intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:86

57
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung làm rõ ba mục tiêu sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ và nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ và nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, từ đó tìm ra được các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó. Đề ra giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ  TẠI  NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM  CHI NHÁNH CẨM PHẢ  Chương trình: Điều hành cao cấp ­ EMBA LẠI ĐỨC ANH
  2. Hà Nội ­ 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại  Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam  Chi nhánh Cẩm Phả Ngành: Quản trị kinh doanh Chương trình: Điều hành cao cấp­ EMBA Mã số: 60340102
  3.                       Họ và tên học viên: Lại Đức Anh Người hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Việt Dũng Hà Nội ­ 2018 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao hiệu quả  hoạt động tín dụng bán lẻ  tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cẩm Phả là công trình  nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và thực tiễn công tác tại  Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam­ Chi nhánh Cẩm Phả  trong thời gian qua,   dưới sự  hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Việt Dũng. Các kết quả  và số  liệu trong   luận văn là trung thực được tôi thu thập và tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy.                                                             Quảng Ninh, ngày 01 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn                                                                                 L ại Đức Anh
  4. LỜI CẢM ƠN  Tôi xin cảm  ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương   Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, cộng tác với tôi trong  thời gian tôi thu thập số  liệu và thông tin để  thực hiện luận văn. Đồng thời tôi cũng  gửi lời cảm  ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tình hướng  dẫn tôi hoàn thiện luận văn thạc sĩ này.                                                              Quảng Ninh, ngày 01 tháng 04 năm 2018 Tác giả luận văn                                                                                L ại Đức Anh
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích TDBL Tín dụng bán lẻ  CVBL Cho vay bán lẻ DSCV Doanh số cho vay HĐQT  Hội đồng quản trị NHCTVN  Ngân hàng Công thương Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM  Ngân hàng thương mại
  6. TCTD  Tổ chức tín dụng TMCP  Thương mại cổ phần TSĐB  Tài sản đảm bảo UBND  Ủy ban nhân dân VND  Việt Nam đồng BIDV Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Doanh số  tín dụng bán lẻ  của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả  2.1 38 từ năm 2013 đến 2017. Doanh số  thu hồi nợ  tín dụng bán lẻ  của chi nhánh Vietinbank   2.2 41 Cẩm Phả năm 2013­2017. Dư nợ tín dụng bán lẻ  của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả  giai  2.3 42 đoạn từ năm 2013­2017.
  7. Cơ  cấu dư  nợ  tín dụng bán lẻ  theo thời gian của chi nhánh  2.4 44 Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn năm 2013­2017. Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ  theo mục đích sử dụng vốn của  2.5 46 Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn năm 2013­2017 Cơ cấu nhóm nợ tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cẩm Phả giai   2.6 49 đoạn năm 2013­2017. DANH MỤC CÁC BIỂU Số biểu Tên biểu Trang Doanh số tín dụng bán lẻ  của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả  2.1 các năm 2013­2017 39
  8. Doanh số thu hồi nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh Vietinbank  2.2 Cẩm Phả năm 2013­2017. 41 Dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả giai   2.3 đoạn từ năm 2013­2017. 43 Cơ  cấu dư  nợ  tín dụng bán lẻ  theo thời gian của chi nhánh  2.4 Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn năm 2013­2017. 45 Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ theo mục đích sử dụng vốn của   2.5 Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn năm 2013­2017. 47 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
  9. Luận văn thạc sỹ   kinh tế: “Nâng cao hiệu quả  hoạt động tín dụng bán lẻ  tại Ngân  hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả” nghiên cứu đưa ra các vấn  đề:  + Hệ   thống hóa về   lý luận cơ  bản về   tín dụng bán lẻ  và hiệu quả  hoạt động tín   dụng bán lẻ của NHTM.  + Nghiên cứu những thách thức và cơ hội các yếu tố tác động trong việc nâng cao hiệu  quả tín dụng bán lẻ của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.  + Tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công   thương Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả. Từ đó, đánh giá được thành tựu cũng như mặt  hạn chế  còn tồn tại của hoạt động tín dụng bán lẻ  tại NHTM và phân tích nguyên   nhân của những hạn chế đó. + Đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu   quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh  Cẩm Phả
  10. 10 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn  do sự  khủng hoảng và suy thoái kinh tế, hoạt động của các ngân hàng thương  mại (NHTM) trong nước cũng đã và đang chịu nhiều  ảnh hưởng với nhiều yếu   tố  không thuận lợi tác động trực tiếp đến kết quả  kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ  thống NHTM trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,  đặc biệt là từ phía các ngân hàng nước ngoài. Xuất phát từ thực tế đó, các NHTM   đã dần chuyển sang triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ mới trong đó có sản  phẩm tín dụng bán lẻ. Theo sản phẩm này, khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh,  doanh nghiệp siêu vi mô có thể  đi vay tiền ngân hàng để  phục vụ sản xuất kinh  doanh, vay tiền tiêu dùng hoặc sử  dụng thẻ  tín dụng mua sắm hàng hóa nhằm   đáp  ứng nhu cầu phục vụ  đời sống hiện tại và trả  nợ  dần trong tương lai, các  hình thức cấp tín dụng khác như bão lãnh, LC, cho thuê tài chính... Tại các nước   phát triển trên thế giới, loại hình dịch vụ này đã có từ lâu và đến nay đã phát triển  rất mạnh, nhưng tại Việt Nam hiện nay hình thức này còn tương đối mới mẻ và  có thị trường đầy tiềm năng ngày càng có xu hướng tăng. Do đó, tín dụng bán lẻ  được dự báo là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng mà các NHTM Việt Nam cần   tập trung khai thác và mở  rộng. Trong quá trình công tác tại Ngân hàng TMCP  Công Thương Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả, em nhận thấy mặc dù lĩnh vực  tín dụng bán lẻ  là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và có khả  năng mang lại  nhiều lợi nhuận nhưng hình thức này ở  chi nhánh hiện nay vẫn chưa được quan  tâm phát triển đúng với tiềm năng thực tế trên địa bàn hoạt động của đơn vị. Do   đó việc mở  rộng và phát triển loại hình dịch vụ  này là rất cần thiết trong chiến  lược kinh doanh của chi nhánh thời gian tới. Đặt ra vấn đề là cần phải có nghiên  cứu để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cấp tín dụng đối với khách  hàng bán lẻ  tại đơn vị. Đó cũng là lý do em chọn đề  tài “ Nâng cao hiệu quả  hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi  
  11. 11 nhánh Cẩm Phả” làm đề  tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp chương trình   đào tạo cao học của mình.  2.Mục tiêu nghiên cứu  Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ ba mục tiêu sau:   Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ và nâng cao hiệu quả  tín dụng bán lẻ của NHTM.   Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ và nâng cao hiệu quả  tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm  Phả, từ đó tìm ra được các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế  đó.    Đề  ra giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh  Cẩm Phả nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu    Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ  và nâng cao hiệu quả  tín  dụng bán lẻ của NHTM.   Phạm vi nghiên cứu:  * Về  mặt không gian: Đề  tài nghiên cứu liên quan đến Ngân hàng TMCP Công  Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả * Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ trong  những năm 2013 đến 2017, đó là giai đoạn mà định hướng phát triển tín dụng bán  lẻ là xu hướng của hầu hết các Ngân hàng thương mại  4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử  dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng tập trung chủ  yếu vào các phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp  phân tích tổng hợp.  5.Kết cấu đề tài Ngoài mở  đầu, kết luận, danh mục các từ  viết tắt, danh mục bảng biểu,   kết cấu luận văn gồm ba chương: 
  12. 12 Chương 1: Cơ  sở  lý luận về  hoạt động tín dụng bán lẻ  của ngân hàng   thương mại. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ  tại Ngân hàng  thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả  hoạt  động tín dụng bán lẻ  tại  Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm  Phả. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN  DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ Tín dụng bán lẻ là một trong những hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng   cho khách hàng. Vì vậy để  hiểu một cách rõ ràng về  tín dụng bán lẻ, chúng ta  cần phải hiểu rõ khái niệm về tín dụng Ngân hàng. “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay  (Ngân hàng và các tổ  chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh  nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi  vay sử  dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách   nghiệm hoàn trả  vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh  toán” (PGS.TS. Mai Văn Bạn, giáo trình “Nghiệp vụ  ngân hàng thương mại” –  Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2014) Tại Việt Nam hiện nay, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động   kinh doanh Ngân hàng. Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó có tín  dụng bán lẻ. Theo Luật Các tổ chức tín dụng, các loại hình cấp tín dụng được quy định  chung, chưa có định nghĩa và giải thích rõ ràng về tín dụng bán buôn và tín dụng   bán lẻ. “Tổ chức tín dụng cho các tổ  chức cá nhân vay ngắn hạn, trung hạn, dài  hạn nhằm đáp  ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ,  đời sống” 
  13. 13 (Khoản 2 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng) được bao hàm cả hai hoạt động là  tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ. Trong thực tế, những tiêu chí để phân biệt  hoạt động tín dụng bán buôn với hoạt động tín dụng bán lẻ mang tính chất tương   đối và không phổ biến đối với mọi quốc gia và các ngân hàng. Tiêu chí của mối   loại hình thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng như  mục đích quản lý của từng nước, thậm chí từng ngân hàng. Một số  ngân hàng   thương mại không có khái niệm tín dụng bán buôn, tín dụng bán lẻ mà phân biệt  bằng khái niệm tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, hộ  gia đình. Có ý   kiến cho rằng tín dụng bán lẻ là những hình thức cho vay trực tiếp đến người sử  dụng vốn vay cuối cùng, bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu  vi mô. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm về tín dụng bán lẻ  như  sau: Tín dụng bán lẻ  là việc cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảolãnh...)  trực tiếp cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu vi mô. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ 1.1.2.1. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ  Quy mô của các hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, doanh  nghiệp siêu vi mô thường nhỏ  nhưng số  lượng các khoản vay lớn. Do chi phí  giao dịch (bao gồm những chi phí về  thẩm định, các thủ  tục cấp tín dụng, giám  sát vốn vay) cao nên dẫn đến chi phí cho vay cao. Vì vậy lãi suất tín dụng bán lẻ  thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại thông thường.    Nhu cầu cấp tín dụng phục vụ tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh   của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển  thì nhu cầu tăng lên và ngược lại.    Khách hàng vay tiêu dùng thường kém nhạy cảm với lãi suất. Đa số  khách hàng đi vay để phục vụ mục đích tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến việc  có được ngân hàng cho vay hay không, số  tiền gốc và lãi phải trả  hàng tháng là  bao nhiêu, thủ  tục giải quyết có đơn giản, nhanh chóng không để  đáp  ứng kịp  thời nhu cầu mua sắm của họ  mà không quan tâm nhiều đến lãi suất mà ngân  
  14. 14 hàng áp dụng. Ngược lại, các khách hàng vay mục đích kinh doanh rất cân nhắc  về lãi suất, họ thường so sánh lãi suất giữa các ngân hàng.   Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường có quan hệ mật thiết với   thu nhập của họ. Nếu thu nhập cao và ổn định, họ sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng  và ngược lại.   Các khoản tín dụng bán lẻ  thường có độ  rủi ro cao. Do hoạt động tín   dụng bán lẻ  chịu nhiều  ảnh hưởng từ  các yếu tố  khách quan (thiên tai, thất  nghiệp, ngành nghề  kinh doanh, chu kỳ  kinh tế…) và các yếu tố  chủ  quan (thu   nhập, công việc, sức khỏe, ý thức trả nợ…) ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân  hàng nên lĩnh vực tín dụng bán lẻ là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ để tiêu dùng thường lớn. Do các  khoản cho vay có độ rủi ro cao và khách hàng thường không quan tâm nhiều đến   lãi suất nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn các loại hình cho vay khác.   Đồng thời số lượng các khoản vay tiêu dùng nhiều nên lợi nhuận từ cho vay tiêu   dùng thường cao.  Nguồn trả  nợ  từ  thu nhập thường xuyên,  ổn định của khách hàng và  thường phải có tài sản đảm bảo. Sự kiểm soát nguồn thu này của ngân hàng đôi  khi gặp khó khăn. Để  hạn chế  rủi ro, hầu hết các khoản tín dụng bán lẻ  ngân  hàng đều yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm bằng tài sản để  đảm bảo nghĩa  vụ trả nợ ngân hàng. 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng bán lẻ ­ Đối với người tiêu dùng Tín dụng bán lẻ góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn để tiêu  dùng, sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng vay và khả  năng tích luỹ  để  đáp  ứng nhu cầu đó. Khi khách hàng có nhu cầu vốn kinh doanh, mua sắm một   sản phẩm hay dịch vụ  ngay thời điểm hiện tại nhưng họ  tích lũy chưa đủ  để  trang trải chi phí đó thì sản phẩm tín dụng bán lẻ  của ngân hàng sẽ  giúp họ  có   thể  giải quyết được ngay những nhu cầu trong hiện tại cũng như  tương lai mà  không cần phải chờ đợi khi có đủ  tiền. Từ  đó tín dụng bán lẻ  giúp các cá nhân,  
  15. 15 hộ  kinh doanh, doanh nghiệp siêu vi mô có thêm đòn bẩy tài chính trong kinh   doanh cũng như  cải thiện đời sống người dân, giúp họ  có cuộc sống tiện nghi  đầy đủ, tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống. ­ Đối với nhà sản xuất, cung ứng Hoạt động tín dụng bán lẻ không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng   mà còn mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất. Các nhà sản xuất đều mong muốn   tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh chóng và tối đa hóa lợi nhuận.   Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng của họ cũng có đủ khả năng thanh toán   được ngay, nhất là các sản phẩm có giá trị lớn như: nhà cửa, ô tô… Với sự xuất  hiện của tín dụng bán lẻ, khách hàng có thể dễ dàng, nhanh chóng, thanh toán cho   nhà sản xuất, cung  ứng. Nhờ  đó nhà sản xuất có thể  tiêu thụ  sản phẩm nhanh   chóng, tăng vòng quay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như  mở  rộng thị  phần, từ  đó tăng lợi nhuận. Như  vậy tín dụng bán lẻ  đã gián tiếp thúc đẩy sản   xuất, quá trình luân chuyển hàng hóa, đồng thời đặt ra yêu cầu cho nhà sản xuất,   nhà cung cấp phải đổi mới, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chủng loại sản phẩm,   tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. ­ Đối với ngân hàng thương mại Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại, khoản mục cho   vay chiếm tỷ  trọng lớn nhất, đem lại thu nhập chủ  yếu cho ngân hàng nhờ  sự  chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đối với hoạt động tín dụng  bán lẻ, do số  lượng các món vay nhiều, lãi suất cho vay lớn nên lợi nhuận mà  ngân hàng thu được từ hoạt động này rất đáng kể. Mặt khác, đối tượng tín dụng   bán lẻ  là các cá nhân, hộ  gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô, so với số  lượng   doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ... thì gấp nhiều lần. Vì thế các ngân  hàng không có lý do gì để bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này. Hoạt động tín dụng bán lẻ  là hoạt động có chí phí lớn, rủi ro cao, tuy   nhiên khi phát triển mở  rộng hoạt động này thì các ngân hàng có thể  mở  rộng   mối quan hệ  với khách hàng, tạo thói quen tiếp cận với các dịch vụ  tiện ích  của ngân hàng, cho khách hàng. Từ  đó làm tăng khả  năng huy động vốn, đa  
  16. 16 dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phân tán rủi ro, góp phần tăng thu nhập cũng   như khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. ­ Đối với nền kinh tế Vai trò của tín dụng bán lẻ  đối với nền kinh tế  là không thể  phủ  nhận.  Ngân hàng thực hiện tín dụng bán lẻ có thể giúp khách hàng thỏa mãn những nhu  cầu vốn kinh doanh, nhu cầu chi tiêu hiện tại với khả  năng thanh toán trong   tương lai. Khi tín dụng bán lẻ được mở rộng và phát triển, người dân sẽ có thêm   nhiều cơ  hội tiếp cận, sử  dụng các sản phẩm, dịch vụ, phương án kinh doanh  mới mà với khả  năng thanh toán hiện tại họ  không thể  có. Nhờ  vậy kích thích   người dân tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng quy mô, hiệu quả  kinh doanh tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.  Khi cuộc sống của con người được nâng cao sẽ thúc đẩy họ  hăng say lao  động, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát   triển. Đây chính là đòn bẩy kích thích nền sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng   trưởng kinh tế, tăng khả  năng đầu tư  xây dựng, phát triển xã hội, xóa đói giảm  nghèo…Hơn nữa tín dụng bán lẻ còn là nhân tố quan trọng góp phần loại bỏ tình   trạng “tín dụng đen” cho vay nặng lãi, giải quyết tốt các mối quan hệ khác trong  xã hội. 1.1.3. Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng 1.1.3.1. Nguyên tắc chung trong cấp tín dụng khách hàng bán lẻ ­  Sử dụng đúng mục đích  Theo nguyên tắc này, tiền vay hay khoản tín dụng phải được sử dụng theo  đúng mục đích sử  dụng vốn đúng hai bên đã thoả  thuận trong hợp đồng. Ngân  hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng  mục đích đã định. Việc sử  dụng khoản tín dụng/tiền vay sai mục đích thể  hiện  sự thất tín của bên vay và có khả năng gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Do đó khi   cho vay ngân hàng yêu cầu bên vay phải tuân thủ  nguyên tắc này và trong suốt  thời gian được cấp tín dụng, ngân hàng có quyền thường xuyên giám sát, kiểm   tra việc sử  dụng vốn của khách hàng. Việc khách hàng sử  dụng vốn vay không 
  17. 17 đúng mục đích có thể dẫn đến thất thoát và lãng phí, thậm chí nếu khách hàng sử  dụng vào các mục đích bất hợp pháp thì tài sản đó sẽ bị tịch thu, tiêu hủy. Việc  sử dụng khoản tín dụng đúng mục đích là cơ  sở để  ngân hàng thẩm định và đưa   ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời, nó cũng là cơ  sở  để  ngân hàng kiểm tra,   giám sát khách hàng.   Về  phía khách hàng, việc sử  dụng khoản tín dụng đúng mục đích góp  phần nâng cao hiệu quả  sử dụng vốn vay, nâng cao chất lượng khoản vay của   khách hàng đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả  năng hoàn trả  nợ  cho ngân  hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố  quan  hệ giữa khách hàng và ngân hàng sau này.  ­ Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi  Ngân hàng “ đi vay để cho vay” hay nói cách khác ngân hàng huy động các   nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ  các tổ  chức, cá nhân để  sử  dụng vào việc cho  vay nhằm sinh lời. Gốc và lãi để trả cho người gửi tiền là từ tiền thu hồi gốc cho   vay và lãi vay. Vì vậy việc hoàn trả  nợ  gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc   không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Hơn nữa, tiền lãi thu được từ hoạt động  tín dụng bán lẻ là thu nhập của ngân hàng, là cơ  sở giúp ngân hàng trang trải các   khoản chi phí và mang lại lợi nhuận cho chủ ngân hàng, vì vậy yêu cầu khách hàng  phải hoàn trả  đúng hạn và đầy đủ.  Trong hợp đồng vay vốn đã thỏa thuận rõ  phương thức hoàn trả  gốc và lãi và thời gian vay nên bất cứ  sự  chậm trễ  nào  trong việc hoàn trả  gốc và lãi cũng như  sự  không đảm bảo đủ  số  lượng gốc và   lãi đều được coi là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân hàng có quyền chấm dứt   hợp đồng và sử dụng các biện pháp phù hợp để thu hồi nợ. 1.1.3.2. Điều kiện tín dụng bán lẻ   Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với khách  hàng để  làm căn cứ  xem xét, quyết định cấp vốn. Khách hàng chỉ  có thể  được  cấp tín dụng của ngân hàng khi họ thoả mãn tất cả các điều kiện. Nội dung các   điều kiện cấp tín dụng gồm:  Thứ nhất, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý 
  18. 18 Quan hệ  tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng là quan hệ  được pháp  luật bảo vệ. Vì vậy, nó phải được lập trên cơ sở quy định của luật pháp. Do đó,  các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tư cách pháp lý. Hơn thế trong quan hệ  vay mượn sẽ  phát sinh sự  chuyển giao và giao dịch về  tài sản do đó cần có sự  xác nhận của các bên tham gia theo đúng quy định của luật pháp. Như vậy, khách   hàng phải có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các giao dịch.  Thứ hai, khoản tín dụng phải được sử dụng hợp pháp  Vốn vay, khoản bảo lãnh, chiết khấu…các hình thức tín dụng phải được  sử dụng hợp pháp tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng phù hợp  với nguyên tắc  sử   dụng khoản  tín dụng  mà  các  cá  nhân,  hộ  gia  đình,  doanh   nghiệp siêu vi mô đã cam kết. Vì vậy, khi khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp  thì các tài sản đó sẽ bị phong toả hoặc bị tịch thu từ đó ảnh hưởng tới khả năng  hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra, khi vốn sử dụng bất hợp pháp thì tư  cách pháp lý của khách hàng có thể  bị  mất đi do đó  ảnh hưởng tới quan hệ  tín  dụng hợp pháp giữa ngân hàng với khách hàng.  Thứ ba, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo   hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết.  Lý do khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh có thể được hiểu   như  sau: khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh tức là khách hàng chứng  minh được ổn định trong cuộc sống, đảm bảo khách hàng có cơ sở vững chắc về  tài chính để thực hiện được cam kết hoàn trả tiền vay đúng hạn.  Thứ  tư, khách hàng phải có phương án kinh doanh, dự  án phục vụ  đời   sống khả thi.   Khách hàng phải có phương án khả  thi và hiệu quả  vì bản chất của  NHTM là tổ chức kinh doanh, trong đó, việc cho vay, cấp tín dụng phải đảm bảo  các nguyên tắc sinh lời cơ bản. Vì vậy, dự án và phương án mà ngân hàng tài trợ  vốn phải đảm bảo tính khả  thi và hiệu quả  để  đảm bảo nâng cao chất lượng  cuộc sống của khách hàng, đồng thời duy trì cuộc sống, hoạt động kinh doanh  
  19. 19 của khách hàng  ổn định, giúp khách hàng yên tâm lao động tạo nguồn thu và trả  đầy đủ nợ gốc và lãi theo cam kết với ngân hàng.  Thứ  năm, khách hàng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy   định.  NHTM quan tâm đến biện pháp bảo đảm vì:  Biện pháp bảo đảm là công cụ bảo đảm trong việc thực hiện trách nhiệm   và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ tín dụng.  Đảm bảo tiền vay cũng cung cấp nguồn thanh toán “thứ  hai” cho NHTM   (trong trường hợp khách hàng không trả  được khoản vay). Do nguồn trả  nợ  từ  thu nhập của khách hàng có nhiều rủi ro, không đảm bảo cho khách hàng có thể  trả  đầy đủ  nợ  gốc và lãi. Do vậy, để  hạn chế  rủi ro, ngân hàng yêu cầu khách   hàng đi vay vốn phải có tài sản để dảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng.  1.1.4. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ   Mỗi ngân hàng có những quy định riêng của mình về  quy trình cấp tín   dụng nhưng nhìn chung đều tuân theo các bước cụ thể sau:  Bước 1.Khách hàng lập và nộp hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho ngân hàng.  Khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng để sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng   đến ngân hàng giao dịch, cần nộp hồ  sơ. Thông thường hồ  sơ  cấp tín dụng  thường gồm các giấy tờ sau:  Giấy đề nghị cấp tín dụng (theo mẫu của ngân hàng).   Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực dân sự.  Tờ khai về tình hình tài chính.   Các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng khoản tín dụng và nguồn lực   trả nợ. Bước 2. Thu thập thông tin tín dụng.  Ngân hàng thu thập thông tin tín dụng từ các nguồn:  Thông tin lưu trữ sẵn tại ngân hàng (nếu có)  Thông tin từ trung tâm tín dụng. 
  20. 20 Bước 3.Ngân hàng thẩm định hồ sơ và quyết định cấp tín dụng.  Thẩm định hồ sơ khách hàng là quá trình ngân hàng tiến hành xem xét, phân  tích các thông tin, số liệu đã thu thập về khách hàng. Từ đó ngân hàng xác định giới  hạn an toàn của quan hệ  tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng nhằm đưa ra  quyết định đúng đắn trong các quyết định tín dụng. Các nội dung cần thẩm định  bao gồm mức thu nhập, hiệu quả kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, tài sản đảm  bảo, số  dư các tài khoản tiền gửi, sự  ổn định về  việc làm và nơi cư  trú, tư  cách   đạo đức người vay... Ngoài ra, cán bộ tín dụng dự kiến lợi ích thu được cho ngân  hàng khi khoản vay được phê duyệt. Sau khi cán bộ  tín dụng thẩm định tín dụng xong sẽ lập tờ trình tín dụng  đề xuất lãnh đạo ngân hàng xem xét, phê duyệt khoản tín dụng. Bước 4.Ngân hàng xác định các chỉ  tiêu cấp tín dụng và ký hợp đồng tín   dụng với khách hàng.  Mức cấp tín dụng: Dựa vào nhu cầu vay vốn, khoản bảo lãnh, chiết khấu…  tỷ  lệ  cấp tín dụng tối đa tính trên giá trị  tài sản thế  chấp hay cầm cố; Khả  năng  nguồn vốn của ngân hàng; Khả năng trả nợ của khách hàng; Giới hạn tính dụng tối   đa của ngân hàng đối với một khách hàng. Dựa trên các cơ sở này đưa ra quyết định   số tiền cụ thể mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Thời hạn cấp tín dụng: Căn cứ  vào khả  năng trả  nợ  của khách hàng mà  thời hạn cấp tín dụng phù hợp với từng khách hàng nhưng không vượt quá thời   hạn tối đa quy định của sản phẩm riêng.  Lãi suất, phí: Thường được xác định dựa vào lãi suất cơ  bản cộng với   mức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro. Trong trường hợp không trả  đúng   hạn, khách hàng còn phải chịu thêm khoản tiền phạt nợ quá hạn của ngân hàng.  Nếu ngân hàng đồng ý cấp tín dụng thì xác định các chỉ tiêu và mời khách   hàng đến ngân hàng thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng cấp tín dụng và  chuyển sang bước tiếp theo. Nếu từ chối cấp tín dụng thì ngân phải giải thích rõ  bằng văn bản gửi tới khách hàng.  Bước 5.Ký hợp đồng tín dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2