intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Thực hiện trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media đến năm 2025. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Thực hiện trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHẠM HỒNG THÚY THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC TĨNH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đức Tĩnh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tác giả luận văn Phạm Hồng Thúy
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Tĩnh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau đại học - Trường Đại học Công đoàn – Các giảng viên trong Khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý và các Ban chức năng của Tổng công ty Truyền thông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp tôi trong quá trình thu thập thông tin cũng như các tài liệu liên quan đến Luận văn. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ Tóm tắt luận văn MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội ................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 7 6. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 9 1.1. Khái niệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................. 9 1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................................... 9 1.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................................... 10 1.2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................... 11 1.2.1. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 11 1.2.2. Đối với người lao động ........................................................................... 12 1.2.3. Đối với khách hàng ................................................................................. 14 1.2.4. Đối với cộng đồng và xã hội ................................................................... 14 1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................. 15 1.3.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế...................................................................... 15 1.3.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý..................................................................... 16 1.3.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức .................................................................... 17 1.3.4. Thực hiện đóng góp cho cộng đồng, xã hội ............................................ 18
  5. 1.4. Một số công cụ thực hiện và đánh giá trach nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................................................................................... 18 1.4.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI ......................................................................... 18 1.4.2. Bộ nguyên tắc CERES ............................................................................ 19 1.4.3. Tiêu chuẩn SA 8000 ................................................................................ 20 1.4.4. Tiêu chuẩn ISO 26000 ............................................................................ 21 1.4.5. Tiêu chuẩn ISO 14001 ............................................................................ 25 1.5. Nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............ 26 1.5.1. Các nhân tố trong doanh nghiệp ............................................................. 26 1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 28 1.6. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp và bài học cho Tổng công ty Truyền thông................................................... 31 1.6.1. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp ... 31 1.6.2. Bài học cho Tổng công ty Truyền thông ................................................ 33 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 34 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG .............................................................. 35 2.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông............................................. 35 2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông ............................................... 35 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ........................................................................... 35 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 36 2.1.4. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 37 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông ................................................................................................. 38 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông ................................................................................................... 40 2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế...................................................................... 40 2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật .................................................................. 51 2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức .................................................................... 55 2.2.4. Thực hiện đóng góp xã hội...................................................................... 59
  6. 2.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media .... 63 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 63 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 64 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 65 Chương 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐẾN NĂM 2025 ............................................... 66 3.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT- Media ................................................................................................................ 66 3.1.1. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của VNPT-Media .......... 66 3.1.2. Mục tiêu, phương hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT- Media ................................................................................................................. 69 3.2. Một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty truyền thông ..................................................................................................... 70 3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội..................................................... 70 3.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội ..................................................................... 74 3.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ........... 75 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội ...................................................................................................... 77 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 79 KẾT LUẬN........................................................................................................ 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 83 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BCVT Bưu chính Viễn thông BHXH Bảo hiểm xã hội BSC Thẻ điểm cân bằng CNTT Công nghệ thông tin Corporate Social CSR Trách nhiệm xã hội Responsibility DN Doanh nghiệp FSC Bảo vệ rừng bền vững Key Performance Hệ thống đo lường và đánh giá hiệu KPI Indicators quả công việc SXKD Sản xuất kinh doanh Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Tập đoàn Việt Nam TNXH Trách nhiệm xã hội United Nations Chương trình Phát triển Liên hợp UNDP Development Programme quốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT Việt Nam VNPT-Media Tổng công ty Truyền thông Tổng công ty Tổng công ty Truyền thông VT Viễn thông Worldwide Responsible Trách nhiệm xã hội trong sản xuất WRAP Accredited Production toàn cầu
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Mức độ hiểu biết của người lao động của VNPT-Media về trách nhiệm xã hội ..................................................................................... 39 Bảng 2.2: Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media........ 47 Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế ................................................................................ 49 Bảng 2.4. Đóng góp của VNPT-Media tới bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn ........................................................................... 52 Bảng 2.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ pháp luật ............................................................................ 53 Bảng 2.6: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất năm 2019 .................................................................... 57 Bảng 2.7. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ đạo đức............................................................................... 58 Bảng 2.8. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện thực hiện trách nhiệm từ thiện .................................................................. 60 Bảng 2.9. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện trách nhiệm an ninh quốc phòng ...................................................... 62 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức VNPT-Media ........................................................ 37
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam hiện nay thường được nhìn nhận là hành động giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội với các mục đích làm từ thiện và nhân đạo. Tuy nhiên, TNXH cần được nhìn nhận như là cách thức của DN đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp với những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng, đối tác, người lao động và các bên hữu quan. TNXH DN hiện đã phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và tại các DN Việt Nam nói riêng. Khách hàng hiện nay họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ còn quan tâm tới cách thức của các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, từ việc các sản phẩm, dịch vụ họ định mua và sử dụng đó có tổn hại đến môi trường, tổn hại tới cộng đồng xã hội hay không. Trước các yêu cầu mới của xã hội, các doanh nghiệp lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động, nghiêm túc đưa vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR/TNXH) vào chiến lược hoạt động của mình. Việc thực hiện TNXH qua những cam kết của các doanh nghiêp đã mang lại những lợi ích nhất định, giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng, vị thế trên thương trường trong quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả quản lý, tăng doanh thu, giảm chi phí, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của DN. Lợi ích của TNXH còn mang lại cho chính nội bộ doanh nghiệp qua sự cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp. TNXH doanh nghiệp đang không ngừng phát triển trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nhiều doanh nghiệp còn chưa có sự quan tâm đúng mực đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội, bên cạnh đó kiến thức chuyên môn cũng như năng lực quản lý trong thực hiện TNXH còn hạn chế. Một số doanh nghiệp đã để xây ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền lợi người lao động, gây ô nhiễm môi trưởng, tổn hại đến sức khỏe, lợi ích của
  10. 2 khách hàng … đã làm cho lòng tin của xã hội vào các DN bị sụt giảm. Đứng trước thực trạng đó, các DN Việt Nam đã từng bước thay đổi nhận thức về việc thực hiện TNXH là thật sự cần thiết hiện nay. DN thực hiện TNXH không những giúp nâng cao vị thế của DN trong cộng đồng xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Các DN Việt Nam hiện đã dần có ý thức về vấn đề này, một số DN đã và đang đưa việc thực hiện TNXH vào chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Thực hiện TNXH với khách hàng của Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Do đó, việc thực hiện TNXH của VNPT-Media không chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp mà điều này còn mang nhiều lợi ích đến cho khách hàng, người tiêu dùng trong cộng đồng, xã hội. Nhận thức được điều này, VNPT-Media đã xây dựng được “nền tảng tư tưởng” với chuẩn mực đạo đức và các chương trình thực hiện CSR. Chính điều này đã giúp cho VNPT- Media có được lòng tin đối với khách hàng, người tiêu dùng và các bên hữu quan. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích, chúng ta thấy rằng, việc thực hiện TNXH tại VNPT-Media phần lớn mới chỉ dừng lại ở các chương trình từ thiện, nhân đạo và an sinh xã hội. Trên thực tế, TNXH cần được nhìn nhận như là sự cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc cho người lao động trong DN, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan. Có thể nói TNXH hiện nay đã trở thành một trong những “điều kiện bắt buộc” để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững. Với những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông” cho đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội 2.1. Tình hình nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội thế giới Một số công trình tiêu biểu trên thế giới đã công bố như:
  11. 3 (1) Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregogy, 2009. Nghiên cứu về vấn đề TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực phẩm, [14]. TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm đã được các tác giả nghiên cứu chuyên sâu để từ đó đưa ra quan điểm “TNXH là công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững của DN” dựa trên ba yếu tố: “giá trị đem lại cho cổ đông, sự hài lòng của khách hàng và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”. Trong xu thế toàn cầu hóa, TNXH đóng một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, cụ thể là trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm. (2) Maria Alejandra Gonzalez – Perezl, 2011. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hệ thống TNXH tại Columbia [15]. Công trình của Maria đã đưa ra khái niệm về TNXH và nêu lên những luận điểm về việc xây dựng và củng cố mạng lưới TNXH là hết sức cần thiết. Maria đã nghiên cứu mối quan hệ giữa việc thực hiện TNXH với dòng vốn đầu tư nước ngoài mà cụ thể ở đây là điều tra, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của lượng khí thải CO2 đến xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực các nước Nam Mỹ nói chung và Columbia nói riêng. (3) Matthew J. Hirschaland, 2006, TNXH và sự hình thành chính sách công toàn cầu [16]. Tác giả cho ta thấy TNXH trong các doanh nghiệp có mức độ quan trọng thế nào qua sự hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và thực hành TNXH đáp ứng các quy định kinh doanh toàn cầu mới và các chính sách công cộng toàn cầu. (4) Forest. L.Reinhardt, Robert N. Stavins and Richard H.K. Vietor; 2008. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua lăng kính kinh tế [17]. Nội dung cốt lõi của trách nhiệm xã hội đã được các tác giả đề cập làm rõ. Bên cạnh đó, các tác giả còn nêu lên khía cạnh pháp lý của TNXH tại một số nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản,... qua đó cho thấy có một số doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện TNXH, nhưng vẫn có nhiều những doanh nghiệp
  12. 4 DN quan niệm rằng DN sẽ phải hi sinh lợi nhuận vì lợi ích cộng đồng, xã hội khi thực hiện TNXH. Các tác giả đã phân ra ba loại TNXH: TNXH tự nguyện, TNXH không bền vững và TNXH miễn cưỡng. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng không thể thiếu vai trò của nhà quản lý trong mọi hành động TNXH của doanh nghiệp. Một số giới hạn trong thực hiện TNXH cũng được các tác giả nêu lên như hạn chế về kinh tế, về văn hóa, về cơ cấu tổ chức. (5) Shizuo Fukada, 2007. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam: thực tiễn, triển vọng và thách thức đối với các DN Nhật Bản (Corporate Social Responsibilitity in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations). Báo cáo của CBCC về TNXH tại Việt Nam [18]. Qua báo cáo này, tác giả Shizuo Fukada đã tóm lược các vấn đề về việc thực hiện TNXH tại các doanh nghiệp Việt Nam và nêu lên các vấn đề về thực hiện TNXH mà các doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải tại Việt Nam. Tác giả đã nêu lên một số yếu tố cơ bản tác động đến thực hiện TNXH doanh nghiệp như mức độ nhận thức về TNXH của người lao động, khách hàng, người tiêu dùng và các bên hữu quan. Bên cạnh đó, Shizuo Fukada cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. (6) Duane Windsor; 2006. TNXH của doanh nghiệp: Ba phương thức tiếp cận chính (Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches) [19]. Tác giả đã đưa ra ba phương thức tiếp cận chính với TNXH của doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa, đúc rút và phát huy hệ thống lý luận của các nhà nghiên cứu đi trước. Tác giả nêu lên “công dân doanh nghiệp” là “sự giao thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng” và một “công dân doanh nghiệp cần có một quyền lực linh hoạt, ảnh hưởng của chính trị, danh tiếng của công ty và làm từ thiện một cách chiến lược”. 2.2. Tình hình nghiên cứu trách nhiệm xã hội tại Việt Nam Hiện nay, trách nhiệm xã hội đã được các DN Việt Nam quan tâm đến hơn do họ đã chuyển biến về nhận thức, phần nào nhận thấy lợi ích của thực
  13. 5 hiện TNXH. Doanh nghiệp thực hiện TNXH giúp cho DN duy trì sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao lợi nhuận, nâng cao thương hiệu, danh tiếng, vị thế của mình trên thương trường. Có thể kể đến một số sách, báo, nghiên cứu tiêu biểu về TNXH tại Việt Nam như sau: (1) Nguyễn Mạnh Quân (2007), “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa Công ty”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân [1]. Cuốn sách đã nêu lên những khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề của đạo đức trong kinh doanh. Tác giả cũng đã nêu lên “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá, góp phần quan trọng trong quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, đó là hệ thống các chuẩn mực, giá trị, phương pháp tư duy, ảnh hướng lớn tới hành động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp”. (2) Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), “TNXH của doanh nghiệp - CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà nước đối với CSR ở Việt Nam” [2]. Bài báo cung cấp một góc nhìn tự sự quan sát và các hiểu biết của tác giả về kinh nghiệm quốc tế về xử lý các vấn đề liên quan đến TNXH. Đây chính là các bài tập tình huống có thật cho tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay. Bài báo cũng nêu lên các góc độ và các bên hữu quan mà doanh nghiệp tác động hoặc có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến người tiêu dùng và việc nhận thức, sử dụng quyền của họ để đưa ra các đòi hỏi chính đáng mà doanh nghiệp có trách nhiệm cả về pháp lý lẫn đạo đức phải thực hiện như một sự cam kết rằng doanh nghiệp hoạt động tôn trọng môi trường, người tiêu dùng và các bên hữu quan khác. (3) Nguyễn Quang Vinh (2009), “Thực trạng TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tại hội thảo “TNXH doanh nghiệp và chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức [3].
  14. 6 Trong báo cáo này, tác giả tổng kết bối cảnh của TNXH, những hoạt động của các tổ chức quốc tế và trong nước, những khung khổ pháp lý về TNXH làm căn cứ triển khai các chương trình TNXH tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những thách thức ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện TNXH tại Việt Nam. (4) Phạm Văn Đức (2010), “TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”, Tạp chí triết học số 2 [4]. Nghiên cứu tại bài báo này đã nêu lên nội dung, vai trò của TNXH tại Việt Nam và một số vấn đề cấp bách đặt ra trong việc thực thi trách nhiệm xã hội. Theo đó, có thể thấy sự phát triển bền vững của xã hội chính là nhờ một phần vào sự đóng góp của các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Tác giả đã đánh giá khái quát tình hình thực thi TNXH ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện TNXH, bên cạnh đó bài báo cũng đã đề cập đến việc đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp. (5) Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ (2009), “TNXH của doanh nghiệp”, NXB Tri Thức [5]. Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm TNXH, phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp, những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hướng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và các giới hạn của TNXH trong mối tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững. Quyển sách này cũng đề xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ tư duy hữu ích cho cả giới nghiên cứu lẫn những người làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ,...). Như vậy, thực hiện TNXH trên thế giới và tại Việt Nam là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu và việc nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại VNPT không phải là đề tài mới, bởi hiện tại cũng đã có một số công trình
  15. 7 nghiên cứu bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, việc thực hiện TNXH tại VNPT- Media cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển nó. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp thực hiện TNXH tại VNPT-Media đến năm 2025. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: + Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về TNXH của doanh nghiệp + Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TNXH tại VNPT-Media. + Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; + Về không gian: tại Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) + Về thời gian: Phân tích thực trạng 3 năm (2017-2019) và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin được thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn: sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từ các cổng thông tin internet,… - Phương pháp khảo sát: 50 phiếu đối với nhân viên của VNPT-Media; 100 phiếu của khách hàng 6. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  16. 8 Chương 2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông Chương 3. Một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT- Media đến năm 2025
  17. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm với xã hội được hình thành và gắn liền với doanh nghiệp bởi bất cứ DN nào hoạt động cũng đều góp phần đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Vậy, cần làm rõ khái niệm trách nhiệm xã hội là gì? Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) ngày cảng ảnh hưởng tới nhiều DN và các đối tượng liên quan, các doanh nghiệp cần đặt ra mục đích là phải quan tâm tới việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động ra sao đến các vấn đề xã hội như vấn đề về môi trường sinh thái, vấ đề về môi trường lao động, an sinh xã hội… có rất nhiều khái niệm khác nhau về TNXH đã được các học giả đưa ra. Mỗi tổ chức, DN, Chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Keith Davis (1973) cho rằng“CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ” [15]. Eells và Waltson (1974): “Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tấm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội”. Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [14]. Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững nêu lên khái niệm: “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên của gia đình họ,
  18. 10 cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Liên minh Châu Âu (năm 2011), TNXH của DN được định nghĩa: “là một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức và các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu pháp luật và thỏa ước tập thể”. Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới nêu lên định nghĩa về TNXH của DN: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Như vậy, hiện nay có khá nhiểu quan điểm và khái niệm về trách nhiệm xã hội khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể hiểu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như sau: Một là, sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội. Hai là, việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, DN, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững. 1.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính là việc doanh nghiệp thực hiện các “cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương
  19. 11 công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Các DN có thể thực hiện TNXH thông qua việc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) hoặc thực hiện TNXH bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế. Thực hiện TNXH của doanh nghiệp, chính là việc doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến vấn đề xã hôi, đó là thực hiện nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, hiện nghĩa vụ đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện đóng góp cho cộng đồng, xã hội. 1.2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.2.1. Đối với doanh nghiệp Thực hiện TNXH của Doanh nghiệp cũng là “cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội”. TNXH khi được các DN thực hiện tốt, sẽ mang lại lợi ích trong việc cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp, nâng cao lợi nhuận thông qua việc tăng doanh thu và giảm chi phí. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt TNXH của DN cũng giúp DN nâng cao uy tín, thương hiệu cho DN, giúp DN quản trị rủi ro và giải quyết khủng hoảng truyền thông tốt hơn, tạo điều kiện làm việc cho người lao động trong DN, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan.... Khi doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tốt cho người lao động sẽ giúp cho việc tăng năng suất lao động, khả năng thu hút, hấp dẫn nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường của DN trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì không thể không quan tâm đến việc quản trị doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động phù hợp để tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận cho DN, nâng cao vị thế, thương hiệu của DN, đây cũng chính là mong muốn của mỗi DN khi tham gia vào thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, doanh
  20. 12 nghiệp muốn phát triển bền vững thì ngoài việc phát triển sản phầm, dịch vụ có chất lượng thì còn phải quan tâm, chú trọng tới đạo đức kinh doanh, hành vi ứng xử của DN đối với cộng đồng, xã hội trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường kinh doanh, môi trường nội bộ trong doanh nghiệp, quan hệ với người lao động, với khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung ứng, cổ đông, đối tác và những bên hữu quan. Có thể thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nếu được làm tốt thì uy tín doanh nghiệp sẽ không ngừng được nâng cao, mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rõ khi xem xét việc thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh từ thiện, không phải các doanh nghiệp cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt TNXH. Thực tế đã chứng minh, có một số doanh nghiệp làm từ thiện chỉ nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi nhưng vì lợi nhuận và lợi ích trước mắt, vẫn vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường, ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, của cộng đồng. Bên cạnh đó, TNXH giúp các DN tiết giảm chi phí bằng việc xây dựng các quy trình hoạt động tối ưu, đổi mới phương thức quản trị sản xuất kinh doanh an toàn, hiện đại, tiêu hao ít năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc thực hiện TNXH trong các DN trên thế giới nói chung và các DN Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp nào thực hiện tốt TNXH thì Doanh nghiệp đó có nhiều cơ hội tiếp cận được với những thị trường mới, tệp khách hàng mới, sự đổi mới, sáng tạo đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát huy được mọi tiềm năng của mình, phát triển thương hiệu, có được lòng tin của cổ đông, khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, các bên liên quan, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững. 1.2.2. Đối với người lao động Người lao động có năng lực, có trình độ, chuyên môn cao chính là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2