intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác giữ chân nhân viên tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Chia sẻ: Lưu Dương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

219
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 9 và các yếu tố tác động tới sự biến động về lực lượng lao động trong công ty; luận văn tập trung phân tích, đánh giá các nội dung chủ yếu như: Thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sự biến động về lực lượng lao động, sự phù hợp của các giải pháp đã áp dụng nhằm giữ chân lao động có tay nghề và cán bộ quản lý cấp trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác giữ chân nhân viên tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9

HOÀNG QUỐC KHÁNH<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> HOÀNG QUỐC KHÁNH<br /> <br /> QUẢN TRỊ KINH DAONH<br /> <br /> ĐỀ TÀI<br /> HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN TẠI<br /> CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br /> QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> KHÓA 2011A<br /> HÀ NỘI, NĂM 2014<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> -----------------------------<br /> <br /> HOÀNG QUỐC KHÁNH<br /> <br /> ĐỀ TÀI<br /> HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN TẠI<br /> CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br /> QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> TIẾN SỸ CAO TÔ LINH<br /> <br /> Hà Nội, năm 2014<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ QTKD<br /> <br /> Trường ĐHBK Hà Nội<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Lao động – một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu<br /> được trong quá trình sản xuất. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để<br /> nâng cao đới sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác<br /> động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất<br /> và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản<br /> xuất ra của cải đó.<br /> Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập<br /> tổ chức thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp của Việt Nam luôn mong muốn khẳng<br /> định chỗ đứng của mình trên thị trường, luôn mong muốn khẳng định đẳng cấp của mình.<br /> Để đạt được mục tiêu đó, cần phải tổ chức, xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý<br /> có năng lực, nhân viên nòng cốt - những nhân tài của doanh nghiệp và đội ngũ công nhân<br /> chuyên nghiêp có tay nghề cao. Tuy nhiên, “nhân tài thường hiếm như lá mùa thu” (Đại thi<br /> hào Nguyễn Trãi viết câu này trong Bình Ngô Đại Cáo).<br /> Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa thật sự ý thức được tầm quan<br /> trọng của công tác phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và giữ chân nhân tài, khiến hiện tượng<br /> “chảy máu” nhân tài trở nên khá phổ biến. Đồng thời, có thể thấy, thị trường nhân sự cấp cao<br /> của Việt Nam đang đứng trước một nguy cơ khủng hoảng trầm trọng vì không đủ khả năng<br /> bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế. Theo các chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao có<br /> thể tham gia quản lý các doanh nghiệp lớn mới chỉ đáp ứng khoảng gần 40% nhu cầu về<br /> lượng.<br /> Cuộc khủng hoảng về nhân sự sẽ làm giảm tốc độ phát triển, hội nhập và khả năng<br /> cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, rất có thể dẫn đến tình trạng suy thoái mang tính dây<br /> chuyền. Khó khăn lớn nhất hiện nay là các doanh nghiệp không thể tuyển được người giỏi,<br /> không thể tuyển được lao động có chất xám vì... không có nguồn để mà tuyển.<br /> Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đưa ra mức lương sau thuế rất cao, cùng hàng loạt các<br /> ưu đãi, phúc lợi để chiêu dụ nhân tài song cũng không hẳn đã tìm được người. Những nhân<br /> sự cấp cao trở thành “của hiếm”, được các doanh nghiệp dùng mọi cách để chiêu dụ. Điều<br /> HVTH: Hoàng Quốc Khánh<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> MSHV CA110567<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ QTKD<br /> <br /> Trường ĐHBK Hà Nội<br /> <br /> này gây nên hệ lụy là tình trạng lao động cao cấp nhảy việc ngày càng phổ biến, và trong<br /> cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài, các doanh nghiệp Việt Nam luôn tỏ ra yếu thế và bế tắc khi<br /> so sánh với điều kiện đãi ngộ cũng như văn hóa lãnh đạo tại các doanh nghiệp nước ngoài.<br /> Do đã có thời gian 06 năm công tác tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (từ năm 2004 đến<br /> năm 2009), qua quá trình làm việc tại Công ty tôi nhận thấy có nhiều sự biến động, thay đổi<br /> về mặt nhân sự, đặc biệt là cán bộ quản lý giỏi cấp trung và công nhân có tay nghề. Lãnh đạo<br /> cấp cao của Công ty đã nhận thức được điều này và đã áp dụng một số giải pháp với mong<br /> muốn giữ chân được lao động có tay nghề và đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung nhằm tạo ra<br /> sự ổn định về cơ cấu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, các giải pháp Công ty đã áp dụng vẫn<br /> chưa mạng lại hiệu quả thực sự. Chính vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác<br /> giữ chân nhân viên tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9” với mong muốn góp phần nâng cao<br /> công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty hiện nay cũng như sự phát triển của Công ty.<br /> 2. Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt được)<br /> Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của nhân tố con người trong hoạt động sản<br /> xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 9 và các yếu tố tác động tới sự biến động về<br /> lực lượng lao động trong công ty; luận văn tập trung phân tích, đánh giá các nội dung chủ<br /> yếu như: Thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sự biến động về lực lượng lao động, sự phù hợp<br /> của các giải pháp đã áp dụng nhằm giữ chân lao động có tay nghề và cán bộ quản lý cấp<br /> trung. Từ đó, luận văn sẽ chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, các nội dung tồn tại cần khắc<br /> phục và đưa ra các giải pháp tổng thể nhằm giữ chân lao động có tay nghề và cán bộ quản lý<br /> giỏi cấp trung.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sông Đà<br /> 9 thuộc Tổng công ty Sông Đà.<br /> - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các chính sách nhằm giữ chân người tài tại Công<br /> ty Cổ phần Sông Đà 9 thuộc Tổng công ty Sông Đà nhằm ổn định sản xuất, tăng hiệu quả<br /> làm và năng lực cạnh tranh của Công ty.<br /> - Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và phân tích số liệu thống kê (nghiên cứu tại<br /> bàn) từ các báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính Công ty, đồng thời tiến hành tiến hành<br /> công tác điều tra qua phỏng vấn trực tiếp và bảng hỏi.<br /> HVTH: Hoàng Quốc Khánh<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> MSHV CA110567<br /> <br /> Luận văn Thạc sỹ QTKD<br /> <br /> Trường ĐHBK Hà Nội<br /> <br /> 4. Cấu trúc của đề tài<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày trong<br /> ba chương:<br /> CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN.<br /> CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIỮ CHÂN<br /> NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9.<br /> CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ<br /> PHẦN SÔNG ĐÀ 9.<br /> Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của Tiễn sỹ Cao Tô Linh và sự giúp đỡ nhiệt<br /> tình của Lãnh đạo, các anh chị nhân viên trong Công ty Cổ phần Sông Đà 9 để em hoàn<br /> thành luận văn này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn không<br /> tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng để<br /> đề tài được hoàn thiện hơn.<br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  Học viên thực hiện<br /> <br /> Hoàng Quốc Khánh<br /> <br /> HVTH: Hoàng Quốc Khánh<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> MSHV CA110567<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2