intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với niềm tin của người tiêu dùng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành Thương mại, Dịch vụ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với niềm tin của người tiêu dùng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành Thương mại, Dịch vụ" này là tìm hiểu ảnh hưởng của CSR đến niềm tin người tiêu dùng tại các SME tại Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành thương mại, dịch vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với niềm tin của người tiêu dùng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành Thương mại, Dịch vụ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐỖ HOÀNG MỸ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở BÌNH DƯƠNG – NGHIÊN CỨU TỪ CÁC NGÀNH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐỖ HOÀNG MỸ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở BÌNH DƯƠNG – NGHIÊN CỨU TỪ CÁC NGÀNH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG THU -------------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này với tên “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với niềm tin của người tiêu dùng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành Thương mại, Dịch vụ” là công trình nghiêm cứu của bản thân tôi và sự hướng dẫn của cô TS. Nguyễn Hồng Thu. Nội dung và kết quả trình bày trong bài luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Học viên Đỗ Hoàng Mỹ I
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô ở Trường Đại học Thủ Dầu Một đã giảng dạy cho tôi có thêm nhiều kiến thức mới giúp tôi làm việc tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Thu đã tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn tôi, định hướng hỗ trợ và giúp tôi giải quyết các khó khăn cũng như vướng mắc đề hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các công ty, doanh nghiệp đã giúp tôi có được thông tin dữ liệu để thực hiện nghiên cứu này. Gửi lời cảm ơn đến các anh em, bạn bè đồng nghiệp đã ủng hộ và động viên tinh thần giúp tôi hoàn thành khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Bình Dương, ngày tháng năm 2022 Học viên thực hiện Đỗ Hoàng Mỹ II
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................II MỤC LỤC ........................................................................................................... III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. VI DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... VII DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... IX CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài và khoảng trống nghiên cứu ........................... 6 1.7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 7 2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp......................................................... 7 2.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 7 2.1.2. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện CSR ........................................... 11 2.2. Nhận thức của người tiêu dùng đối với CSR ............................................ 14 2.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và trách nhiệm xã hội ...................................... 16 2.3.1. Khái niệm về các doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 16 2.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và trách nhiệm xã hội ............................... 18 V
  6. 2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng .. 20 2.3.1. Khái niệm niềm tin ............................................................................. 20 2.3.2. Một số nghiên cứu có liên quan .......................................................... 22 2.3.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 22 2.3.2.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................... 25 2.3.2.3. Nhận xét các nghiên cứu có liên quan ......................................... 27 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................. 28 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 28 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 33 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 33 3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................. 35 3.2.1. Thang đo sơ bộ ................................................................................... 35 3.2.2. Kết quả thảo luận nhóm ...................................................................... 35 3.3. Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 39 3.3.1. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ....................................................... 39 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu........................................ 40 3.3.3. Mã hóa thang đo ................................................................................. 41 3.3.4. Kỹ thuật xử lý dữ liệu ......................................................................... 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 47 4.1. Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương.......................... 47 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................... 49 4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy..................................................................... 51 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ......................................................... 52 4.5. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy.................................................. 55 4.5.1. Kết quả phân tích tương quan ............................................................. 55 4.5.2. Kết quả hồi quy và thảo luận .............................................................. 57 4.6. Sự khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng về CSR của các SME 61 4.6.1. Theo giới tính...................................................................................... 61 V
  7. 4.6.2. Theo độ tuổi ........................................................................................ 62 4.6.3. Theo học vấn ....................................................................................... 62 4.6.4. Theo nghề nghiệp ............................................................................... 63 4.6.5. Theo thu nhập ..................................................................................... 63 4.6.6. Theo nguồn tiếp cận thông tin ............................................................ 63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................... 65 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 65 5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................... 65 5.2.1. Đối với các khía cạnh của CSR có ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng .............................................................................................................. 66 5.2.2. Đối với các khía cạnh của CSR không có ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng ............................................................................................. 69 5.3. Hàm ý chính sách ...................................................................................... 71 5.4. Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu ................................. 72 5.4.1. Hạn chế của luận văn .......................................................................... 72 5.4.2. Hạn chế nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75 PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ................................................. 1 PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT ....................................................................... 5 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY ...................................... 8 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ.................. 11 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY TUYẾN TÍNH ....................................... 16 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT............................... 17 V
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSR : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp SME : Các doanh nghiệp nhỏ và vừa CSR understanding : Hiểu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR doing : Thực hiện về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội Economic responsibilities : Trách nhiệm kinh tế Philanthropic esponsibilities : Trách nhiệm từ thiện Legal responsibilities : Trách nhiệm pháp lý Ethical responsibilities : Trách nhiệm đạo đức VI
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Tiêu chí xác định các SME ................................................................. 17 Bảng 2. 2: Số lượng SME của Việt Nam ............................................................. 18 Bảng 3. 1: Kết quả xác nhận các yếu tố nghiên cứu đề xuất ............................... 36 Bảng 3. 2: Kết quả xác nhận các biến quan sát thể hiện giá trị nội dung thang đo ...................................................................................................................... 36 Bảng 3. 3: Mã hóa thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng ............................................................................................. 41 Bảng 3. 4: Mã hóa thông tin nhân khẩu học ........................................................ 42 Bảng 3. 5: Những tiêu chí kiểm định EFA .......................................................... 44 Bảng 4. 1: Số lượng doanh nghiệp tại Bình Dương ............................................. 47 Bảng 4. 2: Thống kê mẫu khảo sát ....................................................................... 49 Bảng 4. 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy .............................................................. 51 Bảng 4. 4: Kết quả EFA cho thang đo CSR ......................................................... 53 Bảng 4. 5: Kết quả EFA cho thang đo niềm tin của người tiêu dùng .................. 54 Bảng 4. 6: Ma trận hệ số tương quan ................................................................... 55 Bảng 4. 7: Hệ số phóng đại phương sai ............................................................... 56 Bảng 4. 8: Kết quả chạy hồi quy .......................................................................... 57 Bảng 4. 9: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................... 61 Bảng 4. 10: Sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo giới tính ........................ 61 Bảng 4. 11: Sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo độ tuổi .......................... 62 Bảng 4. 12: Sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo học vấn ......................... 62 Bảng 4. 13: Sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo nghề nghiệp .................. 63 Bảng 4. 14: Sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo thu nhập ........................ 63 Bảng 4. 15: Sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo nguồn tiếp cận thông tin ...................................................................................................................... 63 Bảng 5. 1: Giá trị trung bình của thang đo PHI ................................................... 66 Bảng 5. 2: Giá trị trung bình của thang đo LEG .................................................. 67 VII
  10. Bảng 5. 3: Giá trị trung bình của thang đo ETH .................................................. 68 Bảng 5. 4: Giá trị trung bình của thang đo ECO .................................................. 69 Bảng 5. 5: Giá trị trung bình của thang đo EVN.................................................. 70 VIII
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1: Mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll ............................................. 8 Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 30 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 34 IX
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một yêu cầu quan trọng để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững. CSR ngày càng được coi là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp, và nó cũng được các nhà quản lý và nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Carroll, 2016). Bên cạnh đó, CSR đã được rất nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế giới như Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới tán thành. Hơn nữa, các tổ chức này đã thiết lập các hướng dẫn để hỗ trợ và thúc đẩy CSR ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, những thách thức chính trong thế kỷ 21 có liên quan đến các vấn đề môi trường, chẳng hạn như sự thay đổi của khí hậu, sự ấm lên của trái đất, khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước và các vấn đề xã hội khác (Blowfield & Murray, 2014). Các tổ chức quốc tế lớn này kỳ vọng rằng các doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ đóng góp một số giải pháp để đối phó với những vấn đề này. Hầu hết các công ty hiểu rõ vai trò thiết yếu của các hoạt động CSR cũng như các lợi ích khác nếu các công ty này hoàn thành trách nhiệm của mình với kết nối xã hội. Có một số nghiên cứu đã làm rõ tác động tích cực giữa CSR và nhận thức của người tiêu dùng (Marin & cộng sự, 2009; Huang & cộng sự, 2019). Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về CSR và nhận thức của người tiêu dùng về CSR. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Gần đây, đã có sự chuyển dịch từ các nước phát triển sang tập trung vào các nước đang phát triển thông qua việc nhấn mạnh vào nhận thức và phản ứng của người tiêu dùng đối với CSR. Một trong những lĩnh vực tương đối ít được chú ý trong chương trình nghiên cứu rộng này liên quan đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong CSR ở các nước đang phát triển. Các SME đã được công nhận là có đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển nhờ quy trình sản xuất sử dụng nhiều lao động 1
  13. và tốc độ tăng trưởng việc làm đáng kể (de Kok & cộng sự, 2013). Ước tính chiếm 90% hoạt động kinh doanh trên toàn cầu và 50% đến 60% việc làm (Luetkenhorst, 2004), các SME được miêu tả như là xương sống quan trọng của tăng trưởng kinh tế lành mạnh, thông qua việc tuyển dụng và nuôi dưỡng các tài năng kinh doanh trẻ và xây dựng năng lực sản xuất có hệ thống nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới sáng tạo (Jamali & cộng sự, 2009). Mặc dù các nước đang phát triển có mối quan tâm tương tự liên quan đến các vấn đề phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, trách nhiệm đối với tăng trưởng kinh tế và xã hội, tuy nhiên, chính sách phát triển ưu tiên của mỗi quốc gia trên toàn thế giới là khác nhau. Vì vậy, điều cần thiết là phải xem xét các yếu tố này khi nghiên cứu CSR ở mỗi quốc gia. Đặc biệt, cần phải chú ý nhiều hơn để hiểu được các đặc điểm cụ thể và những đóng góp tiềm năng của các SME liên quan đến CSR. Sự hiểu biết này càng quan trọng hơn ở các nước đang phát triển, do cấu trúc doanh nghiệp và các tính năng đặc trưng của các SME ở các nước đang phát triển thường khác với những gì thường thấy ở các nước công nghiệp phát triển; và các doanh nghiệp siêu nhỏ hơn có xu hướng ra đời không cần thiết ở các nước đang phát triển và có khả năng thể hiện các định hướng khác nhau đối với các chức năng xã hội và môi trường cơ bản (de Kok và cộng sự, 2013). Sự phát triển của SME ở nước ta trong 30 năm qua là đáng chú ý, nhờ vào những cải cách toàn diện từ chính sách của Chính phủ Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động CSR rất hạn chế. Theo một báo cáo của chính phủ Việt Nam, trong số 200.000 công ty đang hoạt động tại Việt Nam, khoảng 0,03% có chứng nhận tiêu chuẩn CSR (Huang & cộng sự, 2019). Các SME ở nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khi tạo ra nhiều cơ hội việc làm và đóng góp tới hơn 40% GDP của cả nước (Vietnamnews, 2019). Hơn nữa, biến đổi khí hậu là một thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam vì đây là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (Tú Anh, 2019; Nguyễn Thế Chinh, 2020). Những thách thức do biến đổi khí hậu ở Việt Nam khiến Việt Nam trở thành một quốc gia có tầm quan trọng lớn trong 2
  14. việc thực hiện CSR, đặc biệt là các SME gặp khó khăn trong việc thích ứng với quốc tế khi thực hiện CSR (Vietnamnews, 2019). Ở cấp độ địa phương thì Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 2695 km2. Xuất phát là một tỉnh thuần nông, song những năm qua, tỉnh Bình Dương đã ban hành những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Giai đoạn gần đây, Bình Dương luôn nằm trong nhóm tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (TTXVN, 2022). Bình Dương là một trong những địa phương có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2020 cao, cụ thể Bình Dương có 34.836 doanh nghiệp, chiếm 4,3% cả nước, tăng 10,2% so với năm 2019 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021). Trong đó, các SME chiếm tỷ lệ gần 95% tổng số các doanh nghiệp hoạt động của Bình Dương vào năm 2019 và số lượng SME chiếm gần 3,5% tổng số SME của cả nước trong năm 2019 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021). Mặt khác, Bình Dương cũng là địa phương chịu ảnh hưởng mạnh từ biến đổi khí hậu (Nguyễn Văn Hồng & cộng sự, 2021). Do đó, để hiểu đầy đủ về CSR tại Việt Nam, các SME ở các địa phương cần được đánh giá và nghiên cứu. Việc tìm hiểu các hoạt động CSR của SME ở một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như Bình Dương là điều cần quan tâm. Tuy nhiên, theo Swaen và Chumpitaz (2008) cho rằng điều cốt yếu là phải hiểu các cơ chế mà CSR có ảnh hưởng (hoặc không có ảnh hưởng) đến người tiêu dùng và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Chỉ khi nào hiểu rõ các cơ chế này thì mới có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định cách tốt nhất để truyền đạt và làm nổi bật giá trị của các hành động có trách nhiệm với xã hội, trái ngược với các tiêu chí truyền thống hơn (giá cả, chất lượng và dịch vụ) thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chương trình CSR có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi người tiêu dùng (Marin & cộng sự, 2009). Cụ thể hơn, CSR có tác động đến ý định mua (Nguyễn Hoàng Khởi & Dương Ngọc Thành, 2021; Nguyễn Hoàng Sinh, & Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2022), lòng trung thành (Choi & La, 2013; Afridi & cộng sự, 2018), sự hài lòng (Eldin & Alhassan, 2023). Do đó, mục đích 3
  15. nghiên cứu của luận văn này là phân tích nhận thức của người tiêu dùng (và phản ứng với) về CSR, và cụ thể hơn là nhận thức về CSR ảnh hưởng như thế nào đến niềm tin của người tiêu dùng đối với một công ty cụ thể. Có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã thảo luận về tác động của CSR đối với hình ảnh thương hiệu nhưng ít nghiên cứu tập trung vào tác động của nó đối với niềm tin của người tiêu dùng (ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Ánh và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2018). Mặc dù trong thực tế, niềm tin là một biến trung tâm trong tiếp thị mối quan hệ và là yếu tố quyết định chính của lòng trung thành với thương hiệu và thành công của công ty (Swaen & Chumpitaz, 2008). Theo Hiscock (2001), mục tiêu cuối cùng của marketing là tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, với niềm tin là thành phần chính của mối liên hệ này. Đồng thời, Tác giả thực hiện luận văn tin rằng kết quả đầu tiên của các hoạt động CSR của một công ty là niềm tin của các bên liên quan. Do đó, luận văn “Ảnh hưởng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến nhận thức người tiêu dùng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành thương mại, dịch vụ” được thực hiện nhằm nâng cao hiểu biết về tác động tiềm năng của CSR đối với hiệu quả của các SME thông qua ảnh hưởng của nó đối với niềm tin của người tiêu dùng. Như đã nói, nghiên cứu này cho thấy cách mà các SME ở Bình Dương tham gia vào các hoạt động CSR và lý do đằng sau nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về CSR ở Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hưởng của CSR đến niềm tin người tiêu dùng tại các SME tại Bình Dương – Nghiên cứu từ các ngành thương mại, dịch vụ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nhận diện các yếu tố của CSR ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng ở các SME ở Bình Dương từ các ngành thương mại dịch vụ. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến niềm tin của người tiêu tiêu dùng tại các SME tại Bình Dương. 4
  16. - Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao niềm tin của người tiêu dùng thông qua việc nâng cao các hoạt động CSR của các SME. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào của CSR ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng ở các SME, cụ thể là các ngành thương mại dịch vụ. - Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó như thế nào? - Giải pháp nào góp phần nâng cao tiềm tin của người tiêu dùng thông qua hoạt động của CSR tại các SMEs trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là CSR, nhận thức của người tiêu dùng về các hoạt động CSR, niềm tin của người tiêu dùng và mối quan hệ giữa nhận thức của người tiêu dùng về các hoạt động CSR. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: các SME ở Bình Dương. Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thông thập thông qua bảng khảo sát trực tuyến các khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành thương mại, dịch vụ tại Bình Dương trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể, nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm phát triển mô hình nghiên cứu và hình thành thang đo. Sau đó, thảo luận nhóm được thực hiện với người tiêu dùng, doanh nhân, và giảng viên nhằm xác nhận lại mô hình đề xuất, làm rõ và điều chỉnh thang đo trong bối cảnh thực tiễn tại Bình Dương. Trong khi đó, nghiên cứu định lượng được thực hiện bắt đầu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được thiết kế bằng Google Form được gởi đến các đáp viên phù hợp thông qua một đường link kèm theo nội dung giới thiệu về nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu. Thông qua khâu sàng lọc, nghiên cứu thu về 236 phiếu khảo sát hợp lệ dùng phân tích dữ liệu chính thức. Các phương pháp như mô 5
  17. tả mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy và phân tích sự khác biệt giữa các nhóm người tiêu dùng theo đặc điểm nhân khẩu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm excel, SPSS, và Stata. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài và khoảng trống nghiên cứu Các nhà quản lý của các SME có thể được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu này, cụ thể kết quả của luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của các SME trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở Bình Dương trong quá trình thiết kế tiêu chí quản lý CSR khi hoạch định chiến lược của họ và đưa ra một số khuyến nghị các SME trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cung cấp dịch vụ với các thuộc tính xã hội để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng và do đó sẽ làm gia tăng niềm tin của khách hàng đối với các SME. Bên cạnh đó, các khuyến nghị của luận văn sẽ giúp các SME trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển và cải thiện chất lượng dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng. Điều này sẽ giúp CSR tiếp tục phát triển trên tinh thần nhân đạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội và tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng ở Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Tiếp theo, theo hiểu biết của tác giả thì đây là luận văn đầu tiên đề cập đến tầm quan trọng của CSR và niềm tin của khách hàng đối với các SME ở Bình Dương. Do đó, luận văn sẽ là nguồn tài liệu quan trọng cho các sinh viên tham khảo khi nó được đưa vào thư viện học thuật của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Cuối cùng, luận văn này là nguồn tài liệu cung cấp cho nhà nghiên cứu các kiến thức trong lĩnh vực CSR tại các SME ở Bình Dương. 1.7. Bố cục của luận văn Luận văn được tác giả chia thành 5 chương, với tên gọi cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị 6
  18. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm Lần đầu tiên thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility, gọi tắt là CSR) được đề cập trong cuốn sách của Bowen và có tên là Social Responsibilities of the Businessman (tạm dịch là Trách nhiệm xã hội của doanh nhân). Bowen (1953) đã tuyên bố rằng các công ty cần hiểu vai trò của đạo đức kinh doanh và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động lâu dài của tổ chức. Bowen (1953) đưa ra thuật ngữ này nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi các doanh nhân không nên làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ lúc xuất hiện cho đến nay, thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, Sethi (1979) cho rằng CSR hàm ý đưa hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. Carroll (1999) thì cho rằng CSR bao gồm những kỳ mong của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Vì cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoặc nhất trí tổng thể về định nghĩa CSR. Do đó, CSR cũng có những từ đồng nghĩa như tên gọi với từ khóa chính là công ty, xã hội và trách nhiệm. Do không có sự nhất quán trong khái niệm CSR nên các học giả nghiên cứu về CSR thường chọn các khía cạnh cụ thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thuộc tính nghiên cứu của họ. Về tổng thể, CSR có thể được nhìn nhận từ ba quan điểm khác nhau: Lý thuyết kim tự tháp về CSR của Carroll (Carroll’s pyramid of CSR): Theo quan điểm này, Carroll (1979, 1991) đã chia các định nghĩa về CSR thành bốn loại trách nhiệm với tầm quan trọng tương ứng bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và tùy ý (trách nhiệm tùy ý sau đó được thay thế bằng trách nhiệm từ thiện). Khái niệm này phổ biến đến nỗi khi tìm kiếm sẽ thấy có hơn 5.200 trích dẫn từ bài viết này của Carroll thông qua Google Scholar, cũng như hơn 100 biến 7
  19. thể mô hình kim tự tháp từ mô hình đầu tiên, đã được áp dụng trong các nghiên cứu khác cho đến nay nếu tìm kiếm với cụm từ kim tự tháp về CSR của Carroll (Carroll, 2016). Hình 2. 1: Mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll Nguồn: Carroll (1991) Lý thuyết phát triển bền vững (Sustainable development theory) tập trung vào các quan điểm kinh tế, môi trường và xã hội. Từ góc độ này, CSR được định nghĩa là một “Triết lý kinh doanh theo bối cảnh cụ thể, chiến lược, chủ động và hiệp lực, theo đó các tập đoàn cần quan tâm đến các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội một cách cân bằng” (Panwar & cộng sự, 2006). White (2009) đã định nghĩa tính bền vững theo định nghĩa của công ty Procter & Gamble (P&G). Trên thực tế, P&G, một công ty tiêu dùng toàn cầu, với hơn 300 thương hiệu được bán tại 180 quốc gia và 138.000 nhân viên, đang làm việc chăm chỉ để đưa tính bền vững vào hoạt động kinh doanh của mình. Đối với P&G, tính bền vững vượt ra ngoài các chương trình đầu tư xã hội, nó bao gồm các vấn đề như thiết kế sản phẩm, vận hành sản xuất, sự tham gia của nhân viên và quan hệ đối tác của các bên liên quan. Định nghĩa được White (2009) sử dụng và được P&G thông qua về tính bền vững là thuật ngữ rộng hơn được sử dụng bởi các tập đoàn và nhà nghiên cứu “đảm bảo 8
  20. chất lượng cuộc sống tốt hơn, bây giờ và cho các thế hệ mai sau” tập trung vào ba trụ cột là bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển kinh tế. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory): Quan điểm này được phát triển vào năm 1997 bởi Elkington (1997) và còn được gọi với tên là điểm mấu chốt ba (Triple bottom line). Theo quan điểm này, CSR đặc biệt quan tâm đến tính bền vững và ổn định của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. Theo đó, CSR đề cập đến tất cả các hoạt động của công ty, bao gồm các mối quan tâm xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh và trong mối tương tác với các bên liên quan, cũng theo mức độ tham vọng của CSR (Pérez & Rodriguez del Bosque, 2013). Elkington (1997) đã chia trách nhiệm của doanh nghiệp thành ba chủ đề bao gồm con người, hành tinh và lợi nhuận, với ba trách nhiệm tương ứng: Đầu tiên là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, nghĩa là các công ty nên chia sẻ lợi nhuận của họ để đóng góp cho một xã hội tốt đẹp hơn. Thứ hai là trách nhiệm giải trình về môi trường, nghĩa là doanh nghiệp nên có trách nhiệm bảo vệ môi trường và sự bền vững của hệ sinh thái nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Cuối cùng là trách nhiệm kinh tế, không chỉ đối với các cổ đông của doanh nghiệp mà còn đối với khả năng tồn tại của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các nghiên cứu ở Việt Nam về CSR phần lớn đều tập trung vào các nội dung như: Vai trò, ảnh hưởng, trách nhiệm, các nhân tố tác động và mối quan hệ, xu hướng… Cụ thể là: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lành và Phạm Thị Ngọc Trâm (2016). Các nhân tố tác động đến việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đã chỉ ra được các nhân tố tác động như “Nhân lực, vốn, thể chế bắt buộc từ Nhà nước và kiến thức về CSR”; cùng với đó là nghiên cứu của Trần Thị Hoàng Yến (2016). Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nghiên cứu Trần Ngọc Tú (2017). Về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu cũng đã khẳng định “CSR hiện nay được xem là chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy tác hay từ thiện bắt buộc”; Nghiên cứu của Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2018). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Các xu hướng nghiên cứu đã có nêu rõ và phân 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2