intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ñến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực thuế và Hải quan; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự công bằng, bình đẳng cho các đối tượng khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ñến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------- LƯƠNG THANH BẠCH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ðẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60 34 01 02 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------- LƯƠNG THANH BẠCH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ðẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60 34 01 02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ðÌNH LUẬN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013
  3. CÔNG TRÌNH ðƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: NGUYỄN ðÌNH LUẬN, Tiến sỹ. Luận văn Thạc sĩ ñược bảo vệ tại trường ðại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM ngày …..tháng 12 năm 2012. Thành phần Hội ñồng ñánh giá luận văn Thạc sĩ gồm: 1. ....................................................................................................................................... 2. ....................................................................................................................................... 3. ....................................................................................................................................... 4. ....................................................................................................................................... 5. ....................................................................................................................................... Xác nhận của Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn ñã ñược sửa chữa. Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá Luận văn
  4. TRƯỜNG ðH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH-ðTSðH ðộc lập – Tự do – hạnh phúc TP.HCM, ngày tháng năm 2012 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lương Thanh Bạch. Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 09/09/1979. Nơi sinh: Thanh Hoá. Chuyên ngành: quản trị kinh doanh. MSHV: 1184011005. I- TÊN ðỀ TÀI: Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ñến năm 2020. II-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: ........................................................................................................................................... III-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: IV-NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: V-CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn ðình Luận. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiện cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong Luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  6. ii LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng tri ân quí Thầy, Cô ñã giảng dạy chúng tôi trong hai năm học 2011-2012 tại trường ñại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. ðặc biệt chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn ðình Luận ñã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn những ñồng nghiệp của tôi t ại C ục H ả i q u an tỉ nh B à Rị a – Vũ n g Tà u cũng như những chuyên gia trong và ngoài ngành Hải quan ñã hỗ trợ, tư vấn cho tôi rất nhiều ñiều bổ ích cho nội dung Luận văn ñạt kết quả như mong muốn. Học viên : Lương Thanh Bạch
  7. iii TÓM TẮT 1. Tính cấp thiết của ñề tài: Trong bất kỳ một chế ñộ xã hội nào, ở bất kỳ thời ñại nào thuế luôn là một công cụ ñể thể hiện quyền lực nhà nước, thuế còn là nguồn tài chính chủ yếu ñể phục vụ nhu cầu chi tiêu của xã hội. Tại Việt Nam, thuế nhập khẩu chiếm 25% tỉ trọng thu thuế của quốc gia. Với tốc ñộ gia tăng và ña dạng hoá của xu thế hội nhập, với yêu cầu thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế như từng bước phải cắt giảm thuế quan thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. ðây cũng là một khó khăn trong công tác thu của ngành Hải quan Việt Nam với thực tế là thuế nhập khẩu hàng hóa luôn bị giảm mạnh theo các cam kết trong hội nhập. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế là một ñòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan và của Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai ñoạn hiện nay. Do ñó, việc chọn ñề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ñến năm 2020” vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa thời sự trong giai ñoạn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm ñáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực thuế và Hải quan; khuyến khích và tạo ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng ñầu tư, hoạt ñộng xuất, nhập khẩu phát triển mạnh mẽ và ñúng hướng, tạo sự công bằng, bình ñẳng cho các ñối tượng khi tham gia các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu. 3. Phạm vi, ñối tượng nghiên cứu của Luận văn: Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ðối tượng nghiên cứu: phân tích các vấn ñề liên quan ñến h i ệ u q u ả công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  8. iv 4. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu của ñề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong ñó vận dụng các quan ñiểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét các vấn ñề cụ thể; ñồng thời dựa trên các quan ñiểm, ñường lối của ðảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn ñề liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu: Về mặt lý luận: luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thuế nhập khẩu, quản lý thuế, vai trò của thuế trong tiến trình hội nhập…. Ngoài ra, trong phần ñề xuất, luận văn cũng ñã ñề xuất các biện pháp hỗ trợ chống nợ ñọng thuế. Chống nợ ñọng thuế hiện là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề của ngành Hải quan và Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong ñó tác giả ñề nghị xem xét rút ngắn thời gian ân hạn thuế ñã qui ñịnh trong luật, ñây cũng là một yếu tố góp phần ñáng kể giảm nợ ñọng thuế. Về ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế nhập khẩu nhằm góp phần ñảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, phát huy vai trò bảo hộ sản xuất trong nước và thực hiện tốt các cam kết trong hội nhập, góp phần thực hiện tốt các chính sách ñối ngoại của ñất nước trong từng thời kỳ. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở ñầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ biểu, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ngoại thương, thuế nhập khẩu và Hải quan Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  9. v ABSTRACT 1. INTRODUCTION: 1.1 Subject setlement: In every society regime, in every age of mankind taxation is always an instrument to represent the government power. Taxation is also the main financial source to supply the social expense. In Vietnam, the import duty is estimated about 12% of the national taxation collection ratio. With the increasing of the global economy integration and the demand of duty reduction, the tax collection from customs duty is surely influenced. 1.2 The subject necessarity: The taxation administration in the age of integration not only needs to be adjusted flexibly and properly to the international conventions but also protect domestic production and collect the national budget. The tax administration needs to be more and more modernized in management method, administrative procedure, the organization, the staff and IT application. Therefore, the subject “improving the effect of import duty management in Baria – Vungtau province Customs department to 2020” is significant in not only theory but also reality in current period of Vietnam’s economy development. 2. TARGET, CONTENT AND METHOD OF RESEARCH: 2.1 Target of the subject: The target of this essay is to find out solutions to improve the effect of import duty management in Baria – Vungtau province Customs department in order to meet the integration demand on tariff and customs; encourage and make advantage to investment and import, export activities; make the equality to all parties in manufacture, business and import, export.
  10. vi To obtain the above target, in this essay some researches have been done on basic theory matters of tariff, government administration on tariff, the reality of import duty management in Baria – Vungtau province Customs department in this period, especially focus on shortcomings and obstacles to overcome with suitable solutions. 2.2 Content of research: Scope of research: in this essay, research is mainly done in Baria – Vungtau province Customs department. Object of research: analize matters involved in the effect of import duty management in Baria – Vungtau province Customs department 2.3 Methodology and method of research: 2.3.1 Methodology The research of this subject bases on dialectical materialism; applies objective historical and comprehensive points of view when discussing concrete problems; and also bases on Vietnam Communist Party’s points of view and policies; bases on the national law on involved fields. 2.3.2 Method of research: In this essay many methods of research have been used such as: method of secondary data research (with the data and information collected from websites, statistical figure from administration, press,…); combined methods between research and reality, method of statistics and comparation.
  11. vii MỤC LỤC Lời cam ñoan ................................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Tóm tắt ...................................................................................................................... iii Abstract ....................................................................................................................... v Mục lục..................................................................................................................... vii Danh Mục Từ Viết Tắt ...............................................................................................xi Danh Mục Các Bảng Biểu ....................................................................................... xii Danh Mục Biểu ðồ - Sơ ðồ ..................................................................................... xii Danh Mục Hình ........................................................................................................ xii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG, THUẾ NHẬP KHẨU, HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU...............................................15 1.1 Tổng quan về ngoại thương và thuế nhập khẩu .............................................15 1.1.1 Hoạt ñộng ngoại thương và chính sách ngoại thương .................................. 15 1.1.1.1 Hoạt ñộng ngoại thương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế............15 1.1.1.2 Chính sách ngoại thương và các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương .................................................................................................................15 1.1.2 Thuế quan - một trong những biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương - những vấn ñề chung ............................................................................................... 16 1.1.3 Thuế nhập khẩu............................................................................................. 16 1.1.3.1 Khái niệm thuế nhập khẩu ...................................................................... 16 1.1.3.2 Vai trò của chính sách thuế nhập khẩu ................................................... 18 1.1.3.3 Chính sách thuế nhập khẩu trong giai ñoạn hiện nay ............................. 19 1.1.3.4 Công cụ phi thuế quan-một công cụ hỗ trợ chính sách thuế .................. 22 1.2 Tổng quan về hải quan .....................................................................................24
  12. viii 1.2.1 Lịch sử ra ñời, quá trình tổ chức hoạt ñộng của Hải quan Việt Nam ........... 24 1.2.2 Nhiệm vụ của Hải quan ................................................................................ 27 1.2.3 Phạm vi ñịa bàn hoạt ñộng của Hải quan ..................................................... 27 1.2.4 Nội dung quản lý của Hải quan ñối với thuế nhập khẩu trong giai ñoạn hiện nay ..........................................................................................................................27 1.2.4.1 Khái niệm................................................................................................... 27 1.2.4.2 Khuôn khổ pháp lý ñiều chỉnh hoạt ñộng quản lý thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan .....................................................................................................29 1.2.4.3 Nội dung quản lý thuế ............................................................................ 30 1.2.5 Hiệu quả của quản lý thuế ............................................................................ 38 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả của công tác quản lý thuế .................. 38 1.2.7 Kinh nghiệm quản lý thuế của các nước trên thế giới .................................. 38 1.2.7.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở các nước ASEAN ..................................... 38 1.2.7.2 Kinh nghiệm quản lý thuế ở Trung Quốc ............................................... 41 1.2.7.3 Kinh nghiệm quản lý thuế ở ðài Loan ................................................... 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU .........................................44 2.1 ðặc ñiểm kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................... 44 2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...................................................................................................................................47 2.2.1 Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................... 47 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. ......................................................... 48 2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ .............................................................................. 48 2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý .......................................................................... 50 2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế ................................................................. 51 2.2.2.1 Quản lý khai báo thuế ............................................................................. 51
  13. ix 2.2.2.2 Quản lý thuế ........................................................................................... 53 2.2.2.3 Công tác hoàn thuế, miễn thuế, không thu thuế ..................................... 57 2.2.2.4 Công tác thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và công tác giải quyết khiếu nại về thuế .......................................................................................57 2.2.3 Những kết quả ñạt ñược................................................................................ 59 2.2.3.1 Minh bạch trong hoạt ñộng .................................................................... 59 2.2.3.2 Hiện ñại hóa Hải quan ............................................................................ 59 2.2.3.3 Công tác quản lý khai báo thuế, nộp thuế, giám sát quản lý .................. 60 2.2.3.4 Công tác giá tính thuế theo hiệp ñịnh trị giá GATT ............................... 62 2.2.3.5 Công tác kiểm tra sau thông quan .......................................................... 63 2.2.3.6 Công tác thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và công tác giải quyết khiếu nại về thuế .......................................................................................64 2.2.3.7 Kết quả thu thuế ......................................................................................... 65 2.3 Phân tích, ñánh giá thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ..........................................................................66 2.3.2 Thuận lợi ....................................................................................................... 66 2.3.2 Khó khăn ....................................................................................................... 68 2.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế chung .................................................................68 2.3.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý thuế ............................................. 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ðẾN NĂM 2020.................................................................................75 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................................75 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ..........................................................................76
  14. x 3.2.1 Tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, phẩm chất của ñội ngũ cán bộ công chức Hải quan .......................................................................................................76 3.2.1.1 ðào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ....................................................... 77 3.2.1.2 Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ..................................................... 78 3.2.2 Chống gian lận thương mại, tăng cường về kiểm tra, kiểm soát ................. 79 3.2.3 Tăng cường và hiện ñại hoá cơ sở vật chất của ngành Hải quan ............. 80 3.2.4 Kiến nghị bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan bổ sung hoàn thiện các văn bản, tăng cường lực lượng chuyên sâu .................................................................81 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 87
  15. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. AFTA : Khu vực mậu dịch tư do ASEAN 2. APEC : Diễn ñàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương 3. ASEAN : Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á 4. BTA : Hiệp ñịnh thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 5. CEPT/AFTA : Chương trình ưu ñãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực thương mại tự do ASEAN 6. CEPT : Chương trình ưu ñãi thuế quan có hiệu lực chung 7. DN : Doanh nghiệp 8. ðTNT : ðối tượng nộp thuế 9. GATT : Hiệp ñịnh chung về thuế quan và mậu dịch 10. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội 11. GTGT : Giá trị gia tăng 12. HQ : Hải quan 13. HQ BR - VT : Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 14. NSNN : Ngân sách nhà nước 15. NSXXK : Nhập sản xuất xuất khẩu 16. TCHQ : Tổng cục Hải quan Việt Nam 17. TTðB : Tiêu thụ ñặc biệt 18. WTO : Tổ chức thương mại thế giới 19. XNC : Xuất, nhập cảnh 20. XNK : Xuất, nhập khẩu
  16. xii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.4:Số tiền thuế truy thu từ công tác tham vấn giá .......................................... 63 Bảng 2.5: Số tiền thuế truy thu từ công tác kiểm tra sau thông quan ...................... 64 DANH MỤC BIỂU ðỒ - SƠ ðỒ Biểu ñồ 1.1. Số thu thuế nhập khẩu của ngành Hải quan từ năm 2007 ñến năm 2011 ................................................................................................................... 26 Biểu ñồ 2.2 Kim ngạch XNK của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2007-2011. .............. 61 Biểu ñồ 2.3 Lượng phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2007-2011. ........................................................................................... 62 Biểu ñồ 2.6 Kết quả thu thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước của Cục Hải quan BR-VT từ 2007-2011 ................................................................................................ 66 Biểu ñồ 2.7: Tình hình nợ thuế tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua các năm ............................................................................................................................ 70 Sơ ñồ 1.2. Phương pháp, hình thức quản lý thuế ..................................................... 28 Sơ ñồ 1.4: sơ ñồ quản lý khai báo thuế ..................................................................... 31 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Công nhân khai thác dầu khí ...................................................................... 44 Hình 2.2 Máy bay ñáp xuống giàn khoan ................................................................. 46 Hình 2.3 Cục Hải quan tỉnh BR-VT ......................................................................... 47
  17. xiii GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH 1. Thủ tục Hải quan: là các công việc mà người khai Hải quan và công chức Hải quan phải thực hiện theo quy ñịnh của luật Hải quan, luật thuế xuất, nhập khẩu, luật quản lý thuế và các văn bản liên quan ñối với hàng hóa, phương tiện vận tải. 2. Người khai Hải quan: bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người ñược chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền. 3. Kiểm tra Hải quan: là việc kiểm tra hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan Hải quan thực hiện. 4. Thông quan: là việc cơ quan Hải quan quyết ñịnh hàng hóa ñược xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải ñược xuất cảnh, nhập cảnh. 5. Giải phóng hàng: là việc cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa ñang trong quá trình làm thủ tục thông quan ñược ñặt dưới quyền quyết ñịnh của người khai Hải quan. 6. Kiểm tra sau thông quan: là hoạt ñộng nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm ñịnh tính chính xác, trung thực của việc khai Hải quan ñối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ñã ñược thông quan và ñánh giá mức ñộ tuân thủ pháp luật của người khai Hải quan làm cơ sở xem xét mức ñộ ưu tiên trong việc làm thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan và xử lý vi phạm (nếu có). 7. Khai báo từ xa: là quy trình thủ tục mà doanh nghiệp khai báo tại công ty sau ñó truyền dữ liệu ñến cơ quan Hải quan, doanh nghiệp chỉ ñến cơ quan Hải quan ñể hoàn tất thêm các thủ tục tiếp theo như khai báo thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có). Khai báo từ xa chỉ thực hiện tại khâu khai báo và tiếp nhận hồ sơ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 3 hình thức (3 phần mềm) như khai qua phần mềm của Hải quan ñược cung cấp miễn phí cho Doanh nghiệp hay qua trang web của Cục hoặc phần mềm của chính Doanh nghiệp viết theo những tiêu chí của Hải quan, sau ñó dùng ñường truyền internet chuyển ñến cơ quan Hải quan.
  18. xiv 8. Khai báo thủ tục Hải quan ñiện tử: là quy trình thủ tục mà doanh nghiệp khai báo tại công ty qua mạng WAN. Tại cơ quan Hải quan hệ thống sẽ xử lý thông tin khai báo của Doanh nghiệp , tự phân luồng hàng hóa. Khai báo ñiện tử thực hiện quy trình từ khi ñăng ký tiếp nhận cho ñến thông quan hàng hóa. 9. Hải quan ñiện tử: Hải quan ñiện tử liên quan ñến việc thiết lập một môi trường Hải quan hoàn toàn ñiện tử, không giấy tờ, trên thực tế là tự ñộng hóa tất cả các quy trình thủ tục Hải quan gồm tờ khai xuất khẩu và nhập khẩu; thủ tục nhập khẩu; hệ thống quá cảnh; bảo lãnh; kế toán; quản lý rủi ro… 10. Quản lý rủi ro: là việc áp dụng có hệ thống các thủ tục và thông lệ trong quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan Hải quan các thông tin cần thiết ñể xử lý các lô hàng hoặc sự di chuyển của hàng hóa có rủi ro.
  19. 15 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG, THUẾ NHẬP KHẨU, HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU 1.1 Tổng quan về ngoại thương và thuế nhập khẩu 1.1.1 Hoạt ñộng ngoại thương và chính sách ngoại thương 1.1.1.1 Hoạt ñộng ngoại thương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt ñộng ngoại thương là quá trình trao ñổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, chủ yếu thông qua hoạt ñộng gia công với nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt ñộng xuất, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phát triển, ñược mở rộng và phát triển không ngừng do các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế, ña phương hóa, ña dạng hóa quan hệ kinh tế. Hoạt ñộng ngoại thương trong thời kỳ này nhằm ña dạng hóa các quan hệ buôn bán và ña dạng hóa thị trường, tăng cường buôn bán giữa các nước với nhau trên cơ sở tôn trọng lợi ích chung, không phân biệt ñối xử trong quan hệ buôn bán quốc tế, tôn trọng nguyên tắc tự do hóa và các ràng buộc về cắt giảm thuế quan, các nguyên tắc bảo hộ và phòng ngừa bất trắc…Hoạt ñộng ngoại thương của mỗi quốc gia trong ñiều kiện kinh tế mở ñóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp, mang tính quyết ñịnh ñến sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tháng 01 năm 2007 với sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trước ñó là việc cam kết các ràng buộc trong CEPT-AFTA, APEC, liên minh Châu Âu, hiệp ñịnh thương mại Việt Nam Hoa Kỳ…ñã ñưa lại thuận lợi lớn cho Việt Nam trong hoạt ñộng ngoại thương, và kinh tế Việt Nam ñã hòa nhập dần vào nền kinh tế thế giới. 1.1.1.2 Chính sách ngoại thương và các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương - Chính sách ngoại thương Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật ñược Nhà nước ban hành ñể thực hiện các mục tiêu ñã xác ñịnh trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất ñịnh.
  20. 16 Chính sách ngoại thương là một bộ phận cấu thành trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung và chiến lược phát triển kinh tế ñối ngoại của quốc gia ñó nói riêng. Mỗi quốc gia ñều có những ñặc thù kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, ñiều kiện tự nhiên khác nhau, ñặc biệt là trong thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi quốc gia ñều có chính sách ngoại thương riêng với các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp, hình thức cụ thể phù hợp với từng thời kỳ. - Các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương + Thuế quan; + Nhóm biện pháp hạn chế về số lượng; + Các biện pháp tài chính tiền tệ phi thuế quan; + Nhóm biện pháp mang tính kỹ thuật. 1.1.2 Thuế quan - một trong những biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương - những vấn ñề chung Chính sách mậu dịch tự do kích thích thương mại quốc tế mở rộng, phát triển, ñem lại lợi ích tối ña cho toàn nhân loại. Song trên thế giới mỗi quốc gia ñều xây dựng chính sách ngoại thương riêng với mục ñích ñạt ñược lợi ích cao cho bản thân và do vậy, chính sách ngoại thương của mỗi nước trên thế giới hiện nay dù ít hay nhiều ñều thực hiện một hoặc một số biện pháp nhằm hạn chế mậu dịch tự do. Thuế quan - một biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương ñể ñiều tiết và kiểm soát hàng nhập khẩu. Thuế quan còn là công cụ của Nhà nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, huy ñộng nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước, thúc ñẩy mạnh mẽ hoạt ñộng xuất, nhập khẩu hàng hóa. Thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Tuy nhiên trong cơ cấu thu từ thuế Hải quan thì thuế nhập khẩu chiếm vai trò chủ yếu nên trong phạm vi ñề tài này, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu về thuế nhập khẩu. 1.1.3 Thuế nhập khẩu 1.1.3.1 Khái niệm thuế nhập khẩu Trong cấu trúc hệ thống thuế của một quốc gia thì thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2