intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phản ánh và phân tích thực trạng quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp tại cơ quan BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- PHẠM NGỌC SƠN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- PHẠM NGỌC SƠN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 30 tháng 01 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm: 1. GS.TS. Võ Thanh Thu Chủ tịch HĐ 2. TS. Mai Thanh Loan Phản biện 1 3. TS. Nguyễn Quyết Thắng Phản biện 2 4. PGS.TS. Bùi Lê Hà Ủy viên 5. TS. Trương Quang Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn GS.TS. Võ Thanh Thu
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: PHẠM NGỌC SƠN Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm: 18/8/1973 Nơi sinh: Bình Định Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1441820065 I- TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Thứ nhất, từ nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thu BHXH. Thứ hai, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ tư, bên cạnh các giải pháp đưa ra tác giả cũng nêu lên các kiến nghị góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/06/2015 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/12/2015 V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. DƯƠNG CAO THÁI NGUYÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS. TS. Dương Cao Thái Nguyên PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi về công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn PHẠM NGỌC SƠN
  6. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này. Lời đầu tiên xin được cảm ơn thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS,TS.Dương Cao Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng khoá học và các anh chị khóa trước đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn và dành thời gian giúp tôi thực hiện phiếu khảo sát. Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ, là hậu phương vững chắc cho tôi trong những năm tháng học tập đã qua. Tp.HCM, tháng 12 năm 2015 PHẠM NGỌC SƠN
  7. TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một qũy tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về nguồn tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Vì thế công tác quản lý thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH. 2. NỘI DUNG Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện nhằm: Thứ nhất, từ nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thu BHXH. Thứ hai, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn từ đó đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cơ quan BHXH tỉnh đã đạt được các kết quả : 1) Khắc phục được một phần tình trạng nợ đọng; 2) Hệ thống quản lý thu đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế; 3) Quản lý nguồn thu BHXH đảm bảo đúng các quy định; 4) Đảm bảo được quyền lợi của người lao động; 5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu BHXH. 6) Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH Bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả đã nêu ra những tồn tại: 1 Tình trạng vi phạm Luật BHXH vẫn đang diễn ra; 2) Hiện tượng chủ sử dụng lao động hoặc bản thân người lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH; 3) Tình trạng thất thoát nguồn thu BHXH còn lớn. Từ việc phân tích thực trạng, BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đưa ra nhiều biện pháp như: 1) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; 2) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH; 3) Tăng cường quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; 4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn xử phạt với khen thưởng kịp
  8. thời; 5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu BHXH; 6) Tăng cường phối hợp với các tổ chức khác. 4.KẾT LUẬN Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là hết sức cần thiết nhất là trong tình hình Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận, phân tích thực trạng đang diễn ra và đề ra các giải pháp thiết thực giúp đơn vị cải thiện những hạn chế, những bất cập nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn trong tình hình mới.
  9. ABSTRACT 1. INTRODUCTION Social Insurance Fund is being implemented with objectives to be an independent financial fund with state budget, to ensure the financing to pay the social insurance regime for employees. Thus, management of social insurance collection become an important factor and decide to survival and development ò implementation social insurance policies. 2. CONTENT Research” Completing management of social insurance collection of Social insurance in Ba Ria- Vung Tau province” be made to: First, from research to contributes systematized the basic theoretical issues about management of social insurance revenues. Second, find out factors affecting on management of social insurance collection locally thereby evaluate situation in collection of Social insurance in Ba Ria- Vung Tau province. Third, propose solutions, proposals to promote management of social insurance collection. 3. FINDINGS AND DISCUSSION The Social Insurance Organazation achieved many results: 1) overcome a part insolvency; 2) Collection management system has been built suitable with actual management requirements; 3) Revenue management of SI ensure regulations; 4) ensure employee benefit; 5) Promoting the application of information technology in management of social insurance collection; 6) Managing participants of SI. Besides these achievements, authors show the exist: 1) violate of social Insurance Law still ongoing; 2) The employers or employees evade social insurance obligations ; 3) social insurance revenue losses are large. From the analysis of the current situation, The Social Insurance Organazation show solutions such as: 1) Promote information and propaganda; 2) Improving the quality of staff; 3) Strengthen management participants in social insurance; 4) Strengthen inspection, checking with penalize and bonus; 5) Promote IT application
  10. in management of social collection of insurance revenues. 6) Strengthen coordination with other organizations 4.CONCLUSION Completing management of social insurance collection of SI in Ba Ria – Vung Tau province is very necessary in the situation of Vietnam's integration sweeping the world. By means of scientific research, thesis systemed a theoretical basis, analyze the ongoing situation and show practical solutions help enterprises improve the limitations, gaps to meet the practical requirements of the new situation.
  11. MỤC LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................................................... 1 TÓM TẮT .................................................................................................................iii ABSTRACT ............................................................................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ xi DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................xiii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 3 CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.............................................. 7 1.1 Bảo hiểm xã hội ................................................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm xã hội ................................................................. 7 1.1.2 Chức năng của BHXH .............................................................................. 9 1.1.3 Đặc điểm của BHXH .............................................................................. 11 1.1.4 Đối tượng BHXH .................................................................................... 12 1.2 Lý thuyết chung về thu BHXH .......................................................................... 13 1.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 13 1.2.2 Nguyên tắc thu BHXH ............................................................................ 13 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu BHXH ................................................... 16 1.3 Quản lý thu BHXH............................................................................................. 19 1.3.1 Khái niệm Quản lý thu BHXH ............................................................... 19 1.3.2 Mục tiêu quản lý thu BHXH ................................................................... 20 1.3.3 Nội dung quản lý Thu BHXH ................................................................. 22 Tóm tắt chương 1: .................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH ......................................... 37 CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ................................... 37 2.1 Tổng quan về BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................. 37 2.1.1 Quá trình hình thành BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................... 37 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...................... 37
  12. 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................... 39 2.2 Thực trạng thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................... 41 2.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................................................................... 41 2.2.2 Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..... 45 2.2.3 Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm ........................................ 57 2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp trên địa bàn Bà Rịa- Vũng Tàu .......................................................... 59 2.3 Đánh giá công tác quản lý thu của BHXH Bà Rịa- Vũng Tàu .......................... 70 2.3.1 Kết quả đạt được ..................................................................................... 70 2.3.2 Những tồn tại chính trong công tác thu BHXH ...................................... 72 2.3.3 Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên ........................................... 74 2.4 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH CỦA BHXH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU...................................... 77 3.1 Mục tiêu, quan điểm và căn cứ để đưa ra giải pháp ........................................... 77 3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp ...................................................................... 77 3.1.2 Căn cứ đề xuất giải pháp......................................................................... 77 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .................................................................................................................. 78 3.2.1 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền ............................................ 78 3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH .......................................... 80 3.2.3 Tăng cường quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: ..................... 81 3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn xử phạt với khen thưởng kịp thời ......................................................................................................... 84 3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH ............. 86 3.2.6 Tăng cường phối hợp với các tổ chức khác ............................................ 88 3.3 Các kiến nghị...................................................................................................... 89 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội.......................................................................... 89 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ........................................................................ 90 3.3.3. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ............................................. 90
  13. Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 90 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 94 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 95 KẾT QUẢ PHỤ LỤC ............................................................................................ 100
  14. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNĐTNN : Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài KCB : Khám chữa bệnh NĐ-CP : Nghị định- Chính phủ SDLĐ : Sử dụng lao động SMS : Phần mềm quản lý thu BHXH VSA : Phần mềm kế toán
  15. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Mức thu BHXH theo quy định của nhà nước .........................................43 Bảng 2.2: Số lượng người tham gia BHXH theo khối loại hình ...............................49 Bảng 2.3 : Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012-2014) ...............................................................................................................51 Bảng 2.4. Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2012 – 2014 ................................53 Bảng 2.5. Danh sách đơn vị nợ BHXH bắt buộc kéo dài tính đến 31/12/2014 ........54 Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra các doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014 ......................57 Bảng 2.7. Kết quả kiểm tra liên ngành tại các doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 201458 Bảng 2.8. Số lượng và tỷ lệ chủ doanh nghiệp trả lời đánh giá về thủ tục, quy trình thu - nộp BHXH ........................................................................................................60 Bảng 2.9. Số lượng và tỷ lệ chủ doanh nghiệp trả lời đánh giá về thời gian giải quyết chế độ BHXH ..................................................................................................61 Bảng 2.10. Số lượng và tỷ lệ chủ DN trả lời về trình độ chuyên môn và thu nhập lao động bình quân ....................................................................................................62 Bảng 2.11. Số lượng và tỷ lệ chủ DN trả lời đánh giá về tầm quan trọng của việc tham gia BHXH, phương thức đóng tiền bảo hiểm của DN .....................................64 Bảng 2.12. Tình hình trích nộp BHXH của doanh nghiệp và lý do doanh nghiệp chậm đóng BHXH, nợ đọng tiền BHXH ..................................................................65 Bảng 2.13. Ý kiến chủ DN trả lời về mức độ hiểu biết, tiếp cận nguồn thông tin về BHXH........................................................................................................................67 Bảng 2.14. Số lượng và tỷ lệ chủ DN trả lời đánh giá về thái độ phục vụ của viên chức ngành bảo hiểm và chất lượng BHXH .............................................................69 Bảng 2.15. Số cuộc kiểm tra của cơ quan BHXH đối với các doanh nghiệp điều tra trong 3 năm 2012 - 2014 ...........................................................................................70 Bảng 3.1: Công tác thông tin, tuyên truyền của ........................................................79 BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................................................79 Bảng 3.2: Công tác phối hợp trong quá trình quản lý thu BHXH ............................84 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..........................................................84 Bảng 3.3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH ........................87
  16. của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..........................................................87 Bảng 3.4: Kết quả thu hồi nợ đọng BHXH và kiểm trả chi trả .................................88 các chế độ tại đơn vị sử dụng lao động .....................................................................88
  17. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình tổ chức thu BHXH bắt buộc hiện nay ........................................31 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .............................40
  18. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu quá trình chuyển từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này đã đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam. Nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh và ngày càng phức tạp như tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng rõ rệt, tạo ra khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, là mầm mống cho những bất ổn định xã hội. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến hàng triệu lao động nông nghiệp mất đất, di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm và phải chấp nhận cuộc sống bấp bênh đầy rủi ro. Nguy cơ thất nghiệp, bệnh tật, ốm đau đang đe dọa một bộ phận người lao động, nhất là lao động phổ thông, trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Đói nghèo được thu hẹp nhưng đói nghèo vẫn đang là nguy cơ đối với hàng chục triệu người. Hậu quả của tình trạng xã hội nêu trên đã và đang cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngăn cản mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước tình hình đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải quyết vấn đề xã hội nói chung, vấn đề an sinh xã hội nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. Để ngành BHXH phát triển và lớn mạnh thì công tác thu BHXH và quản lý thu BHXH có vị trí hết sức quan trọng, bởi lẽ thu BHXH là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập quỹ BHXH, quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung,
  19. 2 nằm ngoài ngân sách nhà nước, dùng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và duy trì hoạt động của bộ máy BHXH. Một trong những yếu tố tạo nên sự ổn định quỹ BHXH là công tác quản lý thu BHXH. Trong hội thảo: “Vấn đề thu, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)- thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” diễn ra ngày 15/10/2014 tại Hà Nội, theo báo cáo của BHXH Việt Nam tính đến hết tháng 8/2014, cả nước có 47. 315 đơn vị với gần 674.000 lao động tham gia BHXH còn nợ tiền BHXH, với số tiền nợ là 11.562 tỷ đồng, bằng 6,49% kế hoạch giao thu trong đó số đơn vị nợ BHXH lớn, chiếm tỷ lệ cao. Điều đáng nói là, trong số này có đến trên 8000 đơn vị đã ngừng hoạt động (trong đó, gần 7000 đơn vị không còn giao dịch với cơ quan bảo hiểm) với số lao động lên đến hơn 30.000 người. Đây là tồn tại gây khó khăn rất lớn cho cơ quan BHXH nhiều năm nay, bởi không có nguồn lực cũng như căn cứ để giải quyết quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ nợ đọng BHXH mà hiện nay tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT đang xảy ra ở khắp các địa phương, với mức độ ngày càng nhiều, phổ biến nhất là các DN ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh. Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, hiện cả nước, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là 16 triệu người nhưng mới có gần 11 triệu lao động tham gia, tức còn khoảng 5 triệu lao động chưa được tham gia BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc trên 5 triệu người này đã mất quyền an sinh xã hội cơ bản. Còn theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong số trên 300.000 DN, tổ chức đang hoạt động, cơ quan bảo hiểm chỉ quản lý được gần 150.000 đơn vị. Như vậy có đến 50% số DN trốn đóng BHXH, với tình trạng này, các cơ quan e ngại nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH thì đến năm 2020 sẽ khó đạt được mục tiêu trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Thêm vào đó, hiện nay đối tượng tham gia cũng như phạm vi BHXH ngày càng được mở rộng, nhiều đơn vị tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động của đơn vị mình, nợ đọng BHXH diễn ra theo chiều hướng xấu, cá biệt có nhiều đơn vị lạm dụng quỹ BHXH, tiền đóng BHXH của người lao động làm vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
  20. 3 mình, gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý thu BHXH và làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ quan BHXH trong công tác thu nộp nói riêng và trong công tác cân bằng thu chi nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển sự nghiệp BHXH. Đó là thực trạng chung đang diễn ra trong ngành BHXH tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng không ngoại lệ. Là một cán bộ làm công tác quản lý thu của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để làm luận văn bảo vệ thạc sĩ cho mình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Từ năm 1995, sau gần 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập được một số tài liệu, công trình có liên quan. Cụ thể những công trình đó như sau: Công trình nghiên cứu “Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Nguyễn Văn Châu, nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 1996. Trên cở sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới và tổng kết hoạt động thực tiễn của quản lý thu BHXH ở Việt Nam trước năm 1995 và đến năm 1996, tác giả làm rõ thực trạng hoạt động BHXH đặc biệt là công tác thu BHXH trong thời gian qua, nhằm phân tích khả năng thu BHXH để tạo nguồn quỹ chi trả các chế độ BHXH, thay thế dần các nguồn chi lấy từ Ngân sách nhà nước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm cải tiến công tác thu BHXH ở Việt Nam. Bên cạnh đó, công trình “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Tiến sĩ Dương Xuân Triệu, Giám đốc Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam, bảo vệ năm 1999. Trên cơ sở nghiên cứu 5 mô hình quản lý thu BHXH của các nước trong khu vực và thế giới, tác giả đã làm rõ một số khái niệm xung quanh vấn đề thu BHXH, thực trạng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2