năm 2006 đến 2011). + Địa bàn nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh 4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng; sử dụng những chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp quy của nhà nước về chiến lược đào tạo, phát triển giáo dục và vận dụng các lý thuyết, các học thuyết về chiến lược, quản trị, thống kê làm cơ sở tiếp cận, nghiên cứu, giải quyết vấn đề. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như nghiên cứu tại bàn, thống kê, logic, mô hình hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh và chuyên gia … 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển. - Phân tích đánh giá một cách toàn diện về các tác nhân ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của trường đại học HUTECH. - Xây dựng một số quan điểm làm cơ sở cho việc hoàn thiện các chiến lược phát triển cho các trường đại học. - Luận văn đề xuất một số các chiến lược để phát triển trường HUTECH đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, xu hướng phát triển và toàn cầu hóa của thị trường giáo dục hiện nay. 6. Tổng quan các công trình có liên quan - Theo tìm hiểu của tác giả và trao đổi với cán bộ giáo viên thì hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện về chiến lược phát triển HUTECH đến năm 2020.
- 5 7. Bố cục của đề tài - Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển giáo dục đại học Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động của trường đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển của trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- 6 Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “Chiến lược” đã được sử dụng từ lâu trong Hy Lạp cổ đại và có nguồn gốc sâu xa từ quân sự, xuất phát từ “Strategos” nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội, nghệ thuật của các tướng lĩnh. Khái niệm “chiến lược” ra đời và phát triển gắn liền với các cuộc chiến chinh phạt tranh giành lãnh thổ và được xem như là một nghệ thuật giành ưu thế để dành chiến thắng trong cuộc chiến. Sau này khái niệm chiến lược đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, “Chiến lược” cũng được xem là một khái niệm rộng, nhiều ý nghĩa. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, khái niệm về chiến lược có những thay đổi nhất định và chưa đạt đến sự thống nhất, vì vậy tùy thuộc vào quan điểm và khía cạnh nhìn nhận của từng học giả mà quan điểm về chiến lược có sự khác biệt. Theo các quan điểm truyền thống của một số học giả thì “Chiến lược” được hiểu như sau: Năm 1962, chiến lược được Alfred Chandler (giáo sư đại học Havard) định nghĩa là“Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” [2] James B.Quinn (giáo sư đại học Darmouth) đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn, “Chiến lược là sự tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và các chuỗi hoạt động của doanh nghiệp thành một tổng thể”.[3] Theo Fred R.David “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có: phát triển theo lãnh thổ, chiến lược đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý và liên doanh” [4]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn